TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG<br />
NGHIỆP HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br />
PHAN THỊ CẨM HẰNG – LÊ NĂM<br />
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Phú Vang là huyện đồng bằng thấp ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp của huyện chịu tác động và ảnh<br />
hưởng của nhiều đợt thiên tai như bão, lũ lụt, nước biển dâng, xâm nhập mặn<br />
diễn ra khá phức tạp,… ảnh hưởng rất lớn đời sống và hoạt động sản xuất<br />
của người địa phương. Trong đó biến đổi khí hậu (BĐKH) tác động tới mọi<br />
mặt của ngành nông nghiệp, tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng,<br />
thời vụ gieo trồng gây nguy cơ thu hẹp đất nông nghiệp, làm tăng nguy cơ<br />
lan rộng sâu bệnh hại cây trồng ảnh hưởng đến sinh sản sinh trưởng của gia<br />
súc và gia cầm. Bài viết này góp phần nghiên cứu đánh giá bước đầu về tác<br />
động BĐKH tới sản xuất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp thích ứng<br />
trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
Từ khóa: biến đổi khí hậu, sản xuất nông nghiệp, huyện Phú Vang<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Phú Vang là một trong những huyện ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế phải thường<br />
xuyên chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu. Trong những năm qua, biến đổi khí hậu<br />
đã tác động đến mọi mặt đời sống của người dân trong vùng; đặc biệt là hoạt động sản<br />
xuất nông nghiệp; làm thay đổi cơ cấu mùa vụ; tác động xấu đến trồng trọt, chăn nuôi;<br />
đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và nguy cơ xuất hiện nhiều loại bệnh dịch mới trên cây<br />
trồng, vật nuôi… Đây cũng chính là những tác động của biến đổi khí hậu đối với các<br />
hoạt động kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương trong thời gian qua và những năm<br />
tiếp theo. Đặc biệt, ảnh hưởng lớn nhất là các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì vậy,<br />
việc tổ chức sản xuất nông nghiệp cần được định hướng có cơ sở khoa học nhằm bố trí<br />
các loại hình sử dụng thích ứng với biến đổi khí hậu theo mục tiêu phát triển lâu bền là<br />
vấn đề mang tính cấp thiết. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn nhiều vướng mắc trong<br />
vấn đề ứng xử với biến đổi khí hậu; chưa có các giải pháp và các mô hình thích ứng<br />
giúp người dân ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, đời sống của người dân còn<br />
gặp nhiều khó khăn. Điều đó đòi hỏi cần phải có các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất<br />
nông nghiệp và các giải pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu nhằm góp phần<br />
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân<br />
huyện Phú Vang.<br />
2. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA<br />
THIÊN HUẾ<br />
Là huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, khí hậu huyện Phú Vang vừa mang<br />
đặc trưng chung của khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế, vừa có đặc trưng riêng của tiểu khí<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(36)/2015: tr. 107-116<br />
<br />
108<br />
<br />
PHAN THỊ CẨM HẰNG – LÊ NĂM<br />
<br />
hậu ven biển. Vì vậy, nội dung này chỉ đề cập đến các biểu hiện của BĐKH tại vùng<br />
ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó có lãnh thổ huyện Phú Vang.<br />
2.1. Biến đổi về nhiệt độ<br />
Ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế, sự biến đổi nhiệt độ trung bình tháng I không<br />
biểu hiện rõ rệt: từ thập kỷ 1931 - 1940 đến nay, nhiệt độ trung bình tháng I lần lượt<br />
tăng, giảm thay phiên nhau từ 0,1 - 0,30C; riêng thập kỷ 1941 - 1950 tăng mạnh nhất so<br />
với thời kỳ 1931 - 1940 là 1,00C (20,80C so với 19,80C). Từ thập kỷ 1961 - 1970, nhiệt<br />
độ trung bình tháng VII giảm đều đặn. Mỗi thập kỷ giảm từ 0,1 - 0,40C cho đến thập kỷ<br />
2001 - 2010 đã giảm 0,90C so với thập kỷ 1961 – 1970 [7].<br />
So với các thập kỷ trước đó, hai thập kỷ gần đây nhiệt độ trung bình năm tại Huế giảm<br />
từ 0,1 - 0,20C. Đây là xu thế ngược lại với xu thế chung của cả nước và toàn cầu [7].<br />
Bảng 1. Nhiệt độ TB tháng I, tháng VII và TB năm ở vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế<br />
trong các thập kỷ gần đây (0C)<br />
Thập Kỷ<br />
1931-1940<br />
1941-1950<br />
1951-1960<br />
1961-1970<br />
1971-1980<br />
1981-1990<br />
1991-2000<br />
2001-2010<br />
<br />
Nhiệt độ TB tháng I<br />
19,8<br />
20,8<br />
20,1<br />
19,9<br />
20,0<br />
19,8<br />
20,2<br />
19,9<br />
<br />
Nhiệt độ TB tháng VII<br />
29,0<br />
29,3<br />
29,3<br />
29,8<br />
29,4<br />
29,3<br />
29,1<br />
28,9<br />
<br />
Nhiệt độ TB năm<br />
25,1<br />
25,3<br />
25,2<br />
25,3<br />
25,3<br />
25,1<br />
25,0<br />
25,0<br />
Nguồn: [7]<br />
<br />
2.2. Biến đổi về lượng mưa<br />
Mùa mưa ở vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế từ tháng IX đến tháng XII.<br />
Những năm có Lanina thì mưa lớn trong thời gian ngắn, gây ra lũ lớn, lũ lịch sử, như<br />
1978, 1988, 1990, 1993, 1996, 1998, 1999, 2001, 2003, 2004, 2009, 2010. Cụ thể, ngày<br />
4 và 5/11/1999 lượng mưa tại Huế lên đến 2.800mm/ngày đêm gây lũ lịch sử năm 1999<br />
và từ ngày 01-04/10/2010 mưa lớn với lượng mưa từ 500-700 mm có nơi đến 1.000mm1.300 mm (trong 04 ngày) gây lũ lớn TP Huế [7].<br />
Bảng 2. Lượng mưa TB tháng I, tháng VII và TB năm ở vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên<br />
Huế trong các thập kỷ gần đây (mm)<br />
Thập kỷ<br />
1971-1980<br />
1981-1990<br />
1991-2000<br />
2001-2013<br />
<br />
Lượng mưa TB<br />
tháng I<br />
89,5<br />
95,7<br />
131,1<br />
124,1<br />
<br />
Lượng mưa TB<br />
tháng VII<br />
155,3<br />
106,5<br />
50,0<br />
81,8<br />
<br />
Lượng mưa TB năm<br />
2.666<br />
2.575<br />
3.093<br />
3.273<br />
Nguồn: [7]<br />
<br />
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP...<br />
<br />
109<br />
<br />
Kết quả phân tích bảng 2 cho thấy điểm chung là lượng mưa trung bình năm trong<br />
những năm gần đây có xu hướng tăng và thập kỷ 1991 - 2000 có lượng mưa trung bình<br />
lớn nhất.<br />
Lượng mưa trung bình tháng I vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế trong thập kỷ<br />
2001 - 2013 so với lượng mưa trong thời kỳ chuẩn khí hậu 1961 - 1990 không thay đổi<br />
đáng kể, chỉ tăng 1%.<br />
So với lượng mưa thời kỳ chuẩn 1961 - 1990 thì lượng mưa tháng VII ở Huế giảm 23%,<br />
lượng mưa tháng 10 tăng 27% và lượng mưa trung bình năm tăng 22%.<br />
Đặc biệt có sự chênh lệnh lượng mưa giữa tháng I và tháng VII, tăng lượng mưa vào<br />
tháng 1 trong giai đoạn 1991-2000 và 2001-2013 so với trước đó. Đây là một điểm bất<br />
thường trong biến đổi về lượng mưa ở khu vực nghiên cứu.<br />
2.3. Nước biển dâng<br />
Trong kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng được xây dựng cho miền Trung Việt<br />
Nam, khi nước biển dâng 71 cm vào năm 2100, vùng ven biển Thừa Thiên Huế sẽ phải<br />
hứng chịu hậu quả nặng nề nhất khi mất đi một diện tích lớn đất trồng trọt và nuôi trồng<br />
thủy sản [1]. Theo dự báo diện tích ngập do nước biển dâng, tình trạng diện tích đất<br />
nông nghiệp bị ngập nhiều nhất là các huyện Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc. Hiện<br />
tượng nước biển ngày càng dâng cao sẽ gây tác động tiêu cực đối với các vùng đất thấp<br />
tỉnh Thừa Thiên Huế bởi hiện tượng biển lấn, xói lở, nhiễm mặn và ngập lụt gia tăng.<br />
2.4. Thiên tai<br />
- Lũ lụt: Trong vòng 50 năm trở lại đây, lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn nửa đầu thế kỷ<br />
trước. Từ năm 1952 đến 2005 đã có 32 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Thừa Thiên<br />
Huế gây mưa lớn và lũ lụt [8]. Không những thế, mực nước biển và đỉnh lũ lần sau luôn<br />
cao hơn lần trước. Năm 1999, trận lụt lịch sử đã có độ sâu ngập là 5,81 m. Trong năm<br />
2007, các trận lũ lớn khác diễn ra trong vòng 1 tháng gây thiệt hại nặng nề về người và<br />
nhà cửa cho những người dân ở miền Trung. Mưa lớn liên tiếp kéo dài trong nhiều ngày<br />
đã gây lũ lớn, lụt lội, ngập úng tại nhiều nơi, phá hủy hàng ngàn công trình giao thông,<br />
nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà trong mực nước dâng cao, người dân không còn nơi cư<br />
trú, sinh hoạt, phá hủy hoa màu và cây ăn quả… thiệt hại ước tính hàng ngàn tỷ đồng<br />
- Bão: Nhìn chung, xu hướng những năm gần đây bão càng ngày càng gia tăng về số<br />
lượng và cường độ, càng ngày mức độ càng khốc liệt và khó lường, gia tăng tàn phá nhà<br />
cửa hoa màu, tàu thuyền đánh cá trên biển…<br />
- Hạn hán và xâm nhập mặn: Khi nhiệt độ ngày càng tăng cộng thêm gió Tây Nam khô<br />
nóng, lượng mưa lại phân bố thất thường và tập trung cao trong mùa mưa; bên cạnh đó,<br />
mùa khô kéo dài từ tháng I đến tháng VIII hàng năm, trong đó tập trung chủ yếu từ<br />
tháng IV đến tháng VII (thời gian xảy ra hạn hán tập trung chủ yếu vào các tháng III IV và VII - VIII), lượng mưa chỉ đạt 20% lượng mưa so với trong năm nên tình hình<br />
hạn hán trên địa bàn tỉnh liên tục gay gắt và kéo dài. Hạn hán thường xảy ra hàng năm,<br />
nhất là trong những năm có hiện tượng El - Nino. Trong quá khứ có những đợt hạn nặng<br />
<br />
110<br />
<br />
PHAN THỊ CẨM HẰNG – LÊ NĂM<br />
<br />
như vào năm 1977 (nắng hạn 43 ngày từ 23/05 đến 04/07), 1993 - 1994, 1997 - 1998,<br />
2003. Đợt hạn năm 1993 - 1994 có thể coi là nghiêm trọng nhất kể từ năm 1977 trong<br />
lịch sử, lượng mưa đo được từ tháng I đến tháng VIII năm 1993 chỉ bằng 59% lượng<br />
mưa trung bình năm cùng thời kỳ, năm 1994 chỉ bằng 47%; nhiệt độ cao nhất trong hai<br />
năm 1993 - 1994 là 39 đến 40°C [9].<br />
Độ mặn bình quân vùng cửa sông từ năm 2001 - 2013 trên 20‰, độ mặn lớn nhất xuất<br />
hiện từ đầu tháng VI đến tháng VIII trên 33‰; biên độ dao động độ mặn giữa các năm<br />
là 18,1‰ - 29,3‰. Độ mặn lớn nhất có sự thay đổi rất lớn, tăng từ 32,7‰ - 33,9‰.<br />
Theo kịch bản phát thải trung bình B2, đến năm 2020 mực nước biển có thể dâng đến 9<br />
cm, tăng lên 25 cm vào năm 2050 và 71 cm vào năm 2100[9], khi đó diện tích đất các<br />
xã ven đầm phá Tam Giang – Cầu Hai bị ngập tăng nhanh, đồng nghĩa với sự xâm nhập<br />
mặn tăng nhanh.<br />
3. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NHIỆP Ở<br />
HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br />
3.1. Thay đổi diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và phân bố cây trồng<br />
Trong những năm gần đây, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang chịu sự<br />
tác động của BĐKH. Những đợt lũ về bất thường, gia tăng mức độ, quy mô ảnh hưởng,<br />
sự xuất hiện các hiện tượng giá rét đã làm thiệt hại rất nhiều diện tích gieo trồng của<br />
người dân địa phương, những đợt mưa tiểu mãn tương đối lớn đã gây ngập úng trên một<br />
diện tích rộng của huyện.<br />
ha<br />
800<br />
700<br />
600<br />
500<br />
400<br />
<br />
ha<br />
<br />
300<br />
200<br />
100<br />
0<br />
2006<br />
<br />
2007<br />
<br />
2008<br />
<br />
2009<br />
<br />
2010<br />
<br />
2011<br />
<br />
Hình 1. Biểu đồ diện tích trồng lúa không được canh tác sau vụ Đông Xuân<br />
ở huyện Phú Vang giai đoạn 2006 – 2011[3]<br />
<br />
Từ biểu đồ cho thấy diện tích trồng lúa sau vụ Đông Xuân không được sử dụng để trồng<br />
lúa tiếp trong vụ Hè Thu đến tăng nhanh qua các năm (từ năm 2006 đến 2008 và từ<br />
2009 đến 2010) và chỉ giảm ít từ năm 2008 đến 2009, 2010 đến 2011. Nguyên nhân là<br />
do tác động của biến đổi khí hậu: sự thay đổi của thời tiết, gia tăng hạn hán và xâm nhập<br />
mặn trong mùa khô.<br />
Từ 6 – 10/12/2005 và từ 12 – 19/12/2005, 2 đợt mưa to kết hợp triều cường đã làm ngập<br />
úng 20 ha mạ, ở Phú An, Phú Đa, Vinh Hà, Vinh Thái, gây thiệt hại 30 – 40% mạ.<br />
<br />
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP...<br />
<br />
111<br />
<br />
Từ 16 đến 17/2/2006 mưa to đã gây ngập úng hơn 1000 ha lúa, trong đó nặng nhất là<br />
Phú Đa 2, Phú Đa 1, Vinh Thái, Phú Hồ [8] Do ảnh hưởng của đợt mưa to từ 30/4 đến<br />
1/5/2007 đã làm ngập úng trên 600 ha lúa Hè Thu làm chết lúa. Tháng 10 – 11/2007 lũ<br />
lụt liên tục gây thiệt hại: lúa giống bị ướt trên 300 tấn, lúa ăn 675 tấn, mạ chết 4,1 ha,<br />
ruộng lúa bị bồi lấp phải san ủi 85 ha [8]. Ở một số khu vực gần cửa sông, đầm phá xảy<br />
ra tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn vùi lấp do cát bay, cát chảy làm người dân mất đất<br />
sản xuất, di dời nơi ở; sự vùi lấp của cát đã lấy đi diện tích đất sản xuất của người dân,<br />
thay đổi cơ cấu sử dụng từ đất trồng trọt thành đất bỏ hoang. Mặt khác nước biển dâng<br />
sẽ làm xâm nhập mặn gia tăng, ranh mặn ngọt cũng sẽ thay đổi, hạn hán kéo dài gây<br />
thiếu hụt nguồn nước cấp tại các hồ chứa, dẫn đến sự thay đổi phân bố cây trồng, cây<br />
trồng có khả năng thích nghi với độ mặn sẽ gia tăng; nhiều nơi có nguy cơ sẽ chuyển<br />
mục đích sử dụng đất từ trồng lúa sang nuôi thủy sản.<br />
3.2. Ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất cây trồng và thời vụ gieo trồng<br />
Trong những năm gần đây, tình hình hạn hán xuất hiện bất thường và diễn ra ngày càng<br />
gây gắt kéo theo quá trình xâm nhập mặn sâu vào đất liền, gây thiếu nguồn nước ngọt<br />
phục vụ sản xuất nông nghiệp đã làm giảm năng suất canh tác của người dân tỉnh. Hạn<br />
hán làm tăng lượng bốc hơi, lượng mưa đầu nguồn ít làm mực nước các hồ chứa xuống<br />
rất thấp, những năm hạn nặng hầu hết ở các hồ chứa, nước để phục vụ tưới tiêu thiếu<br />
trầm trọng, hầu hết các hồ chứa loại vừa bị cạn kiệt không đủ nước cung cấp nước cho<br />
sản xuất nông nghiệp. Nhất là thời gian từ trổ bông đến chín rộ của lúa ngắn hơn, lá cờ<br />
chết sớm hơn, hậu quả là chất bột sản xuất ít hơn và chuyển đến hạt ít hơn, vì vậy hạt<br />
gạo sẽ lép hơn và trọng lượng hạt nhỏ hơn, cây cho rơm rạ nhiều hơn hạt. Thời tiết rét<br />
kéo dài làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như năng suất cây trồng như: năm 2011,<br />
hai đợt rét liên tiếp kéo dài hơn một tháng khiến vụ lúa đông xuân ở Phú Vang gặp<br />
nhiều khó khăn. Nhiều diện tích lúa của nông dân các huyện Phú Vang trổ muộn so với<br />
khung lịch thời vụ, trong đó có nhiều ha lúa sắp đến mùa thu hoạch nhưng bị lép hạt và<br />
mất trắng vì chất lượng không bảo đảm. Vụ hè thu 2013, tình hình thời tiết phức tạp<br />
khiến nhiều diện tích lúa ở Phú Vang và nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh bị sâu bệnh,<br />
lép hạt làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm; năng suất chỉ đạt khoảng 53 tạ/ha.<br />
Sự nhiễm mặn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng<br />
như: giảm sức nảy mầm của lúa, giảm chiều cao và khả năng đẻ nhánh, hệ rễ phát triển<br />
kém, sự tăng trưởng và nở bụi bị đình trệ, giảm sự cố định đạm sinh học và quá trình<br />
khoáng hóa đạm trong đất.<br />
Rét đậm, rét hại kéo dài đã làm cho nhiều diện tích lúa, lạc, đậu đỗ không gieo được<br />
theo khung lịch thời vụ. Khu vực nghiên cứu vào năm 2007-2008 có 743 ha lúa, 277 ha<br />
lạc đã gieo bị chết phải gieo trồng lại dẫn đến trễ so với thời vụ hơn 1 tháng, diện tích<br />
lúa gieo trước rét kéo dài thời gian sinh trưởng từ 7 - 10 ngày nên khó khăn trong việc<br />
thực hiện lịch thời vụ. [9]<br />
<br />