Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾT XUẤT TỪ HẠT NHÃN TRÊN KHẢ NĂNG SỐNG,<br />
DI CHUYỂN VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA TẾ BÀO DÂY CHẰNG NHA CHU<br />
Nguyễn Thu Thuỷ*, Aree Wanasuntronwong**, Rudee Surarit**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Các loại thuốc cổ truyền có nguồn gốc từ cây cỏ đã trở thành một hướng quan trọng trong điều trị<br />
bệnh vùng miệng bao gồm viêm nướu và viêm nha chu. Chiết xuất từ hạt nhãn (CXHN) đã được nghiên cứu về<br />
khả năng ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lí, tuy nhiên chưa có trong lĩnh vực này.<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu tác động của CXHN trên khả năng sống, di chuyển và tăng trưởng của tế bào dây<br />
chằng nha chu (TBDCNC) bằng các kĩ thuật cơ bản.<br />
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm MTT được dùng để đánh giá khả năng sống và tăng<br />
trưởng của TBDCNC trong nuôi cấy; khả năng di chuyển được đánh giá bằng chương trình Image Pro Plus<br />
Program và đếm tế bào trong vùng đánh dấu.<br />
Kết quả: Nồng độ ức chế 50% (IC50) của CXHN trên TBDCNC là 1,47 mg/ml sau 24 giờ và 0,15 mg/ml<br />
sau 48 giờ. CXHN nồng độ 1 mg/ml ức chế sự di chuyển của tế bào nhưng tác động này giảm khi liều lượng<br />
giảm. Cả hai nông độ đều có vẻ ức chế sự tăng trưởng của TBDCNC.<br />
Kết luận: CXHN ảnh hưởng trên khả năng sống, di chuyển và tăng trưởng của TBDCNC, tác động giảm<br />
khi nồng độ giảm. Với khả năng kháng viêm, đây là một chất tiềm năng trong điều trị bệnh nha chu, tuy nhiên<br />
cần các nghiên cứu khác với các nồng độ khác nhau để đi đến kết luận.<br />
Từ khoá: chiết xuất từ hạt nhãn, tế bào dây chằng nha chu, khả năng sống, di chuyển, tăng trưởng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EFFECTS OF LONGAN SEED EXTRACT ON SURVIVAL, MIGRATION AND PROLIFERATION OF<br />
PERIODONTAL LIGAMENT CELLS<br />
Nguyen Thu Thuy, Aree Wanasuntronwong, Rudee Surarit<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 1 - 5<br />
Background: Traditional herbal medicine has become an important orientation in treatment of oral diseases<br />
including gingivitis and periodontitis. The Longan seed extract (LSE) has been studied for their potential<br />
application in numerous diseases, but not yet in this field.<br />
Objectives: The aim of this study was to investigate the effects of LSE on the viability, the migration and the<br />
proliferation of periodontal ligament cells (PDLCs) by using basic techniques.<br />
Materials and methods: The MTT assay was used to assess the cytotoxicity and the proliferation of PDLCs<br />
in culture; the cell migration was estimated by using Image Pro Plus Program and by counting the number of<br />
cells in the migration area.<br />
Results: The IC50 of LSE on PDLCs was approximately 1.47 mg/ml after 24 hours and 0.15 mg/ml after 48<br />
hours of incubation. The LSE at 1 mg/ml inhibited the migration of PDLCs but the effect was reduced with lower<br />
dose. The LSE both at 1 mg/ml and 0.05 mg/ml seemed to be inhibitive on the proliferation of PDLCs.<br />
Conclusion: The LSE has effect on the survival, migration and proliferation of PDLCs. In considering its<br />
* Bộ môn Nha chu, Khoa Răng Hàm Mặt- Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
**<br />
<br />
Bộ môn Sinh học miệng, Khoa Nha, Đại học Mahidol, Thái Lan<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thu Thuỷ<br />
ĐT: 01208505265 Email: ngthuthuy20@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
1<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
<br />
anti-inflammatory effect and paying attention to the concentration in use, other studies are in need to explore the<br />
application potential of this extract in treatment of periodontal diseases based on inexpensive natural products.<br />
Key words: Longan seed extract, periodontal ligament cells, survival, migration, proliferation.<br />
kháng sinh. Cấy chuyển khi mật độ tế bào dày<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
đặc, các tế bào kết dính với nhau.<br />
Tại Việt Nam, nghiên cứu cho thấy tình<br />
Chuẩn bị dung dịch CXHN<br />
trạng vệ sinh răng miệng ở nhóm tuổi 35 – 44<br />
CXHN do Phòng thí nghiệm Đại học<br />
kém với nhiều vôi răng, mảng bám; hầu hết các<br />
Chulalongkorn, Thái Lan cung cấp, sau đó được<br />
đối tượng có ít nhất một vị trí có mất bám dính ≥<br />
pha loãng với Dimethyl sulfoxide (DMSO) để tạo<br />
2 mm. Ở Thái Lan, tỉ lệ viêm nha chu nhẹ, trung<br />
(10)<br />
thành dung djch CXHN với nồng độ khác nhau.<br />
bình và nặng lần lượt là 30,5, 53,6 và 15,9 . Ở cả<br />
hai nước, các loại thuốc cổ truyền có nguồn gốc<br />
từ cây cỏ đã trở thành một hướng trong nỗ lực<br />
quốc gia nhằm tăng cường sức khoẻ cộng đồng ở<br />
vùng nông thôn, trong đó bao gồm sức khoẻ<br />
răng miệng nói chung và mô nha chu nói<br />
riêng(12,9).<br />
Chiết xuất từ hạt nhãn (CXHN) chứa<br />
polysaccharides có tác động kháng oxy hoá in<br />
vitro phụ thuộc vào nồng độ(3). Liều khẩn cấp và<br />
liều lập lại của CXHN dùng theo đường uống đã<br />
được kết luận là không gây độc, từ đó có thể sử<br />
dụng an toàn dưới kiểm soát trong các nghiên<br />
cứu độc tính dài hạn và/hoặc thử nghiệm lâm<br />
sàng(13). CXHN hiện đang được nghiên cứu về<br />
khả năng chống ung thư(5,6), kháng nấm(7), chống<br />
mệt mỏi(15), nhưng chưa từng được tìm hiểu về<br />
khả năng ứng dụng trong điều trị bệnh vùng<br />
miệng. Mặt khác, các tác động của CXHN in vitro<br />
trên tế bào nuôi cấy, đặc biệt là trên tế bào dây<br />
chằng nha chu (TBDCNC), cũng chưa được<br />
đánh giá đầy đủ. Do đó, mục tiêu của nghiên<br />
cứu này nhằm tìm hiểu tác động của CXHN trên<br />
khả năng sống, di chuyển và tăng trưởng của<br />
TBDCNC bằng các thử nghiệm cơ bản.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG–PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Nuôi cấy tế bào<br />
TBDCNC của Đơn vị cung cấp tế bào nuôi<br />
cấy Hoa Kỳ (American Type Culture Collection,<br />
ATCC), được nuôi trong môi trường Dulbecco<br />
biến đổi (Dulbecco’s Modified Eagle Medum,<br />
DMEM) chứa 90% DMEM, 10% huyết thanh<br />
phôi thai bò (Fetal Bovine Sreum, FBS), 1%<br />
<br />
2<br />
<br />
Tác động của CXHN trên khả năng sống<br />
của TBDCNC<br />
TBDCNC được gieo vào bảng mẫu siêu nhỏ<br />
(microtiter plates, 96 well plates) với mật độ<br />
20.000 tế bào/well. Đếm tế bào bằng buồng đếm<br />
hematocytometer (Improve Neubauer®). Các<br />
bảng mẫu sau đó được ủ ấm trong máy ủ CO2<br />
(37o C, 5% CO2, độ ẩm 100%) trong 24 giờ để đạt<br />
mức bão hoà. Dung dịch CXHN với nồng độ 5<br />
mg/ml, 1 mg/ml, 0,1 mg/ml và 0,01 mg/ml được<br />
cho vào well (4 well cho mỗi nồng độ). Dung<br />
dịch đệm phosphate saline (Phosphate buffer<br />
saline, PBS) được đặt vào well trắng.<br />
Chlorhexidine 0,12% được dùng làm chứng<br />
dương và môi trường nuôi dưỡng dùng để làm<br />
chứng âm. Tiếp tục đặt bảng mẫu vào tủ ủ trong<br />
24 giờ và 48 giờ. Khả năng sống của tế bào được<br />
xác định bằng thử nghiệm MTT. Đọc kết quả với<br />
quang phổ kế ở bước sóng 540 nm. Lập lại thử<br />
nghiệm 2 lần với kết quả không khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê. Kết quả chỉ được chấp nhận khi<br />
hệ số biến thiên dưới 15%.<br />
<br />
Tác động của CXHN trên khả năng di<br />
chuyển của TBDCNC<br />
TBDCNC được cấy vào bảng mẫu 24 well<br />
(24 well plates) với mật độ 50.000 tế bào/well,<br />
ủ trong tủ ủ CO2 trong 48 giờ để đạt mức bão<br />
hoà. Sau đó, dùng đầu pipette 1000 μl vạch<br />
một đường ngang qua trung tâm đáy well.<br />
Kiểm tra dưới kính hiển vi cho thấy không còn<br />
tế bào trong vùng vạch. Thêm 500 μl dung<br />
dịch CXHN với nồng độ 1 mg/ml và 0,05<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
mg/ml vào các well (4 well cho mỗi nồng độ).<br />
Theo dõi sự di chuyển tế bào sau 3, 6 và 24<br />
giờ. Sau 24 giờ, rửa tế bào với PBS 1X, cố định<br />
với methanol trong 2 phút, rửa lại 2 lần trước<br />
khi nhuộm với xanh toludine (toludine blue<br />
0,25%). Chụp hình dưới kính hiển vi. Đo vùng<br />
tế bào di chuyển với chương trình Image Pro<br />
Plus Program, sau đó đếm tế bào trong vùng<br />
xác định bằng đường vạch đầu pipette.<br />
<br />
Tác động của CXHN trên sự tăng trưởng<br />
TBDCNC<br />
Cấy TBDCNC vào bảng mẫu 96 well với mật<br />
độ 2.000 tế bào/well. Sau khi ủ 24 giờ, cho dung<br />
dịch CXHN nồng độ 1 mg/ml và 0,05 mg/ml vào<br />
các well (4 well cho mỗi nồng độ). Chlorhexidine<br />
0,12% dược dùng làm chứng âm và yếu tố tăng<br />
trưởng cho nguyên bào sợi của người (human<br />
fibroblast growth factor, hFGF basic/FGF2) 0,2<br />
μg/ml được dùng làm chứng dương. Ủ bảng<br />
mẫu trong tủ ủ và thực hiện thử nghiệm MTT<br />
sau 1, 3, 6, 7 ngày. Đọc kết quả với quang phổ kế<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
với bước sóng 540 nm. Lập lại thử nghiệm 2 lần<br />
với kết quả không khác biệt có ý nghĩa thống kê.<br />
Kết quả chỉ được chấp nhận khi hệ số biến thiên<br />
dưới 15%.<br />
<br />
Phân tích số liệu<br />
Xác địnhh kiểu phân phối số liệu bằng test<br />
Kolmogorov Smirnov. Sử dụng test one-way<br />
ANOVA và test one-way Kruskal-Wallis trong<br />
chương trình SigmaStat version 3.5 để phân tích<br />
thống kê. Giá trị p ≤ 0,05 được xem là có ý nghĩa<br />
thống kê.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Tác động của CXHN trên khả năng sống<br />
của TBDCNC<br />
Nồng độ ức chế 50% (Inhibitory<br />
concentration 50%, IC50) là nồng độ của một mẫu<br />
có thể ức chế sự sống của 50% số lượng tế bào<br />
trong những điều kiện xác định. IC50 của dung<br />
dịch CXHN sau 24 giờ và 48 giờ lần lượt là 1,47<br />
mg/ml và 0,15 mg/ml.<br />
<br />
Tác động của CXHN trên khả năng di chuyển của TBDCNC<br />
Bảng 1. Diện tích vùng di chuyển của TBDCNC sau 24 giờ ủ với các dung dịch<br />
Dung dịch<br />
<br />
Nồng độ<br />
(mg/ml)<br />
<br />
Dung dịch dinh dưỡng (DMEM + 10% FBS + 1%<br />
kháng sinh) (Chứng âm)<br />
hFGF basic/FGF2 (Chứng dương)<br />
CXHN<br />
<br />
Diện tích vùng di chuyển<br />
2<br />
Trung bình sai số chuẩn (mm )<br />
<br />
P<br />
<br />
0,25 0,05<br />
0,0002<br />
1,00<br />
0,05<br />
<br />
0,31 0,03<br />
0,06 0,01<br />
0,19 0,03<br />
<br />
*<br />
<br />
p