intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ ĐẾN TỶ GIÁ TRONG HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ

Chia sẻ: Kiep Cam Cua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

142
lượt xem
224
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khái niệm về tỷ giá hối đoái rất phức tạp, có thể tiếp cận từ những góc độ khác nhau. Cho đến nay, tỷ giá luôn luôn là vấn đề gây tranh luận cả trên phương diện lý thuyết lẫn thực tế. Xét trong phạm vi thị trường của một nước: Tỷ giá là giá cả của một đơn vị tiền tệ một nước được biểu hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ của nước khác, hay là bằng số lượng ngoại tệ nhận được khi đổi 1 đơn vị nội tệ hoặc bằng số lượng nội tệ nhận được khi đổi 1 đơn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ ĐẾN TỶ GIÁ TRONG HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ

  1. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ ĐẾN TỶ GIÁ TRONG HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ 1.Khái niệm và vai trò của tỷ giá: 1.1) Khái niệm : - Khái niệm về tỷ giá hối đoái rất phức tạp, có thể tiếp cận từ những góc độ khác nhau. Cho đến nay, tỷ giá luôn luôn là vấn đề gây tranh luận cả trên phương diện lý thuyết lẫn thực tế. - Xét trong phạm vi thị trường của một nước: Tỷ giá là giá cả của một đơn vị tiền tệ một nước được biểu hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ của nước khác, hay là bằng số lượng ngoại tệ nhận được khi đổi 1 đơn vị nội tệ hoặc bằng số lượng nội tệ nhận được khi đổi 1 đơn vị ngoại tệ. Các nước có giá trị đồng nội tệ thấp hơn giá ngoại tệ, thường sử dụng cách hai. Chẳng hạn, ở Việt Nam người ta thường nói đến số lượng đồng Việt Nam nhận đựợc khi đổi 1 USD, EURO… Trong thực tế cách sử dụng tỷ giá hối đoái như vậy thuận lợi hơn. - Tỷ giá hối đoái còn được định nghĩa ở khía cạnh khác, đó là so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước khác nhau. Một đồng tiền hay một lượng đồng tiền nào đó dổi được bao nhiêu một đồng tiền khác được gọi là tỷ lệ giá cả trao đổi giữa các đòng tiền với nhau hay gọi tắt là tỷ giá hối đoái hoặc ngắn gọn hơn là tỷ giá. Như vậy trên bình diện quốc tế, có thể hiểu một cách tổng quát : tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữ các giá trị đồng tiền so với nhau. Nói khác đi, tỷ giá là giá cả của đơn vị tiền tệ một nứơc được biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ của nước khác, biểu hiện tương quan giá cả trong nước với giá cả quốc tế. 1.2) Vai trò của tỷ giá trong nền kinh tế mở: * Tỷ giá hối đoái và ngoại thương: - Tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ là quan trọng đối với một quốc gia vì trước tiên nó tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu của chính quốc gia đó. - VD: Năm 1994 với mức tỷ giá hối đoái là 1USD = 10500 VNĐ, một xe ô tô con với giá là 30000 USD có thể được nhập khẩu và tính tương đương thành tiền Việt Nam là 315 triệu đồng. Đến năm 1998 với mức tỷ giá 1 USD = 13500 VNĐ thì cũng chiếc xe ấy chỉ có thể nhập khẩu và bán với giá tối thiểu là 405 triệu đồng. Ngược lại 1 tấn gạo với chi phí sản xuất là 3,5 triệu đồng có thể xuất khẩu với tỷ giá 1 USD = 10500 VNĐ mà có lãi với giá khỏang 340USD , nhưng với tỷ giá 1USD = 13500 VNĐ và nếu các yếu tố khác không đổi thì đã có thể xuất khẩu mà có lãi với giá khoảng 260 USD . Từ đó, nếu các yếu tố khác không đổi thì khi tỷ giá tăng từ 1USD =
  2. 10500 VNĐ đến 1USD = 13500 VNĐ (USD tăng giá hay VNĐ giảm giá) đã làm cho hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn còn hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn, từ đó có thể giảm nhập khẩu và tăng xuất khẩu. Kết quả sẽ ngược lại nếu USD sụt giá và VNĐ tăng giá. Kết luận có thể được rút ra là nếu đồng nội tệ tăng giá sẽ làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu làm cán cân thương mại có thể xấu đi. Ngược lại nếu đồng nội tệ giảm giá sẽ làm tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu, từ đó cán cân thương mại sẽ được cải thiện. *Tỷ giá hối đoái và sản lượng, công ăn việc làm, lạm phát: - Tỷ giá hối đoái không chỉ quan trọng là vì tác động đến ngoại thương mà thông qua đó , tỷ giá sẽ có tác động đến các khía cạnh khác của nền kinh tế như mặt bằng giá cả trong nước, lạm phát, khả năng sản xuất, công ăn việc làm hay thất nghiệp…. - VD: Với mức tỷ giá hối đoái 1USD = 10500 VNĐ của năm 1994 thấp hơn mức 1USD = 13500 VNĐ của năm 1998, tức tiền Việt Nam sụt giá và nếu giả định mặt bằng giá thế giới là không đổi, thì không chỉ có xe con khi nhập khẩu tính bằng tiền Việt Nam tăng giá mà còn làm tất cả các sản phẩm nhập khẩu đều rơi vào tình trạng tương tự và trong đó có cả nguyên vật liệu, máy móc cho sản xuất. Nếu các yếu tố khác trong nền kinh tế là không đổi thì điều này tất yếu sẽ làm mức giá cả trong nền kinh tế tăng lên. Nếu tỷ giá hối đoái tiếp tục có sự gia tăng liên tục qua các năm có nghĩa là lạm phát đã tăng. Nhưng bên cạnh đó đối với các lĩnh vực sản xuất chủ yếu dựa trên nguồn lực trong nước , thì sự tăng giá của hàng nhập khẩu sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các lĩnh vực này, giúp phát triển sản xuất và từ đó có thể tạo thêm công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, sản lượng quốc gia có thể tăng lên. Ngược lại các yếu tố khác không đổi thì lạm phát sẽ giảm , khả năng cạnh tranh của các lĩnh vực trong nước sẽ có xu hướng giảm, sản lượng quốc gia có thể giảm, thất nghiệp của nền kinh tế có thể tăng lên… nếu VNĐ tăng giá hay USD tăng giá.  Tóm lại : trên góc độ lý thuyết chung , tỷ giá hối đoái là một loại biến số, một loại giá cả có vai trò quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế mở vì sự thay dổi của tỷ giá hối đoái sẽ có tác động đến cả 2 nhóm mục tiêu của nền kinh tế là mục tiêu cân bằng ngoại (cân bằng ngoại thương) và mục tiêu cân bằng nội ( sản lượng công ăn việc làm và lạm phát). Nhưng trước hết, tỷ giá rõ ràng là một phạm trù thuộc lĩnh vực tiền tệ và nhiều khi được nhìn nhận một cách tương đối là khía cạnh đối ngoại của tiền tệ, mà tỷ giá lại là một biến số có khả năng tác động đến cả 2 nhóm mục tiêu cân bằng nội và cân bằng ngoại nên trên một góc độ nào đó , tỷ giá còn được xem là một công cụ có sức mạnh rất lớn của chính sách tiền tệ quốc gia và chính sách tỷ giá cùng là một bộ phận rất quan trọng trong chính sách tiền tệ quốc gia. 2. Quá trình phát triển của hệ thống tiền tệ quôc tế: 2.1. Chế độ song bản vị:
  3. 2.1.1. Khái niệm: là chế độ tiền tệ trong đó cũng một lúc có hai thứ kim loại (vàng, bạc) đóng vai trò làm vật ngang giá chung và là cơ sở của toàn bộ chế độ lưu thông tiền tệ của một nước, bắt đầu xuất hiện ở Châu Âu vào khoảng thế kỷ 16 và kết thúc vào khoảng cuối thế kỷ 19. 2.1.2. Đặc điểm, hình thức: - Vàng và bạc được lựa chọn làm phương tiện trao đổi và lưu thông trong nền kinh tế do chúng có những đặc tính hơn hẳn các kim loại khác và đáp ứng được những tiêu chuẩn mà 1 đồng tiền hàng hóa cần như tính bền, khan hiếm, dễ chuyên chở, dễ phân chia, đồng chất, chất lượng được duy trì lâu bền và chất lượng có thể được các chuyên gia kiểm tra 1 cách chính xác. + Chế độ song bản vị bao gồm hai hình thức: - Chế độ bản vị song song: tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc được lưu thông tự do theo giá thị trường. - Chế độ bản vị kép: tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc được lưu thông theo tỷ giá bắt buộc do Nhà nước quy định (tỷ giá pháp định). + Đặc điểm: - Các quốc gia định nghĩa đơn vị tiền tệ quốc gia vừa theo vàng vừa theo bạc đồng thời được tự do đúc tiền vàng và tiền bạc. - Tiền vàng và tiền bạc được tự do lưu thông trong phạm vi quốc gia và giữa các quốc gia với nhau (được sử dụng làm phương tiện thanh toán quốc tế). - Tỷ giá giữa các đơn vị tiền tệ được xác định theo giá trị của vàng và bạc. 2.1.3. Ưu – nhược điểm của chế độ song bản vị: + Ưu điểm: - Thúc đẩy thương mại quốc tế diễn ra nhanh chóng. - Trong lưu thông hàng hoá, việc sử dụng chế độ song bản vị có nhiều tiến bộ hơn so với thời kỳ nền kinh tế đổi chác hiện vật. + Nhược điểm: - Nhà nước khó kiểm soát lượng vàng, bạc của quốc gia. - Hai thước đo giá trị, hai hệ thống giá cả còn gây trở ngại trong việc tính toán và lưu thông hàng hoá. *Quy luật Gresham: Mặc dù tiền xu được đúc mang nhãn hiệu của từng quốc gia làm bằng chứng bảo đảm nội dung và chất lượng của kim loại nhưng trên thực tế các quốc gia ngày càng giảm tỷ trọng của vàng hay bạc trong các đồng tiền, do đó đã bào mòn giá trị thực tế của tiền xu. Những đồng tiền bị bào mòn giá trị được định giá quá cao so với khối lượng kim loại thực tế mà nó chứa đựng, ngược lại những đồng tiền đầy đủ giá trị lại bị định giá quá thấp trong vai trò là phương tiện trao đổi. Do đó những ai nắm giữ cả 2 loại đồng tiền này sẽ ưu tiên dùng đồng tiền giảm giá trị để thanh toán trước, còn đồng tiền đầy đủ giá trị dùng làm phương tiện cất giữ hoặc nấu chảy để bán hay gửi vào xưởng đúc để đúc các đồng xu có giá trị thấp hơn. Kết quả là đồng tiền đầy đủ giá trị bị loại dần ra khỏi lưu thông.
  4. Quá trình đồng tiền được định giá cao loại đồng tiền bị định giá thấp ra khỏi lưu thông được gọi là quy luật Gresham: “Tiền xấu đẩy tiền tốt ra khỏi lưu thông” (Bad money drives out good money). Tại Mỹ, luật đúc tiền 1792 đã thông qua đồng đôla là đơn vị tiền tệ của Mỹ với tỷ giá cố định với vàng và bạc: 1 USD = 24,75 grains vàng = 371,25 grains bạc. Như vậy với cùng 1 khối lượng như nhau thì vàng luôn có giá trị gấp 15 lần bạc. Tuy nhiên càng về sau thế kỷ 18 thì giá bạc càng giảm đồng thời 1 số nước hình thành chế độ đồng bản vị với tỷ lệ “bạc : vàng =15,5 : 1” đã kích thích luồng bạc chạy vào và luồng vàng chạy ra khỏi nước Mỹ. Với tư cách là phương tiện lưu thông thì vàng đã bị định giá quá thấp và bạc bị định giá quá cao do đó vàng đã từ từ biến khỏi lưu thông nước Mỹ. Năm 1834, Quốc hội Mỹ đã nâng tỷ lệ trao đổi giữa bạc và vàng lên 16:1, quy luật Gresham hoạt động theo chiều ngược lại và thực tế nước Mỹ chỉ còn lại chế độ đơn bản vị vàng. Từ năm 1834 – 1861: tiền giấy và tiền gửi ngân hàng dần tăng lên và ngày càng chiếm ưu thế so với tiền xu, tuy nhiên chính phủ Mỹ quy định tiền giấy và tiền gửi ngân hàng được tự do chuyển đổi ra vàng hay bạc. Nhưng đến năm 1861, nội chiến Mỹ xảy ra, sau đó chế độ chuyển đổi ra vàng được duy trì trở lại nhưng không được chuyển đổi ra bạc, dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống song bản vị ở Mỹ. Đồng thời ở các nước, từ cuối những năm 1860, do bạc được khai thác và sản xuất nhiều, bạc dần bị mất giá và không còn được sử dụng để định nghĩa cho đơn vị tiền của nhiều quốc gia, hệ thống song bản vị vàng bạc lần lượt sụp đổ. 2.2 Bản vị vàng cổ điển: 2.2.1 Sự thiết lập của bản vị vàng quốc tế (1870-1901): Mặc dù nước Anh hoạt động dưới chế độ bản vị vàng trong hầu hết thế kỷ 19, nhưng nhìn chung chế độ này vẫn chưa được áp dụng một cách phổ biến cho tới những năm 1870. Nước Đức ra đời sau chiến tranh Chiến tranh Pháp-Phổ, nó phát hành đồng Mark theo chế độ bản vị vàng nghiêm ngặt và sử dụng vàng khai thác được ở Nam Phi để mở rộng cung ứng tiền. Các quốc gia khác nhanh chóng học tập mô hình này bởi vàng lúc này đã trở nên phương tiện cất trữ giá trị ổn định, phổ biến và dễ vận chuyển. Khi bùng nổ chiến tranh Thế giới thứ nhất 1914 hệ thống bản vị vàng bị bỏ rơi; và trong hơn 30 năm từ 1870 đến1914 hệ thống bản vị vàng quốc tế đã thống trị ở hầu khắp các nước, nó đã liên kết chặt chẽ các quốc gia với nhau cũng như các nước thống trị và các nước thuộc địa trong suốt thời gian này. Thời điểm áp dụng bản vị vàng ở một số nước: • 1871: Đức • 1873: Liên minh tiền tệ Latinh (Bỉ, Ý, Thụy Sĩ, Pháp) • 1873: Hoa Kỳ (không tuyên bố nhưng thực hiện) • 1875: các nước bán đảo Scandinavia bằng liên minh tiền tệ: Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển.
  5. • 1876: trong nội bộ nước Pháp • 1876: Tây Ban Nha • 1879: Áo • 1893: Nga • 1897: Nhật Bản • 1898: Ấn Độ • 1900: Hoa Kỳ chính thức áp dụng theo luật Trong thập niên 1870, kinh tế học về giảm phát và suy thoái tạo ra nhu cầu bạc lớn để sử dụng làm tiền. Nhưng những nỗ lực đó nói chung đều thất bại và xu hướng chung vẫn là vàng. Đến năm 1879, Liên minh tiền tệ Latinh gồm Pháp, Ý, Bỉ, Thụy Sĩ và sau đó thêm Hy Lạp chỉ chấp nhận đồng tiền vàng là tiền tệ mặc dù, trên lý thuyết, bạc là phương tiện lưu thông. 2.2.2 Bản vị vàng và những qui tắc Những đặc điểm cơ bản trong hoạt động của chế độ bản vị vàng và sự tác động của chính phủ đến tỷ giá có thể mô tả thông qua 3 quy tắc căn bản sau đây: Thứ nhất, dưới chế độ bản vị vàng; quốc gia ấn định cố định giá trị đồng tiền của mình với vàng; hay nói cách khác, chính phủ ấn định cố định giá vàng tính bằng tiền quốc gia, đồng thời sẵn sang không hạn chế mua và bán vàng tại mức giá đã quy định. Ví dụ: Trong trường hợp của Mỹ, giá 1 troy ounce vàng nguyên chất (480 grains) là $20,67; do đó, sở đúc tiền Mỹ sẵn sang và không hạn chế mua vàng vào và bán vàng ra ở mức giá này. Bản vị vàng trở thành tỷ lệ trao đổi giữa chúng, tức tỷ giá hối đoái. Ví dụ, 1 ounce vàng nguyên chất ở Anh có giá là ₤4,24 và ở Mỹ là $20,67, từ đó suy ra tỷ giá hối đoái sẽ là $4,87/₤ ($20,67/₤4,24). Tỷ giá $4,87/₤ được duy trì từ năm 1880 đến 1914. Thứ hai, dưới chế độ bản vị vàng, xuất khẩu và nhập khẩu vàng giữa các quốc gia được tự do hoạt động. Do vàng được chu chuyển tự do giữa các quốc gia, cho nên tỷ giá trao đổi thực tế trên thị trường tự do không biến động đáng kể so với bản vị vàng. Chúng ta giải thích điều này thong qua ví dụ giữa đôla và bảng Anh như sau: giả sử tỷ giá thị trường tự do là $5/₤ có độ lệch đáng kể so với bản vị vàng là $4,87/₤. Điều này có nghĩa là, chúng ta có thể mua 1 ounce vàng ở Mỹ với giá là $20,67 và bán nó lại ở Anh với giá là ₤4,24; sau đó bán số bảng Anh thu được tại tỷ giá thị trường để nhận 4,24 x 5 = $21,20 và thu lãi là $0,53. Do thu được lãi nên đã kích thích hành vi kinh doanh chênh lệch giá theo cơ chế: - Tại Mỹ, dung $20,67 để chuyển đổi ra 1 ounce vàng - Chuyển 1 ounce vàng sang Anh để đổi lấy ₤4,24 - Bán ₤4,24 theo tỷ giá thị trường $5/₤ để nhận $21,20 - Lãi thu được: $21,20 - $20,67 = $0,53
  6. Với cơ chế này, trên thị trường luôn tồn tại dư cung bảng Anh và dư cầu đôla, điều này khiến cho tỷ giá giảm xuống sát với bản vị của chúng. Trong thực tế, do tồn tại chi phí vận chuyển vàng và các chi phí giao dịch nên giữa tỷ giá thị trường và bản vị vàng của các đồng tiền có thể tồn tại 1 độ lệch nhất định gọi là các “điểm vàng”. Thứ ba, dưới chế độ bản vị vàng, NHTW luôn phải duy trì một lượng vàng dự trữ trong mối quan hệ trực tiếp với số tiền phát hành. Số vàng dự trữ này cho phép NHTW xử lý uyển chuyển việc chuyển đổi tiền ra vàng mà không gặp bất cứ một trở ngại nào, hay nói cách khác, tiền do NHTW phát hành được “bảo đảm bằng vàng 100%” và tiền được chuyển đổi tự do không hạn chế ra vàng. Quy tắc bảo đảm bằng vàng buộc NHTW khi mở rộng cung tiền cho nền kinh tế phải tuân thủ kỷ luật “chỉ phát hành tiền khi có luồng vàng từ công chúng chảy vào NHTW”, kết quả là, khả năng thay đổi cung ứng tiền chính là sự thay đổi lượng vàng có sẵn được xác định bằng khối lượng vàng được sản xuất ra (đây là lượng vàng do ngành khai khoáng nội địa cung ứng, một phần được bán trực tiếp cho công chúng sử dụng, phần còn lại bán cho chính phủ). Ngoài ra, khi cán cân thanh toán quốc tế thặng dư, sẽ có một luồng vàng ròng chảy vào trong nước, do đó làm cung ứng tiền trong nước có thể tăng. Cần nhận thấy rằng, vai trò của NHTW trong chế độ bản vị vàng là mua vàng từ người cư trú và thong qua đó phát hành tiền ra lưu thong. Như vậy, cô hình chung chế độ bản vị vàng đã hạn chế sự năng động của NHTW trong chế độ điều tiết lượng tiền trong lưu thông. Những người ủng hộ chế độ bản vị vàng cho rằng hệ thống này đề kháng được sự bành trướng tín dụng và nợ nần. Không như chế độ tiền luật định (không có vàng bảo đảm), đồng tiền được bảo đảm bằng vàng sẽ không cho phép chính phủ tùy tiện in tiền giấy. Cản trở này ngăn hiện tượng lạm phát do đánh tụt giá tiền tệ. Nó được tin rằng giúp loại bỏ được sự bất ổn hệ thống tiền tệ, đảm bảo sự tín nhiệm của tổ chức phát hành tiền tệ và khuyến khích hoạt động cho vay. Ở những nước không áp dụng bản vị vàng một cách triệt để như tuyên bố bảo đảm hàm lượng vàng nhưng phát hành tiền giấy nhiều hơn, trải qua các cuộc khủng hoảng tín dụng và trì trệ kinh tế. Ví dụ là sự hoang mang ở Hoa Kỳ năm 1819 sau khi Ngân hàng quốc gia thứ hai ra đời năm 1816. Một câu hỏi đặt ra là: những quốc gia áp dụng bản vị vàng có tuân thủ triệt để ba quy tắc lưu thông tiền tệ đã nêu trên? Dựa trên nguyên tắc ấn định cố định bản vị vàng của tiền tệ, trước hết, thật ngạc nhiên khi thấy rằng không có một sự phá giá hay nâng giá nào (không thay đổi bản vị vàng) giữa các đồng tiền của các nước Anh, Mỹ, Đức, Pháp trong suốt thời kỳ 1880-1914. Kỳ tích đặc biệt này là bằng chứng ghi nhận chế độ bản vị vàng như là trường hợp mẫu mực và sát thực nhất của chế độ tỷ giá cố định. Trong thời gian này, những ghi chép thống kê về phát hành tiền của các nước này cho thấy, nguyên tắc thứ nhất của chế độ bản vị vàng thực sự được tuân thủ nghiêm ngặt. Quy tắc thứ hai liên quan đến các luồng chu chuyển vàng tự do giữa các quốc gia cũng được tuân thủ. Các hàng rào thương mại vàng được rỡ bỏ hoàn toàn, kiểm soát ngoại hối và chu chuyển vốn rất ít khi áp dụng. Một thực tế là, với một hệ thống tài chính quốc tế như vậy đã kích thích tăng trưởng thị trường vốn quốc
  7. tế với trung tâm là London, các luồng vốn di chuyển dễ dàng giữa các quốc gia để tìm kiếm cơ hội sinh lời cao nhất. Những cam kết của chính phủ, đặc biệt là chính phủ Anh, về việc duy trì lâu dài sự chuyển đổi của các đồng tiền ra vàng theo bản vị cố định đã tạo ra lòng tin về hệ thống này. Ngược với những bằng chứng về hai quy tắc đầu, thì quy tắc thứ ba là mối quan hệ giữa dự trữ vàng và khối lượng tiền phát hành không được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Mặc dù các điều luật đã thông qua phải có một tỷ lệ vàng tương ứng đảm bảo cho tiền phát hành – ví dụ như Đạo luật ngân hàng năm 1844 của Mỹ - nhưng quy tắc này đôi khi bị bỏ qua. 2.2.3 Hoạt động kinh tế vĩ mô dưới chế độ bản vị vàng: Ta giả sử rằng nước Mỹ nhập khẩu từ nước Anh nhiều hơn là xuất khẩu sang Anh. Nước Mỹ phải thanh toán phần thâm hụt cán cân thương mại của mình cho Anh bằng vàng, Điều này hàm ý, thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ làm cho cung tiền và dự trữ vàng của Mỹ bị giảm, trong khi đó lại tăng lên ở Anh. Trong mọi trường hợp, khi người Mỹ mua hàng hóa, dịch vụ của Anh thanh toán bằng USD, thì mọi USD đều quay trở về Mỹ để chuyển đổi ra vàng; số vàng này được chuyển về Anh và chuyển đổi ra bảng Anh để thanh toán cho người xuất khẩu Anh. Tương tự, khi người Anh mua hàng hóa, dịch vụ của Mỹ thanh toán bằng GBP, thì mọi GBP đều quay trở về Anh và chuyển đổi ra vàng; số vàng này được chuyển về Mỹ và chuyển đổi ra USD để thanh toán cho người xuất khẩu Mỹ. Trường hợp, Mỹ mua hàng hóa và dịch vụ từ Anh nhiều hơn Anh mua từ Mỹ sẽ tạo ra một luồng vàng ròng chảy từ Mỹ đến Anh. Kết quả là, cung tiền ở Anh tăng lên, trong khi đó, cung tiền ở Mỹ giảm xuống. Cung tiền tăng ở Anh và cung tiền ở Mỹ giảm tạo ra các hiệu ứng: - Tại Anh : Tổng cầu và thu nhập tăng. Tổng cầu và thu nhập tăng tạo ra áp lực tăng giá và giảm lãi suất. Giá tăng làm cho hàng hóa dịch vụ của Anh trở nên đắt hơn so với người Mỹ. Điều này khiến cho nhập khẩu của Mỹ từ Anh giảm xuống. Lãi suất ở Anh giảm đã không hấp dẫn được các luồng vốn từ Mỹ chảy vào Anh. Hơn nữa, khi tổng cầu và thu nhập của Anh tăng sẽ kích thích nhập khẩu từ Mỹ. Tất cả các nhân tố này có tác dụng làm giảm các luồng thanh toán của Mỹ cho Anh; và làm tăng các luồng thanh toán của Anh cho Mỹ. Kết quả là, thâm hụt cán cân thanh toán của Mỹ và thặng dư cán cân thanh toán của Anh đều giảm xuống. - Tại Mỹ: Tổng cầu và thu nhập giảm. Tổng cầu và thu nhập giảm tạo áp lực giảm giá và tăng lãi suất. Giá giảm làm cho hang hóa và dịch vụ của Mỹ trở nên rẻ hơn so với người Anh. Điều này kích thích được các luồng vốn từ Anh chảy vào Mỹ. Lãi suất ở Mỹ tăng đã hấp dẫn được các luồng vốn từ Anh chảy vào Mỹ. Hơn nữa, tổng cầu và thu
  8. nhập giảm sẽ hạn chế nhập khẩu của Mỹ từ Anh. Tất cả các nhân tố này làm giảm các luồng thanh toán của Mỹ cho Anh. Kết quả là thâm hụt cán cân thanh toán của Mỹ và thặng dư cán cân thanh toán của Anh đều giảm xuống. Cơ chế hoạt động trên xảy ra liên tục thường xuyên, chừng nào thâm hụt cán cân của Mỹ và thặng dư cán cân của Anh chưa triệt tiêu. Tại thời điểm, khi luồng vàng từ Anh chảy vào Mỹ và luồng vàng từ Mỹ chảy vào Anh bằng nhau thì cán cân thanh toán của hai nước đều đạt trạng thái cân bằng. Từ đó ta có thể nhận thấy và rút ra những hạn chế của chế độ bản vị vàng: - Cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế thông qua sự thay đổi mức giá cả, lãi suất, thu nhập và thất nghiệp. Nghĩa là nền kinh tế thường xuyên phải trải qua sự bất ổn định. - Quốc gia có thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế phải trải qua thời kỳ kinh tế đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp cao, trong khi đó, quốc gia có thặng dư cán cân thanh toán lại phải trải qua thời kỳ lạm phát. - Những phát hiện mới về các mỏ vàng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và là nguyên nhân làm tăng cung ứng tiền và tăng tỷ lệ lạm phát một cách đột biến. - Ở những quốc gia khan hiếm vàng thì cung ứng tiền của chính phủ sẽ bị hạn chế và trở thành những nguyên nhân kìm hãm tăng trưởng kinh tế. 2.2.4 TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ CÁC NƯỚC TRONG HỆ THỐNG BẢN VỊ VÀNG GIỮA HAI ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI VÀ SỰ SỤP ĐỔ CHẾ ĐỘ BẢN VỊ VÀNG Năm 1914, đại chiến thế giới lần thứ nhất nổ ra đã buộc các nước chấm dứt chuyển đổi các đồng tiền của mình ra vàng. Hệ thống tỷ giá cố định đã hoạt động suốt 35 năm phải nhường chỗ cho hệ thống tỷ giá thả nổi, Nước Mỹ vẫn duy trì chuyển đổi đôla ra vàng, nhưng bởi vì các đồng tiền khác đã không còn được tự do chuyển đổi ra đôla, do đó đôla thực chất cũng được thả nổi với các đồng tiền còn lại. Trong thời gian xảy ra đại chiến thế giới lần thứ nhất, do các chính phủ thay đổi chính sách tiền tệ nhằm tài trợ cho chiến tranh đã làm cho lạm phát bùng nổ. Do Mỹ tham gia cuộc chiến muộn hơn (năm 1917) và trung tâm tàn phá của cuộc chiến là châu Âu, nên lạm phát ở châu Âu cao hơn ở Mỹ. Kết quả là sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Mỹ tăng lên nhanh chóng. Hơn nữa, do đôla được chuyển đổi ra vàng, trong khi các đồng tiền khác thì không, đã làm tăng sự hấp dẫn đầu tư vào các tài sản ghi bằng đôla. Đôla ngày càng trở thành đồng tiền có vị thế trong các giao dịch quốc tế. Tất cả những nhân
  9. tố này đều làm tăng cầu về đôla; và kết quả làm tăng luồng vàng chảy vào Mỹ làm cho dự trữ bằng Vàng của Mỹ tăng lên nhanh chóng. Sau cuộc chiến, các nước châu Âu tiếp tục thả nổi đồng tiền và hầu hết các đồng tiền đã bị phá giá đáng kể so với đôla. Thả nổi đồng tiền chỉ được xem như biện pháp tình thế tạm thời. Vấn đề chính trong thời gian này là: nên ấn định bản vị vàng của đồng tiền quốc gia ở mức nào. Nhiều cuộc tranh luận nổ ra xung quanh vấn đề có nên chọn mức bản vị vàng trước khi chiến tranh xảy ra hay không. Nhiều nhà kinh tế, đứng đầu là Gustav Cassell, đã áp dụng học thuyết ngang giá sức mua (PPP) để chứng minh cho sự cần thiết phải ấn định giá vàng cao hơn so với thời kỳ trước chiến tranh. Họ lý luận rằng, để duy trì tương quan giữa giá vàng và giá hang hóa giống như trước chiến tranh thì phải tiến hành một cuộc giảm phát nặng nề. Thay vì phải chịu đựng giảm phát, các quốc gia có thể lựa chọn phương án ấn định lại mức bản vị vàng cho đồng tiền nước mình. Như vậy thay vì phải chịu thiểu phát thì chỉ cần ấn định bản vị vàng ở mức cao hơn phù hợp với tỷ lệ lạm phát của hàng hóa. Ngược với các nước có tỷ lệ lạm phát cao tiến hành ấn định lại giá vàng ở mức cao hơn so với trước chiến tranh phù hợp với tỷ lệ lạm phát hang hóa, thì nước Anh lại chọn phương án thiểu phát trong những năm đầu 1920; và vào 1925, nước Anh đã ấn định bản vị vàng ở mức giống như trước khi chiến tranh xảy ra (1913). Điều này có nghĩa là, hầu hết các đồng tiền đều phá giá với đôla, trong khi đó tỷ giá USD/GBP được duy trì không thay đổi so với trước chiến tranh là $4,8065/₤. Việc ấn định lại bản vị vàng của các đồng tiền vào giữa những năm 1920 đã làm hồi sinh lại chế độ bản vị vàng. Tuy nhiên, chế độ bản vị vàng sau chiến tranh gặp nhiều khó khăn nên biến dạng không giống như bản vị vàng nguyên thủy 1880-1914. Thứ nhất, vào năm 1925, giá hàng hóa ở Anh không giảm xuống mức trước chiến tranh, do đó, việc ấn định bản vị vàng của bảng Anh bằng mức trước chiến tranh đã khiến cho bảng Anh được định giá quá cao. Ngược lại, những nước khác, ví dụ như Pháp, đã tiến hành phá giá mạnh đồng tiền của mình. Kết quả là các đồng tiền của các nước này bị định giá quá thấp. Đây là nguyên nhân khiến cho chế độ bản vị vàng sau chiến tranh hoạt động không ổn định như chế độ nguyên thủy. John Maynard Keynes là một trong những nhà kinh tế học lập luận chống lại áp đặt giá vàng trước thế chiến cho thời gian sau này, ông tin rằng tỷ giá quy đổi ra vàng lúc đó là quá cao và nền kinh tế có thể đổ vỡ. Ông gọi bản vị vàng là “that barbarous relic” (một tập tục cổ hủ - ND). Sự giảm phát này diễn ra ở mọi nơi trên Đế quốc Anh mà đồng bảng được sử dụng là phương tiện tính toán cơ bản. Bản vị vàng ở Anh bị từ bỏ lần nữa năm 1931, ở Thụy Điển năm 1929, ở Hoa Kỳ năm 1933 và các quốc gia khác cũng lần lượt buộc phải từ bỏ nó trong thời gian Đại khủng hoảng.
  10. Thứ hai, chế độ bản vị vàng từ năm 1925 – 1931 có đặc điểm là chế độ bản vị hối đoái vàng. Rất nhiều NHTW đã thay đổi cơ cấu dự trữ quốc tế của mình, chuyển từ vàng sang nắm giữ các ngoại tệ được chuyển đổi ra vàng như bảng Anh và ngày càng nhiều bằng đôla. Sự dịch chuyển này một phần là do thương mại và đầu tư quốc tế của Mỹ tiếp tục tăng trưởng và đôla ngày càng được sử dụng nhiều trong các giao dịch quốc tế. Sự quay trở lại của hệ thống bản vị vàng trong những năm 1920 đã không kéo dài được lâu. Cuộc đại suy thoái kinh tế vào những năm 1929 đã làm sụp đổ hệ thống ngân hàng trên thế giới và làm tan biến mọi lòng tin các quốc gia tiếp tục duy trì việc chuyển đổi các đồng tiền ra vàng. Kết quả là các nước phải từ bỏ chế độ tỷ giá cố định và việc chuyển đổi đồng tiền nước mình ra vàng. Hệ thồng tiền tệ thế giới bước vào giai đoạn các khối tiền tệ không liên kế với nhau, như: khối bảng Anh, khối đôla Mỹ và các đồng tiền tiếp tục gắn với vàng. 2.3Hệ thống Bretton Woods (1945-1971): Tháng 7 năm 1944, đại diện của 44 nước họp tại Bretton Woods, tiểu bang New Hampshire (cách Bretton 150km) với sự tham dự của J.M Keynes và H.D White, trợ lý thư ký kho bạc Hoa Kỳ (được xem như 2 kiến trúc sư của Hội nghị) để bàn bạc, phác thảo hệ thống tiền tệ quốc tế thời hậu chiến.Sau nhiều lần tranh cãi, thương lượng, các đại diện đã cùng dự thao và ký kết Thỏa ước mang tên Bretton Woods. Thỏa ước Bretton Woods ra đời có 3 nội dung chủ yếu: 1/.Các nước thành viên cùng ký tên trong thỏa thuận đồng ý và sẽ cố gắng giữ tỷ giá trao đổi (exchange rate ) giữa đồng tiền nước mình và đồng tiền nước khác ổn định. Cũng như sẽ có những can thiệp cần thiết để giữ cho tỷ giá này dao động ±0.1% so với tỷ giá cố định (fixed exchange rate) nói trên. 2/.Tỷ giá trao đổi giữa đồng tiền các nước dự tính thông qua bản vị vàng thế giới với giá vàng được chuẩn hóa và cố định (international goal standard).Vàng bán đi, mua lại hoặc vay mượn lẫn nhau giữa các NHTW các nước, để có thể bán ra hoặc mau vào thị trường nội địa kịp thời nhằm giữ giá đồng tiền không đổi. 3/.Các nước thành viên đồng ý góp vốn để thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm mục đích cho các nước thành viên vay vốn vào những lúc cần thiết để can thiệp, giữ đồng tiền nước mình không biến động quá so với tiêu chuẩn nói trên. Thỏa ước về IMF là phần cốt lõi của hệ thống Bretton Woods .Thỏa ước này đã dược các nước phê chuẩn,và IMF bắt đầu hoạt động năm 19945. Sau đó đã thành lập Ngân hàng Tái thiết phát triển quốc tế (IPRD) mà chúng ta quen gọi là ngân hàng thế giới (WB) . Thực chất Bretton Woods là thỏa thuận thường về việc giữa giá đồng tiền các nước theo giá vàng và chống lạm phát giá cả .Sự lây lan của siêu lạm phát và khủng hoảng (1922- 1923; 1929-1933) làm sụp đổ mọi thứ và các nước châu Âu đã vô cùng kinh sợ viễn cảnh này.Bên cạnh đó ,ý đồ của Keyness là giữ giá vàng ổn định để “ thương mại và thanh toán quốc tế “ có cơ sở thực hiện thuận lợi. Đồng tiền của Mỹ ,đồng tiền của Hoa Kỳ - đồng USD dựa trên thế mạnh của nền kinh tế công nghiệp tàn phá vì chiến tranh và dự trữ vàng lớn nhất thế giới (2/3 tổng dự trữ của tất cả thế giới vào năm 1949 với 25 tỷ
  11. USD ) đã được cố định ở mức 35 USD =1OUNCE.Vàng làm chủ cho việc xác định tỷ giá đồng tiền của các nước thành viên còn lại với vàng, USD và những đơn vị tiền tệ khác. Như vậy, hệ thống Bretoon Woods có thể dược xem là “hệ hống bảo vệ hối đoái vàng dựa trên đôla Mỹ”; các quốc gia theo hệ thống này sẽ có nguồn dự trữ của họ dưới dạng tiền tệ của một nước duy nhất ,nước đó mới, nước đó mới thực sự theo hệ thống bản vị vàng. Có thể mô tả thống hệ hối đoái Bretton Woods như sau: Những can thiệp của Chính phủ để giữ tỷ giá hối đoái cố định: -Mua và bán đôla bởi ngân hàng trung ương các nước dựa trên các loại tiền tệ của họ bất cứ khi nào mà điều kiện cung cầu trên thị trường làm cho các tỷ giá chênh lệch (deviate) với các giá trị ngang bằng đã được thỏa thuận. Nước Mỹ tự bản thân nó chỉ can thiệp một cách hạn hữu trên thị trường ngoại hối. IMF ở vị trí sẵn sàng cung cấp trao đổi ngoại hối cần thiết cho các quốc gia thành viên để bảo vệ tiền tệ của họ trước áp lực gây ra bởi các yếu tố tạm thời. Mọi đôla tích lũy bởi cơ quan tiền tệ trong quá trình có sự can thiệp này có thể được trao đổi với vàng tại Ngân khố Mỹ ở mức giá cố định là 35USD/ounce. -Việc duy trì tính ổn định giá theo hệ thống Bretton Woods là trách nhiệm chính của Hoa Kỳ. Nếu cục dự trữ liên bang hoa Kỳ không có một chính sách tiện tệ để giữ vàng ở mức 35USD/ounce thì Chính phủ Mỹ bằng cách sử dụng mọi phương tiện để giữ giá vàng ở mức 35USD/ounce, ngoại trừ một tính toán-hạn chế phát hành đồng đôla. Mỹ phát hành các tín phiếu ngân khố không có khả năng lưu thông để thay thế cho việc mua lại vàng cầm giữ ở nước ngoài, cấm công dân Mỹ cầm giữ vàng ở nước ngoài cũng như trong
  12. nước, bải bỏ chi trả vàng cho đôla, triệt tiêu mua bán vàng tư nhân, giới hạn lưu chuyển vốn ra nước ngoài và áp lực các chính phủ khác không đổi đôla lấy vàng. -Mặc dù tỷ giá hối đoái của mỗi nước được cố định, nó vẫn có thể bị thay đổi-phá giá hoặc nâng giá so với đôla-nếu IMF đồng ý cho rằng cán cân thanh toán của nước đó ở trong tình trạng “mất cân đối trầm trọng”. Nếu không phá giá đồng tiền, một nước như vậy sẽ phải chịu tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và sự thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hơn cho đến khi giá cả trong nước hạ xuống đủ để khôi phục lại cân đối bên trong và cân đối bên ngoài. Tuy nhiên, không có tính linh hoạt này đối với đồng đôla Mỹ. các thay đổi trong những tỷ giá cố định này chỉ được phép trong trường hợp có sự “mất cân đối trầm trọng”. Giữa thập niên 60 đã có 3 biến cố lớn làm cho hệ thống Bretton Woods đi vào suy tàn: -Để nhanh chóng ổn định và cải thiện cán cân thương mại, hầu hết các nước châu Âu đều có ý đồ phá giá đồng tiền so với Mỹ để kích thích xuất khẩu. Sau những giai đoạn ngắn can thiệp để ổn định tỷ giá, họ lại tiếp tục thả nổi. -USD đã biến thành dự trữ quốc tế quen thuộc, và vì nó hoàn toàn tốt khi dùng để mua hàng hóa, kỹ thuật và công nghệ của Mỹ, cho nên không cần thiết để dùng USD đổi ra vàng. Quan hệ thương mại với Mỹ càng tăng, các nước khác có khuynh hướng bành trướng dự trữ USD của họ. Sức hút USD ra nước ngoài càng lớn hơn trong khoảng những năm 1961-1966 khi Kenedy và sau đó là Johnson giảm thuế, hạ lãi suất để kích thích kinh tế. Sự bành trướng tiền tệ diễn ra cùng với việc USD bị hút ra nước ngoài để tìm nguồn đầu tư khác có lãi suất cao hơn tại Mỹ. -Sự leo thang chiến tranh ở Việt Nam đã làm cho cán cân chuyển nhượng tư bản của Mỹ từ mức thâm hụt 5,4 tỷ USD năm 1960 tăng lên 12,4 tỷ USD năm 1970 và đến năm 1975, nó lên đến 30 tỷ USD. Thâm hụt và nợ nần đã làm Mỹ phải phát hành tiền kho bạc (trái phiếu) không có khả năng lưu thông để vay nợ từ trong nước qua đến cả châu Âu (để thay thế cho việc mua lại vàng cầm giữ ở nước ngoài) và tỷ giá 35USD/ounce vàng đã chấm dứt vào năm 1971. Nhiều nhà kinh tế cho rằng toàn bộ chính sách kinh tế vĩ mô của Mỹ trong những năm 1965-1968 là sai lầm chính làm cho hệ thống tỷ giá hối đoái cố định tan rã.
  13. 2.4Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện hành: Ngày 15/8/1971 , tổng thống Richard M. Nixon đã tuyên bố chấm dứt việc chuyển đổi đôla ra vàng, Mỹ sẽ không tự bán vàng cho các NHTW các nước để lấy đôla nữa. Hành động này cắt đứt mọi liên hệ còn lại giữa đô la và vàng. Kế tiếp Nixon tuyên bố đánh thuế 10% vào tòan bộ hàng nhập khẩu vào Mỹ, và sẽ giữ chính sách này cho đến khi các bạn hàng của Mỹ đồng ý nâng giá đồng tiền của họ so với đô la. Cũng trong thời gian này một số biện pháp ổn định tình hình trong nước cũng được công bố, trong đó có cả biện pháp ngừng thay đổi tiền lương và giá cả để giảm lạm phát ở Mỹ. 2.4.1Thỏa ước Smithsonian 12/1971: Nhằm nỗ lực cứu vớt hệ thống Bretton Woods , 10 nước, dưới danh nghĩa nhóm G10 đã họp tại viện Smithsonian ở thủ đô Washington vào tháng 12/1971. Họ đạt được thỏa ước Smithsonian mà theo đó có 3 thỏa thuận chính: 1) nâng giá vàng lên 38 USD/ ounce, 2) mỗi nước trong nhóm đều sẽ định lại giá trị đồng tiền của họ ở mức tăng 10% so với đồng đô la, 3)biên độ tỷ giá được phép điều chỉnh tăng từ 1% lên 2,25%. Tính trung bình đồng đô la đã giảm khỏang 8% so với các ngoại tệ khác, và 10% thuế nhập khẩu đánh thêm của Mỹ cũng bị xóa bỏ. Giá vàng chính thức được nâng lên mức 38USD/ ounce, nhưng việc này không có ý nghĩa kinh tế vì Mỹ không đồng ý việc bán vàng cho NHTW các nước. Thỏa thuận Smithsonian cho thấy rõ vấn đề cuối cùng còn lại là vấn đề bản vị vàng bị bỏ rơi. Mặc dù lúc đó, sự sắp xếp lại tỷ giá cuả Smithsonian được tổng thống Nixon hoan nghênh là “ một hiệp định tiền tệ có ý nghĩa nhất trong lịch sử thế giới” , chưa đầy 15 tháng sau nó đã rơi vào tình trạng hỗn loạn. Năm 1972 tình hình tài khõan vãng lai của Mỹ xấu đi nhanh chóng, cộng với sự gia tăng tiền tệ còn nhanh hơn trước khi có cuộc bầu cử tổng thống vào năm đó, đã làm cho thị trường tin rằng sự giảm giá đồng đôla ở Smithsonian không còn thích hợp nữa. Trong suốt năm 1972, tiếp tục có sự di chuyển vốn mang tính đầu cơ từ đồng đô la chuyển sang các ngọai tệ khác nhất là đồng Yên Nhật. Đức đã kiểm soát nghiêm ngặt việc đưa vốn vào nước này nhằm ngăn chặn sự di chuyển dự trữ đang làm tăng quá mức lượng tiền cung tiền của họ. Đầu tháng 2/1973 một cuộc công kích ồ ạt mang tính đầu cơ nhằm vào đồng đôla lại bắt đầu và thị trường ngoại hối phải đóng cửa trong khi Mỹ và các bạn hàng chính của họ đàm phán về các biện pháp hỗ trợ cho đồng đô la lại tiếp tục ngay khi các chính phủ cho phép thị trường ngoại hối được mở lại. Sau khi các NHTW châu Âu mua 3,6 tỷ đô la vào ngày ngày 1 tháng 3 để ngăn chặn đồng tiền của họ lên giá, thị trường ngoại hối lại đóng cửa một lần nữa. Khi thị trường ngoại hối mở cửa lại vào ngày 19 – 3 , đồng tiền của Nhật và phần lớn các đồng các nước châu Âu được thả nổi so với đồng đô la. Giá vàng lại tăng từ 38 lên 42 USD/ounce. Việc thả nổi tỷ giá trao đổi đồng đô la của các nước công nghiệp khi đó được xem như một phản ứng tạm thời đối với việc di chuyển vốn mang tính đầu cơ và không quản lý được. Nhưng, những thỏa thuận tạm thời được chấp nhận vào tháng 3/1973 đã trở thành lâu dài và đánh dấu sự kết thúc tỷ giá trao đổi cố định của hệ thống
  14. Bretton Woods và bắt đầu của một thời kì mới sôi nổi trong quan hệ tiền tệ quốc tế. Từ đó, tỷ giá hối đoái giữa những đồng tiền mạnh như Đô la, Mác, Bảng và Yên đều dao động so với ngoại tệ khác. 2.4.2Thời kì từ năm 1973 : Vào cuối năm 1973 , như là kết quả của cuộc xung đột Arab – Israeli dẫn đến các nước xuất khẩu dầu (Oil Petroleum Exporting Countries – OPEC) tăng giá dầu lên gấp 4 lần đã ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế thế giới và thực sự đặt dấu chấm hết cho mọi hi vọng khôi phục chế độ tỷ giá cố định. Giá dầu tăng đồng nghĩa với việc xấu đi nghiêm trọng về điều kiên thương mại của các nước nhập khẩu dầu (điều kiện thương mại là tỷ số giá cả xuất khẩu trung bình/ giá cả nhập khẩu trung bình – terms of trade) với các nước OPEC và kèm theo điều kiên thương mại xấu đi là thâm hụt trầm trọng cán cân vãng lai của các nước này. Bảng : Giá dầu thô thực tế của các nước OPEC 1973 1974 1975 1976 1977 1978 1979 1980 100 226 224 241 239 213 280 402 Bảng : Cán cân vãng lai của một số nhóm các nước 1973 – 80 ($ tỷ) Nhóm nước 1973 1974 1975 1976 1977 1978 1979 1980 Công nghiệp 11,3 -9,6 19,4 -0,5 -4,6 30,8 -7,8 -44,1 OPEC 6,2 66,7 35,0 40,0 31,1 3,3 68,4 112,2 LDCs -8,7 -42,9 -51,3 -32,9 -28,6 -37,5 -57,6 -82,1 Các nước kém phát triển (LDCs) không xuất khẩu dầu gặp khó khăn đặc biệt, một mặt là do giá nhập khẩu tăng, và mặt khác do kinh tế các nước công nghiệp bị suy thoái nên xuất khẩu vào các nước này bị giảm sút. Kết quả là, LDCs là nhóm nước chịu thâm hụt các cân vãng lai với khối lượng khổng lồ từ $8,7 tỷ vào năm 1973 tăng lên $51,3 tỷ vào năm 1975. Để hỗ trợ các nước LDCs, IMF thiết lập “hạn mức tín dụng dầu” bằng cách đi vay các nước OPEC để cho vay lại các nước LDCs. Mức độ ảnh hưởng của cú sốc giá dầu lên các nước phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ nhập khẩu dầu của mỗi nước. VD: Nhật là nước nhập khẩu dầu chính nên đã trãi qua thâm hụt cán cân vãng lai một cách nhanh chóng và nặng nề, từ chỗ thặng dư $100 triệu vào năm 1973 dẫn đến thâm hụt $4,5 tỷ vào năm 1974; Anh Quốc thâm hụt từ $1,2 tỷ tăng lên $7,8 tỷ vào năm 1974. Can thiệp của chính phủ : Do mức độ ảnh hưởng là khác nhau và do chính phủ sử dụng các chính sách để phản ứng với cú sốc giá dầu là khác nhau đã làm cho tỷ lệ lạm phát giữa các nước cũng chênh lệch nhau đáng kể. Italy và Anh là những nước muốn tránh một cuộc suy thoái đã áp dụng chính sách mở rộng kinh tế mở rộng, như vậy cùng với ảnh hưởng của cú sốc giá dầu tăng làm cho tỷ lệ lạm phát tăng lên nhanh chóng và cán cân vãng lai trở nên xấu đi trầm trọng, theo đó tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng lên, như
  15. vậy tỷ lệ lạm phát cao cộng với thất nghiệp gia tăng là biểu hiện của trạng thái lạm phát đình đốn. Các quốc gia khác như Đức và Nhật do có sự tập trung vào việc kiểm soát tỷ lệ lạm phát nên đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ. Ảnh hưởng của cú sốc giá dầu lên nền kinh tế tòan cầu, mà biểu hiện chính là hiệu ứng lên cán cân vãng lai của các nước, đã đẩy thế giới vào cuộc suy thoái trong những năm 1974 – 1975 với mức tăng trưởng kinh tế âm của các nước như Mỹ, Nhật, Anh, Đức. cùng với suy thoái kinh tế là mức thất nghiệp gia tăng ở hầu hết các nước. 2.4.3 Hội nghị Jamaica 1976 : Vào tháng 11/1975 , các nước công nghiệp đã nhóm họp tại Rambouillet để thỏa thuận sửa đổi các điều khỏan của IMF nhằm hợp pháp hóa hoat động cho chế độ tỷ giá thả nổi. Những chi tiết của “ Sửa đổi lần thứ hai các điều khỏan của IMF” được soạn thảo tại cuộc họp hàng năm của IMF ở Kingston, Jamaica vào tháng 1 năm 1976. Tại Kinhston các nước thành viên đã chính thức công bố hợp pháp hóa hoạt động cho chế độ tỷ giá thả nổi. Ngoài ra đã kết thúc sứ mệnh của giá vàng chính thức, Hội nghị đề ra mục tiêu tăng cường vị thế của SDR trong dự trữ quốc tế và công bố chính thức rằng SDR trở thành tài sản dự trữ quốc tế chính. Sửa đổi lần thứ 2 các điều khỏan của IMF Sửa đổi lần thứ 2 các điều khỏan của IMF có hiệu lực vào tháng 4 năm 1978, chính thức cho phép các thành viên quyền quyết định rộng rãi trong việc lựa chọn chế độ tỷ giá cho mình. Sửa đổi lần này cũng qui định cho IMF sử dụng biện pháp “ giám sát chặt chẽ” các chính sách tỷ giá của các nước thành viên. Điều 4 của Sửa đổi lần thứ 2 đã định nghĩa về quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên, bao gồm : Mỗi thành viên phải có nghĩa vụ thông báo cho IMF về chế độ tỷ giá của mình; được tự do lựa chọn chế độ tỷ giá theo ý muốn như chế độ tỷ giá cố định với SDR hay cố định với bất cứ đồng tiền nào khác; chế độ tỷ giá thả nổi tập thể; hoặc bất cứ chế độ tỷ giá nào mà quốc gia chọn; chỉ có mộ điều mà các thành viên không được làm, đó là không được gắn cố định đồng tiền của mình với vàng. Ngoài những qui định những gì mà các thành viên được làm, sữa đổi lần thứ 2 cũng định nghĩa vai trò của IMF là người trông nom hệ thống tiền tệ quốc tế nhằm đảm bảo cho hệ thống hoạt động hiệu quả. Cụ thể vai trò là : ….. tiến hành giám sát chặt chẽ các chính sách tỷ giá của các thành viên và có thể áp dụng các nguyên tắc cụ thể để chỉ dẫn các nước thành viên phù hợp với chính sách tỷ giá mà các nước thành viên đã chọn. Những chỉ dẫn ban đầu của IMF bao gồm : A/ Mỗi thành viên phải tránh lợi dụng tỷ giá hay Hệ thống tiền tệ quốc tế để ngăn cản quá trình điều chỉnh tích cực của cán cân thanh tóan, hoặc để kiếm lợi từ vị thế cạnh tranh không chính đáng so với các thành viên khác. B/ Mỗi thành viên cần can thiệp lên thị trường ngoại hối khi thấy cần thiết phải khôi phục lại trật tự nếu không thị trường có thể tạm thời ngừng giao dịch. C/ Các thành viên phải tính tới lợi ích của các quốc gia khác có liên quan khi tiến hành can thiệp, bao gồm cả quốc gia có đồng tiền sử dụng vào can thiệp.
  16. Một thực tế cần chú ý là, bên cạnh các nguyên tắc chỉ dẫn nêu trên nhưng IMF thực sự không được trao quyền trừng phạt các quốc gia không tuân thủ các nguyên tắc này. Như vậy rõ ràng là sửa đổi lần thứ 2 các điều khỏan của IMF đơn thuần chỉ là thừa nhận chính thức điểm chấm hết cho Hệ thống Bretton Woods mà thôi. 2.4.4 Con rắn và hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS) : Sau nhiều năm, quan hệ thương mại của các nước thành viên Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) đã phát triển mạnh mẽ, các nước này tỏ ra lo ngại rằng sẽ bất lợi cho tiến trình phát triển của các nước thành viên EEC nếu như tỷ giá không ổn định. Trên cơ sở kinh nghiệm hợp tác trong lĩnh vực tiền tệ và kinh tế, các nước thành viên EEC đi đến thỏa thuận hình thành cơ chế tỷ giá “con rắn trong hang” vào năm 1971. Con rắn đã có một lịch sử thăng trầm rồi được thay thế bằng Hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS). Hệ thống này chính thức đi vào hoạt động từ năm 1979. Đặc trưng quan trọng của cơ chế rắn bò trong hang và hoạt động của EMS là : đều đề cập đến vùng tỷ giá ổn định của các đồng tiền của các nước EEC. Ngoài ra hệ thống tiền tệ quốc tế còn diễn ra những sự kiên nổi bật như : * Cú sốc giá dầu lần thứ 2 : Vào cuối năm 1978, cuộc cách mạng Iran làm cho xuất khẩu của nước này bị ngưng lại, dẫn đến giá dầu tăng từ $13/1 barrel vào giữa năm 1978 lên $32/1 barrel vào giữa năm 1980. Rút kinh nghiệm từ cú sốc giá dầu lần trước các NHTW của các nước công nghiệp đều áp dụng chính sách tiền tệ để phản ứng lạ cú sốc giá dầu lần này, dẫn đến làm tăng mức lãi suất thế giới và kết cục là cuộc suy thoái xảy ra trong các năm 1980 – 1981, đặc biệt là ở Anh và Mỹ. * Đồng USD hùng mạnh trong những năm 1980 – 1985: Trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 1980 đến tháng 3 năm 1985 đồng USD không ngừng tăng giá , tỷ giá danh nghĩa USD tăng gần 50% và tỷ giá thực cũng tăng với 1 tỷ lệ tương tự. Một trong những nguyên nhân chính khiến cho USD lên giá mạnh là vì giữa Mỹ, Nhật và các nước châu Âu có quan điểm khác nhau trong chính sách vĩ mô. Chính phủ Mỹ áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhưng nới lỏng chính sách tài khoá, kết quả là thâm hụt ngân sách từ $16 tỷ từ năm 1979 tăng lên $204 tỷ vào năm 1986. Trong khi đó, các nước châu Âu áp dụng chính sách thắt chặt đồng thời cả tiền tệ và thời khoá. Chính sách mở rộng tài khoá quá mức làm cho mức lãi suất thực của Mỹ cao hơn so với các nước châu Âu, dẫn đến các luồng vốn đổ vào để tài trợ cho thâm hụt cán cân vãng lai ngày càng lớn của MỸ.. Chính phủ Mỹ lí luận rằng, đồng USD mạnh lên là đồng nghĩa với biểu hiện mạnh lên của nền kinh tế Mỹ và vấn đề này không liên quan tới chính trị. * Sự rối loạn tiền tệ trong những năm 1990: _ Hậu quả của chính sách mở rộng tiền tệ (để đối phó với cuộc hủng hoảng thị trường chứng khoán năm 1987) là áp lực tăng lạm phát trên phạm vi toàn thế giới, buộc các nước đồng loạt tăng lãi suất nhằm kiểm soát tỷ lệ tăng lạm phát. Đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát, buộc các nước phải hi sinh mục tiêu tăng trưởng kinh tế, mà cụ thể là nền kinh tế Mỹ và Anh đã rơi vào tình trạng suy thoái năm 1991. Trong những năm đầu 1990s, thế giới cũng được chứng kiến sự hỗn loạn tiền tệ với qui mô và nội dung chưa từng thấy trước đây.
  17. _ Sự sụp đổ của bức tường Beclin vào tháng 10 năm 1989 và đi đến thống nhất nước Đức được xem là điểm khởi đầu của sự hỗn loạn tiền tệ. Sau khi nước Đức thống nhất , chính phủ đã hào phóng cho đổi một đồng Mác Đông Đức lấy 1 đồng Mác Tây Đức. Điều này bao hàm ý rằng cugn ứng tiền của nước Đức thống nhất thực sự tăng them gần 30%, làm nảy sinh lo ngại về bùng nổ lạm phát. Hơn nữa để giúp đỡ Đông Đức khôi phục kinh tế, chính phủ đã phát hành một khối lượng khổng lồ trái phiếu dài hạn, làm cho mức lãi suất của Đức tăng lên đáng kể. Điều này bao hàm ý rằng các nước châu Âu khác có đồng tiền gắn với đồng Mác trong khuôn khổ cơ chế tỷ giá chung cũng buộc phải tăng lãi suất. _Tháng 6 năm 1992, các cử tri Đan Mạch suýt nữa quyết định đi đến từ bỏ Hiệp ước Maastricht về việc hình thành Liên minh Tiền tệ châu Âu. Điều này phản ánh sự căng thẳng trong quan hệ tỷ giá trong nội bộ ERM, đặc biệt là làn song tấn công vào đồng lira của Italy( do lãi suất cao nên nó được định giá quá cao). Hơn nữa việc đồng Bảng Anh tham gia vào Hệ thống ERM vào tháng 5 năm 1990 nhưng càng ngày càng có biểu hiện được định giá quá cao so với tỷ giá trung tâm là 2,95 DEM/£1. Vào cuối 8/1992, một cuộc thăm dò ý kiến cho thấy nước Pháp có khả năng từ bỏ hiệp ước Maastricht, và cùng tại thừi điểm này đồng lira của Italya đã rớt xuống sàn trong khuôn khổ của ERM. Vào đầu tháng 9 buộc chính phủ Italya phải tăng lãi suât lên nữa để bảo vệ đồng lira, trong khi đó Anh lại tuyên bố vay một hoảng khổng lồ trị giá 20 tỷ Mác Đức để tăng cường khả năng cho NHTW Anh bảo vệ đồng Bảng. _Tiếp theo là sự tập trung của các thế lực đầu cơ vào đồng Markka của Phần Lan, buộc chính phủ nước này hải thả nổi đồng markka vào 8/9/1992; trong khi đó chính phủ Thuỵ Sĩ buộc phải tăng lãi suất lên nữa để bảo vệ đồng Krone của mình. Ngày 14/9/1992 đồng lira của Italya buộc phải phá giá 7% để chống đỡ với áp lực đầu cơ ngày một tăng. Như được khích lệ bởi thành công , những nhà đầu cơ tập trung tấn công vào bảng Anh, mặc dù đã nổ lực can thiệp trên thị trường ngoại hối và nâng mức lái suất lên 5% chỉ trong vòng 1 ngày nhưng vẫn không đủ, cuối cùng buộc nước Anh phải chấm dứt tư cách thành viên của ERM vào ngày 16/9/1992 -Ngày 17/9/1992, các thế lực đầu cơ lại quay sang đồng lira của Italya và lần này buộc Italya phải đình chỉ hoạt động trong khuôn khổ của ERM; cũng trong thời gian này đồng peseta của Tây Ban Nha phải phá giá là 5%. Các đồng tiền như franc Pháp, krone của Đan Mạch và punt của Ailen đã được bảo vệ thành công, trên cơ sở thành công này sau một vài tuần yên tĩnh , chính phủ Pháp và Đức đã cùng nhau công bố rằng “ không thay đổi tỷ giá trung tâm là một việc làm chính đáng “. Tuy nhiên ngày 19/10 chính phủ Thuỵ Sĩ buộc phải chấm dứt duy trì tỷ giá cố định của krone với ECU, làm đấy lên làn sóng đầu cơ mới vào đồng escudo của Bồ Đào Nha và đồng peseta của Tây Ban Nha, buộc các nước này vào ngày 22/10 phải phá giá là 6%. Làn sóng đầu cơ vẫn tiếp tục , và vào ngày 10/12, chính phủ Nauy phải chấm dứt cố định tỷ giá đồng tiền củ mình vào ECU. Mặc dù các thế lực đầu cơ quay trở lại tấn công vào đồng franc pháp, nhưng do sự chống đỡ quyết liệt bằng cách phối hợp tăng lãi suất của đồng franc Pháp và đồng thời giảm lãi suất của đồng Mác Đức kết hợp với sự quyết tâm của các nhà chức trách hai nước là duy trì đến cùng tỷ giá trung tâm của 2 đồng tiền này.
  18. -Cuối cùng vào ngày 30/1/1993, đồng punt của Ailen cũng phải phá giá là 10%, và vào tháng 5 đồng escudo là 6,5% và đồng peseta là 8%. Vào ngày 29 tháng 7, chính phủ Đức thất bại trong việc cắt giảm mức lãi suất chiết khấu mà theo dự tính của thị trường là giảm tới 50 điểm; ngay lập tức các nhà đầu cơ tập trung bán các đồng tiền là thành viên của ERM để nhận mác Đức, điều này ngay lập tức làm cho 5 đồng tiền trong ERM tức khắc rớt xuống sàn của ERM.Sau đó các thống đốc NHTW đã nhóm họp và quyết định : con đường duy nhất để duy trì hệ thống ERM khỏi bị sụp đổ hoàn toàn là mở rộng biên độ dao động của các đồng tiền trong ERM từ 2,25% lên 15%. - Một ví dụ khác về sự hỗn loạn tiền tệ là sự kiện đồng peso của Mexico. Điều cần chú ý là đồng USD chính nó cũng không phải là đồng tiền được miễn dịch bởi rối loạn tiền tệ , từ tháng 1 đến trung tuần tháng 4/1995, đồng USD giảm giá từ 100yen/$1 xuống 80 yên/$1 và từ 1,56 DEM/$1 xuống 1,35DEM/$1. Nhưng sau đó trong khoảng từ tháng 8 dến tháng 9/1995 đồng USD lên giá trở lại, một mặt là do NHTW Nhật, Đức và Mỹ can thiệp. Kết quả lên giá trở lại của USD là điều dáng ngạc nhên và được phản ánh thông qua tỷ giá giao dịch vào tháng 1 năm 1998 là 132 yên $1. 2.4.5 Hệ thống tiền tệ hiện hành : Đặc trưng của Hệ thống tiền tệ quốc tế ngày nay có thể được coi là “ không có hệ thống”, khi mà tỷ giá giữa các đồng tiền chính như đôla Mỹ, mác Đức, bảng Anh, yên Nhật không có mối ràng buộc bắt buộc nào. Có rất nhiều tỷ giá cùng song song tồn tại giữa các đồng tiền. - Hội đồng tiền tệ ( currency board) - Đô la hoá. - Tỷ giá được neo cố định với một đồng tiền hoặc với một rổ tiền tệ. - Thả nổi hạn chế - Thả nổi có điều tiết - Thả nổi hoàn toàn * chế độ tỷ giá với cơ chế hội đồng tiền tệ ( Curency board) : Trong cơ chế tỷ giá hội đồng tiền tệ, hội đồng tiền tệ ( thay cho NHTW) cố định tỷ giá theo “ một ngoại tệ neo” và cam kết trong dài hạn bảo vệ tỷ giá theo luật định đã thông qua trước, ngay cả phải hi sinh các mục tiêu tiền tệ khác. Ngoài ra nhà nước còn phải đảm bảo khả năng tự động chuyển đổi đồng tiền nước mình đổi lấy “ngoại tệ neo” theo tỷ giá cố định vào bất cứ lúc nào. Để làm được điều này nhà nước phải có lượng ngoại tệ đủ mạnh, tối thiểu phải tương đương với tổng tiền mặt đang lưu thông trong nước. Cơ chế tỷ giá hội đồng tiền tệ có lẽ là giải pháp tốt nhất để kìm chế lạm phát đối với quốc gia có lạm phát siêu mã . Đây là bài thuốc hữu hiệu nhất đối với chính sách chống lạm phát. Nền kinh tế theo cơ chế hội đồng tiền tệ sẽ có lãi suất thấp, đây là yếu tố quan trọng kích thích đầu tư phát triển kinh tế. Tuy vậy cơ chế tỷ giá hội đồng tiền tệ đã từ bỏ chức năng hấp thụ các thay đổi của nền kinh tế vì vậy có tác động tiêu cực đến các nhân tố thực khác như : tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp. Bơi vì mục tiêu của chế độ tỷ giá hôi đồng tiền tệ là nhằm cố định tỷ giá cho nên các quốc gia theo duổi chế độ tỷ giá hội đồng tiền tệ phải trả giá với các
  19. mục tiêu kinh tế khác. Hội đồng tiền tệ lập ra để thay thế cho NHTW vì vậy một số chức năng quan trọng vốn có của NHTW không còn nữa, vd như chức năng người cho vay cuối cùng đối với các NHTM. Lý do chế độ tỷ giá được gọi là “ hội đồng tiền tệ” vì trong cơ chế tỷ giá hội đồng tiền tệ được lập ra để thay thế cho NHTW. So sánh sự khác nhau giữa hội đồng tiền tệ và NHTW thông thường. Hội đồng tiền tệ Ngân Hàng Trung Ương - Chỉ cố định tỷ giá theo - Có thể cố định hay thả nổi tỷ giá. một ngoại tệ - Không yêu cầu dự trữ ngoại tệ duy trì ở - Dự trữ ngoại tệ với trị mức xác định. giá tương đương tiền mặt đang lưu hành - Khả năng chuyển đổi bị giới hạn. - Khả năng chuyển đổi - Điều hành chính sách tiền tệ phụ thuộc nội tệ 100%. mục tiêu kinh tế vĩ mô. - Điều hành chính sách - Cho vay cuối cùng với lãi suất tái chiết tiền tệ theo luật thông qua trước. khấu. - Từ bỏ chức năng làn -Thường xuyên giám sát các hoạt động của người cho vay cuối cùng. NHTM. - Không giám sát hoạt động các NHTM. * Chế độ tỷ giá Đô-la hóa toàn diện: Nhà nước từ bỏ nội tệ và thay thế bằng ngoại tệ mạnh, thường là đô la Mỹ, cho nên gọi là đô la hoá và cam kết đi theo chế độ tỷ giá Đô la hoá trong dài hạn. Như vậy nhà nước không có quyền tự chủ trong chính sách tiền tệ của nước mình và càng không thể can thiệp vào chính sách tiền tệ của Mỹ. 3. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái: - Cần có sự phối hợp đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô trong cải cách. Trong chính sách tỷ giá hối đoái, việc điều chỉnh tỷ giá có ảnh hưởng đến giá cả trong nước và quốc tế, thay đổi tỷ giá cũng là điều kiện tiên quyết trong thay đổi chính sách thương mại, đặc biệt trong điều kiện mở cửa. Tuy nhiên, không có thay đổi trong chính sách thương mại thì việc thay đổi tỷ giá sẽ vận hành không có hiệu quả. Trong sự phối hợp với các lĩnh vực khác của nền kinh tế, việc điều chỉnh theo hướng thay đổi tỷ giá không mang tính chất cứng nhắc mà được xem như là phù hợp với các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế. - Phải duy trì một chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia trong từng giai đoạn. Một chính sách tỷ giá hối đoái được coi là phù hợp bao gồm:
  20. + Lựa chọn thời điểm phá giá đồng nội tệ phù hợp. Thành công trong việc phá giá tiền tệ thể hiện rõ nét ở thời điểm phá giá và mức điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Nhờ sự nhạy bén của các công cụ trong chính sách tỷ giá mà Trung Quốc đã đạt được sự ổn định giá cả trong nước và cân bằng tài chính tiền tệ với bên ngoài. Trong khi các chính sách kinh tế khác như chính sách tiền tệ bị vô hiệu hóa để giảm lạm phát thì chính sách tỷ giá vẫn đạt được mục tiêu là đẩy mạnh xuất khẩu. + Duy trì tỷ giá phù hợp với mục tiêu phát triển theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy việc duy trì tỷ giá trong thời gian dài cùng với sự phá giá hợp lý CNY đã tạo ra sự phát triển tối ưu cho nền kinh tế và áp dụng những biện pháp hỗ trợ khôn khéo để giảm bớt tác động ngược chiều. Đảm bảo cung ứng ngoại tệ được duy trì thường xuyên, liên tục đảm bảo cho sự thành công trong việc điều hành chính sách tỷ giá. Điều hành chính sách tỷ giá hối đoái phải luôn hướng tới mục tiêu hỗ trợ tốt nhất cho chính sách xuất khẩu, từ đó cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. + Không nên neo giữ quá lâu đồng bản tệ với một đồng ngoại tệ mạnh. Tỷ giá cần được xác lập trên cơ sở thiết lập một rổ ngoại tệ để tránh được cú sốc trong nền kinh tế. Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 cho thấy một trong những nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng là trong giai đoạn đó, các nước trong khu vực về cơ bản thực hiện chủ trương ổn định tỷ giá so với USD. Ngoài ra, cần thận trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ trước những tác động bên ngoài. Khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 cho thấy chính sự hoang mang của các nhà đầu tư đã dẫn đến sự rút vốn ồ ạt, gây nên sự sụp đổ trong hệ thống tài chính ở các nước này. 4.Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong thời gian qua: 4.1 Giai đoạn trước 1990: Trong giai đoạn này, mặc dù nhiều nước trên thế giới đã áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi và thả nổi có quản lý nhưng ở các nước trong hệ thống XHCN với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp vào thời điểm đó thì Nhà nước chỉ áp dụng chế độ tỷ giá cố định. Tỷ giá hối đoái chính thức của Việt Nam lần đầu được công bố vào ngày 25 tháng 11 năm 1955. Lúc này, chỉ có tỷ giá quy định giữa đồng Việt Nam và nhân dân tệ của Trung Quốc và giữa đồng Việt nam và Rúp Liên Xô. Từ 1985, từ khi có chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì xuất hiện luồng ngoại tệ USD vào Việt Nam. lúc này, mức tỷ giá hối đoái trên thị trường chợ đen được hình thành và vận động theo tín hiệu của quy luật thị trường và đã có một sự chênh lệch lớn so với tỷ giá chính thức.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0