intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của chuyển đổi số đối với giáo dục nghề nghiệp hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tác động của chuyển đổi số đối với giáo dục nghề nghiệp hiện nay" luận giải cơ hội và thách thức của chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của chuyển đổi số đối với giáo dục nghề nghiệp hiện nay

  1. International Conference on Smart Schools 2022 TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỐI VỚI GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP HIỆN NAY IMPACTS OF DIGITAL TRANSFORMATION FOR CURRENT VOCATIONAL EDUCATION TS. Phạm Hùng Dũng Trường Cao đẳng Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Email: dungph@kthcm.edu.vn Keywords: TÓM TẮT: Digital transformation, Thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới với những biến đổi sâu sắc education, Industry 4.0, và nhanh chóng chưa từng thấy, trong đó công cuộc chuyển đổi số đã diễn ra information technology trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, ở các quốc gia, dân tộc. Trong khuôn khổ bài tham luận, tác giả luận giải cơ hội và thách thức của chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp hiện nay.. ABSTRACT: Từ khóa: The world is entering a new era with unprecedented rapid and profound Chuyển đổi số, giáo dục, changes, in which digital transformation has taken place in all areas of social Cách mạng công nghiệp 4.0, life, in countries, people and communities. ethnicity. Within the framework công nghệ thông tin of the presentation, the author explains the opportunities and challenges of digital transformation in current vocational education activities. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, chuyển đổi số là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam vấn đề triển khai chiến lược chuyển đổi số đã được Đảng, Nhà nước quan tâm. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo”8. Tiếp đến, trong các đột phá chiến lược, Đảng ta cũng đã xác định: “Chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số”9. Trên cơ sở đó, ngày 30/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 2222/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến 2030 nhằm thực hiện mục tiêu triển khai các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên môi trường số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và mở rộng phương thức cũng như cơ hội tiếp cận giáo dục nghề nghiệp, tạo đột phá về chất lượng, tăng nhanh số lượng đào tạo góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Điều đó cho thấy sự quan tâm đầu tư cũng như tầm quan trọng của giáo dục và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước ta giai đoạn tới. Chuyển đổi số giáo dục và đào tạo, nhất là giáo dục nghề nghiệp được kỳ vọng có thể được coi là giải pháp để tạo ra sự đột phá trong ngành giáo dục. 2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP 2.1. Khái niệm về chuyển đổi số Cho đến nay vẫn chưa có cách hiểu thống nhất về Chuyển đổi số (Digital transformation). Theo Gartner - Công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới: “Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới”10. Microsoft cho rằng: “Chuyển đổi số 8 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.II, tr.329. 9 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.II, tr. 338. 10 https://tapchinganhang.gov.vn/thach-thuc-doi-voi-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-trong-chuyen-doi-so.htm, truy xuất ngày 12/6/2022, lúc 21h01’ 223
  2. International Conference on Smart Schools 2022 là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới”11. Tại Việt Nam, chuyển đổi số được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. Hiện nay, chuyển đổi số không chỉ diễn ra trong lĩnh vực kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, quản lý hành chính Nhà nước, mà còn cả trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Chuyển đổi số trong giáo dục là việc áp dụng công nghệ kỹ thuật vào mục đích đào tạo và giảng dạy của hệ thống hay doanh nghiệp giáo dục. Trong lĩnh vực giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý đã được triển khai khá đồng bộ và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đặc biệt, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trong năm 2021 vừa qua, ngành giáo dục đã triển khai quyết liệt, mạnh mẽ, hiệu quả dạy và học trực tuyến qua các ứng dụng trên nền tảng internet, qua truyền hình với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”. Vấn đề chuyển đổi số được ngành giáo dục nghiên cứu và ứng dụng một cách toàn diện và quyết liệt hơn. Trong giáo dục, chuyển đổi số được thể hiện ở hai nội dung cơ bản là: chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học. Trong quản lý giáo dục, chuyển đổi số bao gồm: số hóa thông tin quản lý, tạo ra hệ thống cơ sở dữ liệu lớn, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (như blockchain, AI, phân tích dữ liệu) để quản lý, điều hành, dự báo, định hướng trong lĩnh vực giáo dục một cách nhanh chóng, chính xác. Trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học bao gồm: số hóa học liệu (sách giáo trình, bài giảng điện tử, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, học liệu số đa phương tiện, phần mềm mô phỏng, bài báo và các học liệu khác), thư viện số, phòng thí nghiệm. 2.2. Lợi ích của chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp hiện nay Dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như hiện nay, chuyển đổi số đang trở thành xu thế và chiến lược tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Nhiều cơ sở giáo dục đã bắt đầu thực hiện chuyển đổi số, xem chuyển đổi số là vấn đề then chốt và thực hiện với các bước khác nhau từ tìm hiểu, nghiên cứu, triển khai, áp dụng. Việc thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp sẽ mang lại những lợi ích nhất định so với giáo dục truyền thống như: Một là, sinh viên có thể học bất cứ nơi nào. Toàn bộ đầu vào cho quá trình giáo dục phải được số hóa, trong đó quan trọng nhất là học liệu, tài liệu, sách giáo khoa. Chuyển đổi số cùng với sự ra đời của hình thức học liệu điện tử (bao gồm sách điện tử, bài giảng điện tử, bộ câu hỏi ôn tập và bài kiểm tra đánh giá quá trình tự học của sinh viên…) do chính giảng viên xây dựng và được tích hợp trên môi trường công nghệ internet số hóa cao đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người học và sinh viên có thể học mọi nơi, mọi lúc. Hai là, sinh viên không bị giới hạn về thời gian, không gian học tập. Nếu như giáo dục truyền thống bị bó hẹp trong không gian bốn bức tường với thầy giảng, trò nghe và chép bài thì chuyển đổi số trong giáo dục giúp sinh viên có thể tiếp xúc, tham gia học tập với giảng viên bất cứ khi nào, trong bất cứ lĩnh vực nào và không bị giới hạn bởi thời gian, không gian. Chuyển đổi số là phương thức hữu hiệu để huy động nguồn lực trí tuệ của xã hội tham gia học tập, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thứ ba, tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Chuyển đổi số giúp gắn kết các quốc gia với nhau, các nước có thể học hỏi kinh nghiệm của nhau trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trao đổi chuyên gia, hợp tác nghiên cứu khoa học với nhau. Chuyển đổi số còn giúp sinh viên có cơ hội được nhận học bổng, làm việc với các tập đoàn lớn trên thế giới. Thứ tư, chuyển đổi số đòi hỏi các giảng viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Chuyển đổi số không chỉ là số hóa bài giảng, hay ứng dụng các phần mềm vào soạn bài dạy, mà còn là sự chuyển đổi toàn bộ cách thức, phương pháp giảng dạy, kỹ thuật quản lý lớp học, tương tác với người học sang không gian số, khai thác công nghệ thông tin để tổ chức giảng dạy thành công. Điều này giúp người học có cơ hội được tiếp cận với các phương pháp giảng dạy hiện đại, thúc đẩy tư duy tự học, tự nghiên cứu trong môi trường giáo dục mở. Thứ năm, chuyển đổi số giúp toàn bộ quá trình học của sinh viên trở nên thú vị hơn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của giảng viên như việc chèn các hiệu ứng, hình ảnh, video độc đáo, đặc sắc lồng ghép vào bài giảng khiến sinh viên cảm thấy thích thú hơn trong học tập. Khi tham gia học tập trực tuyến, sinh viên có thể giao tiếp với tất cả mọi người ngay cả trong buổi học và cả trong các diễn đàn sau đó, có thể chia sẻ tiến trình học tập của mình lên phương tiện truyền thông, mạng xã hội... điều này làm cho các môn học trở nên hiệu quả hơn. 2.3. Thách thức của chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp hiện nay 11 https://vienktxh.bacninh.gov.vn/news/-/details/3565029/chuyen-oi-so-huong-i-ben-vung-cho-doanh-nghiep, truy xuất ngày 12/6/2022, lúc 21h09’ 224
  3. International Conference on Smart Schools 2022 Thứ nhất, về hạ tầng mạng và trang thiết bị công nghệ thông tin. Hạ tầng công nghệ cho chuyển đổi số bao gồm phần cứng như máy tính, mạng kết nối internet, các ứng dụng hỗ trợ dạy học, nguồn học liệu mở, hệ thống phần mềm hỗ trợ kiểm tra, đánh giá. Hiện nay, một số ít trường đã có kinh nghiệm triển khai về đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến và đã xây dựng, phát triển được hệ thống quản lý học tập, hệ thống quản lý nội dung học tập, cung cấp đầy đủ nội dung học tập, quản lý được việc học và có phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập một cách chính xác thông qua công nghệ thông tin. Một số trường bắt đầu triển khai sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy, học trực tuyến thông qua các các ứng dụng như Zoom, Google Hangouts, Google Meet, Webex, Micorsoft Teams... Một số trường chưa triển khai, chưa sẵn sàng cho việc tổ chức đào tạo trực tuyến đối với sinh viên chính quy, mới chỉ dùng lại ở việc cung cấp tài liệu sinh viên tự học. Do đó, khó khăn chung mà các trường đang gặp phải là hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị chưa đầy đủ và đồng bộ, thiếu học liệu phù hợp cho mục tiêu chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp. Ngoài phần cứng như hệ thống máy tính, hệ thống mạng giúp kết nối internet, các trường phải đầu tư server và trung tâm big data tốt, cùng với đó là xây dựng trường quay bài giảng, tất cả phải thay đổi để triển khai dạy học số. Để chuyển đổi số thành công, một trong những nền tảng cơ bản là phải có hạ tầng viễn thông phát triển ở một mức độ nhất định. Nếu không giải quyết được vấn đề hạ tầng mạng thì việc tổ chức các lớp học trực tuyến, xây dựng nguồn học liệu mở hay thu hút, tạo điều kiện cho người học trở nên khó khả thi. Thứ hai, về đội ngũ giảng viên. Để đối phó với đại dịch Covid-19, rất nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã chủ động giảng dạy trực tuyến mà chưa có sự chuẩn bị, bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên. Vì vậy, một bộ phận giảng viên chưa thích nghi kịp với công nghệ mới; đa số giảng viên chưa sẵn sàng cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, kết nối, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiên cứu và giảng dạy. Đa số giảng viên đã quen với phương thức đào tạo truyền thống và chưa sẵn sàng thay đổi để thích ứng với công nghệ dạy học hiện đại. Khoa học và công nghệ phát triển là công cụ hữu hiệu hỗ trợ giảng viên thiết kế bài giảng, nghiên cứu tài liệu, chia sẻ kiến thức. Tuy nhiên, cũng chính công nghệ này sẽ dẫn đến tình trạng sao chép tài liệu, bài giảng và ngay cả bài học của người học trở nên dễ dàng hơn. Điều này làm cho nhiều giảng viên không muốn tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Hơn nữa, gần đây giảng viên mới được bắt đầu tiếp cận về phương pháp, cách thức đào tạo, học theo hình thức trực tuyến, họ chưa thể thành thạo ngay được, họ cần có thời gian thích ứng với công nghệ, phương pháp. Để thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp, mỗi giảng viên phải năng động, chủ động làm chủ công nghệ, chủ động học tập, tìm hiểu và thay đổi từ trong tư duy để bắt kịp thực tế, đảm bảo giảng viên phải là nhân tố chủ động nhất cho công cuộc chuyển đổi số này. Tuy nhiên, với thực trạng đội ngũ giảng viên chưa thực sự sẵn sàng, ngại thay đổi, thiếu cả kiến thức và kỹ năng sử dụng công nghệ như hiện nay thì đây là một nút thắt rất lớn, cản trở quá trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp. Thứ ba, về đội ngũ quản lý. Đội ngũ quản lý cũng đang là rào cản đối với quá trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp. Do cũng mới bắt đầu làm quen với dạy học số và thiếu kinh nghiệm quản lý, chưa nắm rõ các quy trình quản lý phù hợp với đào tạo trực tuyến. Bên cạnh đó, một số lãnh đạo, quản lý ở các trường vẫn chưa thực sự sẵn sàng thay đổi tư duy, sẵn sàng đổi mới để vận hành một hệ thống giáo dục mới. Rõ ràng để vận hành một hệ thống giáo dục được số hóa đòi hỏi tư duy và năng lực quản lý của lãnh đạo Nhà trường phải thay đổi. Đội ngũ này phải tìm ra cách thức nắm bắt những gì có thể trên không gian ảo, đưa ra các quyết sách kịp thời khai thác hiệu quả công nghệ. Bản thân họ cũng cần trang bị hiểu biết và tư duy số để có thể làm chủ công nghệ và hiểu rõ giới hạn của công nghệ. Tuy nhiên, cũng như đội ngũ giảng viên, nhiều lãnh đạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa xác định đúng vị trí cho chuyển đổi số, vẫn thiên về giáo dục truyền thống, chưa thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, do đó chưa đưa ra quyết sách phù hợp để thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp. Thứ tư, về phía người học. Đại dịch Covid-19 buộc người học mà đa số là sinh viên phải lựa chọn học online mà chưa hề có sự chuẩn bị. Đa số sinh viên, chưa sẵn sàng với việc học tập trực tuyến. Bên cạnh những lý do kỹ thuật như trang thiết bị và hạ tầng viễn thông, có những vấn đề do phương pháp và kỹ thuật giảng dạy của giảng viên chưa thuyết phục được người học. Người học cần có sự chuẩn bị cả về tâm thế, kỹ năng để tham gia đào tạo online. Người học cũng cần được hỗ trợ, hướng dẫn kỹ càng từ phía cơ sở đào tạo về phương pháp học online. Tuy nhiên, cho đến nay, những điều này của người học vẫn chưa được khắc phục. Thêm vào đó, thực tế cho thấy, khả năng tự học, đọc tài liệu và lĩnh hội kiến thức của sinh viên hạn chế hơn so với phương thức đào tạo truyền thống, đặc biệt với các môn học cần sự tương tác giữa giảng viên và người học thì điều này càng được bộc lộ rõ. Một bộ phận người học đã quen với phương thức đào tạo truyền thống, ngại thay đổi theo phương thức đào tạo mới. Thứ năm, tính pháp lý về chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp chưa đầy đủ. Chủ trương về chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đã được ban hành. Tuy nhiên, chưa được quy định rõ ràng, cụ thể, hiện vẫn còn thiếu hành lang pháp lý, quy định về tuyển sinh, quản lý lớp, chương trình học trực tuyến; thời lượng học, kiểm tra đánh giá, kiểm định chất lượng và công nhận kết quả học trực tuyến, cấp bằng. Thu thập, chia sẻ, khai thác dữ liệu quản lý giáo dục và học liệu số cần hành lang pháp lý chung phù hợp với các quy định về bản quyền tác giả, sở hữu trí 225
  4. International Conference on Smart Schools 2022 tuệ, an ninh thông tin, giao dịch điện tử và luật chia sẻ cung cấp thông tin khi đào tạo trực tuyến đều chưa được pháp luật quy định rõ ràng. Điều này sẽ gây khó cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vì không có một khung pháp lý chung để thực hiện. Thứ sáu, về bình đẳng trong giáo dục nghề nghiệp. Những sinh viên vốn xuất thân từ nông thôn hoặc miền núi, vùng sâu vùng xa không được tiếp cận hạ tầng viễn thông tốt sẽ có nguy cơ bị bỏ lại phía sau, không chỉ trong tiếp cận giáo dục chất lượng cao mà còn cả giáo dục căn bản như các nguồn tài liệu, học liệu quan trọng cho việc học tập. Những sinh viên xuất thân từ những gia đình khó khăn không có những thiết bị tối thiểu hoặc không đủ khả năng chi trả chi phí dịch vụ viễn thông cũng sẽ là đối tượng có nguy cơ tụt hậu. Ngoài ra, những sinh viên bị khiếm khuyết (khiếm thính, khiếm thị hoặc các khuyết tật vận động cản trở thao tác, điều khiển thiết bị) cũng có nguy cơ lớn phải hứng chịu bất bình đẳng số do những vấn đề liên quan tới các yếu tố đầu vào (sách vở, tài liệu, ngôn ngữ, trang thiết bị…) lẫn quá trình giáo dục (thao tác điều khiển, giao tiếp với thiết bị, phần mềm, giảng viên…). Điều này sẽ tạo ra không ít thiệt thòi cho các em trong quá trình thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Thứ nhất, về hạ tầng mạng và trang thiết bị công nghệ thông tin. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải nhanh chóng xây dựng hạ tầng công nghệ, trang thiết bị cần thiết cho cả người học, người dạy và người tham gia quản lý. Không chỉ là các thiết bị phần cứng như hệ thống máy móc, đường truyền internet mà còn là các ứng dụng phần mềm, các nền tảng để toàn bộ mọi hoạt động giáo dục có thể diễn ra một cách thuận lợi trên các nền tảng và ứng dụng đó. Để làm được điều này, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải chủ động kết nối các chương trình, phần mềm riêng lẻ lại với nhau để tạo thành một nền tảng thống nhất, cho phép hoạt động giảng dạy, quản lý, học tập, kiểm tra, thi cử, đánh giá, quản lý người học diễn ra thuận lợi. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần đẩy mạnh phát triển học liệu điện tử để đảm bảo người học được tiếp cận đầy đủ nguồn học liệu khi đào tạo trực tuyến. Nguồn học liệu mở là hướng đi đúng đắn cho nhiều trường, tạo cơ sở vững chắc để triển khai đào tạo trực tuyến. Khi xây dựng được nguồn học liệu mở thì dù ở đâu, thời gian nào, việc học tập cũng không bị gián đoạn. Đi cùng với học trực tuyến, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đưa ra cách thức kiểm tra, đánh giá người học bằng hình thức trực tuyến. Thứ hai, về phía giảng viên. Đội ngũ giảng viên là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số. Đây là đội ngũ trực tiếp giảng dạy, do đó các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải tổ chức các khóa bồi dưỡng, khuyến khích, tạo động lực cho giảng viên học hỏi, tích lũy kỹ năng sử dụng công nghệ. Giảng viên cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng mới để tổ chức hoạt động giảng dạy, duy trì sự chú tâm của người học, tổ chức các hoạt động dạy học cho người học trên không gian ảo sao cho hiệu quả. Thứ ba, về phía sinh viên. Thách thức lớn nhất khi áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại đó là nhiều sinh viên đã quá quen thuộc với cách tiếp thu kiến thức thụ động (thầy đọc trò chép) nên khi chuyển qua phương pháp mới đòi hỏi sinh viên phải năng động, khả năng tư duy và tính sáng tạo thì một bộ phận sinh viên không thích ứng kịp. Bên cạnh một số sinh viên rất năng động, yêu thích học tập thì vẫn tồn tại sinh viên chỉ đến lớp vì nghĩa vụ. Do vậy, chuyển đổi số đòi hỏi sinh viên cần phải nâng cao tính chủ động, sáng tạo và hứng thú học tập. Khác với việc tiếp thu lý thuyết một cách thụ động, sinh viên cần phài chủ động trong việc tự học, tự nghiên cứu, tìm kiếm, và phân tích các thông tin để đáp ứng yêu cầu của môn học. Để làm được điều này, sinh viên phải có tư duy độc lập, thảo luận nhóm, tìm hiểu thêm về lý thuyết ngoài sách vở, thầy cô cần tự học qua thực tế, học hỏi, cập nhật thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng… Thứ tư, về phía cơ quan Nhà nước. Nhà nước cần hoạch định, ban hành thể chế phù hợp với giai đoạn mới. Hiện nay, các quy định của pháp luật về đào tạo trực tuyến, chuyển đổi số trong giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng vẫn chưa hoàn chỉnh và đồng bộ. Do đó, thời gian tới Nhà nước cần ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về chuyển đổi số trong giáo dục để các chính sách, quy định pháp luật là cơ sở pháp lý vững chắc, tạo tiền đề thúc đẩy các hoạt động liên quan đến chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp được hiệu quả, bắt kịp với sự thay đổi của xã hội trong một chừng mực nhất định nào đó. Bên cạnh việc ban hành pháp luật, Nhà nước cũng cần có cơ chế hỗ trợ về tài chính, cơ sở vật chất cần thiết cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện chuyển đổi số thuận lợi, hiệu quả. Thứ năm, để giải quyết câu chuyện bình đẳng trong giáo dục khi thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp, cần có sự kết hợp giữa ba chủ thể bao gồm: Nhà nước, xã hội và Nhà trường. Bởi đây không phải là vấn đề mà một chủ thể riêng biệt có thể giải quyết được, giáo dục không tồn tại độc lập mà nó tồn tại bên cạnh các lĩnh vực khác trong xã hội. Chuyển đổi số liên quan chặt chẽ đến hạ tầng viễn thông quốc gia và địa phương, do đó giáo dục trong đó có giáo dục nghề nghiệp cần phối hợp với các ngành, địa phương, hỗ trợ thực hiện mục tiêu chuyển đổi số. Thực trạng đã chỉ ra nguy cơ một bộ phận người học nhất là người học ở miền núi, nông thôn, những người có thu 226
  5. International Conference on Smart Schools 2022 nhập thấp sẽ dễ bị bỏ lại phía sau khi thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp. Do đó, về lâu dài, Nhà nước cần quan tâm đến việc phát triển hạ tầng viễn thông ở các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hỗ trợ, khuyến khích người dân từng bước tham gia vào quá trình số hóa tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội trong đó có giáo dục. Trước mắt, Nhà nước cần có giải pháp hỗ trợ về tài chính để những sinh viên ở những vùng khó khăn như nông thôn, miền núi và ngay cả sinh viên nghèo ở đô thị có điều kiện tiếp cận với công nghệ số, hòa nhập và bắt kịp vào quá trình đào tạo trực tuyến. 4. KẾT LUẬN Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp là một xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần xây dựng lộ trình thực hiện chuyển đổi số để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo mặc dù việc chuyển đổi số này cần được xem là một lộ trình dài và có tính chiến lược, gắn với những cải cách kiên định, mạnh mẽ trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu, và quản lý đào tạo chứ không phải mang tính chất nhất thời, đối phó. Trong chuyển đổi số, điều cốt lõi quyết định thành công đó là sự kiên quyết và quyết tâm triển khai trong chiến lược của Nhà trường nhằm thay đổi chính mình và đội ngũ giảng viên, nhân viên chứ không phải là công nghệ hay kinh phí thực hiện. Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp sẽ mang lại những giá trị thực tiễn cho Nhà trường, người dạy và người học./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Chính trị (2019), Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. [2] Chuyển đổi số trong giáo dục: Những thách thức và nguy cơ. https://tiasang.com.vn, ngày 05/02/2021. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập II, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. [4] Internet vạn vật (IoT). Chuyển đổi số hay là chết. NXB Thông tin & Truyền thông, 2020. [5] Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 227
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1