intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của điều chỉnh chính sách tới các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: AtaruMoroboshi _AtaruMoroboshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết bàn về sự đóng góp ngày càng lớn của doanh nghiệp tư nhân càng khẳng định vai trò của doanh nghiệp tư nhân đối với kinh tế của đất nước. Sự chậm trễ trong điều chỉnh chính sách đối với các doanh nghiệp tư nhân tạo thành các rào cản đối với sự phát triển chưa tương xứng với khả năng gây khó khăn cho các doanh nghiệp tư nhân. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của điều chỉnh chính sách tới các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam hiện nay

  1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 213 TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TỚI CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Thu Hạnh Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Doanh nghiệp tư nhân chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong nền kinh tế của Việt Nam. Sự đóng góp ngày càng lớn của doanh nghiệp tư nhân càng khẳng định vai trò của doanh nghiệp tư nhân đối với kinh tế của đất nước. Sự chậm trễ trong điều chỉnh chính sách đối với các doanh nghiệp tư nhân tạo thành các rào cản đối với sự phát triển chưa tương xứng với khả năng gây khó khăn cho các doanh nghiệp tư nhân. Sự điều chỉnh chính sách là rất cần thiết, tạo ra môi trường đầu tư thật thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển. Từ khóa; Doanh nghiệp tư nhân, kinh tế tư nhân, chính sách… IMPACT OF POLICY ADJUSTMENT TO PRIVATE ENTERPRISES IN VIETNAM TODAY Abstract: Private enterprises account for a significant proportion of Vietnam's economy. The increasing contribution of private enterprises confirms the role of private enterprises in the country's economy. The delay in adjusting policies for private enterprises creates barriers to development that are not commensurate with the ability to create difficulties for private enterprises. The adjustment of policies is very necessary, creating a favorable investment environment for private enterprises to develop. Key word; Private enterprises, private economy, policies ... 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế, khu vực kinh tế tư nhân đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, là động lực quan trọng để thúc đNy nền kinh tế phát triển. N ăm 2017, cả nước có khoảng trên 700.000 doanh nghiệp hoạt động, trong đó 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ yếu thuộc kinh tế tư nhân. Riêng năm 2017 đã có 126.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 16.000 doanh nghiệp so với năm 2016. Tính đến hết ngày 31/8/2018, cả nước có khoảng 600.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động, chiếm khoảng 97,5% số doanh nghiệp đăng ký. Trong năm 2018, cả nước có 87.450 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 878.627 tỷ đồng [3]. Tỷ trọng của kinh tế tư nhân trong GDP luôn ở mức trên 43%, trong khi khu vực kinh tế nhà nước là 28,9% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là 18%; kinh tế tư nhân đóng góp 30% thu ngân sách nhà nước. Không chỉ như vậy, kinh tế tư nhân còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giải
  2. 214 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM quyết các vấn đề xã hội như: tạo việc làm (thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của cả nước), xóa đói, giảm nghèo…[3]. Sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân của Việt N am có được là nhờ môi trường chính sách của Việt N am có những thay đổi đáng kể, tác động tích cực trong việc thu hút vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh của các chủ nguồn vốn tư nhân. Tuy nhiên tỷ trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ yếu và cao hơn các doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn chính vì vậy việc xem xét điều chỉnh chính sách đối với các doanh nghiệp tư nhân là mục đích nghiên cứu của bài viết. 2. NỘI DUNG 2.1. Tổng quan về doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam - Sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng của khu vực kinh tế tư nhân Số lượng doanh nghiệp đăng ký gia tăng mạnh mẽ, phản ánh cả quá trình chính thức hoá hộ kinh doanh cũng như sự thành lập các doanh nghiệp mới. Trước năm 1990 không tồn tại doanh nghiệp tư nhân được đăng ký chính thức đơn giản là vì pháp luật trước đó không cho phép doanh nghiệp tư nhân đăng ký kinh doanh. Các doanh nghiệp tư nhân đầu tiên được thành lập vào năm 1991 sau khi Luật Doanh nghiệp Tư nhân và Luật Công ty được ban hành vào năm 1990. N hưng vào thời điểm đó, việc thành lập một công ty tư nhân vẫn còn rất phức tạp và tốn kém. Vì vậy, trong vòng 9 năm kể từ khi luật được ban hành cho đến năm 1999, chỉ có 14.500 doanh nghiệp tư nhân được thành lập. Luật Doanh nghiệp được thông qua vào năm 2000 đã tạo ra sự tăng trưởng đột phá về số lượng cũng như quy mô của các doanh nghiệp tư nhân. N hững hạn chế và điều kiện về gia nhập thị trường đã được nới lỏng và giảm thiểu. Kể từ đó tới nay, số lượng các doanh nghiệp đăng ký liên tục tăng với tốc độ đáng kinh ngạc. Đến cuối năm 2017, đã có hơn 1 triệu doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân được đăng ký. Riêng trong năm 2016, 110.000 doanh nghiệp đã được đăng ký, và con số này đã tăng lên 126.800 vào năm 2017. Tỷ lệ doanh nghiệp trên 1000 người dân đã tăng lên là 10 doanh nghiệp trên 1000 người vào năm 2017. Luật Doanh nghiệp đã thực sự cởi trói và phát huy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp của người dân Việt N am. Tuy nhiên, có một khoảng cách đang ngày càng lớn dần giữa số lượng doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và số lượng những doanh nghiệp đang thực sự hoạt động. Điều này cho thấy rằng môi trường kinh doanh đối với hầu hết các doanh nghiệp tư nhân ở Việt N am chứa đựng nhiều khó khăn và thách thức. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ có 427.000 doanh nghiệp tư nhân đang thực sự hoạt động trong năm 2015 (chiếm 49,5% tổng số doanh nghiệp đã đăng ký tính đến năm 2015) Trong giai đoạn 2010-2016, số lượng doanh nghiệp thực sự đi vào hoạt động chỉ tăng lên từ 22.000-40.000 doanh nghiệp mỗi năm. N hưng trong năm 2017, có thêm tới 134.000 doanh nghiệp thực sự hoạt động trong năm. Điều này đã giúp đưa tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động trên tổng số doanh nghiệp đăng ký lên 54% vào năm 2017. [2] Đầu tư nước ngoài đã và đang trở thành một cấu phần quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt N am. Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đang phát triển mạnh mẽ ở Việt N am. Việt N am ngày càng trở nên dễ tiếp cận hơn đối với các khoản đầu tư
  3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 215 nước ngoài. Sau khi gia nhập WTO, Hiệp định Thương mại Song phương Việt-Mỹ được ký kết, Việt N am cũng đã ký Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh Châu Âu (EVFTA) vào năm 2016. Việt N am tiếp tục đa dạng hóa các đối tác kinh tế thông qua nhiều phương thức như tăng cường hội nhập ASEAN , Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nhằm bao quát một thị trường bao gồm 3,4 tỷ người, và mới nhất đây là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTTP). Dòng vốn FDI vào Việt N am đã và đang phát triển ổn định và mạnh mẽ. Tổng vốn FDI vào Việt N am đạt 24,4 USD trong năm 2016 và 35 tỷ USD vào năm 2017. Trong giai đoạn 1998 - 2016, 336,7 tỷ USD đã được đăng ký đầu tư vào Việt N am bởi các nhà đầu tư nước ngoài đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số tiền này, 154,5 tỷ USD hay 45,9% tổng số vốn đăng ký đã được giải ngân. - Số vốn đầu tư của các đầu tư tư nhân nước ngoài tăng mạnh mẽ trong giai đoạn 2010-2015 mặc dù số lượng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chỉ tăng 4.700 trong giai đoạn này. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do vậy hiện có quy mô lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Dòng vốn FDI vào Việt N am, xét về vốn đăng ký, hiện đang đứng ở mức hơn 20 tỷ USD một năm. Đây là sự gia tăng đáng kể so với đầu những năm 2000 khi con số này chỉ ở mức vài tỷ mỗi năm. Dịch vụ và sản xuất là những khu vực hấp dẫn nhất đối với nguồn vốn FDI vào Việt N am trong ba thập kỷ qua. Phần lớn các nhà đầu tư gần đây đã tận dụng những ưu đãi về tiền thuê đất đất, nguồn lao động giá rẻ và các ưu đãi hào phóng của Chính phủ để thực hiện các hoạt động sản xuất chế biến sử dụng nguyên liệu nhập khNu để xuất khNu và phục vụ thị trường trong nước. 2.2. Sự điều chỉnh chính sách đối với các doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân đã phải trải qua một con đường tăng trưởng gập ghềnh, nhiều sóng gió tại Việt N am. Trong giai đoạn kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây tại Việt N am, các doanh nghiệp tư nhân đã không được chính thức công nhận. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đó, các doanh nghiệp tư nhân vẫn tồn tại, lấp đầy những khoảng trống mà khu vực N hà nước còn để lại. Theo Tổng cục Thống kê, khi đất nước được thống nhất vào năm 1975, khu vực tư nhân và sản xuất tiểu thủ công nghiệp vẫn chiếm 8,3% tổng sản phNm quốc nội của miền Bắc1. Vào năm 1986 trước “Đổi Mới”, các đơn vị sản xuất tiểu thủ công nghiệp khu vực tư nhân sử dụng tới 23,2% tổng lực lượng lao động và sản xuất tới 15,3% tổng sản lượng công nghiệp của ngành công nghiệp tại Việt N am2. N ăm 1986 là một dấu mốc quan trọng cho sự phát triển của khu vực tư nhân. N ăm 1986, chính sách “Đổi mới” đã được ban hành tại Đại hội Đảng lần thứ 6. Với chính sách Đổi Mới, khu vực tư nhân đã được chính thức công nhận là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và của nền kinh tế nhiều thành phần. Tác động tức thời của sự công nhận này là sự phát triển mạnh mẽ của các hộ kinh doanh cá thể. Đây là hình thức kinh tế tư nhân phát triển rõ nét nhất trước khi Luật Doanh N ghiệp Tư N hân3 và Luật Công Ty được chính thức thông qua vào năm 1990. N ăm 1989, trước khi hai luật này được ban hành, đã có tới 333.300 doanh nghiệp kinh doanh cá thể được đăng ký trên toàn quốc.
  4. 216 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Khu vực kinh tế tư nhân của Việt N am được mở rộng dần từng bước. Khu vực kinh tế tư nhân ở Việt N am sau đó được mở rộng với sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân nước ngoài khi Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên được thông qua vào năm 1987. N ăm 1990, lần đầu tiên các công ty và doanh nghiệp tư nhân được công nhận chính thức với sự ra đời của Luật Công Ty và Luật Doanh N ghiệp Tư nhân. Hai luật này đã tạo nền tảng pháp lý vô cùng cần thiết cho sự thành lập của các doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tại Việt N am. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các yêu cầu cũng như điều kiện gia nhập thị trường theo quy định của hai luật này còn hết sức ngặt nghèo khiến việc thành lập doanh nghiệp vẫn còn rất tốn kém và phức tạp. Luật Doanh nghiệp Tư nhân năm 1990 quy định về doanh nghiệp tư nhân với bản chất là doanh nghiệp cá thể hay là doanh nghiệp một chủ. Thuật ngữ doanh nghiệp tư nhân sau đó vẫn được giữ lại và sử dụng trong các phiên bản sau này của Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên thuật ngữ doanh nghiệp tư nhân này không phản ánh được bản chất pháp lý của hình thức doanh nghiệp một chủ hay doanh nghiệp cá thể, và thường gây nhầm lẫn đối với cả doanh nghiệp, cơ quan quản lý. Đối với người nước ngoài, thuật ngữ này khi được dịch ra tiếng Anh thường được dịch một cách trung thành về từ ngữ là private enterprise, và do vậy càng khó hiểu hơn. . Luật Doanh nghiệp được ban hành vào năm 1999 đã dẫn đến một sự phát triển bùng nổ của các doanh nghiệp tư nhân trong nước ở Việt N am. Với sự ban hành của Luật Doanh N ghiệp, quyền tự do kinh doanh của người dân Việt N am chính thức được công nhận, các doanh nghiệp tư nhân cũng như quyền sở hữu tư nhân của các doanh nghiệp được bảo vệ. Luật Doanh nghiệp cũng đã đưa ra những cải cách mạnh mẽ chưa có tiền lệ về thủ tục đăng ký kinh doanh, loại bỏ vô số rào cản kinh doanh, và thúc đNy sự đổi mới trong tư duy của các cơ quan N hà nước, các bộ, ngành, chính quyền địa phương về doanh nghiệp tư nhân. N gay sau khi luật được ban hành, số lượng doanh nghiệp đăng ký hàng năm tăng lên đáng kể. Hàng tỷ đô la Mỹ đã được các doanh nhân Việt N am đầu tư vào nền kinh tế thông qua các doanh nghiệp đăng ký theo Luật Doanh nghiệp. Kể từ năm 1999, khung khổ pháp lý cho khu vực tư nhân ở Việt N am đã liên tục được cải thiện. Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư được sửa đổi vào năm 2004 thông qua thống nhất các luật khác nhau áp dụng chung cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong nước, DN N N và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI). Ý tưởng về một khuôn khổ pháp lý chung áp dụng cho tất cả các nhà đầu tư, không phân biệt hình thức sở hữu, đã trở thành hiện thực vào năm 2005. Đây là một phần trong quá trình chuNn bị của Việt N am cho việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. N ăm 2014, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư được tiếp tục sửa đổi với với một số nội dung cải cách mới. Vào năm 2017, N ghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã được ban hành, tái khẳng định yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong vài thập kỷ qua, sự đổi mới trong tư duy của Đảng, thể hiện trong nhiều văn bản nghị quyết và chiến lược, đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. N hững thay đổi trong chính sách và tư
  5. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 217 duy của Đảng đã được hiện thực hóa thông qua các chính sách, luật, quy định và biện pháp khác nhau của Chính phủ nhằm phát triển khu vực tư nhân nói chung và các doanh nghiệp tư nhân nói riêng ở Việt N am. N ghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển bền vững khu vực tư nhân nhấn mạnh yêu cầu tập trung vào chất lượng phát triển và hiệu quả hoạt động của khu vực tư nhân. N gay từ giai đoạn đầu của quá trình ‘Đổi Mới’, Chính phủ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc chuyển đổi vai trò của DN N N để khắc phục tình trạng sản xuất kinh doanh kém hiệu quả khá phổ biến vào thời điểm đó, đồng thời thúc đNy phát triển khu vực kinh tế tư nhân, cũng như việc tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế. N gay từ năm 1992, các nỗ lực cải cách đã tập trung vào việc cổ phần hóa các DN N N – một quá trình nhằm chuyển các DN N N thành các công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, hầu hết các DN N N được cổ phần hoá thông qua quá trình này đều là các doanh nghiệp nhỏ, đang làm ăn thua lỗ hoặc không có lợi nhuận. Các DN N N lớn chiếm lĩnh phần lớn các hoạt động kinh tế và việc làm thì vẫn còn được giữ nguyên (CIEM, 2010). Chính phủ đã cổ phần hóa toàn bộ hoặc một phần 3.759 DN N N trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2013 và 445 doanh nghiệp trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 (CIEM, 2017). Phát triển khu vực kinh tế tư nhân và cải cách DN N N có những tác động tương hỗ, bổ trợ lẫn nhau. Bằng chứng từ thực tiễn cho thấy rằng trong khi DN N N có xu hướng nhận được một tỷ trọng khá lớn về đầu tư, nguồn lực, đóng góp của những doanh nghiệp này cho GDP về tổng số việc làm được tạo ra là thấp hơn so với doanh nghiệp tư nhân. Khi các DN N N cạnh tranh với các công ty tư nhân, những doanh nghiệp này luôn được ưu tiên khiến cho các đối thủ cạnh tranh từ khu vực tư nhân gặp khó khăn trong hoạt động đầu tư và phát triển (ADB, 2012). N goài việc được ưu tiên tiếp cận các cơ hội về vốn, đất đai và mua sắm công, các DN N N có thể tận dụng lợi thế của mình để lèo lái trong môi trường pháp lý phức tạp của Việt N am nhằm đạt được vị thế thượng phong trong cạnh tranh. Trong nhiều trường hợp, điều này đã gây bất lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Chính phủ hiện đang theo đuổi kế hoạch cổ phần hóa hầu hết các DN N N và đặt mục tiêu giảm số DN N N xuống chỉ còn 103 doanh nghiệp vào năm 2020. 2.3. Những tồn tại trong khu vực doanh nghiệp tư nhân - Năng suất và hiệu quả trong phân bổ và sử dụng nguồn lực chưa cao Yêu cầu cấp bách phải tăng năng suất để duy trì tăng trưởng kinh tế nhằm đáp ứng các mục tiêu trung hạn của Việt N am10. Báo cáo N ăng suất Lao động ở cấp độ doanh nghiệp do Tổng Cục Thống kê công bố cho thấy năng suất lao động ở cấp độ doanh nghiệp trong những năm gần đây gần như không tăng, hoặc tăng không đáng kể. Thậm chí, năng suất lao động ở cấp độ doanh nghiệp tại khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước lại giảm đáng kể trong suốt giai đoạn 2011-2014 . Các số liệu thống kê cho thấy năng suất các yếu tố tổng hợp ở Việt N am nằm trong xu hướng giảm kể từ năm 2001. Mức tăng gần đây của chỉ số này chủ yếu là nhờ quá trình chuyển đổi cơ cấu, trong đó lao động được dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp có năng suất và hiệu quả thấp sang các ngành sản xuất và dịch vụ có năng suất cao hơn. Tuy nhiên có thể thấy rõ ràng rằng sự tăng trưởng nhờ quá trình dịch
  6. 218 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM chuyển này đang giảm dần và sẽ là hữu hạn mặc dù rằng gần một nửa lực lượng lao động vẫn đang nằm trong khu vực nông nghiệp. Báo cáo chính sách mang tên “Báo cáo Việt N am 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Bình đẳng và Dân chủ” (dưới đây được viết ngắn gọn là Báo cáo Việt N am 2035) đưa ra tầm nhìn và khát vọng về mức tăng trưởng GDP cao và ổn định ở mức trên 6% mỗi năm. Để duy trì tốc độ tăng trưởng cao như thể hiện trong Báo cáo Việt N am 2035, xu hướng năng suất đang suy giảm như hiện nay phải được đảo ngược (WB và Bộ KHĐT, 2016). Tình trạng năng suất thấp và tốc độ tăng năng suất thấp của nền kinh tế có liên quan tới thực trạng phần lớn các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ. Quy mô nhỏ và tính không chính thức làm hạn chế khả năng của các doanh nghiệp trong nước tận dụng các lợi thế có được nhờ kinh tế quy mô, chuyên môn hóa, cải thiện trình độ tinh vi trong hoạt động, tăng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, vào công nghệ và đổi mới, sáng tạo - tất cả các yếu tố có tính chất quyết định đối với việc nâng cao năng suất. Các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ chiếm số lượng áp đảo trong khu vực doanh nghiệp trong nước. N ếu như tính cả gần 4 triệu hộ kinh doanh, bức tranh về quy mô doanh nghiệp trong nước của Việt N am còn mất cân đối hơn nữa vì tất cả các hộ kinh doanh đều có quy mô siêu nhỏ và nhỏ. Doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt N am do khu vực này đóng góp một phần ba GDP, tạo ra hàng triệu công ăn việc làm, cung cấp sinh kế cho hàng triệu người trên khắp đất nước. Tuy nhiên, nếu môi trường kinh doanh không được cải thiện và trở nên thuận lợi hơn để các doanh nghiệp siêu nhỏ này phát triển hơn nữa về quy mô, cải thiện phương thức sản xuất kinh doanh, và tham gia khu vực doanh nghiệp chính thức, Việt N am sẽ không thể hiện thực hóa được các tiềm năng để nâng cao năng suất của mình. - Hiện tượng “thiếu doanh nghiệp cỡ vừa” Vào năm 2017, 97,3% các doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước có quy mô siêu nhỏ và nhỏ. Các doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 1,3% tổng số. Đáng chú ý, các doanh nghiệp quy mô vừa chỉ chiếm 1,4%, tạo ra cơ cấu doanh nghiệp “bất thường” khi so sánh với cơ cấu của khu vực doanh nghiệp khác như tại N hật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. “Thiếu doanh nghiệp cỡ vừa” cũng là một biểu hiện cho thấy có rất ít doanh nghiệp nhỏ đã lớn lên để trở thành doanh nghiệp quy mô vừa do hạn chế về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và do những khó khăn của môi trường kinh doanh bên ngoài. Các doanh nghiệp nhỏ thiếu năng lực cũng như động cơ và tham vọng phát triển về quy mô. Hiện tượng “thiếu doanh nghiệp cỡ vừa” cũng cho thấy sẽ không có nhiều doanh nghiệp quy mô vừa sẽ phát triển thành doanh nghiệp quy mô lớn trong trung hạn. Vấn đề “thiếu doanh nghiệp cỡ vừa” cần phải được giải quyết do nguyên tắc thường thấy là các công ty lớn hơn có khả năng tốt hơn để tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô để hoạt động hiệu quả hơn và mang lại năng suất cao hơn cho nền kinh tế. Số liệu cho thấy chỉ có 7.422 doanh nghiệp quy mô vừa trên toàn quốc vào năm 2017. Đây là những doanh nghiệp có khả năng sẽ chuyển sang quy mô lớn trong những năm tới, với giả định tích cực là các công ty này sẽ hoạt động hiệu quả. Con số này thực sự là rất khiêm tốn khi so với thực tế là có hơn 110.000 doanh nghiệp được đăng ký hàng năm và hiện có hơn 550.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước.
  7. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 219 40. Tình trạng “ thiếu doanh nghiệp cỡ vừa “ ở Việt N am có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong những năm gần đây, mỗi năm có hơn 100 nghìn doanh nghiệp được đăng ký thành lập (khoảng 120.000 doanh nghiệp trong năm 2017), nhưng cũng có khoảng 60 nghìn doanh nghiệp cũng rút lui khỏi thị trường. Phần lớn các doanh nghiệp đăng ký có quy mô nhỏ (trung bình khoảng 10 tỷ đồng theo thống kê của Bộ KHĐT vào năm 2018). Hầu hết các doanh nghiệp đăng ký mới đều nằm trong những ngành có giá trị gia tăng thấp, trình độ công nghệ sản xuất thấp. Các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động nhằm cung cấp sản phNm và dịch vụ cho thị trường địa phương, cung cấp cho thị trường địa phương, với sự liên kết hạn chế với chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp này có khả năng tiếp cận hạn chế tới công nghệ hiện đại, chủ yếu thực hiện hoạt động sản xuất kinh dựa trên lợi thế về chi phí thấp và quan hệ hơn là dựa trên các nền tảng về kiến thức, công nghệ, đổi mới và khả năng cạnh tranh. Gần một nửa số doanh nghiệp này đang hoạt động thua lỗ, và điều này cản trở khả năng tích tụ vốn của các doanh nghiệp. Do đó, rất ít doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ đã vươn lên thành doanh nghiệp quy mô vừa, dẫn đến tình trạng thiếu các doanh nghiệp quy mô vừa trong bức tranh tổng thể về các công ty tư nhân trong nước. “…Thiếu vắng các doanh nghiệp cỡ vừa cho thấy một thách thức lớn đối với các nỗ lực của các doanh nghiệp tư nhân trong việc khắc phục tình trạng khuyết khoảng giữa này, và cần có nhiều hơn các doanh nghiệp phát triển thành các tập đoàn lớn hơn hoặc tạo ra thương hiệu quốc tế…” (Công nghiệp N hẹ ở Việt N am, Hinh T. Dinh, WB, 2013). - Quá trình tích tụ vốn bằng nguồn nội lực trong các doanh nghiệp tư nhân trong nước diễn ra với tốc độ chậm chạp Tốc độ tích tụ vốn chậm cũng cản trở sự tăng trưởng về quy mô của các doanh nghiệp tư nhân, hạn chế sự xuất hiện của các doanh nghiệp quy mô trung bình, làm trầm trọng thêm hiện tượng “thiếu doanh nghiệp cỡ vừa” ở Việt N am. Có nhiều lý do có thể giải thích cho tốc độ tích tụ vốn chậm chạp này tại các doanh nghiệp tư nhân. Lợi nhuận thấp và thua lỗ tài chính triền miên, thiếu chính sách hỗ trợ quá trình tích tụ vốn, các quy định về thuế không phù hợp và thiếu tính khuyến khích, thiếu tầm nhìn kinh doanh dài hạn, chi phí môi trường kinh doanh cao là những nguyên nhân quan trọng nhất (Lê Duy Bình, 2017). Và “những hạn chế về tích tụ vốn, tích tụ tư bản đã hạn chế khả năng [của các doanh nghiệp tư nhân Việt N am] chuyển từ mô hình tăng trưởng dựa trên nguồn lực sang dựa trên nền tảng tri thức, hoặc từ mô hình thâm dụng lao động sang các mô hình thâm dụng vốn. Thiếu vốn cũng gây khó khăn cho các công ty tư nhân khi đầu tư vào việc nâng cấp công nghệ” (CIEM và N US, 2010). Điều này, đến lượt nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất của doanh nghiệp, trình độ và mức độ tinh vi trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp - một yếu tố quan trọng của năng lực cạnh tranh quốc gia. 2.4. Nguyên nhân và giải pháp tháo gỡ cho những khó khăn của doanh nghiệp tư nhân từ điều chỉnh chính sách - Nguyên nhân từ bất cập của chính sách đối với doanh nghiệp tư nhân Thứ nhất, hệ thống pháp luật về kinh tế tư nhân chưa đầy đủ và hoàn thiện, nhiều quy định còn chưa rõ ràng, thiếu nhất quán, thống nhất như còn chứa đựng mâu thuẫn giữa quy
  8. 220 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM định của pháp luật với những văn bản dưới luật khiến cho các cơ quan thực thi pháp luật và các doanh nghiệp lúng túng trong việc chấp hành luật. Chẳng hạn như Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã được sửa đổi, bổ sung nhiều, nhưng vẫn còn khá nhiều rào cản dưới luật gắn với các quy định về điều kiện kinh doanh như các “giấy phép con”. Trong số 5.826 điều kiện đầu tư kinh doanh áp dụng đối với 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư, thì có đến 2.833 điều kiện hiện đang được quy định tại các văn bản được ban hành không đúng thNm quyền [5]. Việc quy định quá nhiều điều kiện kinh doanh như vậy đã hạn chế quyền tự do đầu tư kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Có thể nói, mặc dù Việt N am đã sửa đổi Hiến pháp, ban hành nhiều đạo luật nhưng hệ thống pháp luật và thể chế của Việt N am vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ hai, sự quản lý của N hà nước đối với nền kinh tế nói chung và đối với khu vực kinh tế tư nhân nói riêng chưa thật sự phù hợp với kinh tế thị trường và hiệu quả chưa cao. Chưa tạo lập môi trường đầu tư và kinh doanh công bằng, thuận lợi; còn nhiều bất cập, nặng về cơ chế “xin-cho”, thủ tục hành chính rườm rà buộc các doanh nghiệp phải phí tổn các khoản chi phí không chính thức dưới nhiều hình thức như lót tay, quà tặng. Theo N gân hàng Thế giới (WB), chỉ số hiệu quả chính quyền của Việt N am mặc dù có sự cải thiện, nhưng vẫn nằm dưới điểm trung bình của thế giới. Xét về tổng thể, Việt N am vẫn xếp hạng dưới mức trung bình của thế giới về năng lực quản trị quốc gia [3]. Trong cơ chế, chính sách vẫn còn có sự bất bình đẳng giữa khu vực kinh tế tư nhân, khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài. Trong quá trình xử lý các hồ sơ xin vay vốn từ các tổ chức tín dụng hiện vẫn còn sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các doanh nghiệp lớn, giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. N ói chung, doanh nghiệp nhà nước ngoài ưu đãi được cấp vốn từ ngân sách nhà nước, còn được ưu đãi hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, đất đai, mặt bằng sản xuất. N hững ưu ái này, một mặt làm cho việc phân bố các nguồn lực bị sai lệch, kém hiệu quả; mặt khác, làm cho môi trường kinh doanh không thực sự công bằng, lành mạnh. Thứ ba, khả năng tiếp cận vốn vay tín dụng của các doanh nghiệp còn hạn chế. Theo kết quả phân tích của WB thì có 24,7% doanh nghiệp Việt N am năm 2015 coi tiếp cận tín dụng là trở ngại lớn nhất khiến cho doanh nghiệp không phát triển được. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với Indonesia là 6,3%, Thái Lan là 4,9% và Malaysia là 0,9%. Kết quả điều tra của Viện N ghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng thiếu vốn và khó tiếp cận tài chính vẫn là trở ngại lớn nhất của doanh nghiệp [1]. Vì không đủ điều kiện tài sản thế chấp nên các doanh nghiệp nước ta hiện nay vẫn phải tiếp nhận vốn vay với lãi suất cao. Lãi suất vay cao khoảng 7-9%/năm trong khi Trung Quốc là 4,3%/năm, Malaysia là 4,6%/năm và Hàn Quốc là 2-3%/năm [6]. N goài chi trả lãi suất cao, để tiếp cận được nguồn vốn tín dụng các doanh nghiệp phải bỏ thêm chi phí lót tay và quà tặng. N hư vậy, lãi suất cao, chi phí lót tay và quà tặng đang là những rào cản lớn hạn chế khả
  9. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 221 năng tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tín dụng và làm gia tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân. Thứ tư, thủ tục hành chính rườm rà buộc các doanh nghiệp phải trả các khoản chi phí phi chính thức cũng là một gánh nặng lớn đối với các doanh nghiệp tư nhân. Trong những năm qua, Việt N am đã tiến hành nhiều chính sách cải cách hệ thống thuế theo hướng đơn giản và giảm bớt áp lực về thuế cho doanh nghiệp. N hờ đó mức thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT) và thuế giá trị gia tăng (VAT) của Việt N am hiện tại đang tương đồng với các nước thuộc khu vực ASEAN và thấp hơn so với mặt bằng chung thuế VAT của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Vì vậy, chi phí chính thức về thuế đối với doanh nghiệp đã được cắt giảm nhiều. Tuy nhiên, chi phí phi chính thức gây ra bởi thủ tục hành chính vẫn còn là rào cản lớn đối với doanh nghiệp. N ăm 2014, các doanh nghiệp phải tiêu tốn tới 872 giờ trong một năm để nộp thuế so với 204 giờ của khu vực và 175 giờ của các nước thuộc OECD. Đến năm 2016, con số này giảm xuống còn 540 giờ và năm 2017 là 498 giờ. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng thời gian nộp thuế của Việt N am năm 2016 vẫn cao nhất trong các nước trong khu vực, gấp 1,37 lần so với Lào và 7,8 lần so với Singapore [3]. Đối với lĩnh vực hải quan, những cải cách trong Luật Hải quan 2014 đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất, nhập khNu như thực hiện cơ chế một cửa quốc gia trong hoạt động hải quan, giảm bớt thủ tục hồ sơ không cần thiết hay rút ngắn thời gian hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa. Tuy vậy, trong lĩnh vực hải quan vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như sự chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành; quy định kiểm tra toàn bộ lô hàng; quy định tiền kiểm; thủ tục; hồ sơ kiểm tra chuyên ngành còn bất hợp lý. Thời gian thông quan ở biên giới với hàng hóa xuất khNu ở Việt N am cần 55 giờ, cao hơn nhiều so với Singapore là 10 giờ và xấp xỉ bằng Thái Lan. Đối với hàng hóa nhập khNu, doanh nghiệp cần 50 giờ và chi phí phải trả là 139 USD, đắt nhất trong khu vực. N hững bất cập trong lĩnh vực hải quan đã khiến cho nhiều doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra các khoản chi phí không chính thức trong quá trình làm thủ tục hải quan. Thứ năm, giá các yếu tố đầu vào liên tục tăng, như giá thuê đất, giá xăng dầu, vận tải, nhân công, giá nguyên vật liệu. Do đó chi phí sản xuất tăng, dẫn đến làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì thế, khả năng tích lũy để mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị hạn chế nhiều. Thứ sáu, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân đều có khả năng cạnh tranh yếu và trung bình. Rất ít sản phNm có thương hiệu Việt N am chiếm lĩnh được thị trường nội địa và thị trường xuất khNu. Đa số sản phNm xuất khNu là hàng gia công, sơ chế và phụ thuộc nhiều vào cơ chế ưu đãi, tài nguyên thiên nhiên và nhân công giá rẻ. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thấp, nhưng cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Bởi lẽ Việt N am hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế khu vực và thế giới. Theo cam kết thì đại đa số các dòng thuế xuất nhập khNu sẽ về 0%, nên các doanh nghiệp phải kinh doanh trong môi trường cạnh tranh gay gắt hơn nhiều cả trên thị trường trong nước và thị trường xuất khNu.[2]
  10. 222 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM - Giải pháp từ điều chỉnh chính sách đối với doanh nghiệp tư nhân + Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế. Để tạo môi trường pháp lý bình đẳng, minh bạch, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế tư nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Kinh tế tư nhân là bộ phận lớn nhất của nền kinh tế Việt N am, nên việc hoàn thiện luật pháp kinh tế tư nhân cần được đặt trong tiến trình hoàn thiện luật pháp kinh tế nói chung của quốc gia. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo hướng xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, dỡ bỏ tất cả các rào cản để các loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bình đẳng trong khuôn khổ luật pháp cho phép; đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán và thống nhất nghĩa là không chứa đựng mâu thuẫn giữa luật với luật, giữa luật với văn bản dưới luật, giữa luật quốc gia với luật quốc tế và những cam kết quốc tế mà Việt N am đã cam kết. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế được thực hiện bằng việc xây dựng và ban hành một số luật mới thật sự cần thiết và rà soát, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một cách cNn trọng các luật quan trọng liên quan tới môi trường pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp, như: Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Đầu tư công, Luật Hải quan, Luật Cạnh tranh, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa… Đồng thời, cần rà soát kỹ lưỡng các văn bản dưới luật, các văn bản pháp quy. N hững văn bản ban hành không đúng thNm quyền, những văn bản mà quy định của nó không phù hợp với luật đã ban hành, những giấy phép con thì kiên quyết loại bỏ. Thực hiện tốt những điều này sẽ hình thành hệ thống pháp luật kinh tế phù hợp hơn với thực tế kinh tế đã và đang biến đổi ở nước ta. Hệ thống luật pháp càng được hoàn thiện thì môi trường pháp lý càng trở nên bình đẳng, thuận lợi cho hoạt động của các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là các đơn vị kinh tế tư nhân hiện nay. Hai là, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước quản lý các hoạt động của nền kinh tế bằng luật pháp và các biện pháp kinh tế là chủ yếu. Vì thế, để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, N hà nước cần phải hoàn thiện hệ thống luật pháp như đã được phân tích ở trên. Điều hết sức quan trọng hiện nay là vấn đề thực thi luật pháp phải thực sự nghiêm chỉnh. Cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan hành pháp) thực thi đầy đủ, đúng quy định của luật đã ban hành sẽ tạo môi trường kinh doanh công bằng, thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh; ngược lại sẽ gây khó khăn, cản trở các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn, sự phân biệt đối xử trong thực tế quản lý giữa các loại hình doanh nghiệp đối với việc tiếp cận các nguồn lực đang gây khó khăn, cản trở lớn cho sự phát triển của kinh tế tư nhân hiện nay. Vì vậy, cần loại bỏ sự phân biệt này để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh công bằng cho mọi loại hình doanh nghiệp. Quản lý kinh tế của nhà nước cần phải phù hợp với kinh tế thị trường. Trong điều kiện kinh tế thị trường, nhà nước hoàn toàn không nên can thiệp sâu vào hoạt động sản
  11. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 223 xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nhiệp tư nhân. N hà nước cần tập trung thực hiện tốt chức năng cơ bản của nhà nước trong kinh tế thị trường, đó là tạo lập khung khổ luật pháp cho hoạt động kinh tế; xây dựng kết cấu hạ tầng, điều hành (quản trị) kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, công bằng, tạo lập hệ thống thị trường đồng bộ và làm cho nó vận hành lành mạnh, hiệu quả. Cải cách thủ tục hành chính quyết liệt hơn nữa nhằm đơn giản hóa tối đa các thủ tục hành chính để tạo sự thuận tiện nhất có thể được cho người dân và doanh nghiệp. Muốn vậy, cần thực hiện các biện pháp: (1) đơn giản hóa từng loại thủ tục hành chính, cắt giảm tối đa các thủ tục không thực sự cần thiết, chỉ giữ lại các thủ tục, hồ sơ thực sự cần thiết đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; công khai các thủ tục hành chính; (2) xóa bỏ cơ chế “xin-cho”, thủ tục “tiền kiểm”, chuyển từ cơ chế xin cấp phép sang cơ chế đăng ký; áp dụng cơ chế “hậu kiểm”, việc kiểm tra cũng phải rõ ràng để tránh sách nhiễu và lợi dụng; (3) áp dụng mạnh số hóa để hiện đại hóa thủ tục hành chính, tăng cường tính minh bạch của các thủ tục hành chính, hạn chế tiêu cực, nhũng nhiễu trong lĩnh vực này. N hìn nhận một cách khái quát thì sự hoàn thiện hệ thống luật pháp và quản lý kinh tế của nhà nước phù hợp với kinh tế thị trường, nói rộng ra là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là điều kiện tiên quyết để tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung và cho phát triển kinh tế tư nhân nói riêng ở nước ta. + Hỗ trợ các nguồn lực để kinh tế tư nhân phát triển Về chính sách tín dụng, hiện nay các chủ thể kinh tế tư nhân đều thiếu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, đây là một trong những khó khăn lớn nhất khiến cho kinh tế tư nhân chưa phát triển mạnh. Vì vậy, cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn vay với lãi suất và điều kiện vay thích hợp. Muốn vậy cần đơn giản hóa các thủ tục vay vốn từ ngân hàng thương mại; xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng; cân đối các nguồn vốn vay với lãi suất và kỳ hạn hợp lý hơn cho các doanh nghiệp; có chính sách khuyến khích các ngân hàng cung cấp các khoản vay dài hạn cho các doanh nghiệp. Khuyến khích các ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi hơn đối với các dự án khởi nghiệp khả thi và có khả năng sinh lời tốt. Đồng thời, khuyến khích các ngân hàng thương mại áp dụng hình thức đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp để tăng cường khả năng cho vay tín chấp. Phát triển thị trường vốn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động nguồn vốn xã hội thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu đáp ứng yêu cầu đầu tư, giảm dần sự phụ thuộc quá nhiều của doanh nghiệp vào vốn vay ngân hàng như hiện nay. Về chính sách thuế, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thuế phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các sắc thuế theo hướng giảm dần thuế suất, giảm số lượng thuế suất, mở rộng phạm vi và đối tượng chịu thuế; đảm bảo công bằng về thuế giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước; cân nhắc giảm bớt các hình thức ưu đãi đối với doanh nghiệp FDI cũng như các doanh nghiệp lớn để tạo môi trường kinh doanh công bằng cho các loại hình doanh nghiệp.
  12. 224 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Trong điều kiện nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế khu vực và thế giới, cần tiếp tục cắt giảm thuế quan, tiến tới thực hiện thuế suất bằng không đối với tuyệt đại đa số hàng hóa xuất nhập khNu theo cam kết, giảm thiểu tiến tới xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan. Vấn đề quan trọng hiện nay là đNy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính về thuế, đơn giản hóa và công khai các thủ tục tính, kê khai, nộp và quyết toán thuế; tăng cường áp dụng thuế điện tử; giảm bớt các hoạt động thanh tra không cần thiết; phấn đấu giảm thời gian nộp thuế của doanh nghiệp. Tăng cường công tác chống buôn lậu, trốn thuế, lậu thuế. Đối với cơ quan hải quan, cần tạo thuận lợi trong nộp lệ phí hải quan và nộp thuế. Mở rộng các hình thức kê khai, thực hiện thủ tục hải quan điện tử để giúp doanh nghiệp chủ động và giảm thời gian thực hiện các hoạt động hành chính này. Về chính sách đất đai, đất đai có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm mặt bằng để sản xuất, hoặc thuê đất để kinh doanh. N hà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn này. N goài những hỗ trợ nói trên, N hà nước cần hỗ trợ kinh tế tư nhân đào tạo nguồn nhân lực; đổi mới công nghệ; xúc tiến thương mại; tìm kiếm và mở rộng thị trường; kiểm soát chặt chẽ việc tăng chi phí đầu vào đối với doanh nghiệp, đặc biệt là chi phí điện, nước, than, xăng dầu, chi phí xuất nhập khNu… N hà nước cần có kế hoạch giãn tiến độ điều chỉnh giá các mặt hàng dịch vụ nói trên một cách hợp lý để tránh chi phí đầu vào một cách dồn dập [3]. 3. KẾT LUẬN Vai trò của doanh nghiệp tư nhân đối với nền kinh tế Việt N am ngày càng lớn. Sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân là kết quả của sự hoạch định và điều chỉnh chính sách của chính phủ. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân còn bộc lộ rõ những hạn chế về quy mô, vốn, năng suất lao động. N guyên nhân của thực trạng trên có cả khách quan và chủ quan. N guyên nhân chính là từ các rào cản của chính sách khiến cho dòng vốn đầu tư vào khu vực kinh tế tư nhân còn chậm, cản trở những đóng góp của doanh ngiệp tư nhân vào nền kinh tế. Việc tiếp tục điều chỉnh chính sách là đúng đắn để tạo ra môi trường kinh doanh lý tưởng cho các doanh nghiệp tư nhân ở Việt N am không chỉ phát triển về số lượng mà còn cả chất lượng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Duy Bình. Kinh tế tư nhân Việt N am. N ăng suất và sự thịnh vượng. 2018 2. Trần Thọ Đạt, Tô Trung Thành (đồng Chủ biên) (2018). 3. Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2017 - Tháo gỡ rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp, N xb Đại học Kinh tế Quốc dân. 4. Mai Lan Hương. Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt N am hiện nay: Rào cản và giải pháp https://vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/KhoaHocCongN ghe/View_Detail.aspx?ItemID=106
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2