intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của kiểm toán nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tác động của kiểm toán nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam" phân tích thực trạng của kiểm toán nội bộ, tác động của kiểm toán nội bộ tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng đồng thời xác định được 6 nhân tố, trong đó nhân tố tác động mạnh nhất là chính sách kiểm toán nội bộ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của kiểm toán nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÁC ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM THE IMPACT OF INTERNAL AUDIT ON PERFORMANCE OF BANKS IN VIETNAM NCS. Lê Thị Vân Dung Trường Đại học Ngoại thương Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Kiểm toán nội bộ chiếm vị trí quan trọng trong bộ máy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng đã được thể chế hóa và là hoạt động bắt buộc đối với các ngân hàng. Đề tài phân tích thực trạng của kiểm toán nội bộ, tác động của kiểm toán nội bộ tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng đồng thời xác định được 6 nhân tố, trong đó nhân tố tác động mạnh nhất là chính sách kiểm toán nội bộ. Từ khóa: Kiểm toán nội bộ, hiệu quả, hoạt động, ngân hàng, kỷ nguyên số ABSTRACT Internal audit occupies an important position in the business operation apparatus of enterprises. In Vietnam, the organization and activities of internal audit in banks have been institutionalized and are compulsory activities for banks. The topic analyzes the current situation of internal audit, the impact of internal audit on performance of banks in Vietnam, and identifies 6 factors, of which the most influential factor is the audit policy. Keywords: Internal audit, efficiency, performance of banks, banking. 1. Đặt vấn đề Kiểm toán nội bộ là công cụ hữu hiệu để kiểm tra, đánh giá tính phù hợp, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung và của ngân hàng nói riêng. Việc thực hiện các cuộc kiểm toán hoạt động của kiểm toán nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đã trở thành xu hướng tất yếu của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Trong thời gian qua, những biến động của thị trường tài chính đã làm gia tăng nhiều rủi ro tài chính cho các ngân hàng thương mại. Thực hiện công tác kiểm toán nội bộ hiệu quả là giải pháp tối ưu mang tính chiến lược và cấp thiết trong điều kiện hiện nay đối với các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, thực tế các cuộc kiểm toán hoạt động của kiểm toán nội bộ tại ngân hàng mới được đề cập và áp dụng trong vài năm gần đây và quá trình thực hiện còn nhiều lúng túng, thiếu kinh nghiệm về cả lý luận lẫn thực tiễn. Một trong những nội dung trọng điểm của các ngân hàng phải thực hiện là “tăng cường hiện đại hóa quản trị rủi ro, nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát, kế toán nội bộ” đặc biệt trong kỷ nguyên số hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu về thực trạng kiểm toán nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. 1346
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 2. Cơ sở lý luận về kiểm toán nội bộ và hiệu quả hoạt động Kiểm toán nội bộ Kiểm toán nội bộ (KTNB) có thể được hiểu là một hoạt động bảo đảm và tư vấn độc lập, khách quan được thiết lập nhằm giúp gia tăng giá trị và cải thiện các hoạt động của tổ chức. KTNB giúp cho tổ chức đạt được mục tiêu bằng cách áp dụng một cách tiếp cận chặt chẽ, có hệ thống nhằm đánh giá và cải thiện tính hiệu lực của quá trình quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ và quản trị của tổ chức” (IIA, 2004). Theo chuẩn mực Kiểm toán quốc tế IIA (2011) “KTNB là một hoạt động được thiết kế nhằm gia tăng giá trị và giải quyết các hoạt động của tổ chức. KTNB giúp tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra thông qua việc áp dụng các phương pháp có hệ thống và quy tắc nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, kiểm soát và các quy trình quản trị”. Kiểm toán nội bộ ngân hàng là quá trình hoạt động một cách có hệ thống, có kỷ luật và độc lập của những người có thẩm quyền trong ngân hàng nhằm kiểm tra đánh giá về chất lượng, độ tin cậy của các thông tin tài chính và phi tài chính của ngân hàng đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ và quản trị điều hành của ngân hàng. Để hoạt động KTNB trong ngân hàng có thể đáp ứng được vai trò mới, mở rộng phạm vi từ đánh giá các thủ tục kiểm soát nội bộ sang đánh giá nhiều mặt của hoạt động ngân hàng theo quy định pháp lý và quản lý rủi ro. Đối với một ngân hàng, kiểm toán nội bộ đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và đánh giá một cách liên tục các quá trình quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ và quản trị của ngân hàng, cung cấp sự đảm bảo quan trọng đối với hội đồng quản trị, Ban giám đốc của ngân hàng. Hiệu quả hoạt động Theo Nguyễn Việt Hùng (2008) “Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và những chi phí bỏ ra để có kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao”. Theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN “Hiệu quả hoạt động được hiểu theo nghĩa chung nhất là các lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội mà một cá nhân hay tổ chức đạt được trong quá trình hoạt động của mình. Đối với tất cả các NHTM hoạt động trong nền kinh tế, với các cơ chế quản lý khác nhau thì có các nhiệm vụ mục tiêu hoạt động khác nhau”. Mối liên hệ giữa KTNB và hiệu quả hoạt động của NHTM Theo quan điểm IIA: “KTNB được thiết kể để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu, nó bị chi phối bởi ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên trong đơn vị”. Trong đó: Con người là tác nhân thiết kế và vận hành hệ thống KTNB vì hệ thống KTNB bao gồm những chính sách, thủ tục, biểu mẫu và cả yếu tố con người. Con người ở đây cụ thể là hội đồng quản trị, ban giám đốc, nhân viên của tổ chức. Có con người thì mục tiêu kiểm soát và cơ chế kiểm soát mới được thiết lập và vận hành. Nói cách khác, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được so với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó. Akal, Simsek & Nursoy (2015) cũng chỉ ra rằng: “Hiệu quả của hoạt động kinh doanh như đầu ra và là kết quả hoạt động của NH sau một thời gian nhất định. Mức độ mà các NH đạt được 1347
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 so với mục tiêu, kế hoạch quản lý sẽ đánh giá kết quả này, do đó, hiệu quả được định nghĩa là việc đánh giá tất cả các nỗ lực trong việc theo đuổi thực hiện mục tiêu, kế hoạch quản lý”. 3. Phương pháp nghiên cứu, mô hình và giả thuyết nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: + Nghiên cứu định tính: Mục tiêu của nghiên cứu định tính là khám phá những thành phần của KTNB tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM và xác định các biến quan sát của thang đo nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thực hiện qua 2 bước: thảo luận nhóm trực tiếp với các chuyên gia tài chính (các giám đốc chi nhánh, trưởng phòng tín dụng, trưởng phòng kiểm toán nội bộ) tại NHTM, sau đó tiến hành khảo sát thử trên một số cán bộ KTNB để điều chỉnh các yếu tố trong thang đo tại bảng câu hỏi khảo sát. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu từ sách báo, tạp chí, các báo cáo tài chính thường niên đã kiểm toán trên mạng internet. + Nghiên cứu định lượng: Đối tượng tham gia khảo sát là Ban giám đốc, cán bộ kiểm toán tại các NHTMCP vào tháng 12 năm 2020, số phiếu phát ra là 210, số phiếu thu về là 210, số phiếu hợp lệ là 200. Dữ liệu sau khi thu về sẽ được phân tích và sử dụng phần mềm SPSS 20.0 hỗ trợ xử lý dữ liệu. ✓ Mô hình nghiên cứu Khi thiết lập mô hình đánh giá sự tác động giữa KTNB và hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam, tác giả căn cứ trên mô hình nghiên cứu của Kolapo, T.Funso; Ayeni, R.Kolade; Oke, M.Ojo (2010), để đề xuất các yếu tố then chốt tác động đến hiệu quả hoạt động tại ngân hàng theo sơ đồ sau: Công khai thông tin Tiêu chuẩn kiểm toán nội bộ Chính sách kiểm toán nội bộ Hiệu quả hoạt động của ngân hàng Sự độc lập của kiểm toán nội bộ - Năng lực chuyên môn Quy trình kiểm toán nội bộ (Nguồn: Kolapo, T.Funso; Ayeni, R.Kolade; Oke, M.Ojo (2010), và tổng hợp của tác giả) Phương trình hồi quy có dạng như sau: Y = β0+β1 * X1 + β2 * X2 + β3 * X3 + β4 * X4 + β5 * X5 + β6 * X6 +Ui Y: Hiệu quả hoạt động của ngân hàng 1348
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 X1: Công khai thông tin; X2: Tiêu chuẩn kiểm toán nội bộ; X3: Chính sách kiểm toán nội bộ; X4: Sự độc lập của KTNB; X5: Năng lực chuyên môn; X6: Quy trình kiểm toán nội bộ. β0, β1, β2, β3, β4, β5, β6: Hệ số hồi quy Ui: Sai số ngẫu nghiên Bảng 1: Thang đo đo lường các biến quan sát Tên biến Ký hiệu Biến quan sát Nguồn Công khai TT1 NHTM có thiết lập hệ thống thu thập thông tin về DeAngelo (1981) thông tin năng lực tài chính và thẩm định khách hàng. TT2 NHTM có cơ chế dự báo biến động thị trường, Copley & Doucet, 1993 khủng hoảng kinh tế. TT3 Công khai thông tin một cách minh bạch đáng tin ISA 220 và VSA 220 cậy TT4 Ngân hàng thiết lập hệ thống cảnh báo rủi ro từ xa. Schroeder et al. (1986); Carcello et al (1992), Tiêu chuẩn TC1 Các chuyên viên KTNB được trang bị các phương DeAngelo (1981) kiểm toán pháp quản trị tiên tiến. nội bộ TC2 Các chuyên viên KTNB luôn nắm vững các chuẩn Mautz & Sharaf, (1961) mực quản trị toàn cầu để đánh giá hiệu quả hoạt động. TC3 Các chuyên viên KTNB được trang bị kiến thức ISA 220 và VSA 220 chuẩn quốc tế. TC4 Các chuyên viên KTNB luôn nắm bắt xu thế phát ISA 220 và VSA 220 triển của ngân hàng. Chính CS1 Chính sách KTNB được phân bổ đến từng chi nhánh, sách kiểm phòng giao dịch, phòng ban liên quan, từng nhân viên Richard (2006) toán nội tín dụng. bộ CS2 Chính sách KTNB được điều chỉnh với tình hình ISA 220 và VSA 220 thực tế và đa ngành nghề lĩnh vực cho vay. CS3 Mức phân quyền phê duyệt tín dụng quá lớn cho một ISA 220 và VSA 220 cá nhân là nguyên nhân dẫn đến chính sách KTNB. CS4 Chính sách KTNB được phân quyền theo từng cấp Richard (2006) độ để hạn chế rủi ro tín dụng Sự độc lập DL1 KTNB thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá và xác của kiểm minh một cách độc lập thông tin về các hoạt động ISA 220 và VSA 220 toán nội diễn ra bên trong ngân hàng. bộ DL2 KTNB đặt tại đơn vị cơ sở để sớm phát hiện, ngăn Richard (2006), Bùi Thị 1349
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 chặn và xử lý các hành vi tiêu cực, gian lận sai sót Thủy (2012) trong quản lý và điều hành. DL3 KTNB phải chịu trách nhiệm về ý kiến xác nhận và ISA 220 và VSA 220 đánh giá của mình. DL4 KTNB kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ luật pháp và Richard (2006), Bùi Thị quy định nội bộ của đơn vị một cách độc lập, khách Thủy (2012) quan. DL5 KTNB chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình theo kế hoạch kiểm toán đã được cấp có thẩm quyền ISA 220 và VSA 220 trong đơn vị phê duyệt. Năng lực NL1 Ngân hàng có chính sách đào tạo, thường xuyên nâng ISA 220 và VSA 220 chuyên cao kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn. môn NL2 Ngân hàng có chính sách khen thưởng theo định kỳ ISA 220 và VSA 220 tốt. NL3 Đạo đức nghề nghiệp của KTNB đáp ứng đầy đủ yêu Kym Boon (2008); Bùi cầu về năng lực và trình độ chuyên môn. Thị Thủy (2012) NL4 Thường xuyên đánh giá thành tích và đạo đức nghề ISA 220 và VSA 220 nghiệp của CBKT, Quy trình QT1 Quy trình KTNB phù hợp với sự phát triển và tình Kym Boon (2008) kiểm toán hình thị trường. nội bộ QT2 Quy trình KTNB của ngân hàng đảm bảo tính logic Craswell và Cộng sự khoa học, rõ ràng và cụ thể. (1995) QT3 Ngân hàng áp dụng quy trình KTNB được tách bạch Kym Boon (2008) giữa các bộ phận. QT4 Quy trình KTNB phù hợp với các quy định của Craswell và Cộng sự NHTW và pháp luật. (1995) QT5 Quy trình KTNB còn nhiều bất cập, thủ tục phức tạp. Kym Boon (2008) Hiệu quả HQ1 Ngân hàng có biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ISA 220 và VSA 220 hoạt động từ quá trình giám sát chặt chẽ quy trình KTNB. của ngân HQ2 Ngân hàng có biện pháp xử lý và kiểm soát những hàng ISA 220 và VSA 220 khoản nợ xấu. HQ3 Áp dụng hiệp ước vốn Basel vào trong hệ thống ngân Thông tư 70/2015/TT- hàng thương mại Việt Nam. BTC HQ4 Đảm bảo cân đối giữa huy động và cho vay. ISA 220 và VSA 220 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết H1: Tính công khai thông tin của KTNB tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của NHTM. Giả thuyết H2: Tiêu chuẩn KTNB tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của NHTM. Giả thuyết H3: Chính sách KTNB hợp lý tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của NHTM. 1350
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Giả thuyết H4: Quy trình KTNB tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của NHTM Giả thuyết H5: Sự độc lập của KTNB tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của NHTM. Giả thuyết H6: Năng lực chuyên môn của KTNB tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của NHTM. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Công cụ Cronbach's Alpha giúp loại biến quan sát nào có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3, hình thức chọn thang đo là Cronbach's Alpha từ 0.6 trở lên. Sau đây là kết quả đạt được: Bảng 2: Bảng Kiểm định độ tin cậy của từng thang đo Mã biến quan Hệ số tương Cronbach’s Cronbach’s Thang đo sát quan biến tổng Alpha nếu loại biến Alpha TT1 0.571 0.728 TT2 0.649 0.686 TT TT3 0.556 0.735 0.776 TT4 0.551 0.737 TC1 0.477 0.731 TC2 0.611 0.650 TC 0.748 TC3 0.499 0.714 TC4 0.595 0.660 CS1 0.704 0.671 CS2 0.546 0.755 CS 0.785 CS3 0.522 0.766 CS4 0.606 0.726 DL1 0.610 0.697 DL2 0.724 0.658 DL DL3 0.436 0.764 0.764 DL4 0.544 0.717 DL5 0.402 0.763 NL1 0.716 0.725 NL2 0.679 0.745 NL 0.814 NL3 0.580 0.794 NL4 0.569 0.795 QT1 0.561 0.774 QT2 0.676 0.736 QT QT3 0.593 0.763 0.803 QT4 0.557 0.774 QT5 0.548 0.777 (Nguồn: Tác giả xử lý trên SPSS) Qua Bảng 2, tất cả các quan sát đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6, có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 như vậy được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo. Bảng 3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo hiệu quả hoạt động của ngân hàng 1351
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Mã biến quan Hệ số tương Cronbach’s Cronbach’s Thang đo sát quan biến tổng Alpha nếu loại biến Alpha HQ1 0.586 0.746 HQ2 0.630 0.723 HQ 0.790 HQ3 0.601 0.739 HQ4 0.583 0.747 (Nguồn: Tác giả xử lý trên SPSS) Thang đo HQHĐ: Có hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.790 > 0.6, các hệ số tương quan biến tổng của các biến HQ1, HQ2, HQ3, HQ4 đều > 0.3, vì vậy các biến đều phù hợp và được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo. 4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Bảng 4: Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố Biến Hệ số tải nhân tố Hệ số Nhân quan 1 2 3 4 5 6 7 Cronbach’s tố sát Alpha QT2 0.768 QT5 0.687 QT QT3 0.677 0.803 QT1 0.601 QT4 0.518 CS4 0.807 CS1 0.716 CS 0.785 CS3 0.593 CS2 0.587 NL2 0.807 NL1 0.791 NL 0.814 NL4 0.648 NL3 0.620 DL2 0.799 DL1 0.711 DL DL5 0.631 0.764 DL4 0.589 DL3 0.523 TT4 0.715 TT TT2 0.625 0.776 TT1 0.530 1352
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TT3 0.506 TC2 0.704 TC4 0.665 0.748 TC TC3 0.661 TC1 0.655 Phương pháp rút trích: Principal Component Analysis Phương pháp xoay: Varimax with Kaiser Normalization (Nguồn: Tác giả xử lý trên SPSS) Với kết quả phép xoay Varimax cho thấy tất cả các biến quan sát có hệ số truyền tải đều > 50%, cho kết quả không có biến nào bị loại. Với tổng phương sai trích được 60.276% (thỏa yêu cầu > 50%), vì vậy 6 nhân tố: Công khai thông tin KTNB, Tiêu chuẩn KTNB, Chính sách KTNB, Quy trình KTNB, Độc lập của KTNB, năng lực chuyên môn, giải thích được 60.276% biến thiên của biến phụ thuộc. Còn lại 39.724% sự biến thiên của dữ liệu là do các nhân tố khác chưa được xem xét trong bài nghiên cứu (Lãi suất, lạm phát…). 4.3 Phân tích hồi quy Như vậy các biến quan sát thì đều phù hợp và tác động đến biến phụ thuộc là Hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng (HQHĐ), nên được giữ lại trong phân tích tiếp theo. Phân tích tương quan được sử dụng để xem xét sự phù hợp khi đưa các biến vào mô hình hồi quy. Bảng 5: Bảng kết quả hồi quy của từng biến Hệ số chưa chuẩn Hệ số Đo lường đa cộng Mức ý hóa chuẩn hóa tuyến Mô hình t nghĩa Sai số Dung B Beta Sig. VIF chuẩn sai (Hằng số) -1.187 0.262 -4.529 0.000 QT 0.170 0.061 0.146 2.809 0.006 0.554 1.806 CS 0.424 0.061 0.352 6.961 0.000 0.587 1.704 NL 0.171 0.054 0.156 3.170 0.002 0.622 1.606 DL 0.166 0.057 0.141 2.903 0.004 0.642 1.558 TT 0.191 0.056 0.187 3.433 0.001 0.505 1.979 TC 0.132 0.048 0.136 2.754 0.007 0.615 1.625 (Nguồn: Tác giả xử lý trên SPSS) Dựa vào Bảng 5 kết quả Coefficientsa tác giả thấy các biến độc lập: Công khai thông tin KTNB, Tiêu chuẩn KTNB, Chính sách KTNB, Quy trình KTNB, Độc lập của KTNB, năng lực chuyên môn, đều có Sig nhỏ hơn 0.05, nên các biến đều có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Với hệ số (Beta) lần lượt là 0.191, 0.132, 0.424, 0.170, 0.166, 0.171 đều dương nên các biến ảnh hưởng tích cực với hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng. Vì vậy ở độ tin cậy 95% các biến độc lập đều ảnh hưởng cùng chiều đến biến phụ thuộc. 1353
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Qua Bảng 5, phương trình hồi quy có dạng như sau: Y = -1.187 + 0.191 * X1 + 0.132* X2 + 0.424* X3 + 0.166 * X4 + 0.171 * X5 + 0.170* X6 +Ui Dựa vào kết quả phân tích hồi quy tác giả tiến hành kiểm định lại giả thuyết của mô hình đã đặt trước. Bảng 6: Bảng tổng hợp giả thuyết sau khi kiểm định Các giả thuyết Kết quả sau khi kiểm định H1 Được chấp nhận H2 Được chấp nhận H3 Được chấp nhận H4 Được chấp nhận H5 Được chấp nhận H6 Được chấp nhận (Nguồn: Xử lý của tác giả ) 4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu Qua việc sử dụng các phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu, tác giả đã tổng hợp được 6 nhân tố của kiểm toán nội bộ tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM bao gồm: công khai thông tin, tiêu chuẩn kiểm toán nội bộ, chính sách kiểm toán nội bộ, sự độc lập của KTNB, năng lực chuyên môn của KTNB và quy trình kiểm toán nội bộ. Mức độ tác động của từng yếu tố cụ thể như sau: - Nhân tố tác động mạnh nhất đến hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng là Chính sách KTNB (CS) với beta = 0.424. Yếu tố chính sách kiểm toán nội bộ giải thích được 42.4% hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. - Nhân tố thứ 2 là Công khai thông tin KTNB (TT) có hệ số beta = 0.191, - Nhân tố thứ 3 là Năng lực chuyên môn (NL) có hệ số beta = 0.171. - Nhân tố thứ 4 là Quy trình KTNB (QT) với hệ số beta = 0.170 - Nhân tố thứ 5 là Sự độc lập của KTNB (DL) có hệ số beta = 0.166 - Nhân tố thứ 6 tác động đến hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng là Tiêu chuẩn KTNB (TC) với beta = 0.132. Tất cả các hệ số hồi quy đều mang dấu dương, chứng tỏ các giả thuyết đưa ra đều phù hợp với mô hình nghiên cứu. Chính sách kiểm toán nội bộ là nhân tố được đánh giá là quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động của các ngân hàng thương mại. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi bất cứ hoạt động nào muốn đạt hiệu quả thì đều phải có chính sách rõ ràng. Đối với hoạt động Kiểm toán nội bộ mới đây Chính phủ đã đưa ra Nghị định số 05/2019/NĐ-CP quy định về Kiểm toán nội bộ, trở thành khung chính sách quan trọng cho việc phát triển hoạt động kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp. Từ khung Nghị định, chính sách kiểm toán nội bộ được cụ thể hóa trong quy chế của Kiểm toán nội bộ, bao gồm các nội dung về vị trí, vai trò, sứ mệnh, quyền hạn của Kiểm toán nội bộ tại từng doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ là một hoạt động đặc biệt có tính nhạy cảm cao; để hoạt động kiểm toán nội bộ có thể diễn ra và mang lại hiệu quả, rất cần có một chính sách 1354
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 rõ ràng cũng như phải có sự ủng hộ của ban lãnh đạo doanh nghiệp đối với hoạt động này. Kiểm toán nội bộ cần được trao cho những quyền hạn và vị thế đặc biệt để có thể triển khai tốt sứ mệnh của mình: đó là quyền được tiếp cận không giới hạn đến sổ sách, tài liệu cũng như nhân sự phục vụ cho công việc kiểm toán; Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ cũng có thể tiếp cận và trao đổi, báo cáo trưc tiếp đến hội đồng quản trị và ban lãnh đạo của doanh nghiệp. Những điều này là tối quan trọng để hoạt động kiểm toán nội bộ có thể đạt được sứ mệnh của mình là bảo vệ và tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp. Về tính độc lập của kiểm toán viên trong các NHTM, đây được xem là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM. Đa số các nhân viên kiểm toán nội bộ đều được đánh giá cao về tính độc lập trong công tác kiểm toán. Tính độc lập của KTV là một trong hai khía cạnh khá quan trọng để đảm bảo chất lượng cho một cuộc kiểm toán (xét về năng lực và tính độc lập). Nếu năng lực là điều kiện cần thì tính độc lập xem như là điều kiện đủ để đảm bảo được chất lượng kiểm toán. Năng lực cho phép các KTV có khả năng phát hiện ra các sai sót trọng yếu trong các BCTC còn tính độc lập sẽ đảm bảo được việc KTV có công bố các sai sót này trong báo cáo kiểm toán hay không. Cụ thể hơn, nếu các nguy cơ có thể phát sinh làm ảnh hưởng đến tính độc lập, mà phổ biến nhất là nguy cơ từ sự tư lợi, nguy cơ tự bào chữa, nguy cơ từ sự quen thuộc… KTV có thể cố tình không công bố các phát hiện hoặc thực hiện công việc kiểm toán chưa đúng với yêu cầu, năng lực chuyên môn và tính hoài nghi nghề nghiệp. Tính độc lập cũng là yêu cầu đầu tiên trong Chuẩn mực Đạo đức nghề nghiệp kiểm toán. Tính độc lập là nền tảng của hoạt động kiểm toán, đòi hỏi KTV phải trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao, không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất nào. Ở Việt Nam, tính độc lập được quy định cụ thể trong Chuẩn mực Đạo đức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán đã được ban hành theo Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 08/5/2015 của Bộ Tài chính. Chuẩn mực này đã xây dựng một khuôn khổ, yêu cầu các ngân hàng thương mại kiểm toán và thành viên nhóm kiểm toán thực hiện dịch vụ đảm bảo phải xác định, đánh giá, khắc phục các nguy cơ đe dọa đến tính độc lập. Về năng lực chuyên môn của KTNB: Nhân tố này đảm bảo rằng KTV nắm vững các chuẩn mực nghề nghiệp và có khả năng thực hiện cuộc kiểm toán chất lượng tại NHTM. Hầu như các KTNB tại các NHTM đều có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên và có chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên đạt chuẩn. Tiêu chuẩn KTNB: Theo các nghiên cứu từ nước ngoài về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động (Kym Boon (2008), Behn (1997), Tiêu chuẩn kiểm toán nội bộ được coi là một trong những nhân tố quan trọng nhất. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra đây là nhân tố có tác động cao nhất trong mô hình nghiên cứu đã đưa ra. KTNB tại các NHTM có tiêu chuẩn thực sự là khá tốt, trước khi tiến hành bất cứ cuộc kiểm toán nào, KTNB đều nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các loại tài liệu sơ cấp và thứ cấp liên quan đến đơn vị khách hàng để có thể giải quyết và ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra nhanh chóng, kịp thời và chuyên nghiệp. KTV có thể được đào tạo và cập nhập thêm những kiến thức về viêc ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong quá trình thực hiện kiểm toán. Các biện pháp nhằm hỗ trợ KTV áp dụng hiệu quả phương pháp kiểm toán chuyên sâu theo hướng tiếp cận rủi ro cần có sự hỗ trợ từ Hiệp hội VACPA, hoặc liên kết với các tổ chức đào tạo KTV chuyên nghiệp như CIA, ACCA.v.v. Công khai thông tin: Phần lớn KTNB của NHTM đều giữ bí mật tuyệt đối tại đơn vị mình kiểm toán vì chỉ cung cấp thông tin khi được yêu cầu từ phía ban lãnh đạo hoặc từ kiểm toán viên độc lập từ các Công ty kiểm toán. Thông thường, đây là nhân tố quan trọng của một KTVNB, nếu 1355
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 qua được những kỳ sát hạch khắt khe thì mới tiếp tục công việc. Công khai thông tin là yếu tố được đánh giá quan trọng trong công tác kiểm toán BCTC của các NHTM, nó hình thành nên kỹ năng và nghệ thuật xử lý tình huống cho KTV hành nghề. 5. Kết luận Kiểm toán nội bộ đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng hiện nay. Bài viết đã phân tích ảnh hưởng của kiểm toán nội bộ đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong kỷ nguyên số thông qua 6 nhân tố tác động bao gồm công khai thông tin, tiêu chuẩn kiểm toán nội bộ, chính sách kiểm toán nội bộ, sự độc lập của kiểm toán, năng lực chuyên môn và quy trình kiểm toán nội bộ. Tác giả đã khẳng định 6 yếu tố này đều có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Việt Dung. (2016). “Kinh nghiệm áp dụng KTNB trong hệ thống ngân hàng Nhật Bản”. Tạp chí Công Thương, 2016. [2] Nguyễn Việt Hùng. (2008). “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. [3] Nguyễn Thu Trang. (2015). “Kiểm soát nội bộ tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam”. Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Thương mại. [4] Nghị định số 05/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 về Kiểm toán nội bộ. [5] Quyết định 734/QĐ-NHNN ngày 18/4/2012 của NHNN về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. [6] Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 01/03/2012 về “phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. [7] Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. [8] IAI (2004), The professional Practices Framwork. Altamonte Springs, Florida: The institute of Internal Auditors. 1356
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA KTNB ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI KỶ NGUYÊN SỐ Trong chương trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu sự tác động của KTNB đến hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam trong thời đại kỷ nguyên số”. Chúng tôi muốn tìm hiểu những nhân tố chủ yếu tác động và mức độ tác động của chúng tới hiệu quả hoạt động tại NHTM Việt Nam trong thời đại kỷ nguyên số. Những trả lời của Anh (Chị) theo những câu hỏi trong phiếu dưới đây hoàn toàn là những dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, phân tích của chúng tôi. Kính mong Anh/Chị dành thời gian hỗ trợ tác giả hoàn thành phiếu khảo sát này. Các thông tin được Anh/Chị cung cấp nhằm mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học và hoàn toàn được bảo mật. Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Quý Anh/Chị! THÔNG TIN KHÁCH HÀNG Giới tính: Nam Nữ Độ tuổi: 22-30 tuổi 30-40 tuổi 40-50 tuổi Trên 50 tuổi Nghề nghiệp: Giám đốc Trưởng phòng Phó phòng Nhân viên kiểm toán Thâm niên: dưới 1 năm Từ 1 – 3 năm 3- 5 năm trên 5 năm I. Nghiên cứu sự tác động của KTNB đến hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam trong thời đại kỷ nguyên số Dưới đây là một số phát biểu về sự tác động của KTNB đến hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam trong thời đại kỷ nguyên số. Anh/Chị vui lòng cho ý kiến với các mức độ đánh giá tương ứng như sau: 1. R Anhhông đui lòng cho ý kiến với các mức độ đánh giá tương ứng như sau:ợc Anh/Chị cCâu 1: Anh (Chị) đánh giá mức độ đồng ý của mình đối với các tiêu chí: Công khai thông tin KTNB, Tiêu chuẩn KTNB, Chính sách KTNB, Quy trình KTNB, Độc lập của KTNB, chất lượng nguồn nhân lực theo bảng sau: Mức độ đồng ý Rất Rất Bình Không MS Nội dung đồng ý không đồng ý thường đồng ý đồng ý 5 4 3 2 1 Công khai thông tin KTNB TT1 Hệ thống thu thập thông tin về năng lực tài chính và thẩm định khách hàng khá đầy đủ, kịp thời. 1357
  13. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TT2 Cơ chế dự báo biến động thị trường, khủng hoảng kinh tế khá tốt. TT3 Công khai thông tin bằng phương pháp khai phá tri thức từ dữ liệu hoạt động hiệu quả. TT4 Ngân hàng thiết lập hệ thống cảnh báo rủi ro từ xa. Tiêu chuẩn KTNB TC1 Các chuyên viên kiểm toán nội bộ được trang bị các phương pháp quản trị tiên tiến TC2 Các chuyên viên kiểm toán nội bộ được trang bị các phương pháp luôn nắm vững các chuẩn mực quản trị toàn cầu để đánh giá và tổ chức lại bộ máy hiệu quả hoạt động hiệu quả, gắn kết, tập trung nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đạt được mục tiêu của tổ chức. TC3 Kiểm toán nội bộ được trang bị kiến thức chuẩn quốc tế. TC4 Kiểm toán nội bộ luôn nắm bắt xu thế phát triển của nền kinh tế, tư duy quản lý hiện đại và trang bị kỹ năng cần thiết nhằm cải tiến hệ thống quản lý. Xây dựng Chính sách KTNB Chính sách KTNB được phân bổ từng chi CS1 nhánh, phòng giao dịch, phòng ban liên quan, từng nhân viên tín dụng. Chính sách KTNB được điều chỉnh với tình CS2 hình thực tế và đa ngành nghề lĩnh vực cho vay. Mức phân quyền phê duyệt tín dụng quá lớn CS3 cho một cá nhân là nguyên nhân dẫn đến chính sách KTNB. Chính sách KTNB được phân quyền theo CS4 từng cấp độ để hạn chế rủi ro tín dụng. Đo lường Quy trình KTNB QT1 Quy trình KTNB phù hợp với sự phát triển và tình hình thị trường. QT2 Quy trình KTNB đảm bảo tính logic khoa học, rõ ràng và cụ thể. QT3 Quy trình KTNB được tách bạch giữa các bộ phận, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận liên quan. QT4 Quy trình KTNB tuân thủ các quy định của NHNN và pháp luật. 1358
  14. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 QT5 Quy trình cho vay còn nhiều bất cập, thủ tục vay phức tạp. Đo lường sự Độc lập của KTNB DL1 KTNB thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá và xác minh một cách độc lập thông tin về các hoạt động diễn ra bên trong ngân hàng. DL2 KTNB đặt tại đơn vị cơ sở để sớm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi tiêu cực, gian lận sai sót trong quản lý và điều hành. DL3 KTNB phải chịu trách nhiệm về ý kiến xác nhận và đánh giá của mình. DL4 KTNB kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ luật pháp và quy định nội bộ của đơn vị một cách độc lập, khách quan. DL5 KTNB chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình theo kế hoạch kiểm toán đã được cấp có thẩm quyền trong đơn vị phê duyệt. Năng lực chuyên môn của KTV NL1 Ngân hàng có chính sách đào tạo, thường xuyên nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn. NL2 Ngân hàng có chính sách khen thưởng theo định kỳ tốt. NL3 Đạo đức nghề nghiệp của CBKT đáp ứng đầy đủ yêu cầu về năng lực và trình độ chuyên môn. NL4 Thường xuyên đánh giá thành tích và đạo đức nghề nghiệp của CBKT, theo dõi một cách chặt chẽ. Đo lường hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng HQ1 Ngân hàng có biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động từ quá trình giám sát chặt chẽ quy trình KTNB. HQ2 Ngân hàng có biện pháp xử lý và kiểm soát những khoản nợ xấu. HQ3 Áp dụng hiệp ước vốn Basel vào trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. HQ4 Đảm bảo cân đối giữa huy động và cho vay. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý Anh (Chị)! 1359
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2