intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (influencers) ở nền tảng Tiktok đến ý định mua hàng của người tiêu dùng thế hệ Gen Z Khoa Tài chính - Thương mại Hutech

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

66
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Tác động của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (influencers) ở nền tảng Tiktok đến ý định mua hàng của người tiêu dùng thế hệ Gen Z Khoa Tài chính - Thương mại Hutech" xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng của người tiêu dùng thế hệ gen Z khoa Tài chính-Thương mại HUTECH. Nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng theo mô hình nhân tố khám phá để thực hiện đề tài. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (influencers) ở nền tảng Tiktok đến ý định mua hàng của người tiêu dùng thế hệ Gen Z Khoa Tài chính - Thương mại Hutech

  1. TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI CÓ ẢNH HƯỞNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI (INFLUENCERS) Ở NỀN TẢNG TIKTOK ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THẾ HỆ GEN Z KHOA TÀI CHÍNH- THƯƠNG MẠI HUTECH Huỳnh Ngọc Huyền*, Nguyễn Thị Mai Linh, Vũ Văn Hùng, Lê Thị Phương Thảo, Huỳnh Ngọc Hồng Tâm Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: PGS.TS. Trần Văn Tùng TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng của người tiêu dùng thế hệ gen Z khoa Tài chính-Thương mại HUTECH. Nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng theo mô hình nhân tố khám phá để thực hiện đề tài. Kết quả nghiên cứu đã xác định có 6 nhân tố tác động đến ý định mua hàng của người tiêu dùng thế hệ gen Z khoa Tài chính-Thương mại HUTECH, đó là sự tin cậy,chuyên môn, mức độ ảnh hưởng,, sự phù hợp, sự hấp dẫn, giá trị nội dung.Trong đó yếu tố giá trị nội dung, sự hấp dẫn,sự tin cậy là ba yếu tố có tác động mạnh nhất đến ý định mua hàng của người tiêu dùng gen Z. Để thực hiện đề tài nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng theo mô hình nhân tố khám phá EFA. Từ khóa: người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, ý định mua hàng của người tiêu dùng, thế hệ gen z, nền tảng tiktok. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiktok là kênh mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay trên thế giới có hơn 3 tỷ lượt tải về và phủ sóng khắp toàn cầu hiện nay. Theo điểm chuẩn của ngành Social Insider cho năm 2022, TikTok hiện là nền tảng truyền thông xã hội hấp dẫn nhất với tỷ lệ tương tác trung bình là 5,96%. Tỷ lệ tương tác của TikTok so với Instagram, Facebook và Twitter đang có khoảng cách ngày càng lớn. TikTok là ứng dụng (không chơi game) có doanh thu cao nhất trên thế giới vào quý 3 năm 2022, với 914,4 triệu USD người dùng chi cho ứng dụng này. Theo một nghiêm cứu, xác suất thế hệ Z mua sản phẩm được đề xuất bởi Influencers cao hơn 1,3 lần so với xác suất mua hàng được quảng cáo bởi người nổi tiếng trên TV hoặc phim truyền hình. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Khái niệm Người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (influencer): Một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội thường là một cá nhân thuốc bên thức 3 có địa vị xã hội nhất định (Lu, Li, &Liao, 2010). Theo Abidin (2016), những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội là những người đã xây dựng một mạng lưới xã hội và một 305
  2. lượng người theo dõi lớn trên các trang mạng xã hội và được xem như là những người định vị xu hướng đáng tin cậy. Influencer marketing: Theo Forbes: “Influencer marketing là hình thức marketing nhằm xác định tiếp cận từng cá nhân và gây ảnh hưởng lên quyết định mua hàng của những khách hàng tiêm năng”. Theo Brown và Hayes (2008), Influencer marketing là hành động của một người bên ngoài ảnh hưởng đến lựa chọn của người tiêu dùng. Ý định mua hàng của người tiêu dùng: Ý định mua hàng của người tiêu dùng là kế hoạch mua hàng hóa hoặc dịch vụ của họ (Araujo et al.2022). Ý định mua của người tiêu dùng được hiểu là sự sẵn sàng mua một sản phẩm nào đó trong tương lai gần và chịu ảnh hưởng bởi 3 yếu tố: thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi.(Tạp chí KTĐN số 116.2020) Thế hệ Z: Thế hệ Z (Gen Z), thường được gọi là Zoomers, là nhóm nhân khẩu học kế tiếp Millennials và Thế hệ Alpha trước đó. Các nhà nghiên cứu và phương tiện truyền thông phổ biến sử dụng từ giữa đến cuối những năm 1990 làm năm sinh bắt đầu và đầu những năm 2010 làm năm sinh kết thúc. Nền tảng tiktok: TikTok là nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội của Trung Quốc được ra mắt vào năm 2017, dành cho các thị trường bên ngoài Trung Quốc. Bởi Trương Nhất Minh, người sáng lập của ByteDance. Lý thuyết mô hình nguồn tin cậy (Source Credibility Model - SCM): Nghiên cứu của Ohanian (1990) cho thấy rằng, có mối tương quan cao giữa chuyên môn, sự uy tín và sức hấp dẫn của người nổi tiếng chứng thực. Đồng thời ông cũng cho rằng khi một người nổi tiếng được nhìn nhận là càng đáng tin, thông điệp mà họ truyền đi sẽ càng có sức ảnh hưởng và người nhận sẽ càng hòa mình vào thông điệp. Cũng dựa vào những lí thuyết nền của ông, Hovland, Janis & Kelley (1953), cho rằng chuyên môn và độ tin cậy là những yếu tố thiết yếu dẫn đến độ tin cậy được cảm nhận của một thông điệp. Theo Pornpitakpan (2004), ba nguồn chứng thực này có tầm quan trọng, độc lập khác nhau trong việc ảnh hưởng đến sự hình thành và thay đổi thái độ. Do đó, chuyên môn, sự uy tín và sức hấp dẫn được coi là các thành phần của mô hình nguồn chứng thực (Lafferty, Goldsmith, & Newell, 2002). Nghiêm cứu của Law, J. (2009) khẳng định: tác động tích cực của sự đáng tin ở người nổi tiếng lên thái độ người tiêu dùng đối với thương hiệu. Lí thuyết về mô hình thuyết hành vi dự định: Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991), được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (TRA; Ajzen & Fishbein, 1975), giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. Tác giả cho rằng ý định thực hiện hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố như thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi. Thuyết hành vi dự định (TPB) được phát triển từ lí thuyết hành vi hợp lí (Ajzen và Fishbein, 1975), lí thuyết này được tạo ra do sự hạn chế của lí thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lí trí. Tương tự như lí thuyết TRA, nhân tố trung tâm trong lí thuyết hành vi có kế hoạch là ý định của cá nhân trong việc thực hiện một hành vi nhất định. Ba yếu tố quyết định cơ bản trong lí thuyết này: (1) Yếu tố cá nhân là thái độ cá nhân đối với hành vi về việc tích cực hay tiêu cực của việc thực hiện hành vi; (2) Về ý định nhận thức áp lực xã hội của người đó, vì nó đối phó với nhận thức của áp lực hay sự bắt buộc có tính qui tắc nên được gọi là chuẩn chủ quan; (3) Cuối cùng là yếu tố quyết định về sự tự nhận thức (self-efficacy) hoặc khả năng thực hiện hành vi, được gọi là kiểm soát nhận thức hành vi (Ajzen, 2005). Lí thuyết cho thấy tầm quan trọng của thái 306
  3. độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và kiểm soát nhận thức hành vi dẫn đến sự hình thành của một ý định hành vi. 2.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu: Căn cứ vào các lý thuyết nền, tổng quan các công trình nghiên cứu trước, nghiên cứu chuyên gia, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu như sau: Sự tin cậy Sự phù hợp Ý định mua hàng của người tiêu dùng thế hệ Chuyên môn gen Z khoa Tài chính- Sự hấp dẫn Thương mại HUTECH ` Mức độ ảnh hưởng Giá trị nội dung Hình 1: Mô hình nghiên cứu (Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất) Các giả thuyết nghiên cứu của mô hình nghiên cứu: (H1): Sự tin cậy có tác động cùng chiều (+) đến ý định mua hàng của người tiêu dùng thế hệ gen Z khoa Tài chính-Thương mại HUTECH. (H2): Chuyên môn có tác động cùng chiều (+) đến ý định mua hàng của người tiêu dùng thế hệ gen Z khoa Tài chính-Thương mại HUTECH. (H3): Mức độ ảnh hưởng có tác động cùng chiều (+) đến ý định mua hàng của người tiêu dùng thế hệ gen Z khoa Tài chính-Thương mại HUTECH. (H4): Sự phù hợp có tác động cùng chiều (+) đến ý định mua hàng của người tiêu dùng thế hệ gen Z khoa Tài chính-Thương mại HUTECH. (H5): Sự hấp dẫn có tác động cùng chiều (+) đến ý định mua hàng của người tiêu dùng thế hệ gen Z khoa Tài chính-Thương mại HUTECH. (H6): Giá trị nội dung có tác động cùng chiều (+) đến ý định mua hàng của người tiêu dùng thế hệ gen Z khoa Tài chính-Thương mại HUTECH. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành thông qua nghiên cứu định tính và định lượng: (1) Nghiên cứu định tính bằng xây dựng phát triển hệ thống khái niệm/thang đo và các biến quan sát và hiệu chỉnh biến quan sát phù hợp với thực tế. (2) Nghiên cứu định lượng: Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau; Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố được cho là phù hợp; đồng 307
  4. thời sử dụng phân tích hồi qui tuyến tính đa biến xác định các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng của người tiêu dùng thế hệ gen Z khoa Tài chính-Thương mại HUTECH. Thông qua nghiên cứu này, số lượng biến độc lập đưa vào phân tích là 6 với 30 biến quan sát nên nhóm nghiên cứu sử dụng mẫu nghiên cứu chính thức n=250 khách hàng là phù hợp với công thức trên và phù hợp trong việc chạy phân tích EFA và hồi quy bội. Từ những mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước, từ những cơ sở lý thuyết, bước đầu định hướng xây dựng sơ bộ mô hình nghiên cứu nâng cao ý định mua hàng của người tiêu dùng thế hệ gen Z khoa Tài chính-Thương mại HUTECH. Sau khi qua bước nghiên cứu định tính bằng việc thảo luận nhóm, xây dựng thang đo sơ bộ, khảo sát sơ 50 sinh viên, hiệu chỉnh thang đo. Kết quả đa số cho là các yếu tố sau tác động nhằm nâng cao cao ý định mua hàng của người tiêu dùng thế hệ gen Z khoa Tài chính-Thương mại HUTECH gồm 6 yếu tố sau: Sự tin cậy, Chuyên môn, Mức độ ảnh hưởng, Sự phù hợp, Sự hấp dẫn, Giá trị nội dung. 3.2. Mô hình nghiên cứu và phương trình hồi quy Căn cứ vào các lý thuyết nền, tổng quan các công trình nghiên cứu trước, nghiên cứu chuyên gia, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu như Hình 1. Mô hình hồi quy: TCKT = β0 + β1*STC + β2*CM + β3*MĐAH + β4*SPH + β5*SHD +β6*GTND +ε Trong đó: TCKT: Biến phụ thuộc mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên khoa Tài chính - Thương mại HUTECH STC: Sự tin cậy; CM: Chuyên môn; MĐAH: Mức độ ảnh hưởng; SPH: Sự phù hợp; SHD:Sự hấp dẫn; GTND: Giá trị nội dung ; β1, β2, β3, β4, β5;β6: là các hệ số hồi quy. ε: Sai số ngẫu nhiên. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kiểm định chất lượng thang đo (Cronbach’s Alpha) Bảng 1: Kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Thang đo Số biến Cronbach’s Hệ số tương quan Ghi chú quan sát Alpha biến tổng nhỏ nhất Sự tin cậy 5 0,83 0.544 Chấp nhận Chuyên môn 5 0.815 0.532 Chấp nhận Mức độ ảnh hưởng 5 0.801 0.538 Chấp nhận Sự phù hợp 5 0.803 0.54 Chấp nhận Sự hấp dẫn 5 0.834 0.596 Chấp nhận Giá trị nội dung 5 0.837 0.623 Chấp nhận 308
  5. Qua kết quả kiểm định chất lượng thang đo ở bảng 1 ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể đều lớn hơn 0.6. Như vậy hệ thống thang đo được xây dựng gồm 6 thang đo đảm bảo chất lượng tốt với 30 biến quan sát đặc trưng Phân tích nhân tố khám phá Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc Giá trị Eigenvalue = 1.007 >= 1 và trích được 3 Nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.Tổng phương sai trích 59.771 >= 50% Như vậy 3 được trích cô đọng được 59.771% biến thiên các biến quan sát. 309
  6. Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 MĐAH1 ,715 STT5 ,694 MĐAH3 ,679 CM2 ,677 CM4 ,670 STT2 ,662 MĐAH2 ,656 CM5 ,639 STT1 ,627 STT4 ,598 STT3 ,590 CM3 ,575 MĐAH4 ,572 GTND5 ,516 SPH3 ,507 SPH4 ,859 GTND3 ,776 SHD3 ,629 SPH5 ,827 GTND4 ,818 SHD2 ,540 GTND1 ,538 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.a a. Rotation converged in 8 iterations. 310
  7. Kết quả kiểm định Bartlett cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau. Đồng thời, hệ số KMO=0.94 chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích nhân tố. Kết quả ma trận xoay cho thấy, 30 quan sát được gom thành: 3 nhân tố ,1 thành tố. Hệ số tải nhân tố > 0.5 . → Đủ độ tin cậy để phân tích tiếp Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling ,844 Adequacy. Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 518,233 Sphericity df 10 Sig. ,000 Kết quả phân tích EFA cho thấy, 30 biến quan sát dùng để đo lường các biến nghiên cứu sau khi phân tích EFA được rút thành 04 nhân tố, tuy nhiên các biến quan sát: SPH1,CM1, GTND2, MĐAH5, SHD5, SHD4, SPH2 không đủ điều kiện để phân tích nên tiến hành loại và phân tích EFA tiếp lần 2. Kết quả phân tích EFA lần 2 cho thấy 23 biến quan sát dùng để đo lường các biến nghiên cứu sau khi phân tích EFA được rút thành 03 nhân tố, tuy nhiên các biến quan sát SHD1 không đủ điều kiện để phân tích nên tiến hành loại và phân tích EFA tiếp lần 3. Kết quả phân tích EFA lần 3 cho thấy 22 biến quan sát dùng để đo lường các biến nghiên cứu sau khi phân tích EFA được rút thành 03 nhân tố; 05 biến quan sát dùng để đo lường ý định mua hàng của người tiêu dùng thế hệ gen Z được rút thành 01 nhân tố (bảng 2, 3). Bảng 2: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling ,940 Adequacy. Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 3301,464 Sphericity df 231 Sig. ,000 Component Matrixa Component 1 311
  8. YĐ3 ,835 YĐ2 ,816 YĐ4 ,793 YĐ5 ,786 YĐ1 ,757 Extraction Method: Principal Component Analysis. a. 1 components extracted. Kết quả kiểm định mô hình và phương trình hồi quy: Bảng 4: Tóm tắt mô hình Model Summaryb Adjusted R Std. Error of Durbin- Model R R Square Square the Estimate Watson 1 ,943a ,889 ,887 ,29197 1,887 a. Predictors: (Constant), GTND, SHD, SPH b. Dependent Variable: YĐ Kiểm định mô hình về mức độ giải thích cho thấy, R2 hiệu chỉnh là 0.889 (bảng 4). Như vậy, 88.9% sự thay đổi về quyết định của nhà đầu tư được giải thích bởi các biến độc lập. ANOVAa Sum of Mean Model Squares df Square F Sig. 1 Regression 167,704 3 55,901 655,75 ,000b 5 Residual 20,971 246 ,085 Total 188,675 249 312
  9. a. Dependent Variable: YĐ b. Predictors: (Constant), GTND, SHD, SPH Bảng 5: Phân tích ANOVA Kết quả kiểm định mô hình về mức độ phù hợp cho thấy, mức ý nghĩa Sig nhỏ hơn 0,05. Do đó, có thể kết luận rằng mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thu thập được. Nói cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với mức ý nghĩa 5%, độ tin cậy 95% (bảng 5). Coefficientsa Standardize Unstandardized d Collinearity Coefficients Coefficients Statistics Toleranc Model B Std. Error Beta t Sig. e VIF 1 (Constant) ,046 ,087 ,527 ,598 SPH -,313 ,052 -,292 -6,042 ,000 ,194 5,153 SHD ,539 ,040 ,525 13,459 ,000 ,297 3,368 GTND ,759 ,046 ,735 16,331 ,000 ,223 4,487 a. Dependent Variable: YĐ Bảng 6: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu cho thấy, chỉ có 03 giả thuyết trên 06 giả thuyết (Sig < 0.05) được chấp nhận ở mức ý nghĩa 5%, độ tin cậy 95% (bảng 6). Phương trình hồi quy chuẩn hóa sẽ được viết như sau: YĐ = 0.735*GTND + 0.525*SHD + 0.292*SPH 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Tóm lại, ý định của người tiêu dùng gen Z khoa Tài chính - Thương mại HUTECH bị tác động nhiều nhất bởi 3 yếu tố giá trị nội dung, sự hấp dẫn và sự phù hợp. Ngoài ra, còn các yếu tố khác như mức độ ảnh hưởng, chuyên môn, sự tin cậy. 5.2 Kiến nghị Thứ nhất, các thương hiệu cần lựa chọn influencer làm những nội dung tích cực, bổ ích, truyền tải nội dung dễ hiểu và phù hợp với nhu cầu của của người dùng đặc biệt với những đối tượng khách hàng nhãn 313
  10. hàng hướng đến. Đây cũng là yếu tố mà người tiêu dùng quan tâm nhất trong cá yếu tố nên các thương hiệu cần lựa chọn kỹ càng để có thể nâng cao ý định mua hàng của người tiêu dùng. Thứ hai, các thương hiệu không cần thiết phải lựa influencer phù hợp với nội dung, hình ảnh mà thương hiệu muốn truyền tải với khách hàng, giá trị tương ứng với thương hiệu. Thứ ba, các thương hiệu cần lựa chọn influencer có hình ảnh đẹp với công chúng tạo sự hấp dẫn với người theo dõi để tạo niềm tin với sản phẩm của thương hiệu và hơn thế influencer nên sử dụng sản phẩm để dễ tạo niềm tin với người theo dõi. Ngoài ra, các thương hiệu cần lựa chọn influencer có mức độ ảnh hưởng lớn với truyền thông, người theo dõi trên các nền tảng cũng như Tiktok. Đủ kiến thức, chuyên môn về lĩnh vực của nhãn hàng, đủ khả năng để đánh giá và sử dụng sản phẩm, từ đó cho người theo dõi biết đây là thương hiệu có trình độ cao và vững chắc trong lĩnh vực này. Influencer có sự tin cậy đối với người theo dõi, từ sự tin cậy của người theo dõi thương hiệu có thể dễ dàng quảng bá sản phẩm và tăng ý định của sản phẩm qua lời quảng cáo của influencer. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abdullah, T., Nurul Shuhada Deraman, S., Afiqah Zainuddin, S., Farahiah Azmi, N., Salwani Abdullah, S., Izzati Mohamad Anuar, N., Rohana Mohamad, S., Farha Wan Zulkiffli, W., Alif Amri Nik Hashim, N., Ridhuwan Abdullah, A., Liyani Mohd Rasdi, A., & Hasan, H. (2020). Impact Of Social Media Influencer On Instagram User Purchase Intention Towards The Fashion Products: The Perspectives Of Students. 2. Ajzen, I., “The theory of planned behavior”, Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50 (1991) 2, 179-211. 3. Mel Reed & Bev Lloyd. “Health Psychology”. 4. Wayne W. LaMorte, MD, PhD, MPH, “Behavioral Change Models”,Boston University School of Public Health 5. Stella Ovinda, Z. Wahab, I. Andriana, Diah Natalisa. “The Effect Of Endorsement & Online Promotion In Social Media On Purchase Intention In Culinary Business (Case Study On Umkm In The City Of Palembang)”. 6. Galdeano, Dulcenombre Madrid, Fati, Meryem, 7. Ogalo, Habil Slade, & Abro, Zahida. (2019). Social media and purchase intention: Findings for future empirical directions. Humanities & Social Sciences Reviews, 7(4), 141–150. 8. Zak, S., & Hasprova, M. (2020). The role of influencers in the consumer decision-making process. SHS Web of Conferences, 74, 03014. 9. Đỗ Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Thị Hải Yến, “Ảnh hưởng của influencers trên nền tảng tiktok đến dự định mua hàng của người tiêu dùng thế hệ z ở lĩnh vực thời trang”,2836. 10. PhD. Nguyen Thi Nhung, MA. Le Viet Nga &Tran Thi Duc Hanh “Actor affecting online shopping behavior of gen Z” 314
  11. 11. Zrinka Blazevic Bognar, Nikolina Plesa Puljic & Dominik Kadezabek, “impact of influencer marketing on consumer behaviour”, 42nd International Scientific Conference on Economic and Social Development, 304- 308. 12. Brian J. Taillon,Steven M. Mueller,Christine M. Kowalczyk & Daniel N. Jones, “Understanding the relationships between social media influencers and their followers: the moderating role of closeness”. 13. Daniel Belanche, Luis V. Casaló, Marta Flavián & Sergio Ibáñez-Sánchez, “Understanding influencer marketing: The role of congruence between influencers, products and consumers”. 14. Nguyễn Hoàng Sinh & Nguyễn Minh Hiền, “Sự chứng thực của người nổi tiếng tác động lên thái độ và ý định mua hàng của người tiêu dùng: Vai trò trung gian của tương tác xã hội”, 94-95. 315
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0