intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của thâm hụt ngân sách, cung tiền và tăng trưởng kinh tế đến lạm phát tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Tác động của thâm hụt ngân sách, cung tiền và tăng trưởng kinh tế đến lạm phát tại Việt Nam cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động đến lạm phát xuất phát từ khía cạnh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Cụ thể hơn, trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét tác động của thâm hụt ngân sách (đại diện cho chính sách tài khóa) và cung tiền (đại diện cho chính sách tiền tệ) đến lạm phát.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của thâm hụt ngân sách, cung tiền và tăng trưởng kinh tế đến lạm phát tại Việt Nam

  1. Tạp chí KH&CN- Trường Đại học Bình Dương, Vol.4 № 1/2021 TÁC ĐỘNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH, CUNG TIỀN VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM Đỗ Đoan Trang1, Lê Hoàng Anh2, Trần Hải Bằng3, Huỳnh Xuân Hiệp4 1 Trường Đại học Bình Dương 2 Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM 3 Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại 4 Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP. HCM Ngày nhận bài: 28/12/2020 Biên tập xong: 05/03/2021 Duyệt đăng: 17/03/2021 TÓM TẮT Lạm phát là một trong những biến số vĩ mô quan trọng và biến động phức tạp trong nền kinh tế. Trong hơn hai thập kỷ qua, biến động của lạm phát và các nhân tố quyết định lạm phát là những chủ đề được thảo luận nhiều nhất ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động đến lạm phát xuất phát từ khía cạnh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Cụ thể hơn, trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét tác động của thâm hụt ngân sách (đại diện cho chính sách tài khóa) và cung tiền (đại diện cho chính sách tiền tệ) đến lạm phát. Thông qua mô hình VECM, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tăng trưởng kinh tế và cung tiền là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát tại Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã đề xuất khuyến nghị trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam. Từ khóa: Lạm phát, tăng trưởng kinh tế, cung tiền, thâm hụt ngân sách. 1. Giới thiệu nghiên cứu nhân của điều này rất rõ ràng bởi lẽ Việt Lạm phát là một trong những biến số Nam đã trải qua giai đoạn siêu lạm phát vĩ mô quan trọng và biến động phức tạp trong những năm 1980 và đầu những trong nền kinh tế. Biến số này ảnh năm 1990. Siêu lạm phát kéo dài là một hưởng trực tiếp đến các quyết sách điều trong những lý do thúc đẩy các cải cách hành vĩ mô và vi mô, chi phối các hoạt kinh tế ở Việt Nam từ cuối những năm động của mọi chủ thể trong nền kinh tế. 1980. Ngoại trừ giai đoạn 2000-2003 Đối với Việt Nam, lạm phát trở thành khi lạm phát thấp và ổn định ở mức 5% một trong những vấn đề nổi cộm nhất trở xuống, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam liên quan đến ổn định kinh tế hiện nay thường xuyên cao hơn, lạm phát kéo dài (cùng với quản lý tỷ giá, thâm hụt lâu hơn và dao động mạnh hơn so với thương mại và thâm hụt ngân sách). lạm phát ở các nước bạn hàng của Việt Trong hơn hai thập kỷ qua, biến động Nam. của lạm phát và các nhân tố quyết định Các nghiên cứu thực nghiệm đã cho lạm phát là những chủ đề được thảo thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình luận nhiều nhất ở Việt Nam. Nguyên trạng lạm phát. Hay nói cách khác, lạm 97
  2. TC KH&CN- BDU, VOL.4 № 1/2021 Tác động của thâm hụt ngân sách… phát có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều biến Các bằng chứng thực nghiệm về tác số kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, rất ít động của các biến số chính sách tài các nghiên cứu xem xét các nguyên khóa và chính sách tiền tệ đến lạm phát nhân dẫn đến lạm phát từ góc độ chính khá đa dạng. Cụ thể: sách. Theo nghiên cứu của Tobin Các nghiên cứu gần đây của Aamir (1965), Mundell (1965) mối quan hệ (2015), Myovella (2018) cho thấy các giữa lạm phát và tăng trưởng là tỷ lệ biến số thâm hụt ngân sách, cung tiền thuận. Các nghiên cứu này cũng trùng có tác động làm gia tăng lạm phát tại với quan điểm của trường phái Keynes các quốc gia. Cụ thể, Aamir (2015) đã và trường phái tiền tệ khi cho rằng trong đánh giá tác động của thâm hụt ngân ngắn hạn, các chính sách nhằm hỗ trợ sách và tăng trưởng cung tiền đối với tăng trưởng của Chính phủ sẻ làm gia lạm phát trong trường hợp nền kinh tế tăng lạm phát. Bên cạnh đó, các nhà Pakistan. Dữ liệu được thu thập từ các kinh tế cũng cho rằng thâm hụt ngân khu vực khác nhau ở Pakistan thông sách cũng là một nguyên nhân gây ra qua ngân hàng phát triển châu á và lạm phát bởi tình trạng này thường dẫn Ngân hàng Nhà nước Pakistan trong đến gia tăng cung tiền trong nền kinh tế. giai đoạn 1986-2011. Kết quả cho thấy Lý giải cho vấn đề này, Miller và có mối liên hệ tích cực giữa thâm hụt Sargent (1984) cho rằng ngân hàng ngân sách và tăng trưởng cung tiền với trung ương sẽ phát hành tiền để tài trợ lạm phát. Hay Myovella (2018) phân cho các khoản thâm hụt ngân sách và tích sự tồn tại của mối quan hệ trong dài điều này sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát hạn giữa thâm hụt ngân sách của chính trong nền kinh tế do cung tiền tăng cao. phủ và lạm phát ở Tanzania với dữ liệu Trong nghiên cứu này, chúng tôi chuỗi thời gian hàng năm trong giai cung cấp một bằng chứng thực nghiệm đoạn 1970-2015 thu thập từ Cơ sở dữ về các yếu tố tác động đến lạm phát liệu của Quỹ Tiền tệ (IMF). Kết quả xuất phát từ khía cạnh chính sách tài nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích khóa và chính sách tiền tệ. Cụ thể hơn, cực và tồn tại trong lâu dài giữa thâm trong nghiên cứu này, chúng tôi xem hụt ngân sách và lạm phát. Kết quả xét tác động của thâm hụt ngân sách nghiên cứu cũng khuyến nghị chính (đại diện cho chính sách tài khóa) và phủ cần áp dụng các biện pháp giúp cung tiền (đại diện cho chính sách tiền giảm thâm hụt ngân sách từ đó ổn định tệ) đến lạm phát. lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh 2. Bằng chứng thực nghiệm về tác tế. động của thâm hụt ngân sách, cung Tuy nhiên, một số nghiên cứu trước tiền và tăng trưởng đến lạm phát đây lại cho rằng thâm hụt ngân sách 98
  3. TC KH&CN- BDU, VOL.4 № 1/2021 Đỗ Đoan Trang và cộng sự không phải là nguyên nhân của tình sử dụng mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai trạng lạm phát tại các quốc gia. Cụ thể, số (VECM) được xây dựng bởi King và Plosser (1985) đã kiểm tra mối Hofmann (2004). Đây thực chất là liên hệ giữa thâm hụt của chính phủ và phương pháp VAR đã được hiệu chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát sai số bằng phương pháp ECM. Phương trong các mô hình kinh tế vĩ mô tân cổ pháp VECM được sử dụng khi có hiện điển; tức là các yếu tố ảnh hưởng đến tượng đồng tích hợp xảy ra trong các việc cung cấp hoặc cầu tiền. Với cách chuỗi được kiểm định, nghĩa là các biến tiếp cận phi cấu trúc (tính thường xuyên quan sát tự cân bằng trong dài hạn, từ cơ bản trong dữ liệu), họ đã tìm thấy rất đó mô hìnhVECM khắc phục được ít bằng chứng cho thấy thâm hụt đóng nhược điểm của phương pháp VAR là vai trò quan trọng trong lạm phát sau chỉ xem xét được trong ngắn hạn bỏ qua chiến tranh bằng cách gây áp lực lên mất các yếu tố dài hạn. ngân hàng trung ương để in tiền. Karras Trên cơ sở lý thuyết về các nhân tố (1994) đã điều tra tác động của thâm ảnh hưởng đến lạm phát trong cả ngắn hụt ngân sách đối với tăng trưởng khối hạn và dài hạn, các biến số được sử lượng tiền, lạm phát, đầu tư và sản dụng để đánh giá tác động đến lạm phát lượng thực đối với một mẫu 32 quốc Việt Nam trong mô hình VECM bao gia, bao gồm cả các nền kinh tế phát gồm CPI quá khứ, sản lượng GDP, triển và đang phát triển. Ông đã sử dụng thâm hụt ngân sách, tăng trưởng cung dữ liệu hàng năm (1950-1989) để ước tiền trong nền kinh tế. Để xác định tác lượng các mô hình nghiên cứu. Kết quả động của các biến số ảnh hưởng đến cho thấy (i) thâm hụt thường không tạo lạm phát, nhóm nghiên cứu sử dụng mô ra lạm phát thông qua mở rộng tiền tệ; hình chuỗi thời gian để theo dõi các mối và (ii) thâm hụt không phải là lạm phát. quan hệ tác động mang tính nhân quả Trong nghiên cứu này, chúng tôi kế cũng như tác động của các thay đổi thừa từ mô hình nghiên cứu của Aamir trong các biến số kinh tế vĩ mô với (2015), Myovella (2018) có bổ sung từ nhau. các nghiên cứu khác để thiết lập mối Mô hình cụ thể như sau: 𝑝 quan hệ giữa các biến số: tăng trưởng ∆𝑌𝑡 = 𝑐 − ∑ 𝑖=1 𝛽 𝑖 ∆𝑌𝑡−𝑖 + kinh tế, cung tiền, thâm hụt ngân sách 𝑝 ∑ 𝑖=1 𝛾 𝑖 ∆𝑥 𝑡−𝑖 + 𝜃1 𝐸𝐶𝑇 𝑡−1 + 𝜀 𝑡 (1) và lạm phát. Trong đó, 𝑌𝑡 là biến phụ thuộc đại 3. Phương pháp nghiên cứu diện cho lạm phát tại thời điểm t, p là Để đánh giá tác động của các biến số độ trễ tối ưu của các biến trong mô hình. chính sách tài khóa và chính sách tiền 𝑥 𝑡 là vector các biến số thâm hụt ngân tệ đến lạm phát tại Việt Nam, chúng tôi 99
  4. TC KH&CN- BDU, VOL.4 № 1/2021 Tác động của thâm hụt ngân sách… sách, cung tiền và tăng trưởng kinh tế năm 1990 là xấp xỉ 7%. Trong khi đó, tại thời điểm t. mức độ lạm phát của Việt Nam khá 4. Kết quả nghiên cứu mạnh, có thể chia làm ba xu hướng lớn. Dữ liệu về tăng trưởng kinh tế, thâm Thứ nhất, kể từ năm 1990-2000 tỷ lệ hụt ngân sách, cung tiền và lạm phát lạm phát giảm dần từ mức hơn 80% về được nhóm nghiên cứu sử dụng từ mức xấp xỉ 0%. Thứ hai, từ năm 2000 nguồn dữ liệu ngân hàng thế giới. Từ đến 2007, tỷ lệ lạm phát thấp được kiểm năm 1990 đến 2019, tăng trưởng của soát tốt. Thứ ba, từ năm 2008 trở đi, Việt Nam thuộc nhóm có mức độ tăng Việt Nam đối diện với áp lực lạm phát trưởng cao, tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất tăng cao trở lại và những năm gần đây ở mức 4.8%, trung bình tăng trưởng từ đã có xu hướng kiểm soát tốt lạm phát. Bảng 1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình Tăng Tăng trưởng Lạm phát Thâm hụt ngân Biến số trưởng cung GDP (%) (%) sách (%) tiền (%) Nhỏ nhất 4.8 -1.8 -6 1.59 Trung bình 6.92 11.307 -2.464 22.486 Lớn nhất 9.5 81.8 0.2 58.39 Độ lệch 1.211 16.219 1.877 11.89 chuẩn Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 16.0 So với sự biến động liên tục của tỷ lệ Trong khi đó, tốc độ gia tăng cung tăng trưởng, lạm phát thì tỷ lệ thâm hụt tiền của Việt Nam biến động mạnh ngân sách của Việt Nam không có trong giai đoạn từ những năm 1999 đến nhiều biến động lớn. Theo dữ liệu cập 2010. Trong đó, giá trị tăng trưởng nhật từ ngân hàng thế giới cho thấy, tỷ cung tiền lớn nhất của Việt Nam đạt đến lệ thâm hụt ngân sách của Việt Nam lớn mức hơn 58% một năm, thấp nhấp nhất khoảng 6%, Việt Nam hầu như trong tăng trưởng cung tiền chỉ ở mức duy trì mức thâm hụt ngân sách lớn kể xấp xỉ 1.6%. Sự biến động lớn trong từ năm 2012 với mức thâm hụt trong tăng trưởng cung tiền là một trong giai đoạn này luôn ở mức khoảng 5%. những điều kiện quan trọng ảnh hưởng Trong khi đó, mức thâm hụt trước năm đến áp lực lạm phát của nền kinh tế. 2012 luôn dưới 3% và nhiều năm ở mức cân bằng hay thặng dư ngân sách. 100
  5. Tạp chí KH&CN- Trường Đại học Bình Dương, Vol.4 № 1/2021 Hình 1. Biến động dữ liệu vĩ mô Dựa trên kiểm định tính dừng của thâm hụt ngân sách, tăng trưởng cung các chuỗi cho thấy, ở mức 1%, cả 4 tiền và tăng trưởng GDP đều dừng ở sai chuỗi dữ liệu của biến số lạm phát, phân bậc 1. Bảng 2. Kết quả kiểm định tính dừng Biến số Giá trị chuỗi gốc Giá trị chuỗi sai phân 1 Cung tiền -4.150 (0.001) -7.400 (0.000) Thâm hụt ngân sách -2.767 (0.0631) -6.383 (0.000) Lạm phát -2.865 (0.0495) -8.167 (0.000) Tăng trưởng kinh tế -2.698 (0.0744) -4.422 (0.000) Giá trị trong dấu ngoặc đơn ( ) là giá trị p-value của kiểm định nghiệm đơn vị Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 16.0 Với các chuỗi dữ liệu dừng ở bậc 1, quả kiểm nghiệm cho thấy các biến này điều này gợi ý khả năng các biến số này có đồng liên kết trong dữ liệu của Việt có liên kết về mặt dài hạn. Để xác định Nam, điều này gợi ý việc sử dụng mô điều này, nhóm nghiên cứu sử dụng hình VECM là phù hợp. kiểm định đồng liên kết Johansen. Kết Bảng 3. Kết quả kiểm định đồng liên kết Bậc đồng Log eigenvalue Trace 5% critical liên kết Likelihood statistic value 0 -165.78735 . 55.5959 47.21 1 -148.97437 0.82963 21.9700* 29.68 2 -142.69392 0.48372 9.4090 15.41 3 -139.33851 0.29756 2.6982 3.76 4 -137.9894 0.13239 Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 16.0 101
  6. Tạp chí KH&CN- Trường Đại học Bình Dương, Vol.4 № 1/2021 Kết quả ước lượng về mặt dài hạn Nam (đều có ý nghĩa thống kê ở mức cho thấy, mức tăng trưởng trong cung 5%), trong khi đó, thâm hụt ngân sách tiền và tăng trưởng kinh tế có xu hướng không phải là yếu tố gây nên lạm phát thúc đẩy sự gia tăng của lạm phát ở Việt ở Việt Nam. Hình 2. Kiểm định tính ổn định của mô hình Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 16.0 Kiểm nghiệm tính ổn định của mô Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng hình cho thấy mô hình ước lượng là ổn kiểm định khả năng mô hình có hiện định, đủ tính vững cho các suy luận tượng tự tương quan hay tương quan trong phân tích. chuỗi bằng kiểm định Lagrange. Bảng 4. Kết quả kiểm định Lagrange lag chi2 df Prob > chi2 1 10.0342 9 0.34772 2 6.3527 9 0.70416 Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 16.0 Kết quả kiểm định nhân tử Lagrange tượng tương quan chuỗi. Kết quả ước cho thấy mô hình với độ trễ ước lượng lượng được xác định qua bảng dưới hiện tại là phù hợp và không xảy ra hiện đây. Bảng 5. Kết quả ước lượng mô hình p- Các biến Hệ số Sai số z value 0.13745 Hệ số điều chỉnh lạm phát 0.23014 6 1.67 0.094 - 0.36241 - Lạm phát (độ trễ sai phân) 0.09275 8 0.26 0.798 102
  7. TC KH&CN- BDU, VOL.4 № 1/2021 Đỗ Đoan Trang và cộng sự 0.08693 Tăng trưởng cung tiền (độ trễ sai phân) 0.21796 5 2.51 0.012 Mức thâm hụt ngân sách (độ trễ sai - - phân) 0.62153 1.08273 0.57 0.566 5.32606 2.19470 Tăng trưởng kinh tế (độ trễ sai phân) 3 7 2.43 0.015 0.17084 1.24464 Hằng số 5 1 0.14 0.891 Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 16.0 Các biến số về độ trễ của lạm phát quan lập pháp nên không có tác động hay mức độ thâm hụt ngân sách không trực tiếp của nó đến lạm phát. tác động có ý nghĩa thống kê đến lạm Trong khi đó, mức độ gia tăng cung phát ở dữ liệu vĩ mô của Việt Nam. Như tiền và tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng vậy, từ kết quả ước lượng mô hình cho trực tiếp đến áp lực lạm phát tại Việt thấy, lạm phát chịu áp lực tự nhiên từ Nam, trong đó, tăng trưởng kinh tế dễ tăng trưởng kinh tế và áp lực từ điều dàng thay đổi mức độ lạm phát của Việt hành chính sách tiền tệ qua chỉ báo tăng Nam cao hơn nhiều so với chính sách trưởng cung tiền trong nền kinh tế. tiền tệ. Kết quả này có sự khác biệt Việc lạm phát trong giai đoạn trước không nhỏ so với các nước khác khi đã không ảnh hưởng đến lạm phát hiện chính sách tiền tệ tạo nên áp lực chủ yếu tại cho thấy nền kinh tế với thành phần thay đổi mức độ lạm phát trong nền quan trọng là doanh nghiệp và công kinh tế. Điều này cho thấy, áp lực khi chúng đã giảm ký ức của các giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng luôn tạo ra kỳ lạm phát cao do đó mức độ kỳ vọng về vọng lạm phát cao từ đó hình thành các lạm phát ngày càng giảm. áp lực lạm phát thực tế tạo nên gánh Thâm hụt ngân sách tại Việt Nam nặng lớn đối với các nhà điều hành kinh không phải là yếu tố gây áp lực trực tiếp tế vĩ mô trong việc thực hiện các chính đến lạm phát, điều này là khá tương sách điều chỉnh. Do vậy, bất kỳ dấu đồng với nghiên cứu của Karras (1994) hiệu tăng trưởng nóng nào cũng chuyển cho rằng khi thâm hụt ngân sách do thành lạm phát ngay lập tức. Nói cách chính sách tài khóa thường không dẫn khác, do thu nhập/sản lượng cũng như dắt trực tiếp đến việc gia tăng lượng tốc độ lưu thông tiền tệ thay đổi chậm cung tiền, bên cạnh đó, thâm hụt ngân hầu hết các biến động trong cung tiền sách tại Việt Nam còn đi liền với quá sẽ chuyển thành giá cả cao hơn. Đồng trình lập pháp theo từng năm, từng giai thời, sự gia tăng của sản lượng về đoạn tùy theo các quyết định của cơ nguyên tắc sẽ làm giảm áp lực về cầu 103
  8. TC KH&CN- BDU, VOL.4 № 1/2021 Tác động của thâm hụt ngân sách… trong nền kinh tế và do đó giảm lạm về chính sách tài khóa, tiền tệ theo phát. Nhưng do dựa vào chính sách nới hướng nới lỏng, nền kinh tế không lỏng để tăng trưởng, lạm phát ở Việt những được ngăn chặn đà suy, mà còn Nam thường không giảm khi tăng có bước tăng trưởng khá, cao hơn so với trưởng tăng và chỉ giảm khi nền kinh tế năm 2008. Tuy nhiên, cùng với GDP rơi vào tình trạng suy thoái. tăng trở lại, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 5. Khuyến nghị chính sách cũng xuất hiện dấu hiệu tăng trở lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy cung Diễn biến này của nền kinh tế một lần tiền (đại diện cho chính sách tiền tệ) và nữa cũng khẳng định lại kết quả về tác tăng trưởng kinh tế là nguyên nhân chủ động tích cực của tăng trưởng kinh tế yếu dẫn đến tình trạng lạm phát tại Việt đến lạm phát tại Việt Nam của nhóm Nam. Do đó, Việc điều hành chính sách nghiên cứu. Trước tình hình này, từ tiền tệ phải được thực hiện theo hướng năm 2010, Chính phủ xác định mục chặt chẽ, thận trọng sử dụng chủ động, tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách là linh hoạt các công cụ của chính sách “nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khoá để tiền tệ (cung tiền, lãi suất, tỷ giá…) ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng nhằm thực hiện kiểm soát lạm phát theo kinh tế”, nhưng vẫn “tập trung kiềm chế mục tiêu đề ra, đồng thời đảm bảo phát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô”. Theo triển kinh tế bền vững. đó, chính sách tiền tệ đã được thực hiện Khuyến nghị này của nhóm tác giả theo hướng chặt chẽ, thận trọng kết hợp trên thực tế hoàn toàn có thể thực hiện với chính sách tài khóa khi đó đang được. Cụ thể, việc điều hành chính sách được thực hiện theo hướng thắt chặt, cắt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát và duy giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân trì tăng trưởng kinh tế hợp lý trong giai sách nhà nước. Kết quả đã cho thấy lạm đoạn 2010 -2014 đã chứng minh cho phát được kiểm soát tốt trong năm điều này. Năm 2009, với nhiều nhóm 2012, 2013, 2014, mặt khác các hoạt giải pháp cấp bách của Chính phủ về động sản xuất, kinh doanh, khuyến thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, và xuất khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu khẩu; về kích cầu đầu tư và tiêu dung; vẫn phát triển tốt. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Aamir, S. (2015). The relationship and impact of money growth and budget deficit on inflation in Pakistan. VFAST Transactions on Education and Social Sciences, 3(1). [2] Hofmann, B. (2004). The Determinants of Bank Credit in Industrialized Countries: Do Property Prices Matter? International Finance, 7(2), 203–234. https://doi.org/10.1111/j.1367-0271.2004.00136.x 104
  9. TC KH&CN- BDU, VOL.4 № 1/2021 Nguyen Hoang Giang [3] Karras, G. (1994). Macroeconomic effects of budget deficits: further international evidence. Journal of International Money and Finance, 13(2), 190-210. [4] King, R. G., & Plosser, C. I. (1985). Money, deficits, and inflation. Carnegie- rochester conference series on public policy, 22, 147-195. [5] Miller, P. and Sargent, T. (1984). A reply to Darby. Federal Reserve Bank of Minneapolis Quarterly Review, Spring, 21-26. [6] Mundell, R. A. (1965). The international monetary system: conflict and reform. Canadian Trade Committee, Private Planning Association of Canada. [7] Myovella, G., Kisava, Z. (2018) Budget deficit and inflation in Tanzania: ardl bound test approach. Journal of Business, Economics and Finance (JBEF), 7(1), 83- 88. [8] Tobin, J. (1965). Money and Economic Growth. Econometrica, 33, 671-684. https://doi.org/10.2307/1910352. THE EFFECT OF BUDGET DEFICIT, MONEY SUPPLY AND ECONOMIC GROWTH ON INFLATION IN VIETNAM ABSTRACT Inflation is one of the important macroeconomic variables and complex fluctuations in the economy. Over the past two decades, volatility in inflation and its determinants have been the most discussed topics in Vietnam. In this study, we provide an empirical evidence on the factors that influence inflation from a fiscal and monetary policy perspective. Specifically, in this study, we examine the effect of budget deficit (representing fiscal policy) and money supply (representing monetary policy) on inflation. By using the VECM model, our research results showed that economic growth and money supply were the causes of inflation in Vietnam. Based on the research results, we have proposed recommendations in operating monetary policy in Vietnam. Keywords: Inflation, Economic growth, Money supply, Budget deficit. Liên hệ: Đỗ Đoan Trang Trường Đại học Bình Dương Số 504 Đại lộ Bình Dương, P. Hiệp Thành, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương. E-mail: doantrang.bolt@bdu.edu.vn 105
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2