intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của trách nhiệm môi trường đến quản trị lợi nhuận tại các quốc gia thuộc khối BRICS

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này tập trung phân tích tác động của trách nhiệm môi trường đến việc quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để phân tích mẫu nghiên cứu gồm 5.184 quan sát, với dữ liệu thu thập từ Thomson Reuters, Worldscope và World Development Indicators trong giai đoạn từ 2002 đến 2019.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của trách nhiệm môi trường đến quản trị lợi nhuận tại các quốc gia thuộc khối BRICS

  1. Tác động của trách nhiệm môi trường đến quản trị lợi nhuận tại các quốc gia thuộc khối BRICS Nguyễn Vân Hà1, Vũ Tuệ Minh2, Nguyễn Hà Trang3, Phạm Anh Vũ4, Phạm Thị Thanh Hường5, Mai Quang Anh6 Trường Đại học Ngoại thương, Việt Nam Ngày nhận: 19/02/2024 Ngày nhận bản sửa: 27/05/2024 Ngày duyệt đăng: 06/06/2024 Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung phân tích tác động của trách nhiệm môi trường đến việc quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để phân tích mẫu nghiên cứu gồm 5.184 quan sát, với dữ liệu thu thập từ Thomson Reuters, Worldscope và World Development Indicators trong giai đoạn từ 2002 đến 2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty thực hiện trách nhiệm môi trường tốt hơn thường ít có The impact of corporate environmental responsibility on earnings management: Empirical evidence from BRICS countries Abstract: This study aims to investigate the impact of corporate environmental responsibility on earnings management of firms in emerging countries including Brazil, Russia, India, China and South Africa. Quantitative research methods are used to analyze a research sample of 5,184 firm-year observations, with data collected from Thomson Reuters, Worldscope and World Development Indicators during the period 2002- 2019. Research results indicate that firms performing better in corporate environmental responsibility are often less likely to engage in earnings management. The robustness of the results is validated by employing a different proxy of earnings management and alternative regression techniques such as firm fixed effects and generalized method of moments. Furthermore, the study identifies and tests the underlying channel through which corporate environmental responsibility influences earnings management, namely information asymmetry. Our results have academic and practical significance, and provide important implications for improving the quality of financial reporting through promoting corporate environmental responsibility. Keywords: Corporate environmental responsibility, Earnings management, Information asymmetry, Emerging countries, BRICS Doi: 10.59276/JELB.2024.06.2670 Nguyen, Van Ha1, Vu, Tue Minh1, Nguyen, Ha Trang1, Pham, Anh Vu1, Pham, Thi Thanh Huong5, Mai, Quang Anh6 Email: ha.nguyen@ftu.edu.vn1, vutueminh003@gmail.com2, trangggnh@gmail.com3, vuanhpham.vn@gmail. com4, thanhhuongpt.work@gmail.com5, quanganhmai2607@gmail.com6 Organization of all: Foreign Trade University of Vietnam Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng © Học viện Ngân hàng Số 265- Năm thứ 26 (6)- Tháng 6. 2024 54 ISSN 3030 - 4199
  2. NGUYỄN VÂN HÀ - VŨ TUỆ MINH - NGUYỄN HÀ TRANG - PHẠM ANH VŨ - PHẠM THỊ THANH HƯỜNG - MAI QUANG ANH hành vi quản trị lợi nhuận. Tính vững của kết quả được đảm bảo thông qua việc sử dụng thước đo khác về quản trị lợi nhuận và áp dụng các kỹ thuật hồi quy khác nhau như hiệu ứng cố định công ty và ước lượng mô men tổng quát. Hơn nữa, nghiên cứu xác định và kiểm chứng cơ chế tác động của trách nhiệm môi trường lên quản trị lợi nhuận thông qua tính bất cân xứng thông tin. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa cả về học thuật lẫn thực tiễn, đồng thời, gợi mở những hàm ý quan trọng nhằm nâng cao chất lượng báo cáo tài chính thông qua đẩy mạnh thực hiện trách nhiệm môi trường của doanh nghiệp. Từ khóa: Trách nhiệm môi trường, Quản trị lợi nhuận, Bất cân xứng thông tin, Các quốc gia mới nổi, BRICS 1. Giới thiệu đề cấp thiết đòi hỏi sự chung tay hành động của toàn xã hội nói chung và đặc biệt là từ Biến đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu và phía các doanh nghiệp thông qua nỗ lực được coi là một trong những thách thức lớn thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối nhất của thế kỷ 21 liên quan đến môi trường với môi trường. tự nhiên và xã hội. Các hoạt động sản xuất Trách nhiệm môi trường (TNMT) của kinh doanh không bền vững của doanh doanh nghiệp là một bộ phận của trách nghiệp là một trong những tác nhân làm cho nhiệm xã hội doanh nghiệp, bao gồm tất cả môi trường sinh quyển ngày càng xấu đi, các mục tiêu và chính sách của một công góp phần làm trầm trọng hơn các tác động ty được tạo ra nhằm giải quyết các vấn đề tiêu cực của biến đổi khí hậu. Nghiên cứu môi trường hiện hữu (Holtbrügge & Dögl, của Burke và cộng sự (2015) chỉ ra rằng nếu 2012). Vai trò của việc thực hiện TNMT không có các biện pháp ứng phó với biến đối với các quyết định tài chính của doanh đổi khí hậu mức thu nhập bình quân toàn nghiệp đã được chỉ ra trong các nghiên cầu có thể giảm sút 23% vào năm 2100 và cứu đi trước tại một số thị trường riêng lẻ. làm giảm thu nhập bình quân đầu người ở Nghiên cứu này tập trung làm rõ ảnh hưởng khoảng 77% các quốc gia trên thế giới. Đã của TNMT đến quản trị lợi nhuận (QTLN) có nhiều thảm họa thiên nhiên ảnh hưởng của các doanh nghiệp tại Brazil, Nga, Ấn đến hoạt động kinh doanh và hiệu suất của Độ, Trung Quốc và Nam Phi (BRICS). các công ty trên toàn thế giới, như sự cố QTLN xảy ra khi nhà quản lý sử dụng xét tràn dầu của giàn Deepwater Horizon tại đoán trong khi lập báo cáo tài chính và thay Vịnh Mexico với tổng thiệt hại ước tính cho đổi các báo cáo tài chính thông qua việc công ty BP lên đến hơn 65 tỷ USD (Bousso, cấu trúc các giao dịch nhằm làm cho các 2018). Một ví dụ khác là vụ bê bối gian lận đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài khí thải của Volkswagen với tổng tiền phạt chính hiểu sai về hiệu quả hoạt động kinh khoảng hơn 30 tỷ USD đồng thời ảnh hưởng doanh của công ty hoặc tác động đến các tiêu cực đến danh tiếng của Công ty (Reiter kết quả hợp đồng có điều khoản phụ thuộc & Behrmann, 2017). Trước những tổn thất vào các số liệu báo cáo kế toán (Healy tiềm tàng do biến đổi khí hậu gây nên và & Wahlen, 1999). Nghiên cứu về QTLN những thiệt hại kinh tế từ các sự cố về môi thường đặt trong bối cảnh động cơ thực trường, việc bảo vệ môi trường là một vấn hiện quản trị lợi nhuận của người quản lý. Số 265- Năm thứ 26 (6)- Tháng 6. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 55
  3. Tác động của trách nhiệm môi trường đến quản trị lợi nhuận tại các quốc gia thuộc khối BRICS Tùy theo mục tiêu cụ thể, người quản lý các doanh nghiệp thì việc phân tích thực có thể tiến hành điều chỉnh lợi nhuận tăng nghiệm tác động của TNMT đến QTLN hoặc giảm so với lợi nhuận thực tế của công là cần thiết để luận giải liệu hiệu quả tài ty. Mặc dù quản trị lợi nhuận có thể không chính tương đối tốt mà các công ty tích cực vi phạm các chuẩn mực kế toán hiện hành, thực hiện TNMT đạt được (Nguyen và Vu, những hành vi này vẫn có thể khiến các nhà 2023) có phải là do QTLN để làm đẹp các đầu tư hiểu sai về tình hình hoạt động của kết quả báo cáo tài chính hay không. doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định Nghiên cứu này tập trung phân tích ảnh đầu tư sai lệch và chịu thiệt hại kinh tế (Sun hưởng của việc thực hiện TNMT của doanh và cộng sự, 2024). Bởi vậy, hạn chế hành vi nghiệp đến quản trị lợi nhuận cho mẫu QTLN là điều cần thiết nâng cao tính hiệu nghiên cứu gồm các doanh nghiệp niêm quả thông tin của thị trường chứng khoán. yết tại các quốc gia thuộc khối BRICS. Dữ Các nghiên cứu đi trước đã chỉ ra nhiều liệu nghiên cứu được thu thập từ ba nguồn nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi chính gồm Thomson Reuters, Worldscope QTLN doanh nghiệp như quy mô công ty, và World Development Indicators, sau đó cấu trúc sở hữu, đặc điểm quản trị doanh được phân tích thông qua các kỹ thuật hồi nghiệp (Duong & cộng sự, 2022; Jiang quy như POLS, hiệu ứng cố định công ty và cộng sự, 2020; Leuz và cộng sự, 2003; và GMM. Với hơn 1/4 diện tích và hơn Siregar & Utama, 2008), mức độ tương tác 40% dân số thế giới, BRICS là một khối giữa công ty và các nhà đầu tư cá nhân (Li hợp tác lớn mạnh, có ảnh hưởng lớn đến và cộng sự, 2023), kết quả thực hiện và kinh tế toàn cầu. Khối hiện đóng góp 18% công bố các thông tin phi tài chính (Gerged thương mại toàn cầu, trong khi GDP đã đạt và cộng sự 2023; Sun và cộng sự, 2024). 56.000 tỷ USD, chiếm 32% sản lượng kinh Tuy nhiên, bằng chứng thực nghiệm tác tế toàn cầu, vượt qua các nước phát triển động của việc thực hiện TNMT của doanh G7. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế của các nghiệp đối với hành vi QTLN vẫn còn khá quốc gia thuộc khối này cũng làm cho vấn ít ỏi, chưa đi sâu phân tích vai trò của việc đề ô nhiễm môi trường toàn cầu trầm trọng thực hiện TNMT nói riêng mà vẫn tích hợp hơn khi chiếm tới hơn 40% lượng khí thải vấn đề này trong các khía cạnh của trách CO2 toàn cầu và hơn 35% tổng lượng tiêu nhiệm xã hội nói chung (Kim và cộng sự, dùng các nguồn năng lượng không thể tái 2012), và chủ yếu tập trung vào một quốc tạo trong năm 2013 (Liu và cộng sự, 2017). gia riêng lẻ như Mỹ (Kim và cộng sự, 2012) Ngoài ra, môi trường thể chế của các quốc hay Trung Quốc (Sun và cộng sự, 2024). gia mới nổi được đánh giá là yếu hơn so với Bằng chứng thực nghiệm về tác động của các quốc gia phát triển (Du & Li, 2023), TNMT đến QTLN chưa thực sự rõ ràng. do vậy các kết quả thực nghiệm ở các thị Trong khi Dimitropoulo và Koronios trường riêng lẻ có môi trường thể chế khác (2021) chỉ ra rằng doanh nghiệp thực hiện nhau có thể không có giá trị khái quát cho tốt TNMT có mức độ QTLN ít hơn thì các quốc gia khác. Với vai trò ngày càng Velte (2021) lại cho thấy mối quan hệ giữa quan trọng của các nền kinh tế mới nổi nói TNMT và QTLN có thể thuận chiều hoặc chung và các nền kinh tế BRICS nói riêng ngược chiều, tùy thuộc vào cách đo lường trong nền kinh tế toàn cầu, việc làm sáng tỏ QTLN. Với sự quan tâm ngày càng tăng mối quan hệ TNMT và QTLN tại các quốc của các bên liên quan nói chung và của gia thuộc khối BRICS gợi mở một số hàm các nhà đầu tư nói riêng đến TNMT của ý quan trọng để thúc đẩy hơn nữa việc thực 56 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 265- Năm thứ 26 (6)- Tháng 6. 2024
  4. NGUYỄN VÂN HÀ - VŨ TUỆ MINH - NGUYỄN HÀ TRANG - PHẠM ANH VŨ - PHẠM THỊ THANH HƯỜNG - MAI QUANG ANH hiện trách nhiệm môi trường qua đó góp sự, 2023), nên ảnh hưởng của từng yếu tố phần nâng cao chất lượng các báo cáo tài đến QTLN cũng có thể có khác nhau và chính ở cấp độ doanh nghiệp. cần được làm sáng tỏ thông qua phân tích Kết cấu của bài viết gồm 05 phần. Bên thực nghiệm. cạnh lời giới thiệu ở phần 1, bài viết trình Dựa trên lý thuyết các bên liên quan bày cơ sở lý thuyết và các giả thuyết nghiên (Freeman, 1984), nghiên cứu này lập luận cứu ở phần 2. Phương pháp nghiên cứu và rằng các doanh nghiệp thực hiện tốt TNMT kết quả nghiên cứu lần lượt được báo cáo ở thì sẽ hạn chế QTLN. Lý thuyết này cho phần 3 và 4. Phần cuối cùng trình bày kết rằng các công ty cần tích hợp lợi ích của luận của nghiên cứu. các bên liên quan (gồm các tổ chức, các cá nhân có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng 2. Cơ sở lý thuyết và các giả thuyết bởi hoạt động của công ty) vào mục tiêu nghiên cứu tối đa hóa giá trị cổ đông. Vì họ là những người đóng góp vào quá trình tạo ra giá trị Đã có nhiều nghiên cứu phân tích mối của công ty đồng thời cũng là những người quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh hưởng lợi tiềm năng và chịu rủi ro từ hoạt nghiệp và QTLN, điển hình như nghiên động của công ty, nên việc đáp ứng các yêu cứu của Kim và cộng sự (2012) tại thị cầu chính đáng của các bên liên quan có trường Mỹ, Bozzolan và cộng sự (2015) thể là phương tiện để đạt được mục tiêu tối và Chih và cộng sự (2008) sử dụng dữ đa hóa giá trị công ty. Clarkson (1995) cho liệu gồm nhiều quốc gia, và Sun và cộng rằng, việc tích hợp TNMT vào mục tiêu sự (2024) tại thị trường Trung Quốc. Các kinh doanh có thể đạt được tốt nhất bằng nghiên cứu này nhìn chung đều chỉ ra rằng cách chuyển hóa các vấn đề trừu tượng về các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm môi trường và xã hội thành lợi ích hữu hình xã hội thường mức độ QTLN cũng ít đi. của các bên liên quan. Việc đáp ứng các Tuy nhiên, theo Cai và cộng sự (2016), yêu cầu và kỳ vọng của các bên liên quan không thể đồng nhất tác động của trách về TNMT giúp các doanh nghiệp dành nhiệm xã hội với TNMT mà không tiến được sự ủng hộ từ các bên liên quan. Điều hành nghiên cứu thực nghiệm vì nội hàm này là đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao của hai khái niệm trách nhiệm xã hội và uy tín doanh nghiệp, củng cố vị thế cạnh TNMT là khác nhau. Theo Kim và cộng sự tranh trên thị trường, thu hút được lực (2017), các nghiên cứu về vai trò của việc lượng lao động chất lượng cao và cải thiện thực hiện TNMT đối với các khía cạnh tài doanh thu (Cordeiro & Tewari, 2015). Các chính của doanh nghiệp mới chỉ được quan nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng việc thực tâm trong thời gian gần đây với số lượng hiện tốt TNMT góp phần nâng cao kết quả các nghiên cứu còn tương đối ít ỏi và kết tài chính của doanh nghiệp (Garel & Petit- quả nghiên cứu vẫn chưa thực sự rõ ràng. Romec, 2021; Nguyen & Vu, 2023), nên Hai nghiên cứu gần đây chỉ ra mối quan các doanh nghiệp với tình hình tài chính hệ ngược chiều giữa công bố thông tin tốt sẽ ít có khuynh hướng QTLN vì hành vi TNMT và QTLN của doanh nghiệp tại thị QTLN nếu bị phát hiện có thể ảnh hưởng trường Jordan (Gerged và cộng sự, 2023) xấu đến uy tín của doanh nghiệp (Kim và và Kuwaiti (Gerged và cộng sự, 2020). Tuy cộng sự, 2012). Hơn nữa, Jones (1995) nhiên, thực tế thực hiện TNMT có thể khác lập luận rằng những nhà quản lý của các với thông tin được công bố (Gull và cộng doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã Số 265- Năm thứ 26 (6)- Tháng 6. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 57
  5. Tác động của trách nhiệm môi trường đến quản trị lợi nhuận tại các quốc gia thuộc khối BRICS hội nhìn chung là những người đề cao đạo thực hiện tốt TNMT ở những doanh nghiệp đức nghề nghiệp, tính trung thực, nỗ lực có tính bất cân xứng thông tin cao sẽ giúp xây dựng và củng cố niềm tin với các bên tăng cường tính minh bạch thông tin, vì liên quan. Dựa trên quan điểm này, nhóm vậy hạn chế QTLN. Nói cách khác, vai nghiên cứu kỳ vọng rằng động cơ thực hiện trò hạn chế QTLN của việc thực hiện tốt QTLN của đội ngũ quản lý tại các doanh TNMT rõ rệt hơn ở những doanh nghiệp nghiệp thực hiện tốt TNMT sẽ bị hạn chế. có mức độ bất cân xứng thông tin cao hơn Vì vậy, bài viết đề xuất giả thuyết nghiên so với những doanh nghiệp có mức độ bất cứu sau: cân xứng thông tin thấp hơn. Từ đó, nhóm H1: Trách nhiệm môi trường có tác động nghiên cứu đề xuất giả thuyết tiếp theo: ngược chiều đến việc quản trị lợi nhuận H2: Mối quan hệ ngược chiều giữa TNMT của doanh nghiệp. và QTLN trở nên rõ ràng hơn ở những Tiếp theo, căn cứ vào các nghiên cứu đi doanh nghiệp có tính bất cân xứng thông trước (Cui và cộng sự, 2018; Nguyen và tin cao hơn. cộng sự, 2019), bài viết đề xuất cơ chế truyền dẫn ảnh hưởng của việc thực hiện 3. Phương pháp nghiên cứu TNMT đến QTLN thông qua tính bất cân xứng thông tin. Cụ thể, việc thực hiện tốt 3.1. Mẫu nghiên cứu và nguồn dữ liệu TNMT giúp doanh nghiệp thu hút sự quan tâm, theo dõi từ các nhà phân tích thị trường, Bài viết sử dụng dữ liệu bảng ở cấp độ các nhà đầu tư và giới truyền thông, qua doanh nghiệp thuộc các quốc gia trong khối đó các bên liên quan có thêm nhiều thông BRICS trong giai đoạn từ 2002 đến 2019. tin về tình hình của doanh nghiệp hơn, nhờ Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu TNMT vậy mà tính bất cân xứng thông tin giữa từ cơ sở dữ liệu ASSET4 của Thomson các nhà quản lý doanh nghiệp và những Reuters. Các dữ liệu tài chính của doanh đối tượng bên ngoài được thu hẹp. Ngoài nghiệp và dữ liệu cấp quốc gia được thu ra, như đề cập ở phần trên, các nhà quản thập lần lượt từ cơ sở dữ liệu Worldscope, lý tại các doanh nghiệp nghiêm túc thực World Development Indicators và World hiện TNMT nhìn chung là những người Bank. Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ năm đề cao giá trị đạo đức, quan tâm đến lợi 2002 vì đây là năm đầu tiên ASSET4 cung ích chính đáng của các bên liên quan. Với cấp dữ liệu về trách nhiệm môi trường. phương châm đó, các nhà quản lý cố gắng Tương tự Liao và cộng sự (2023) và Wang cung cấp thông tin tin cậy, chính xác và và cộng sự (2024), giai đoạn nghiên cứu kịp thời cho các bên liên quan, tạo nên môi kết thúc ở năm 2019 nhằm tránh tác động trường thông tin minh bạch hơn nên tính của đại dịch đến các quyết định tài chính và bất cân xứng thông tin giảm đi. Hơn nữa, đầu tư của doanh nghiệp. Sau khi tổng hợp theo Richardson (2000), khi tình trạng bất các nguồn dữ liệu tính theo năm, liên tục từ cân xứng thông tin ở mức cao, các bên liên năm doanh nghiệp được ASSET4 xếp hạng quan không có đủ khả năng và nguồn lực đến năm 2019, mẫu nghiên cứu gồm 5.184 để tiếp cận thông tin liên quan đến doanh quan sát khả dụng. nghiệp cũng như giám sát hành động của người quản lý, do vậy tạo cơ hội cho các 3.2. Đo lường các biến nghiên cứu nhà quản lý dễ thực hiện QTLN. Với lập luận trên, nhóm nghiên cứu kỳ vọng việc Quản trị lợi nhuận 58 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 265- Năm thứ 26 (6)- Tháng 6. 2024
  6. NGUYỄN VÂN HÀ - VŨ TUỆ MINH - NGUYỄN HÀ TRANG - PHẠM ANH VŨ - PHẠM THỊ THANH HƯỜNG - MAI QUANG ANH Dựa theo các nghiên cứu đi trước (Leuz và trường. Điểm ưu việt trong phương pháp cộng sự, 2003; Duong và cộng sự, 2022), tính điểm của ASSET4 là có tính đến đặc bài viết đánh giá QTLN trên cơ sở dồn tích thù ngành và vị trí của công ty trong ngành. (accruals). Theo đó, giá trị dồn tích được tính như sau: Các biến đặc thù doanh nghiệp và đặc thù Accruali,j,t = ∆CAi,t − ∆Cashi,t − ∆CLi,t − quốc gia ∆STDi,t − ∆TPi,t − ∆Depi,t Dựa vào các nghiên cứu trước đây (Ding Trong đó: ∆CAi,t- Thay đổi trong tổng tài & Cộng sự, 2021; Sun và cộng sự, 2024), sản lưu động, ∆Cashi,t- Thay đổi trong để kiểm chứng tác động của TNMT đến tiền và tương đương tiền, ∆CLi,t- Thay đổi QTLN, bài viết kiểm soát tác động của các trong tổng nợ ngắn hạn, ∆STDi,t- Thay đổi đặc điểm doanh nghiệp và quốc gia như trong vay ngắn hạn thuộc tổng nợ ngắn sau: quy mô doanh nghiệp (LNTA)- được hạn, ∆TPi,t- Thay đổi trong phần thuế thu đo lường bằng giá trị logarit tự nhiên của tài nhập doanh nghiệp phải trả, ∆Depi,t- Thay sản ròng; đòn bẩy tài chính (LDA)- được đổi chi phí khấu hao i, t- Doanh nghiệp i đo lường bằng tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài trong năm t sản; tài sản vô hình (INTANG)- được đo Giá trị dồn tích đại diện cho mức độ điều lường bằng tỷ lệ tổng tài sản vô hình trên chỉnh báo cáo thu nhập của nhà quản lý tổng tài sản; tài sản hữu hình (PPE)- được nhằm thay đổi kết quả hoạt động thực tế đo lường bằng tỷ lệ tổng tài sản hữu hình của doanh nghiệp (Leuz và cộng sự; 2003). trên tổng tài sản; tốc độ tăng trưởng doanh Thước đo QTLN (ACCR) dựa vào các thu (GNS)- được đo lường bằng cách tính khoản dồn tích là tỷ lệ giữa giá trị tuyệt tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm t so với đối của các khoản dồn tích và giá trị tuyệt năm t-1; giá trị thị trường trên giá trị sổ đối của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh sách (MTB)- được đo lường bằng tỷ lệ giá (cash flow from operation), nhằm kiểm trị thị trường trên giá trị sổ sách của vốn soát sự khác biệt về quy mô và tình hình chủ sở hữu; khả năng sinh lời (ROA)- được hoạt động giữa các doanh nghiệp. Giá trị đo lường bằng tỷ lệ thu nhập ròng trên tổng của ACCR càng lớn hàm ý mức độ QTLN tài sản; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân càng cao và ngược lại. đầu người (GGDP)- được đo lường bằng tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người Trách nhiệm môi trường ở năm t so với năm t-1; và GDP bình quân Thông tin về TMMT được thu thập từ đầu người- đo lường dưới dạng logarit tự ASSET4- một trong những cơ sở dữ liệu nhiên (LNGDP). Các biến kiểm soát được toàn diện nhất về trách nhiệm môi trường xử lý để loại bỏ các giá trị ngoại lai. và xã hội doanh nghiệp, bao phủ hơn 70% giá trị vốn hóa toàn cầu và được sử dụng 3.3. Mô hình nghiên cứu rộng rãi trong các nghiên cứu về TNMT (Flammer, 2021; Garel & Petit-Romec, Để đánh giá tác động của TNMT đến 2021). Để đánh giá kết quả thực hiện QTLN ở giả thuyết H1, bài viết sử dụng TNMT của từng doanh nghiệp (ENV), mô hình nghiên cứu như sau: ASSET4 dựa trên ba khía cạnh gồm mức ACCRi,j,t = β0 + β1ENVi,j,t-1 + β2LNTAi,j,t-1 độ sử dụng tài nguyên thiên nhiên, các biện + β3LDAi,j,t-1 + β4INTANGi,j,t-1 + β5PPEi,j,t-1 pháp cắt giảm phát thải và các hoạt động + β6GNSi,j,t-1 + β7MTBi,j,t-1 + β8ROAi,j,t-1 + đổi mới sáng tạo với mục đích bảo vệ môi β9GGDPi,j,t-1 + β10LNGDPi,j,t-1 + YearFE + Số 265- Năm thứ 26 (6)- Tháng 6. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 59
  7. Tác động của trách nhiệm môi trường đến quản trị lợi nhuận tại các quốc gia thuộc khối BRICS IndustryFE + CountryFE + εi,j,t (1) β5INTANGi,j,t-1 + β6PPEi,j,t-1 + β7GNSi,j,t-1 + Trong đó, i, j, t lần lượt đại diện cho công β8MTBi,j,t-1 + β9ROAi,j,t-1 + β10GGDPi,j,t-1 + ty i, quốc gia j, năm t. YearFE, IndustryFE β11LNGDPi,j,t-1 + YearFE + IndustryFE + và CountryFE lần lượt là biến kiểm soát CountryFE + εi,j,t (2) năm, ngành và quốc gia. εi,j,t là phần dư. Mô tả chi tiết về các biến trong mô hình được 4. Kết quả nghiên cứu đề cập ở mục 3.2. Để kiểm chứng vai trò của tính bất cân xứng 4.1. Thống kê mô tả thông tin trong việc truyền dẫn tác động của TNMT đến QTLN ở giả thuyết H2, bài Dựa trên số liệu thu thập được, nhóm viết tiếp tục sử dụng mô hình nghiên cứu nghiên cứu thống kê giá trị trung bình cùng (2) dưới đây thông qua việc đưa vào mô độ lệch chuẩn của các biến sử dụng để hình biến tương tác giữa TNMT và quy mô phân tích tác động của TNMT đến QTLN công ty (ENVi,j,t-1*LNTAi,j,t-1), tương của doanh nghiệp trình bày tại Bảng 1. Tỷ tự D›Amato và Falivena (2020). Quy mô lệ bình quân của các khoản dồn tích trên công ty được dùng làm thước đo bất cân dòng tiền của các doanh nghiệp trong mẫu xứng thông tin như nghiên cứu của Frankel nghiên cứu là 1,053. Điểm bình quân về và cộng sự (2004). Cụ thể, các công ty có TNMT của các doanh nghiệp là 0,53. quy mô lớn hơn thường minh bạch hơn về thông tin. Nói cách khác, tính bất cân xứng 4.2. Kết quả hồi quy thông tin thường cao hơn ở các công ty có quy mô nhỏ hơn và ngược lại. Do vậy, nếu Trước hết, theo khuyến nghị của Petersen hệ số ước lượng β2 > 0 thì H2 được chấp (2009) đối với dữ liệu bảng như trong nhận và ngược lại. nghiên cứu này, bài viết sử dụng kỹ thuật ACCRi,j,t = β0 + β1ENVi,j,t-1 + β2ENVi,j,t- OLS gộp (Pooled OLS) với sai số chuẩn 1 *LNTAi,j,t-1 + β3LNTAi,j,t-1 + β4LDAi,j,t-1 + cụm hai chiều (two-way clustered standard Bảng 1. Thống kê mô tả các biến Tên biến Mô tả Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn ACCR Thu nhập dồn tích của doanh nghiệp 5.184 1,054 1,498 ENV Chỉ số trách nhiệm môi trường của doanh nghiệp 5.184 0,530 0,277 LNTA Quy mô doanh nghiệp 5.184 22,246 1,261 LDA Đòn bẩy tài chính 5.184 0,154 0,145 INTANG Tài sản vô hình 5.184 0,093 0,123 PPE Tài sản hữu hình 5.184 0,327 0,230 GNS Tốc độ tăng trưởng doanh thu 5.184 0,137 0,356 MTB Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách 5.184 3,167 3,687 ROA Khả năng sinh lời 5.184 0,077 0,068 GGDP Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người 5.184 3,808 3,618 LNGPD GDP bình quân đầu người 5.184 8,781 0,642 Nguồn: Tính toán từ số liệu thu thập 60 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 265- Năm thứ 26 (6)- Tháng 6. 2024
  8. NGUYỄN VÂN HÀ - VŨ TUỆ MINH - NGUYỄN HÀ TRANG - PHẠM ANH VŨ - PHẠM THỊ THANH HƯỜNG - MAI QUANG ANH errors) để kiểm chứng tác động của TNMT bày ở Bảng 2 chỉ ra rằng hệ số hồi quy của lên QTLN. Kết quả hồi quy OLS được trình biến ENV có dấu âm và có ý nghĩa thống kê tại mức 1%, cho thấy TNMT tác động Bảng 2. nghịch chiều đến QTLN, phù hợp với giả Ước lượng POLS về tác động của trách thuyết H1. Theo kết quả hồi quy, khi ENV nhiệm môi trường đến quản trị lợi nhuận tăng một độ lệch chuẩn (0,277) thì giá trị (1) dồn tích giảm khoảng 18% trong tổng dòng BIẾN ACCR tiền hoạt động (= -0,657 * 0,277), với giả định các yếu tố khác không thay đổi. ENV -0,657*** Bên cạnh đó, để củng cố cho kết quả thu (-6,64) được, bài viết tiếp tục thực hiện các kiểm LNTA 0,036 định tính vững thông qua việc sử dụng (1,46) thước đo khác về QTLN, thay thế các giá LDA 0,299* trị trễ của biến độc lập và kiểm soát bằng giá trị hiện tại của các biến này, sử dụng (1,66) mô hình hồi quy hiệu ứng cố định và kiểm INTANG -1,116*** soát vấn đề nội sinh thông qua việc sử dụng (-5,99) hồi quy GMM. PPE -1,187*** Thứ nhất, theo Leuz và cộng sự (2003), hệ (-10,13) số tương quan (CORR) giữa sự chênh lệch GNS 0,204** các khoản dồn tích và sự chênh lệch các dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được sử (2,37) dụng làm thước đo khác cho biến QTLN. MTB -0,007 Giá trị của biến CORR càng cao thì mức (-0,78) độ QTLN càng thấp và ngược lại. Nhóm ROA -4,343*** nghiên cứu chạy lại mô hình hồi quy (1) (-10,18) với biến phụ thuộc là CORR và báo cáo kết quả phân tích ở cột (1) Bảng 3. Theo đó, GGDP -0,044*** biến ENV có hệ số hồi quy dương và có ý (-3,13) nghĩa thống kê tại mức 1%, hàm ý rằng các LNGDP 0,148 doanh nghiệp thực hiện tốt TNMT có mức (1,27) độ QTLN thấp, phù hợp với kết quả phân (-2,03) tích ở Bảng 2. Hệ số chặn 0,751 Thứ hai, nhóm nghiên cứu sử dụng các giá trị hiện tại của biến độc lập và các biến (0,72) kiểm soát thay vì các giá trị trễ như trong N 4.237 Bảng 2. Mặc dù việc sử dụng các giá trị trễ R hiệu chỉnh 2 0,142 của các biến này là phù hợp hơn trong việc Kiểm soát Năm Có giải quyết mục tiêu nghiên cứu về tác động Kiểm soát Ngành Có của TNMT đến QTLN vì kiểm soát được tác động nhân quả ngược chiều (reverse Kiểm soát Quốc gia Có causality), nhưng bài viết vẫn muốn kiểm Sai số chuẩn mạnh ở trong ngoặc *** p < 0,01, ** p < 0,05, * p < 0,1 chứng xem mối quan hệ giữa TNMT và Nguồn: Tính toán từ số liệu thu thập QTLN có thay đổi khi sử dụng các giá trị Số 265- Năm thứ 26 (6)- Tháng 6. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 61
  9. Tác động của trách nhiệm môi trường đến quản trị lợi nhuận tại các quốc gia thuộc khối BRICS Bảng 3. Kiểm định tính vững về tác động của trách thực nghiệm khi sử dụng biến trễ nhiệm môi trường lên quản trị lợi nhuận ở Bảng 2. (1) (2) (3) Thứ ba, dựa vào các nghiên BIẾN CORR ACCR ACCR cứu đi trước về QTLN (ví dụ: Gopalan & Jayaraman, 2012), ENV 0,300*** -0,540*** -0,278** bài viết sử dụng mô hình hồi quy (6,11) (-5,66) (-2,06) hiệu ứng cố định công ty (firm LNTA -0,021* 0,009 -0,197*** fixed effect) để kiểm soát tác (-1,69) (0,38) (-3,15) động của những nhân tố không LDA -0,366*** 0,359** 0,714*** đổi theo thời gian (time-invariant variables) lên mối quan hệ giữa (-4,18) (2,06) (2,97) TNMT và QTLN. Cột (3) Bảng INTANG 0,507*** -1,169*** -0,718** 3 cho thấy kết quả phân tích với (5,29) (-6,54) (-2,08) hiệu ứng cố định công ty nhất PPE 0,557*** -1,219*** -1,351*** quán với kết quả ở Bảng 2. (8,77) (-10,90) (-5,01) Ngoài ra, một trong những vấn GNS -0,033 0,239*** 0,109** đề thường gặp trong các nghiên cứu về ảnh hưởng của TNMT (-1,01) (2,67) (2,44) tới các khía cạnh tài chính của MTB 0,004 -0,010 -0,003 doanh nghiệp là vấn đề nội sinh (0,96) (-1,37) (-0,37) (endogeneity). Hiện tượng nội ROA 0,500*** -3,609*** -1,524*** sinh diễn ra khi một hoặc nhiều (2,70) (-9,22) (-3,86) biến độc lập có mối quan hệ với sai số của mô hình, dẫn tới tình GGDP 0,011 -0,023 -0,028** trạng các hệ số hồi quy ước lượng (1,51) (-1,57) (-2,57) theo OLS bị chệch và không LNGDP -0,033 0,243** 0,416*** phản ánh đúng mối quan hệ giữa (-0,51) (2,25) (3,61) biến phụ thuộc và biến độc lập. Hệ số chặn 1,057* 0,676 2,887** Vì vậy, nhóm nghiên cứu tham (1,84) (0,69) (1,99) khảo các nghiên cứu đi trước (ví dụ: Gull và cộng sự, 2018) và N 4.059 5.184 4.237 tiếp tục sử dụng mô hình hồi quy R2 hiệu chỉnh 0,058 0,122 0,542 GMM (Generalized Method of Kiểm soát Năm Có Có Có Moments) để khắc phục vấn đề Kiểm soát Ngành Có Có Không nội sinh theo Blundell và Bond Kiểm soát Quốc gia Có Có Không (1998). Với ước lượng GMM, mô hình hồi quy được bổ sung Sai số chuẩn mạnh ở trong ngoặc *** p < 0,01, ** p < 0,05, * p < 0,1 thêm biến phụ thuộc trễ ngoài các Nguồn: Tính toán từ số liệu thu thập biến giải thích đã được sử dụng trong mô hình. Kết quả trình bày hiện tại của các biến nêu trên không. Kết ở Bảng 4 chỉ ra rằng biến ENV có ý nghĩa quả hồi quy ở cột (2) Bảng 3 cho thấy biến ở mức 1% và có hệ số hồi quy âm, phù hợp ENV vẫn tiếp tục có hệ số âm và có ý nghĩa với các ước lượng OLS và hiệu ứng cố định thống kê ở mức 1%, phù hợp với kết quả công ty. Tóm lại, tác động của TNMT đến 62 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 265- Năm thứ 26 (6)- Tháng 6. 2024
  10. NGUYỄN VÂN HÀ - VŨ TUỆ MINH - NGUYỄN HÀ TRANG - PHẠM ANH VŨ - PHẠM THỊ THANH HƯỜNG - MAI QUANG ANH Bảng 4. Kiểm soát vấn đề nội sinh về tác Bảng 5. Vai trò của bất cân xứng thông tin động của trách nhiệm môi trường lên quản đối với mối quan hệ giữa trách nhiệm môi trị lợi nhuận trường và quản trị lợi nhuận (1) (1) BIẾN ACCR BIẾN ACCR L.ACCR 0,772*** ENV -4,254*** (21,24) (-2,74) ENV -0,282** LNTA -0,044 (-2,36) (-0,99) LNTA 0,070** ENV*LNTA 0,161** (2,40) (2,34) LDA 0,057 LDA 0,324* (0,34) (1,79) INTANG -0,242 INTANG -1,131*** (-0,86) (-6,04) PPE -0,240 PPE -1,209*** (-1,43) (-10,24) GNS 0,103 GNS 0,200** (1,31) (2,32) MTB -0,009 MTB -0,006 (-0,86) (-0,61) ROA -1,850*** ROA -4,400*** (-4,77) (-10,29) GGDP -0,011 GGDP -0,043*** (-1,46) (-3,10) LNGDP -0,000** LNGDP 0,129 (-2,47) (1,11) Hệ số chặn -0,786 Hệ số chặn 2,582** (-1,33) (1,96) N 4.159 N 4.237 Kiểm soát năm Có R2 hiệu chỉnh 0,143 Kiểm soát ngành Không Kiểm soát năm Có Kiểm soát quốc gia Không Kiểm soát ngành Có AR1 0,000 Kiểm soát quốc gia Có AR2 0,944 Sai số chuẩn mạnh ở trong ngoặc *** p
  11. Tác động của trách nhiệm môi trường đến quản trị lợi nhuận tại các quốc gia thuộc khối BRICS QTLN không thay đổi khi thực hiện các nước BRICS, bài viết tập trung phân tích phân tích tính vững khác nhau, cho thấy tính ảnh hưởng của TNMT đối với QTLN. Hai tin cậy của kết quả nghiên cứu. kết quả thực nghiệm quan trọng được chỉ ra trong nghiên cứu này. Thứ nhất, bài 4.3. Vai trò của bất cân xứng thông tin viết cung cấp bằng chứng cho thấy các đối với mối quan hệ giữa trách nhiệm môi doanh nghiệp thực hiện TNMT tốt thì ít có trường và quản trị lợi nhuận khuynh hướng thực hiện QTLN. Điều này phù hợp với quan điểm của lý thuyết các Bài viết thực hiện phân tích tiếp nhằm bên liên quan cho rằng khi doanh nghiệp kiểm định giả thuyết H2 về khả năng ảnh nghiêm túc thực hiện TNMT nhằm đáp hưởng của bất cân xứng thông tin trong ứng kỳ vọng của các bên liên quan thì các việc truyền dẫn ảnh hưởng của TNMT đến doanh nghiệp này sẽ dành được sự ủng QTLN. Kế thừa nghiên cứu của Frankel và hộ từ phía các bên có liên quan trong việc cộng sự (2004), quy mô công ty (LNTA) thực hiện mục tiêu kinh tế, nhờ vậy hạn chế được lựa chọn để đại diện cho tính bất cân động cơ thay đổi/ điều chỉnh lợi nhuận báo xứng thông tin giữa doanh nghiệp và các cáo thông qua hành vi QTLN. Ngoài ra, bên liên quan. các nhà quản lý của các công ty thực hiện Để đánh giá tác động của bất cân xứng tốt TNMT thường đề cao tầm quan trọng thông tin, mô hình nghiên cứu (2) được của trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh sử dụng với biến chính trong mô hình là doanh, khiến họ ít có khuynh hướng thực biến tương tác ENV*LNTA. Kết quả ước hiện QTLN. Thứ hai, bài viết chỉ ra cơ chế lượng trình bày ở Bảng 5 cho thấy biến tác động của TNMT đến QTLN thông qua tương tác có hệ số hồi quy dương và có ý kênh trung gian là tính bất cân xứng thông nghĩa thống kê (β2 = 0,161, p < 0,05), phù tin. Cụ thể, kết quả nghiên cứu hàm ý rằng hợp với dự đoán của giả thuyết H2. Kết việc thực hiện tốt TNMT giúp làm giảm quả này được hiểu như sau: tác động hạn bớt tính bất cân xứng thông tin giữa doanh chế hành vi QTLN của TNMT bị yếu đi nghiệp và các bên liên quan, từ đó hạn chế ở những doanh nghiệp với quy mô lớn- là việc thực hiện QTLN. những doanh nghiệp có môi trường thông Nghiên cứu này có những đóng góp quan tin minh bạch hơn (hay tính bất cân xứng trọng về học thuật và thực tiễn. Xét từ thông tin ít hơn). Ngược lại, tác động hạn góc độ học thuật, kết quả nghiên cứu góp chế hành vi QTLN của TNMT rõ rệt hơn phần làm sáng tỏ vai trò của việc thực hiện ở những doanh nghiệp có quy mô nhỏ- là TNMT đối với các khía cạnh tài chính của những doanh nghiệp có tình trạng bất cân doanh nghiệp thông qua việc cung cấp bằng xứng thông tin nhiều hơn. Điều này hàm ý chứng về lợi ích của TNMT trong việc hạn rằng việc thực hiện tốt TNMT giúp khắc chế QTLN. Đây là một chủ đề tương đối phục tình trạng bất cân xứng thông tin, phù mới và bằng chứng thực nghiệm về mối hợp với nghiên cứu của Nguyen và cộng sự quan hệ giữa TNMT và QTLN là rất hạn (2019), qua đó hạn chế hành vi QTLN của chế. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu nhà quản lý doanh nghiệp. có giá trị tham khảo cho các nhà quản lý, nhà đầu tư và các bên liên quan khác 5. Kết luận của doanh nghiệp. Các nhà quản lý doanh nghiệp có thể giảm bớt áp lực phải thực Sử dụng dữ liệu cấp doanh nghiệp ở nhóm hiện QTLN thông qua thực hiện tốt TNMT 64 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 265- Năm thứ 26 (6)- Tháng 6. 2024
  12. NGUYỄN VÂN HÀ - VŨ TUỆ MINH - NGUYỄN HÀ TRANG - PHẠM ANH VŨ - PHẠM THỊ THANH HƯỜNG - MAI QUANG ANH vì việc thực hiện tốt TNMT có tiềm năng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. mang lại những lợi ích đáng kể về kinh tế Đầu tiên, nghiên cứu chỉ giới hạn trong và xã hội. Các cơ quan quản lý Nhà nước các doanh nghiệp niêm yết thuộc các quốc có thêm căn cứ khoa học để cân nhắc tiếp gia trong khối BRICS nên kết quả có thể tục ban hành các hướng dẫn và/hoặc khung không có giá trị khái quát cho các doanh pháp lý nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc thực nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hay cho các hiện TNMT của các doanh nghiệp để góp quốc gia ngoài khối BRICS. Việc giới phần hiện thực hóa các mục tiêu thiên niên hạn không gian nghiên cứu tại các doanh kỷ về phát triển bền vững đồng thời giúp nghiệp thuộc khối BRICS hạn chế khả cải thiện tính minh bạch thông tin trên thị năng đánh giá tính đặc thù của các quốc trường tài chính. Kết quả nghiên cứu cũng gia này với các quốc gia khác có sự khác hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc đưa ra các biệt về trình độ phát triển kinh tế, xã hội và quyết định đầu tư vì các nhà đầu tư có thêm môi trường thể chế. Thứ hai, QTLN có thể tiêu chí sàng lọc danh mục đầu tư để có thể được đo lường thông qua việc sử dụng một giảm rủi ro do bất cân xứng thông tin thông số mô hình khác nhau mà bài viết này chưa qua việc lựa chọn đầu tư vào các công ty áp dụng. Thứ ba, mặc dù đã cố gắng kiểm thực hiện tốt TNMT. Ngoài ra kết quả soát các yếu tố gây nhiễu, nhưng có thể nghiên cứu này cũng có ý nghĩa tham khảo vẫn còn một số yếu tố khác chưa được xem cho các thị trường mới nổi khác trong việc xét đến trong nghiên cứu này. Các nghiên thực hiện mục tiêu kép là phát triển kinh tế cứu trong tương lai có thể cân nhắc tiếp tục và hạn chế tác động xấu đến môi trường. hướng nghiên cứu này để làm rõ thêm tác Bên cạnh những đóng góp nêu trên, bài viết động của TNMT đến QTLN. ■ Tài liệu tham khảo Blundell, R., & Bond, S. (1998). Initial conditions and moment restrictions in dynamic panel data models. Journal of Econometrics, 87(1), 115-143. https://doi.org/10.1016/S0304-4076(98)00009-8 Bousso, R. (2018). BP Deepwater Horizon costs balloon to $65 billion. https://www.reuters.com/article/us-bp- deepwaterhorizon/bp-deepwater-horizon-costs-balloon-to-65-billion-idUSKBN1F50NL/   Bozzolan, S., Fabrizi, M., Mallin, C. A., & Michelon, G. (2015). Corporate social responsibility and earnings quality: International evidence. The International Journal of Accounting, 50(4), 361-396. https://doi.org/10.1016/j. intacc.2015.10.003  Burke, M., Hsiang, S. M., & Miguel, E. (2015). Global non-linear effect of temperature on economic production. Nature, 527(7577), 235-239. https://doi.org/10.1038/nature15725  Cai, L., Cui, J., & Jo, H. (2016). Corporate environmental responsibility and firm risk. Journal of Business Ethics, 139, 563-594. https://doi.org/10.1007/s10551-015-2630-4 Chih, H. L., Shen, C. H., & Kang, F. C. (2008). Corporate social responsibility, investor protection, and earnings management: Some international evidence. Journal of Business Ethics, 79, 179-198. https://doi.org/10.1007/s10551-007-9383-7  Clarkson, M. E. (1995). A stakeholder framework for analyzing and evaluating corporate social performance. Academy of Management Review, 20(1), 92-117. https://doi.org/10.2307/258888  Cordeiro, J. J., & Tewari, M. (2015). Firm characteristics, industry context, and investor reactions to environmental CSR: A stakeholder theory approach. Journal of Business Ethics, 130, 833-849. https://doi.org/10.1007/s10551-014-2115-x  Cui, J., Jo, H., & Na, H. (2018). Does corporate social responsibility affect information asymmetry?. Journal of Business Ethics, 148, 549-572. https://doi.org/10.1007/s10551-015-3003-8 D’Amato, A., & Falivena, C. (2020). Corporate social responsibility and firm value: Do firm size and age matter? Empirical evidence from European listed companies. Corporate Social Responsibility and Environmental Management, 27(2), 909-924. https://doi.org/10.1002/csr.1855 Dimitropoulos, P., Koronios, K. (2021). Corporate environmental responsibility and earnings management. In: Corporate environmental responsibility, accounting and corporate finance in the EU. CSR, Sustainability, Ethics & Governance. Springer, Cham. https://doi.org/10.1007/978-3-030-72773-4_11   Ding, R., Liu, M., Wang, T., & Wu, Z. (2021). The impact of climate risk on earnings management: International evidence. Journal of Accounting and Public Policy, 40(2). https://doi.org/10.1016/j.jaccpubpol.2021.106818  Du, M., & Li, Y. (2023). Tax avoidance, CSR performance and financial impacts: evidence from BRICS economies. International Journal of Emerging Markets. https://doi.org/10.1108/IJOEM-05-2022-0747 Số 265- Năm thứ 26 (6)- Tháng 6. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 65
  13. Tác động của trách nhiệm môi trường đến quản trị lợi nhuận tại các quốc gia thuộc khối BRICS Duong, H. K., Kang, H., & Salter, S. B. (2022). The joint effect of internal and external governance on earnings management and firm performance. Journal of Corporate Accounting & Finance, 33(2), 68-90. https://doi.org/10.1002/jcaf.22536 Flammer, C. (2021). Corporate green bonds. Journal of Financial Economics, 142(2), 499-516. https://doi.org/10.1016/j. jfineco.2021.01.010  Frankel, R., & Li, X. (2004). Characteristics of a firm’s information environment and the information asymmetry between insiders and outsiders. Journal of Accounting and Economics, 37(2), 229-259. https://doi.org/10.1016/j.jacceco.2003.09.004 Freeman, R. E. (1984). Strategic management: A stakeholder approach. Pitman  Garel, A., & Petit-Romec, A. (2021). Investor rewards to environmental responsibility: Evidence from the COVID-19 crisis. Journal of Corporate Finance, 68. https://doi.org/10.1016/j.jcorpfin.2021.101948  Gerged, A. M., Al-Haddad, L. M., & Al-Hajri, M. O. (2020). Is earnings management associated with corporate environmental disclosure? Evidence from Kuwaiti listed firms. Accounting Research Journal, 33(1), 167-185. https://doi.org/10.1108/ARJ-05-2018-0082  Gerged, A. M., Albitar, K., & Al‐Haddad, L. (2023). Corporate environmental disclosure and earnings management— The moderating role of corporate governance structures. International Journal of Finance & Economics, 28(3), 2789-2810. https://doi.org/10.1002/ijfe.2564  Gopalan, R., & Jayaraman, S. (2012). Private control benefits and earnings management: Evidence from insider controlled firms. Journal of Accounting Research, 50(1), 117-157. https://doi.org/10.1111/j.1475-679X.2011.00431.x  Gull, A. A., Hussain, N., Khan, S. A., Mushtaq, R., & Orij, R. (2023). The power of the CEO and environmental decoupling. Business Strategy and the Environment, 32(6), 2649-4014. https://doi.org/10.1002/bse.3347  Gull, A. A., Nekhili, M., Nagati, H., & Chtioui, T. (2018). Beyond gender diversity: How specific attributes of female directors affect earnings management. The British Accounting Review, 50(3), 255-274. https://doi.org/10.1016/j.bar.2017.09.001  Healy, P. M., & Wahlen, J. M. (1999). A review of the earnings management literature and its implications for standard setting. Accounting Horizons, 13(4), 365-383. https://doi.org/10.2308/acch.1999.13.4.365 Holtbrügge, D., & Dögl, C. (2012). How international is corporate environmental responsibility? A literature review. Journal of International Management, 18(2), 180-195. https://doi-org.ezproxy.uwe.ac.uk/10.1016/j.intman.2012.02.001 Jiang, F., Ma, Y., & Wang, X. (2020). Multiple blockholders and earnings management. Journal of Corporate Finance, 64. https://doi.org/10.1016/j.jcorpfin.2020.101689  Jones, T. M. (1995). Instrumental stakeholder theory: A synthesis of ethics and economics. Academy of Management Review, 20(2), 404-437. https://doi.org/10.2307/258852  Kim, H., Park, K., & Ryu, D. (2017). Corporate environmental responsibility: A legal origins perspective. Journal of Business Ethics, 140, 381-402. https://doi.org/10.1007/s10551-015-2641-1  Kim, Y., Park, M. S., & Wier, B. (2012). Is earnings quality associated with corporate social responsibility?. The Accounting Review, 87(3), 761-796. https://doi.org/10.2308/accr-10209  Leuz, C., Nanda, D., & Wysocki, P. D. (2003). Earnings management and investor protection: an international comparison. Journal of Financial Economics, 69(3), 505-527. https://doi.org/10.1016/S0304-405X(03)00121-1  Li, Y., Wang, P., & Zhang, W. (2023). Individual investors matter: The effect of investor-firm interactions on corporate earnings management. Journal of Corporate Finance, 83. https://doi.org/10.1016/j.jcorpfin.2023.102492  Liao, K., Liu, H., & Liu, F. (2023). Digital transformation and enterprise inefficient investment: Under the view of financing constraints and earnings management. Journal of Digital Economy. https://doi.org/10.1016/j.jdec.2023.12.001 Liu, X., Zhang, S., & Bae, J. (2017). “The nexus of renewable energy-agriculture-environment in BRICS”, Applied Energy, 204, 489-496. https://doi.org/10.1016/j.apenergy.2017.07.077  Nguyen, V. H., Agbola, F. W., & Choi, B. (2019). Does corporate social responsibility reduce information asymmetry? Empirical evidence from Australia. Australian Journal of Management, 44(2), 188-211. https://doi. org/10.1177/0312896218797  Nguyen, V. H., & Vu, N. H. (2023). Corporate environmental responsibility and innovation: empirical evidence from Vietnam. International Journal of Emerging Markets, 18(10), 4524-4544. https://doi.org/10.1108/ IJOEM-05-2021-0689  Petersen, M. A. (2008). Estimating standard errors in finance panel data sets: Comparing approaches. The Review of Financial Studies, 22(1), 435-480. https://doi.org/10.1093/rfs/hhn053 Reiter, C., & Behrmann, E. (2017). VW Still Choking on Diesel as Damages Surge to $30 Billion. https://www.bloomberg. com/news/articles/2017-09-29/vw-still-choking-on-diesel-as-damages-surge-to-30-billion   Richardson, V. J. (2000). Information asymmetry and earnings management: Some evidence. Review of Quantitative Finance and Accounting, 15, 325-347. https://doi.org/10.1023/A:1012098407706  Siregar, S. V., & Utama, S. (2008). Type of earnings management and the effect of ownership structure, firm size, and corporate-governance practices: Evidence from Indonesia. The International Journal of Accounting, 43(1), 1-27. https://doi.org/10.1016/j.intacc.2008.01.001  Sun, W., Chen, S., Jiao, Y., & Feng, X. (2024). How does ESG constrain corporate earnings management? Evidence from China. Finance Research Letters. https://doi.org/10.1016/j.frl.2024.104983 Velte, P. (2021). Environmental performance, carbon performance and earnings management: Empirical evidence for the European capital market. Corporate Social Responsibility and Environmental Management, 28(1), 42-53. https://doi.org/10.1002/csr.2030 Wang, J., Fan, W., & Wang, Z. (2024). Tax incentives and earnings management: A study based on accelerated depreciation policy in China. Economic Analysis and Policy, 81, 281-296.  https://doi.org/10.1016/j.eap.2023.11.036 66 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 265- Năm thứ 26 (6)- Tháng 6. 2024
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2