intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động khả năng hoạt động liên tục đến tỷ lệ nợ vay ngân hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Tác động khả năng hoạt động liên tục đến tỷ lệ nợ vay ngân hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam" được thực hiện nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ tương quan giữa khả năng hoạt động liên tục (KNHĐLT) và tỷ lệ nợ vay ngân hàng của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động khả năng hoạt động liên tục đến tỷ lệ nợ vay ngân hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. TÁC ĐỘNG KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC ĐẾN TỶ LỆ NỢ VAY NGÂN HÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ThS. Phùng Anh Thư Trường Đại học Nguyễn Tất Thành Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ tương quan giữa khả năng hoạt động liên tục (KNHĐLT) và tỷ lệ nợ vay ngân hàng của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dựa vào dữ liệu từ 279 công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán ở VN trong khoảng thời gian 2009-2015, bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, nhóm tác giả kết luận có sự tương quan giữa KNHĐLT và tỷ lệ nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp niêm yết. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư, cơ quan quản lý và góp phần làm minh bạch thông tin báo cáo tài chính. Từ khóa:khả năng hoạt động liên tục,tỷ lệ nợ vay ngân hàng, công ty niêm yết. 1. Giới thiệu Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập ngày càng sâu rộngvà phấn đấu thành nước có nền công nghiệp phát triển. Do đó, sự phát triển của thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển vững chắc thị trường vốn Việt Nam. Sự tách biệt giữa quyền sở hữu doanh nghiệp và quyền quản lý doanh nghiệp trong các công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán, một mặt mang đến rất nhiều thuận lợi như việc chuyển nhượng quyền sở hữu không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng mặt khác, việc tách biệt này lại dẫn tới một vấn đề nổi bật khác – vấn đề đại diện, hay còn gọi là vấn đề về xung đột lợi ích giữa nhà quản lý và các chủ sở hữu. Thực trạng hiện nay, xuất hiện thông tin bất cân xứng giữa ngân hàng và nhà quản lí. Các doanh nghiệp muốn che giấu các thông tin bất lợi, thổi phồng thông tin có lợi; nhà đầu tư không được tiếp cận những thông tin giống nhau … Điều này dẫn đến việc các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư không chính xác và khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp bị hạn chế. KNHĐLTtrong kế toán cho biết doanh nghiệp có còn đủ nguồn lực để tồn tại trong tương lai hay không. KNHĐLT là một trong hai giả thiết cơ bản của kế toán. Khi giả thiết HĐLT của doanh nghiệp bị vi phạm thì các nguyên tắc, phương pháp, chuẩn mực kế toán áp dụng sẽ thay đổi. HVĐCTN đang trở nên phổ biến trong những năm gần đây, đặc biệt là ở các công ty niêm yết và gây tổn thất về tài chính và làm giảm niềm tin của công chúng như trường hợp Bông Bạch Tuyết, Dược Viễn Đông... Đối với việc đo lường khả năng vay nợ ngân hàng trên thế giới có các nghiên cứu tiêu biểu bao gồm nghiên cứu của García-Teruel và cộng sự (2013); Cutillas Gomariz & Sánchez Ballesta (2013); Fama (1985), Houston & James (1996); Blackwell & Kidwell (1988); Diamond (1991),… Tại Việt Nam có nghiên cứu của Lê Phương Dung & Nguyễn Thị Nam Thanh (2013), Đinh Thị Thu Thảo và Nguyễn Vĩnh Khương (2016). Tuy nhiên những nghiên cứu trong nước hầu hết chỉ nghiên cứu riêng lẻ về tỷ lệ nợ vay ngân hàng hoặc khả năng hoạt động liên tục mà chưa có nghiên cứu về mối quan hệ này. Nghiên cứu này thực hiện nhằm đánh giá tác động của khả năng hoạt động liên tục đến tỷ lệ nợ vay ngân hàng của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Namdựa trên phương pháp nghiên cứu định lượng phù hợp với dữ liệu bảng và dữ liệu của 279 của tất cả các công ty niêm yết từ năm 2009 loại trừ công ty tài chính, bảo hiểm và ngân hàng và có công bố BCTC trong giai đoạn 2009-2015. 395
  2. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1 Giả định khả năng hoạt động liên tục Khái niệm Trong lĩnh vực kế toán, khái niệm HĐLT được đề cập chủ yếu trong Khuôn mẫu lý thuyết của các tổ chức nghề nghiệp kế toán quốc tế (FASB, IASB). Tại Việt Nam, khái niệm này được đề cập tại VAS 01, theo đó: “ Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang HĐLT và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định HĐLT thì BCTC phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập BCTC”- (Bộ Tài chính, 2002). Cách thức đo lường Có nhiều cách đo lường KNHĐLT, trong đó đo lường theo mô hình dự báo KNHĐLTchỉ số Atman Z, chỉ số Fulmer Hđược các nhà nghiên cứu sử dụng phổ biến. Mô hình Altman Z (1968) Z = 1,21 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 0,999X5 Trong đó: X1 = Vốn lưu động/ Tổng tài sản (Working Capital/ Total Assets); X2 = Lợi nhuận chưa phân phối/ Tổng tài sản (Retained Earning/ Total Assets); X3 = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ Tổng tài sản (Earnings before interest and taxes/ Total Assets); X4 = Giá trị vốn hoá thị trường của chủ sở hữu/ Tổng giá trị sổ sách của tổng nợ (Market Value of Equity/ Book Value of Total Liabities); X5 = Doanh thu/ Tổng tài sản (Sales/ Total Assets). 2.2 Tỷ lệ nợ vay ngân hàng Trong tài chính, vay nợ là việc mượn tiền của một cá nhân, tổ chức hay thực thể cho một cá nhân, tổ chức hay thực thể khác . Tại Việt Nam, các doanh nghiệp có thể huy động vốn thông qua các hình thức như: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tín dụng thuê mua hoặc huy động từ các kênh phi chính thức như vay mượn cá nhân. Trong khi, để có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu phải cần những điều kiện về vốn mà không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được; nguồn vốn phi chính thức thì thức thường ít, không ổn định, chỉ đáp ứng nhu cầu ban đầu nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu khi doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất hay đổi mới công nghệ, nên tín dụng ngân hàng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên bởi những nguyên nhân như thiếu tài sản thế chấp; khả năng tài chính yếu, thiếu minh bạch trong lập báo cáo tài chính,… mà các doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn trong việc này. Tỷ lệ nợ vay ngân hàng được đề cập ở bài nghiên cứu này là năng lực của doanh nghiệp để có thể huy động vốn từ ngân hàng, hay là hoạt động tín dụng ngân hàng. 3. Tổng quan lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu 3.1 Lý thuyết nghiên cứu Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 và đến năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và Jose Stiglitz đã được nhận giải Nobel kinh tế cho những nỗ lực nghiên cứu của lý thuyết về thông tin bất cân xứng. Nghiên cứu của một học giả kinh tế nổi tiếng trên thế giới về lý thuyết thông tin bất cân xứng đã đưa ra khái niệm về thông tin bất cân xứng như sau: “Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu tư sở hữu được thông tin riêng hoặc có nhiều thông tin công bố hơn về một công ty so với các nhà đầu tư còn lại” (Kyle, 1985). Nói cách khác, “thông tin bất cân xứng xuất hiện khi người mua và người bán có các thông tin khác nhau”. Bất cân xứng thông tin là tình trạng xuất hiện trên thị trường khi một bên nào đó (bên mua hoặc bên bán) sở hữu một lượng thông tin đầy đủ hơn về đặc tính sản phẩm. 396
  3. Tiếp theo Akerlof, Micheal Spence (1973) chỉ ra giải pháp để khắc phụ tình trạng thông tin bất cân xứng bằng cơ chế phát tín hiệu (signaling): bên có nhiều thông tin có thể phát hiệu một cách trung thực và tin cậy đến những bên ít thông tin. Với việc phát tín hiệu này, người bán những sản phẩm có chất lượng cao phải sử dụng những biện pháp được coi là quá tốn kém so với người bán hàng hoá có chất lượng thấp. Ví dụ của việc phát tín hiệu thị trường là việc các công ty, tập đoàn nổi tiếng thường triển khai các chương trình quảng cáo đắt tiền, việc duy trì chế độ bảo hành cho sản phẩm tin cây cho khách hàng để phát tín hiệu về chất lượng và dịch vụ của mình. Các công ty niêm yết duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao và ổn định để phát tín hiệu về khả năng quản lý dòng tiền mạnh và hiệu quả hoạt động của mình. Trải qua hơn hai thập kỷ, lý thuyết về thông tin bất cân xứng, có thể thấy, thông tin bất cân xứng là tình trạng mà các bên tham gia giao dịch không có được thông tin như nhau, một bên tham gia giao dịch trên thị trường (ban điều hành công ty, cổ đông lớn) có nhiều thông tin hơn, có thông tin sớm hơn hoặc tiếp cận thông tin dễ dàng hơn so với các bên còn lại (các nhà đầu tư nhỏ lẻ). Thông tin bất cân xứng là tình trạng thông tin không đầy đủ, không kịp thời, không tin cậy, không chính xác và không tạo điều kiện để tiếp cận dễ dàng đối với các nhà đầu tư còn lại trên thị trường. Đây chính là biểu hiện của sự không minh bạch thông tin trên thị trường. 3.2 Xây dựng lý thuyết nghiên cứu Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến tỷ lệ nợ vay ngân hàng cho thấy các yếu tố như quy mô doanh nghiệp và số năm hoạt động của doanh nghiệp là biến đại diện của thông tin bất cân xứng, danh tiếng của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ vay ngân hàng. Nghiên cứu của Diamond (1991), Petersen và Rajan(1994) , Berger và Udell (1995) cho rằng chính thông tinđược tạo ra về kỳ vọng tình hình tài chính của doanh nghiệpcóảnh hưởng đến mức vay nợ ngân hàng.Nghiên cứu Berger và Udell (1995) cho thấy các doanh nghiệp có quy mô lớn và hoạt động lâu năm thì thông tin bất cân xứng thấp và có danh tiếng tốt, vì vậy, doanh nghiệp mong đợi được sử dụng nhiều nợ vay hơn các công ty có mức thông tin bất cân xứng cao theo nghiên cứu Denis và Mihov (2003). Tuy nhiên theo nghiên cứu De Andrés Alonso và cộng sự (2005) cho rằng các tập đoàn lớn, hầu như chỉ dựa vào các khoản nợ vay ngân hàng, do đó việc dùng các khoản nợ vay có mối quan hệ nghịch chiều với bất cân xứngthông tin. Mối quan hệ này có tác động mạnh hơn khi tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi các doanh nghiệp này không thể nhận được tiền thông qua phát hành trái phiếu trên các thị trường.Theo nghiên cứu García-Marco và Ocaña (1999) cho trường hợp các công ty Tây Ban Nha, khoản vay ngân hàng là nguồn tài chính bên ngoài duy nhất của doanh nghiệp. Việc xem xét tỷ lệ nợ ngân hàng phụ thuộc vào vấn đềnguy cơ về đạo đức do thông tin bất cân xứng mà các nhà cho vay phải đối mặt. Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu có khả năng có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô doanh nghiệp và số năm hoạt động của doanh nghiệp đến tỷ lệ nợ vay ngân hàng. Theo nghiên cứu củaBoyd và Prescott (1986); Berlin và Loyes (1988); Chemmanur và Fulghieri (1994); Diamond (1984) cho rằng có mối tương quan giữa vốn vay và vốn cổ phần của các công ty có ủy ban kiểm toán đạt được tính hữu hiệu, tính thanh khoản và khả năng thương lượng khi gặp suy kiệt tài chính. Đây là chính sách lựa chọn huy động vốn chủ yếu tại quốc gia phát triển và bằng chứng thực nghiệm trong các nghiên cứu này cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa khả năng hoạt động liên tục và tỷ lệ nợ vay ngân hàng. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Châu Âu, được thành lập dựa trên một hệ thống ngân hàng và không thể phát hành vốn cổ phần, sự lựa chọn chính là giữa quỹ nội bộ và vốn vay. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nợ vay ngân hàng phụ thuộc vào khả năng thanh toán và tài sản thế chấp nhằm làm giảm các nguy cơ về rủi ro đạo đức do thông tin bất cân xứng theo nghiên cứu Boot và cộng sự (1991), Boot and Thakor (1994), vì vậy, giả thuyết nghiên cứu rằng tỷ lệ nợ vay ngân hàng có mối quan hệ thuận chiều với khả năng thanh toán của 397
  4. doanh nghiệp.Mặt khác, vì các ngân hàng là nhà cung cấp chính của các khoản nợ vay, nên có nhiều doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính (tỷ lệ tổng nợ phải trả trên tổng tài sản của doanh nghiệp) có số nợ ngân hàng lớn. Tương tự như vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ có lợi nhuận cao hơn, các doanh nghiệp có nguồn thu cao hơn có thể tài trợ cho các dự án bằng các quỹ nội bộ. Do đó, giả thuyết nghiên cứu kỳ vọng có mối quan hệ nghịch chiều của tỷ lệ nợ vay ngân hàng với khả năng sinh lời. Các nghiên cứu trong nước của Đinh Thị Thu Thảo và Nguyễn Vĩnh Khương (2016) về khả năng hoạt động liên tục và hành vi điều chỉnh lợi nhuận; Lê Phương Dung và Nguyễn Thị Nam Thanh (2013) đề cập các nhân tố ảnh hưởng đến nợ vay ngắn hạn của ngân hàng. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ nghiên cứu riêng lẻ các khái niệm mà chưa có nghiên cứu trong nước về mổi quan hệ giữa khả năng hoạt động liên tục và tỷ lệ nợ vay ngân hàng. Do đó, hướng nghiên cứu của nhóm tác giả là không trùng lắp với các nghiên cứu trong nước. Bảng 1: Các giả thuyết nghiên cứu và mối quan hệ với các lý thuyết có liên quan Giả Lý thuyết liên Kỳ Nội dung giả thuyết thuyết quan vọng Khả năng hoạt động liên tụccó mối tương - Lý thuyết thông H1 + quan thuận đối với tỷ lệ nợ vay ngân hàng. tin bất cân xứng Tài sản cố định hữu hìnhcó mối tương quan - Lý thuyết thông H2 + thuận đối với tỷ lệ nợ vay ngân hàng tin bất cân xứng Tỷ lệ tổng nợ phải trả trên tổng tài sản có mối - Lý thuyết thông H3 tương quan thuận đối với tỷ lệ nợ vay ngân + tin bất cân xứng hàng. Tỷ lệlợi nhuận trên tài sảncó mối tương quan - Lý thuyết thông H4 - nghịch đối với tỷ lệ nợ vay ngân hàng tin bất cân xứng Quy mô doanh nghiệpcó mối tương quan - Lý thuyết thông H5 + thuận đối với tỷ lệ nợ vay ngân hàng tin bất cân xứng Vốn lưu động có mối tương quan thuận đối - Lý thuyết thông H6 + với tỷ lệ nợ vay ngân hàng tin bất cân xứng Tăng trưởng doanh nghiệpcó mối tương quan - Lý thuyết thông H7 - nghịch đối với tỷ lệ nợ vay ngân hàng tin bất cân xứng 4. Dữ liệu, phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp nghiên cứu Các nghiên cứu trước đây trên thế giới sử dụng phương pháp định lượng,cụ thể là phân tích hồi quy tuyến tính phù hợp với dữ liệu bảng để đo lường ảnh hưởng của KNHĐLT đến tỷ lệ nợ vay ngân hàng. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng sử dụng phương pháp này để đo lường ảnh hưởng KNHĐLT đến tỷ lệ nợ vay ngân hàngtrên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể, tác giả sử dụng mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) để thực hiện nghiên cứu. 4.2 Dữ liệu Mẫu nghiên cứu làtất cả 279 công ty niêm yết từ năm 2009 trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2009-2015với 1953 quan sát, loại trừ công ty tài chính, đầu tư, ngân hàng. Nguồn dữ liệu Datastream của Thomson Reuters, được truy cập từ Trung Tâm Nghiên cứu Kinh tế Tài chính của Trường Đại học Kinh tế - Luật và báo cáo tài chính đã kiểm toán được công bốcông khai của các công ty niêm yết. Sau các bước thực hiện thu thập dữ liệu, kết quả có 279 công tyniêm yết gồm 150 công ty niêm yết sàn HOSE và 129 công ty trên sàn HNX. 4.3 Mô hình nghiên cứu giả kế thừa mô hình nghiên cứu của García-Teruel & ctg (2013) để đo lường tác động củaKNHĐLT đến tỷ lệ nợ vay ngân hàng. Mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau: 398
  5. Trong đó:i = 1,2,...,279 (với i là thể hiện cho 279 công ty niêm yết); t = 1,2,..,6 (với t là khoảng thời gian 6 năm từ 2009 đến 2015);Biến BD- biến phụ thuộc, thể hiện tỷ lệ nợ vay ngân hàng của công ty i tại thời điểm t, (BD = Tổng nợ ngân hàng/ Tổng tài sản); Biến Altman – biến độc lập thể hiện khả năng hoạt động liên tục của công ty i tại thời điểm t. Chỉ số Altman được tính như sau: Altman-Z=Z score=1.2A1+1.4A2+3.3A3+0.6A4+1.0A5 Trong đó: A1= Vốn luân chuyển = (TS ngắn hạn- nợ ngắn hạn)/Tổng tài sản; A2 = Lợi nhuận chưa phân phối/Tổng tài sản; A3 = EBIT (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản); A4 = (Giá thị trường của cổ phiếu*số lượng cổ phiếu lưu hành)/Tổng nợ; A5= Hiệu quả sử dụng tài sản= Doanh thu/Tổng tài sản; Biến FA–biến kiểm soát, thể hiện tài sản cố định hữu hìnhcủa công ty i tại thời điểm t, (FA = Nguyên giá tài sản cố định hữu hình/ Tổng tài sản); LEV- biến kiểm soát thể hiện tỷ lệ tổng nợ phải trả trên tổng tài sản của công ty i tại thời điểm t, (LEV= Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản); Biến ROA – biến kiểm soát, thể hiện tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản của công ty i tại thời điểm t (ROA= Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Tổng tài sản); Biến SIZE – biến kiểm soát, thể hiện quy mô doanh nghiệp của công ty i tại thời điểm t (SIZE= ln(Tổng tài sản)); Biến WCA – biến kiểm soát, thể hiện vốn lưu động của công ty i tại thời điểm t (WCA= (Tài sản ngắn hạn –Nợ ngắn hạn)/Tổng tài sản); Biến GROWP – biến kiểm soát, thể hiện sự tăng trưởng của công ty i tại thời điểm t (GROWP= Doanh thu năm t/Doanh thu năm (t-1)); 1, 2, … 6, 7- hệ số hồi quy đo lường mức thay đổi của BD trên một đơn vị thay đổi của biến độc lập khi mà giá trị của các biến độc lập khác là không đổi; –là sai số ngẫu nhiên. 5. Kết quả nghiên cứu 5.1 Thống kê mô tả Thống kê mô tả các biến nghiên cứu được trình bày ở bảng 2. Bảng2: Thống kê mô tả các b ếnngh ên cứu Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất BD 1,953 0.214838 0.1889135 0 0.7443503 Altmanz 1,953 1.293388 2.329521 0.0019 23.5173 FA 1,953 0.2104588 0.1974982 0 0.9764196 LEV 1,953 0.5062053 0.2128694 0.0069 0.9293 ROA 1,953 0.0973414 0.0803969 -0.510112 0.9970228 SIZE 1,953 26.97891 1.396089 23.28202 30.86996 WCA 1,953 0.0248662 0.1714066 -1.826884 1.60373 GROWP 1,953 1.149863 0.505166 0.018396 12.45908 Nguồn: Phân tích dữ l ệu từ phần mềm STATA 5.2 Phân tích tương quan Phân tích tương quan là đo lường cường độ của quan hệ giữa hai biến và hai biến được xem là hai biến ngẫu nhiên“ngang nhau” - không phân biệt biến độc lập và biến phụ thuộc. Bảng 3 cho thấy hệ số tương quan giữa tỷ lệ nợ vay ngân hàng và các biến độc lập dao động từ-0.2358đến 0.6251. Điều này cho thấy, ngoại trừ biến LEV có mức tương quan cao với biến phụ thuộc, các biến độc lập khác có hệ số tương quan khá nhỏ. 399
  6. Bảng 3: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình BD Altmanz FA LEV ROA SIZE WCA GROWP BD 1 Altmanz 0.2054 1 FA 0.2303 0.0338 1 LEV 0.6251 0.1594 0.0139 1 ROA -0.2358 0.087 0.0182 -0.3763 1 SIZE 0.3272 0.5415 0.078 0.3289 -0.052 1 WCA 0.0997 -0.0004 -0.0946 -0.0051 0.1029 0.033 1 GROWP 0.0118 0.09 -0.0342 0.0701 0.0828 0.1089 0.0619 1 Nguồn: Phân tích dữ l ệu từ phần mềm STATA Kết quả phân tích hồi quy Bảng 4: Kết quả hồi qui tuyến tính theo FEM, REM của mô hình FEM REM Biến độc lập Mức ý Mức ý Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy nghĩa nghĩa Altmanz 0.00525** 0.019 0.005269 * 0.01 FA 0.103435*** 0.000 0.102927 *** 0.000 LEV 0.513205*** 0.000 0.53218 *** 0.000 ROA -0.16849*** 0.000 -0.17118 *** 0.000 SIZE 0.01681*** 0.001 0.016204 *** 0.000 WCA 0.137419*** 0.000 0.130988 *** 0.000 GROWP -0.00771* 0.089 -0.01213 * 0.006 CONS -0.50363*** 0.000 -0.49285 *** 0.000 Số quan sát 1953 1953 R2 38,42% 51,36% Chi2 (7)= 33.83 Kiểm định Hausman Prob>Chi2: 0,000 Kiểm định Modified Wald Chi2 (279)= 1.1e+05 Prob>Chi2: 0,000 F(1, 278) =76.920 Kiểm định Wooldridge Prob>F: 0,000 *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1% Nguồn: Phân tích dữ l ệu từ phần mềm STATA Mô hình Pooled OLS, dữ liệu chéo bị ràng buộc quá chặt chẽ về không gian và thời gian khi các hệ số hồi quy không đổi. Điều này khiến Pooled OLS không phản ánh được tác động của sự khác biệt giữa mỗi công ty niêm yết, dẫn đến mức ảnh hưởng thật sự của các biến độc lập lên biến phụ thuộc giảm mạnh và kết quả có thể không phù hợp với điều kiện thực tế.Vì vậy tác giả sử dụng mô hình hồi quy ngẫu nhiên và cố định phù hợp với dữ liệu bảng để phân tích kết quả nghiên cứu. Tác giả sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa FEM và REM. Kết quả cho thấy, mô hình các nhân tố tác động cố định (FEM) là mô hình phù hợp cho nghiên cứu này vì Prob>Ch 2 = 0,000 < 0,05. Tác g ả sử dụng k ểm định Modified Wald 400
  7. để đánh g á phương sa đồng nhất, k ểm định Wooldridgeđể đánh g á h ện tượng tự tương quan. Dựa trên mô hình nghiên cứu được chọn là mô hình FEM, nghiên cứu ước lượng tham số hồi quy. Kết quả từ Bảng 5 cho thấy, Altman có tác động đến tỷ lệ nợ vay ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 5%, tất cả các biến độc lập còn lại cũng tác động đáng kể đến tỷ lệ nợ vay ngân hàng với mức ý nghĩa thống kê1%, ngoại trừ biến GROWP với mức ý nghĩa 10% Hàm hồi quy với mô hình tác động cố định đã sử dụng hiệu chỉnh Robust để loại bỏ phương sai không đồng nhất và hiệu chỉnh Prais-Winsten để khắc phục hiện tượng tự tương quan Kết quả đã chứng minh được giả thuyếtKNHĐLT ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ vay ngân hàng. Nếu các công ty có KNHĐLT tốt thìkhả năng vay ngân hàng cao và ngược lại So sánh kết quả Biến Altman có mối quan hệ thuận chiều với tỷ lệ nợ vay ngân hàng và có ý nghĩa thống kê, hệ số nguy cơ phá sản của công ty càng cao thể hiện công ty hoạt động càng tốt nguy cơ phá sản thấp nên dễ dàng vay được nợ ngân hàng, kết quả này trùng hợp với các nghiên cứu trước đây Boyd và Prescott (1986); Berlin và Loyes (1988); Chemmanur và Fulghieri (1994); Diamond (1984).Biến FA có mối quan hệ thuận chiều vớitỷ lệ nợ vay ngân hàng và có ý nghĩa thống kê, tài sản cố định hữu hình có ý nghĩa về giá trị thế chấp cho các khoản vay từ các tổ chức tín dụng, điều này phù hợp với nghiên cứu của Johnson (1997). Biến LEV có mối quan hệ thuận chiều với tỷ lệ nợ vay ngân hàng và có ý nghĩa thống kê, các chủ sở hữu doanh nghiệp muốn tỷ số nợ trên tổng tài sản cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp, vì thế doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nhiều hơn đối với nợ vay ngân hàng, điều này phù họp với nghiên cứu của Garcia- Teruel & ctg (2013). Biến ROA có mối quan hệ nghịch chiều với tỷ lệ nợ vay ngân hàng và có ý nghĩa thống kê, các nhà quản trị sẽ dự định sử dụng nguồn tài chính nội bộ, tiếp đến có thể phát hành tiền cho vay, và cuối cùng là phát hành vốn cổ phần, nghĩa là các doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời cao sẽ có tỷ lệ nợ vay thấp.SIZEcó mối quan hệ thuận chiều với tỷ lệ nợ vay ngân hàng và có ý nghĩa thống kê, tổng tài sản có ý nghĩa về giá trị thế chấp cho các khoản vay từ các tổ chức tín dụng. Biến WCAcó mối quan hệ thuận chiều với tỷ lệ nợ vay ngân hàng và có ý nghĩa thống kê, khả năng thanh khoản cao càng giúp doanh nghiệp lợi thế trong việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Biến GROWP có mối quan hệ nghịch chiều vớitỷ lệ nợ vay ngân hàng và có ý nghĩa thống kê, khi doanh nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững thì khả năng tạo ra lợi nhuận chưa phân phối cao, tăng cơ hội tái đầu tư cao nên doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thấp. 6. Kết luận và kiến nghị 6.1 Nhận xét về kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy,khả năng hoạt động liên tụccó tác động thuận chiều đến tỷ lệ nợ vay ngân hàng.Từ đó cho thấy, tình hình sức khỏe tài chính của công ty có ảnh hưởng đến khả năng vay nợ ngân hàng. Bên cạnh đó, các yếu tố như đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời, quy mô doanh nghiệp cũng có tác động đến tỷ lệ nợ vay ngân hàng. Do vậy, các công ty có thể tăng vốn cổ phần và vốn vaybằng cách thu hút nhà đầu tư thông qua việc minh bạch thông tin báo cáo tài chính và cải thiện kết quả hoạt động. 6.2 Kiến nghị Từ kết quả của nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị đối với các công ty niêm yết, cũng như các nhà đầu tư và cơ quan quản lý. 401
  8. Đối với công ty niêm yết Đầu tiên,doanh nghiệp cần phải chú trọng một số vấn đề về công bố thông tin BCTC như về mặt thời gian, chất lượng thông tin BCTC. Thứ hai, kế toán viên và nhà quản trị không nên hay hạn chế áp dụng các phương pháp kế toán một cách có chủ đích gây sai lệch thông t n báo cáo tà chính và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục trong tương lai của doanh nghiệp hay quyết định nhà đầu tư. Chẳng hạn, h ện nay các doanh nghiệp giảm khoản dự phòng nợ xấu do đánh giá tình hình con nợ được cải thiện, giảm chi phí, tăng lợi nhuận nhằm tô hồng bức tranh tài chính của doanh nghiệp và các thủ thuật khác giữa công ty “mẹ” và “con” nhằm giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận. Hay là thuyết minh BCTC một cách qua loa, không đầy đủ nhằm che đi những thông tin xấu, những khoản nợ tiềm tàng, những khoản doanh thu ghi nhận không trung thực, hợp lý... Thứ ba, các công ty n êm yết cần xây dựng niềm tin từ phía cộng đồng và nhà đầu tư thông qua các cam kết về tính minh bạch của thông t n báo cáo tà chính được công bố, chú trọng cam kết về chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, bên cạnh việc công bố định kỳ theo qui định pháp luật, chuẩn mực liên quan. Đối với nhà đầu tư Hỗ trợ quá trình ra quyết định của nhà đầu tư, dự báo sức khỏe doanh nghiệp thông qua đo lường khả năng hoạt động liên tục chính là thể hiện tầm nhìn, giá trị tương lai mà nhà đầu tư mong muốn, do đó khi tín hiệu về khả năng hoạt động liên tục cao thì nhà đầu tư nên xem xét các khoản mục đầu tư có vấn đề hay không nhằm đưa ra quyết định đúng đắn. Vì vậy, nhà đầu tư có thể dựa trên việc phân tích khả năng hoạt động liên tục sẽ quyết định khả năng vay nợ của doanh nghiệpnhư là một tín hiệu cần thiết để ra quyết định đầu tư. Đối với cơ quan quản lý Mục tiêu chung của các cơ quan quan lý liên quan là ổn định và phát triển thị trường chứng khoán. Việc làm này thể hiện qua việc quản lý để tăng hiệu quả đầu tư; thu hút nhà đầu tư và tăng tính thanh khoản cho thị trường; quản lý các vấn đề về minh bạch như chất lượng, thời điểm công bố, hành tiêu cực để gia tăng tính hiệu quả của TTCK. Do đó, công ty niêm yết có ngưỡng hoạt động liên tục ở mức báo động hay đạt ngưỡng sẽ ảnh hưởng xấu đến thịtrường thì đó chính là những công ty cần được k ểm tra, xem xét đến, nhằm nâng cao tính m nh bạch thông t n báo cáo tà chính. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Berger, A., Udell, G., 1995. Relationship lending and lines of credit in small firmfinance. Journal of Business 68, 351–381. 2. Berlin, M., Loyes, J., 1988. Bond covenants and delegated monitoring. Journal ofFinance 43, 3 3. Biddle, G. C., & Hilary, G. (2006). Accounting quality and firm-level capital investment.The Accounting Review, 81(5), 963-982.. 4. Boot, A., Thakor, A., 1994. Moral hazard and secured lending in an infinitelyrepeated credit market game. International Economic Review 35, 899–920. 5. Boot, A., Thakor, A., Udell, G., 1991. Secured lending and default risk: equilibriumanalysis and policy implications and empirical results. Economic Journal 101,458–472. 6. Boyd, J., Prescott, E., 1986. Financial intermediary-coalitions. Journal of FinancialTheory 38, 211–232. 7. Chemmanur, T., Fulghieri, P., 1994. Reputation, renegotiation, and the choicebetweenbank loans and publicly traded debt. Review of Financial Studies 7,475– 506. 402
  9. 8. De Andrés Alonso, P., López Iturriaga, F., Rodríguez Sanz, J.A., Vallelado González, E.,2005. Determinants of bank debt in a continental financial system: evidencefrom Spanish companies. The Financial Review 40, 305–333. 9. Denis, D.J., Mihov, V., 2003. The choice among bank debt, non-bank private debt,and public debt: evidence from new corporate borrowings. Journal of FinancialEconomics 70, 3–28. 10. Diamond, D., 1984. Financial intermediation and delegated monitoring. Review ofEconomics Studies 51, 393–414. 11. Diamond, D., 1991. Monitoring and reputation: the choice between bank loans anddirectly placed debt. Journal of Political Economy 99, 689–721. 12. Đinh Thị Thu T., Nguyễn Vĩnh K. (2016). Tác động của hành vi điều chỉnh thu nhập đến khả năng hoạt động liên tục trong kế toán: Nghiên cứu thực nghiệm cho các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, Quí 3, tr.96- 108. 13. García-Marco, T., Ocaña, C., 1999. The effect of bank monitoring on the investmentof Spanish firms. Journal of Banking and Finance 23, 1579–1603. 14. García-Teruel, P. J., Martínez-Solano, P., & Sánchez-Ballesta, J. P. (2014). The role ofaccruals quality in the access to bank debt. Journal of Banking & Finance, 38, 186- 193. 15. Gomariz, M. F. C., & Ballesta, J. P. S. (2014). Financial reporting quality, debt maturityand investment efficiency. Journal of Banking & Finance, 40, 494-506. 16. Heyman, D., Deloof, M., Ooghe, H., 2008. The financial structure of private heldBelgian firms. Small Business Economics 30, 301–313. 17. Jensen, M. C., & Meckling, W. H. (1976). Theory of the firm: Managerial behavior,agency costs and ownership structure. Journal of financial economics, 3(4), 305-360. 18. Lê Phương D., Nguyễn Thị Nam T. (2013). Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ vay ngắn hạn ngân hàng, Tạp chí khoa học, 8(3), tr.46-54. 19. López-Gracia, J., Sogorb-Mira, F., 2008. Testing trade-off and pecking order theoriesfinancing SMEs. Small Business Economics 31, 117–136. 20. Lu, C.W., Chen, T.K., Liao, H.H., 2010. Information uncertainty, informationasymmetry and corporate bond yield spreads. Journal of Banking and Finance34, 2265–2279. 21. Michaelas, N., Chittenden, F., Poutziouris, P., 1999. Financial policy and capitalstructure choice in UK SMEs: empirical evidence from company panel. SmallBusiness Economics 12, 113–130. 22. Petersen, M., Rajan, R., 1994. The benefits of lending relationships: evidence fromsmall business data. Journal of Finance 49, 3–37. 23. Rosser Jr, J. B. (2003). A Nobel prize for asymmetric information: the economiccontributions of George Akerlof, Michael Spence and Joseph Stiglitz. Review of PoliticalEconomy, 15(1), 3-21. 24. Sloan, R. (1996). Do stock prices fully reflect information in accruals and cash flowsabout future earnings?(Digest summary). Accounting review, 71(3), 289-315. 25. Spence, M. (1973). Job market signaling. The quarterly journal of Economics, 87(3), 355-374. 26. Stiglitz, J. E. (1975). The theory of" screening," education, and the distribution of income. The American Economic Review, 65(3), 283-300. 403
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1