Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
TÁC ĐỘNG LÊN TRỌNG LƯỢNG VÀ ĐƯỜNG HUYẾT<br />
CỦA CHUỘT BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CỦA CAO NƯỚC LÁ MẬT GẤU<br />
THU THẬP TẠI TỈNH SÓC TRĂNG<br />
Kiều Xuân Thy*, Bùi Phạm Minh Mẫn*, Nguyễn Văn Đàn*, Bùi Chí Bảo*, Trịnh Thị Diệu Thường*<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Đái tháo đường là một bệnh mạn tính không lây có tốc độ phát triển rất nhanh ở nhiều nước<br />
trên thế giới. Đái tháo đường là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 tại Việt Nam. Tác động của đái tháo<br />
đường là làm gia tăng tỷ lệ tử vong, giảm chất lượng cuộc sống, tăng gánh nặng kinh tế cho bản thân người<br />
bệnh, cho gia đình và cho xã hội. Việc điều trị đái tháo đường vẫn là thách thức của y học. Hiện nay, nhiều loại<br />
thuốc điều trị tiên tiến ra đời. Tuy nhiên việc kiểm soát đường huyết ở người bệnh đái tháo đường còn gặp nhiều<br />
khó khăn do thiếu tuân thủ điều trị, giá thành, chất lượng, tác dụng không mong muốn của thuốc,… Ở nước ta<br />
có truyền thống sử dụng các bài thuốc dân gian trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau với ưu điểm có sẵn, đơn<br />
giản, dễ tìm và được cho là ít các tác dụng không mong muốn. Qua thu thập các bài thuốc dân gian lưu hành tại<br />
tỉnh Sóc Trăng chúng tôi có thu thập được bài thuốc lá Mật gấu được người dân sử dụng trong điều trị bệnh đái<br />
tháo đường cho thấy có hiệu quả. Tuy nhiên tính hiệu quả chỉ là truyền miệng, chưa được chứng minh đánh giá<br />
hiệu quả và độc tính tiềm ẩn. Ở nghiên cứu trước chúng tôi đã thử nghiệm độc tính cấp trên chuột của cao nước<br />
lá Mật gấu và cho thấy không bài thuốc nào thể hiện độc tính cấp, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy bài thuốc<br />
không có tác động lên trọng lượng và đường huyết ở chuột khỏe mạnh. Vì vậy, ở nghiên cứu này chúng tôi muốn<br />
thử nghiệm tác động của cao nước bài thuốc lá Mật gấu lên trọng lượng và đường huyết ở chuột bị đái tháo<br />
đường, qua đó làm tiền đề để thực hiện các nghiên cứu can thiệp trên lâm sàng.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chế phẩm nghiên cứu là cao nước lá Mật gấu. Khảo sát tác động<br />
lên trọng lượng và đường huyết trên mô hình 24 chuột được gây tăng đường huyết bằng streptozotocin và chia<br />
ngẫu nhiên làm 4 lô, mỗi lô 6 chuột, lô chứng bệnh cho chuột uống nước cất, lô cao 100 mg/kg cho chuột uống cao<br />
nước lá Mật gấu liều 100 mg/kg, lô cao 200 mg/kg cho chuột uống cao nước lá Mật gấu liều 200 mg/kg và lô<br />
glibenclamid 5 mg/kg cho chuột uống glibenclamid liều 5 mg/kg. Chuột được cho uống nước cất hoặc cao thử<br />
hoặc thuốc đối chứng 1 lần/ngày vào buổi sáng (8-10 giờ) trong 14 ngày sau đó theo dõi trọng lượng chuột mỗi<br />
ngày và đường huyết của chuột mỗi 5 ngày.<br />
Kết quả: Không có sự khác biệt về trọng lượng cơ thể chuột giữa 2 lô uống cao liều 100 mg/kg và 200 mg/kg<br />
cũng như giữa 2 lô này với lô đối chứng glibenclamid 5 mg/kg (p > 0,05). Khảo sát tác động lên đường huyết, kết<br />
quả cho thấy sau 5 ngày điều trị, chỉ có lô đối chứng glibenclamid 5 mg/kg làm giảm đường huyết khoảng 55% so<br />
với thời điểm trước khi điều trị và thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh ở cùng thời điểm. Sau 15<br />
ngày điều trị, cả 3 lô đều có tác dụng hạ đường huyết có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với thời điểm trước khi<br />
điều trị với tỷ lệ giảm từ 50% đến 60%. So với đường huyết của chuột ở lô chứng bệnh, đường huyết ở 3 lô điều<br />
trị đều thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).Khi so sánh giữa 2 lô điều trị cho uống cao thử với liều 100 mg/kg<br />
và 200 mg/kg, cao liều 200 mg/kg thể hiện tác động hạ đường huyết tốt hơn, tuy nhiên sự khác biệt không có ý<br />
nghĩa thống kê so với cao liều 100 mg/kg (p > 0,05). Thuốc đối chứng glibenclamid uống liều 5 mg/kg so với ở 2<br />
lô điều trị bằng cao thử khác biệt không có ý nghĩa thống kê.<br />
Kết luận: Cao nước từ bài thuốc lá Mật gấu uống liều 100 mg/kg và 200 mg/kg có tác động duy trì thể<br />
trạng và có tác động hạ đường huyết sau 15 ngày uống trên chuột bị đái tháo đường.<br />
Từ khóa: Lá mật gấu, cây Lá đắng, đái tháo đường, đường huyết<br />
<br />
*Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Kiều Xuân Thy ĐT: 0902485417 Email: kxthy@ump.edu.vn<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 185<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EFFECT OF VERNONIA AMYGDALINA DELILE LEAF EXTRACT COLLECTED IN SOC TRANG<br />
PROVINCE ON WEIGHT AND BLOOD GLUCOSE OF DIABETIC MICE<br />
Kieu Xuan Thy, Bui Pham Minh Man, Nguyen Van Dan, Bui Chi Bao, Trinh Thi Dieu Thuong<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 186 – 191<br />
Objectives: Diabetes is a chronic non-communicable disease that has a very fast growth rate in many<br />
countries around the world. Diabetes is the third most disease leading deaths in Vietnam. The impact of diabetes is<br />
to increase mortality, reduce quality of life, increase economic burden for patients themselves, families and society.<br />
Diabetes treatment remains a medical challenge. Currently, many advanced treatment drugs are born. However,<br />
the control of blood glucose in diabetes is still difficult due to lack of compliance, cost, quality, undesirable effects of<br />
drugs. In our country there are various folk remedies used for treating different diseases with varied advantages:<br />
its availability, simplicity, being easy to be found and less undesirable effects. Through the collection of folk<br />
remedies present in Soc Trang province, we have collected the Vernonia amygdalina Delile remedy used by local<br />
people to treat diabetes mellitus, which was proven to be effective. However, the effectiveness is only word of<br />
mouth and has not been proven to assess the effectiveness and hidden toxicity. In the previous study, we tested the<br />
acute toxicity of rats in the extract of Vernonia amygdalina leaf extract and showed that there was no acute<br />
toxicity. When we tested the impact on weight and blood sugar, it showed that the remedy did not have any<br />
impact on weight and blood sugar in healthy mice. Therefore, in this study, the effect of the extract of Vernonia<br />
amygdalina on weight and blood sugar in diabetic mice was tested, thereby creating a premise for conducting<br />
clinical intervention studies.<br />
Materials and Methods: The research object is water extract of Vernonia amygdalina. Investigation of the<br />
effect on weight and blood sugar in the model of 24 rats with streptozotocin-induced hyperglycemic mice and<br />
randomly divided into 4 lots, 6 mice each slot: Group 1 mice drinking distilled water; Group 2 mice taken 100<br />
mg/kg of extract of Vernonia amygdalina leaf; Group 3 mice taken 200 mg/kg of extract of Vernonia amygdalina<br />
leaf; Group 4 mice taken glibenclamide 5 mg/kg. Give the mice distilled water or extract water or medicine once a<br />
day in the morning (8-10am) for 14 days then monitor the weight of the mice every day and the blood sugar of the<br />
mice every 5 days.<br />
Results: There was no difference in mice body weight between the two groups with doses of 100 mg/kg and<br />
200 mg/kg as well as between the two treated groups by the water extract and the control group of glibenclamide 5<br />
mg/kg (p>0.05). Surveying the effect on blood sugar, the results showed that after 5 days of treatment, only the<br />
control group of glibenclamide 5 mg/kg reduced blood sugar by about 55% compared to the mice at the pre-<br />
treatment time and significantly lower compared to the control group at the same time. After 15 days of<br />
treatment, all 3 groups showd the significant hypoglycemic effect about 50% - 60% compared to the period before<br />
treatment. Compared to the control group, the blood sugar in three groups are all significant lower. Tthe extract<br />
with dose of 200 mg/kg showed a better hypoglycemic effect, but the difference was not statistically significant<br />
compared to the dose of 100 mg/kg; Glibenclamide control drugs taken at a dose of 5 mg/kg compared with the two<br />
taken extract groups were not statistically significant.<br />
Conclusion: Extract of Vernonia amygdalina leaf at the doses of 100 mg/kg and 200 mg/kg has the effect of<br />
maintaining the body weight and has a stable effect of reducing blood sugar, which is gradually increasing over<br />
time in diabetic mice.<br />
Key words: Vernonia amygdalina delile, Diabetes, bitter leaves, glycemia<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
186 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶTVẤNĐỀ nước lá Mật gấu và cho thấy bài thuốc không có<br />
Hiện nay, Việt Nam cũng như các quốc gia độc tính cấp, khi thử nghiệm tác động lên cân<br />
khác trên thế giới đứng trước nhiều nguy cơ mới nặng và đường huyết cho thấy bài thuốc không<br />
về sức khỏe như: sự già hóa dân số, nhóm bệnh có tác động lên cân nặng và đường huyết ở<br />
do tích tuổi, bệnh không lây như thoái hóa khớp, chuột khỏe mạnh. Vì vậy, ở nghiên cứu này<br />
chúng tôi muốn thử nghiệm tác động của cao<br />
đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư, đột quỵ<br />
nước bài thuốc lá Mật gấu lên cân nặng và<br />
não. Đái tháo đường là một bệnh mạn tính<br />
đường huyết ở chuột bị đái tháo đường, qua đó<br />
không lây có tốc độ phát triển rất nhanh ở nhiều<br />
làm tiền đề để thực hiện các nghiên cứu can<br />
nước trên thế giới. Năm 2017 theo ước tính của<br />
thiệp trên lâm sàng.<br />
Liên đoàn đái tháo đường quốc tế, Việt Nam có<br />
khoảng 3,53 triệu người trưởng thành từ 20-79 ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU<br />
tuổi mắc đái tháo đường, đến năm 2045 con số Đối tượng nghiên cứu<br />
này sẽ tăng 78,5% lên 6,3 triệu người. Khoảng 29 Chế phẩm nghiên cứu<br />
000 người chết có liên quan đến đái tháo đường Cao nước lá Mật gấu (còn gọi là cây Lá đắng)<br />
trong năm 2017, tức là khoảng 80 ca tử vong mỗi tên khoa học Vernonia amygdalina Delile.<br />
ngày(8). Theo kết quả điều tra dịch tễ học bệnh<br />
Động vật thử nghiệm<br />
đái tháo đường toàn quốc năm 2012 do Bệnh<br />
viện Nội tiết Trung ương tiến hành, tỷ lệ hiện Chuột nhắt trắng (Mus musculus var. Albino),<br />
mắc đái tháo đường trên toàn quốc ở người trưởng thành, khỏe mạnh, từ 10-12 tuần tuổi, có<br />
nguồn gốc từ Viện Kiểm nghiệm thuốc Tp. Hồ<br />
trưởng thành là 5,42%. Đái tháo đường là<br />
Chí Minh. Chuột được nuôi trong điều kiện<br />
nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 tại Việt<br />
phòng thí nghiệm, vệ sinh hàng ngày, điều kiện<br />
Nam(4). Tác động của đái tháo đường là làm gia<br />
12 giờ sáng/tối, nhiệt độ 28oC, ẩm độ