intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác dụng chữa bệnh của cây lấu đỏ

Chia sẻ: Skinny Skin | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

131
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lấu đỏ thuộc họ cà phê, tên khác là lấu bà, bầu giác, bồ giác, men sứa, cây chạo, lá tản… là một cây nhỏ, cao 2-3m. Cành non màu nâu đỏ, càng già màu xám sẫm. Lá mọc đối, quả hình cầu màu đỏ. Cây mọc tự nhiên. Nhiều bộ phận của cây lấu đỏ được dùng làm thuốc chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian: Lá: Chỉ dùng lá bánh tẻ để tươi hoặc phơi, sấy khô. Dược liệu có vị đắng chát, tính bình, không độc, có tác dụng thu sáp, chỉ tả, tiêu độc cầm máu. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác dụng chữa bệnh của cây lấu đỏ

  1. Tác dụng chữa bệnh của cây lấu đỏ
  2. Lấu đỏ thuộc họ cà phê, tên khác là lấu bà, bầu giác, bồ giác, men sứa, cây chạo, lá tản… là một cây nhỏ, cao 2-3m. Cành non màu nâu đỏ, càng già màu xám sẫm. Lá mọc đối, quả hình cầu màu đỏ. Cây mọc tự nhiên. Nhiều bộ phận của cây lấu đỏ được dùng làm thuốc chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian: Lá: Chỉ dùng lá bánh tẻ để tươi hoặc phơi, sấy khô. Dược liệu có vị đắng chát, tính bình, không độc, có tác dụng thu sáp, chỉ tả, tiêu độc cầm máu. Chữa tiểu ra máu: Lá lấu đỏ 16g, rễ cây ráng 12g, lá huyết dụ 12g, lá tiết dê 10g, ngũ bội tử 4g. Tất cả dùng tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước gạn uống, làm một lần trong ngày. Chữa sốt rét: Lá lấu đỏ 40g, lá na 40g, vỏ cây gòn 30g, lá thường sơn 20g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sao vàng, hạ thổ. Sắc uống làm 2 lần trong ngày. Chữa băng huyết, bạch đới: Lá lấu đỏ để tươi 20g, lá tiết dê 16g, lá huyết dụ 16g, giã nát, thêm nước, gạn uống. Chữa tiêu chảy (do lạnh bụng): Lá lấu đỏ 20g, lá củ nâu hay lá sim 30g, sắc uống. Chữa đau răng, sâu răng: Vỏ lá lấu đỏ 50g, sắc đặc lấy nước ngậm.
  3. Dùng ngoài: Lá lấu đỏ 50g, một nửa để tươi nấu nước rửa, nửa còn lại phơi khô, tán bột mịn, rắc chữa chàm, mẩn ngứa, mụn lở chảy nước. Để chữa vết thương chống nhiễm khuẩn, lấy lá lấu đỏ 50g, rửa sạch, thái nhỏ, nấu với nước cho đặc. Lọc bỏ bã, thêm nước đun sôi để nguội, để được một lít dung dịch, rồi hòa 20g phèn phi, đánh tan, dùng rửa vết thương nhiều lần trong ngày. Rễ: Thu hái quanh năm, tốt nhất là vào mùa thu. Đào về, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng thái miếng mỏng, để sống hoặc sao qua. Dược liệu có vị đắng, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong trừ thấp, sinh cơ. Chữa kiết lỵ: Rễ lấu đỏ 10g, sắc với 200ml nước còn 50ml nước, uống làm một lần trong ngày. Dùng 3-5 ngày. Chữa vết thương chảy máu: Rễ lấu đỏ phối hợp với rễ sâm đại hành, vỏ cây me (liều lượng bằng nhau) phơi thật khô, tán nhỏ, rây thành bột mịn, rắc hằng ngày vào vết thương. Thân: Tuốt bỏ lá, chặt ngắn, phơi khô, róc lấy vỏ để riêng. Khi dùng, lấy thân lấu đỏ phối hợp với thân cây vú bò, lá ba chẽ, thân cây bùng bục và rễ hoặc cành chua ngút, lượng mỗi thứ 10g, thái nhỏ, sắc với 400ml, còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày, chữa băng huyết, bạch đới, khí hư, đái ra máu. Vỏ thân lấu đỏ và vỏ cây vải, mỗi thứ 30g, phơi khô, thái nhỏ, sắc uống chữa đau bụng, kiết lỵ ở phụ nữ sau đẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2