TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
TÁC DỤNG DỰ PHÒNG BUỒN NÔN VÀ NÔN<br />
CỦA NHĨ CHÂM BỘ HUYỆT THẦN MÔN - VỊ - NÃO<br />
TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI BẰNG HÓA CHẤT<br />
Lê Thị Minh Phương1, Nguyễn Kim Cương1,<br />
Đỗ Thị Phương1, Nguyễn Song An2, Lương Thị Ngọc Yến3<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Y Hà Nội, 2Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí<br />
3<br />
Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
Buồn nôn và nôn là tác dụng phụ thường gặp ở bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất. Nghiên cứu nhằm<br />
(1) Đánh giá tác dụng giảm nôn của bộ huyệt thần môn - vị - não trong điều trị ung thư phổi bằng hóa chất.<br />
(2) Đánh giá tác dụng giảm buồn nôn của nhĩ châm bộ huyệt thần môn - vị - não trong điều trị ung thư phổi<br />
bằng hóa chất. Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng, mù đơn trên 90 bệnh nhân ung thư phổi<br />
điều trị hóa chất bằng carboplastin hoặc ciplastin, được dự phòng nôn bằng phác đồ nền, trong đó 45 bệnh<br />
nhân được kết hợp dự phòng nôn bằng nhĩ châm bộ huyệt thần môn - vị - não và 45 bệnh nhân giả châm<br />
cứu. Kết quả cho thấy nhĩ châm bộ huyệt thần môn - vị - não có tác dụng giảm buồn nôn cấp tính (tỉ lệ buồn<br />
nôn ở nhóm nhĩ châm và đối chứng là 8,89% và 24,44%), nhưng chưa thấy tác dụng lên mức độ buồn nôn;<br />
giảm tỉ lệ nôn ở nhóm nhĩ châm (tỉ lệ nôn trước can thiệp và sau can thiệp 37,78% và 15,56%) với p > 0,05,<br />
nhưng chưa thấy tác dụng lên mức độ nôn (p < 0,05).<br />
Từ khóa: Nhĩ châm, buồn nôn, nôn do điều trị hóa chất, y học cổ truyền<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ung thư phổi là sự tăng sinh ác tính của tế<br />
bào biểu mô phế quản, đây là bệnh lý ác tính<br />
có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo báo<br />
cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, ung thư phổi<br />
chiếm 13% tổng số ca ung thư, khoảng 1,8<br />
triệu người mắc mới mỗi năm [1; 2]. Hóa trị là<br />
phương pháp điều trị căn bản đối với ung thư<br />
phổi tuy nhiên phương pháp điều trị này có<br />
nhiều tác dụng phụ, trong đó buồn nôn và nôn<br />
là biến chứng nặng và thường gặp ở 70 –<br />
80% các bệnh điều trị hóa chất [3]. Mặc dù<br />
hiện nay đã có nhiều thuốc chống nôn có hiệu<br />
quả tốt trong dự phòng và điều trị buồn nôn,<br />
nôn do điều trị hóa chất, tuy nhiên tỉ lệ bệnh<br />
Địa chỉ liên hệ: Lê Thị Minh Phương, Khoa Y học cổ<br />
<br />
nhân gặp tác dụng phụ này vẫn còn khá cao<br />
(40 - 50%), đòi hỏi cần kết hợp nhiều phương<br />
pháp trong điều trị và chăm sóc giảm nhẹ [4].<br />
Nhiều nghiên cứu cho thấy các phương pháp<br />
điều trị không dùng thuốc của y học cổ truyền<br />
như châm cứu, điện châm, bấm huyệt, có hiệu<br />
quả giảm buồn nôn và nôn trong kết hợp điều<br />
trị dự phòng nôn ở bệnh nhân ung thư điều trị<br />
hóa chất [5 - 7]. Tuy nhiên, đa số các phương<br />
pháp này có nhiều bất tiện cho bệnh nhân,<br />
hoặc đòi hỏi có nhân viên y tế thường xuyên<br />
giám sát thực hiện. Nhĩ châm là một phương<br />
pháp điều trị thuận tiện, dễ thực hiện, được<br />
chỉ định trong điều trị các triệu chứng cơ năng<br />
như nôn, mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi cũng<br />
như bệnh lý thực thể như thoái hóa khớp, đau<br />
<br />
truyền, Trường Đại học Y Hà Nội<br />
<br />
thần kinh hông to, liệt nửa người [8; 9]. Một số<br />
<br />
Email: lethiminhphuong@hmu.edu.vn<br />
<br />
nghiên cứu cho thấy nhĩ châm có tác dụng<br />
<br />
Ngày nhận: 10/6/2018<br />
<br />
giảm đau, giảm stress [8]. Thử nghiệm lâm<br />
<br />
Ngày được chấp thuận: 15/8/2018<br />
<br />
sàng trên 10 bệnh nhi ung thư điều trị hóa<br />
<br />
100<br />
<br />
TCNCYH 113 (4) - 2018<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
chất, bước đầu cho thấy có tác dụng giảm<br />
<br />
Bệnh nhân trong tình trạng đe dọa tính mạng:<br />
<br />
buồn nôn và nôn [10]. Để có được bằng<br />
<br />
suy hô hấp, suy tuần hoàn.<br />
<br />
chứng đầy đủ hơn về tác dụng dự phòng nôn<br />
của điện châm trên bệnh nhân ung thư, chúng<br />
<br />
3. Phương pháp<br />
<br />
tôi tiến hành nghiên cứu này tại khoa Ung<br />
<br />
3.1. Thiết kế nghiên cứu<br />
<br />
bướu Bệnh viện Phổi Trung ương với mục<br />
<br />
- Thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên có đối<br />
<br />
tiêu:<br />
1. Đánh giá tác dụng giảm buồn nôn của<br />
nhĩ châm bộ huyệt thần môn-vị-não trong điều<br />
trị ung thư phổi bằng hóa chất.<br />
<br />
chứng, mù đơn<br />
- Bệnh nhân được chọn lựa ngẫu nhiên<br />
vào các nhóm bằng bảng số.<br />
+ Nhóm can thiệp: bệnh nhân ung thư phổi<br />
<br />
2. Đánh giá tác dụng giảm nôn của nhĩ<br />
<br />
được dự phòng nôn theo phác đồ chuẩn và<br />
<br />
châm bộ huyệt thần môn-vị-não trong điều trị<br />
<br />
được gài kim tại các điểm thần môn, vị, não, ở<br />
<br />
ung thư phổi bằng hóa chất.<br />
<br />
cả hai bên tai trước truyền hóa chất.<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
<br />
+ Nhóm chứng: bệnh nhân ung thư phổi<br />
được dự phòng nôn theo phác đồ chuẩn và<br />
<br />
1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu<br />
Khoa Ung bướu – Bệnh viện Phổi Trung<br />
ương, từ tháng 6/2014 đến tháng 1/2017.<br />
2. Đối tượng<br />
Bệnh nhân ung thư phế quản phổi được<br />
điều trị hóa chất.<br />
<br />
dán các điểm sau tai trước truyền hóa chất.<br />
3.2. Công thức tính cỡ mẫu<br />
n = [(Zα/2 + Zβ)2 × {(p1 (1-p1) + (p2 (1 p2))}]/(p1 - p2)2 = 42<br />
n = cỡ mẫu của mỗi nhóm;<br />
p1: Tỉ lệ nôn ở nhóm được dùng thuốc<br />
<br />
2.1. Tiêu chuẩn thu nhận<br />
<br />
chống nôn (40%).<br />
p2: Tỉ lệ nôn ở nhóm được dùng thuốc<br />
<br />
Bệnh nhân ung thư phổi phế quản có chỉ<br />
<br />
chống nôn + nhĩ châm (14%).<br />
<br />
định điều trị hóa chất Carboplastin hoặc<br />
Ciplastin; Tuổi ≥ 18; Có buồn nôn trong lần<br />
điều trị hóa chất trước tham gia nghiên cứu;<br />
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
2.2. Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Dị ứng với các thuốc chống nôn; Có bệnh<br />
lý da tại vị trí nhĩ châm; Có bệnh lý là nguyên<br />
nhân hoặc đang có tình trạng nôn, buồn nôn<br />
cấp tính và mạn tính;<br />
Tổn thương di căn não, màng não trên<br />
chụp cắt lớp vi tính sọ não, nghi ngờ trên lâm<br />
sàng (buồn nôn hoặc nôn do hội chứng tăng<br />
áp lực nội sọ hoặc hội chứng màng não);<br />
<br />
TCNCYH 113 (4) - 2018<br />
<br />
p1 - p2 = Giả định khác biệt giữa hai nhóm<br />
= 0,28.<br />
Zα/2: mức độ ý nghĩa thống kê, với 5% là<br />
1,96; Zβ: độ mạnh, với 80% là 0,84.<br />
Cỡ mẫu nghiên cứu là 45 bệnh nhân cho<br />
mỗi nhóm.<br />
3.3. Các kỹ thuật và nguyên liệu sử<br />
dụng trong nghiên cứu<br />
3.3.1. Phác đồ điều trị hóa chất<br />
Cisplastin<br />
<br />
75<br />
<br />
-<br />
<br />
100<br />
<br />
mg/m2<br />
<br />
da<br />
<br />
+<br />
<br />
Gemcitabine 1000 mg/m2 da.<br />
Carboplatin 300 - 450 mg/m2 da +<br />
Paclitaxel 170 - 175 mg/m2 da.<br />
<br />
101<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
3.3.2. Phác đồ chống nôn<br />
- Chất đối kháng thụ thể 5 - HT3.<br />
Odansetron: 8 mg/4ml, tiêm tĩnh mạch<br />
trước khi truyền hóa chất 30 phút.<br />
Palononsetron: 0,25 mg/5ml, tiêm tĩnh<br />
mạch trước khi truyền hóa chất 30 phút.<br />
- Methyl prednisolon: 40mg x 2 lọ truyền<br />
tĩnh mạch trước truyền hóa chất 30 phút.<br />
- Thuốc Cimetidine: 20mg x 2ống tiêm tĩnh<br />
mạch trước truyền hóa chất.<br />
<br />
Điểm 3 là giao điểm của đường A và<br />
đường ngang qua góc dái tai và da đầu<br />
Điểm 2 nằm giữ điểm 1 và 3.<br />
Bệnh nhân được dán các điểm trên ở cả<br />
hai bên tai.<br />
4. Các biến số nghiên cứu<br />
4.1. Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên<br />
cứu<br />
Tuổi, giới, nghề nghiệp, giai đoạn bệnh,<br />
các thuốc dùng trong phác đồ điều trị hóa<br />
<br />
3.3.3. Nhĩ châm<br />
<br />
chất, số đợt điều trị hóa chất trước đây, tiền<br />
<br />
- Kim nhĩ áp, vô khuẩn, dùng một lần, bằng<br />
<br />
sử nôn và buồn nôn.<br />
<br />
thép không gỉ, dài 1,5 mm, đường kính 0,2<br />
mm. Đóng vỉ vô khuẩn 100 cái/hộp. Bảo quản<br />
ở điều kiện thường.<br />
- Các vị trí nhĩ châm:<br />
Điểm thần môn: đỉnh hố tam giác, nơi gặp<br />
nhau của 2 chân gờ đối vành.<br />
Điểm vị: ở xoắn tai, sát đầu tận cùng của<br />
rễ gờ vành xe.<br />
Điểm não: giữa đối bình tai.<br />
Bệnh nhân được gài kim ở cả 2 bên tai.<br />
- Kim được lưu và bệnh nhân được hướng<br />
dẫn tự ấn vào các vị trí gài kim.<br />
Ngày đầu: bệnh nhân tự ấn vào các điểm<br />
gài kim sau mỗi 3 tiếng kể từ sau khi kết thúc<br />
truyền hóa chất.<br />
Ngày 2 và 3: bệnh nhân tự ấn vào các<br />
điểm gài kim vào các thời điểm trong ngày lúc<br />
8h, 11h, 14h, 17h, 20h.<br />
- Quy trình dán các điểm sau tai ở nhóm<br />
đối chứng.<br />
Bệnh nhân được dán tại 3 vị trí trên đường<br />
song song và cách 1 cm với đường tiếp nối<br />
loa tai và da đầu (A).<br />
Điểm 1 là giao điểm của đường A với<br />
đường này qua góc nhĩ luân và đầu.<br />
102<br />
<br />
4.2. Các biến số đánh giá tác dụng dự<br />
phòng nôn<br />
Tỉ lệ bệnh nhân buồn nôn, thời gian buồn<br />
nôn, mức độ buồn nôn, tần suất buồn nôn<br />
trong ngày 1, 2, 3 sau truyền hóa chất, tần<br />
suất nôn trong ngày 1, 2, 3 sau truyền hóa<br />
chất.<br />
5. Thu thập số liệu<br />
Số liệu được phân tích theo phương pháp<br />
thống kê y sinh học trên phần mềm thống kê<br />
SPSS 20.0.<br />
6. Đạo đức trong nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được xem xét và chấp thuận<br />
bởi hội đồng khoa học và y đức bệnh viện<br />
Phổi Trung ương. Kết quả nghiên cứu đã<br />
được thông qua theo quyết định số 1414/QĐ<br />
BVPTƯ ngày 02/12/2016.<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu<br />
1.1. Một số đặc điểm nhân khẩu – xã hội<br />
học<br />
Không có sự khác biệt về phân bố bệnh<br />
nhân theo tuổi, giới và nghề nghiệp của bệnh<br />
nhân nghiên cứu ở cả hai nhóm (p > 0,05).<br />
TCNCYH 113 (4) - 2018<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Bảng 1. Phân bố tuổi, giới, nghề nghiệp của bệnh nhân nghiên cứu<br />
Chỉ số<br />
<br />
Đối chứng<br />
<br />
Nhĩ châm<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
p<br />
<br />
n = 45<br />
<br />
%<br />
<br />
n = 45<br />
<br />
%<br />
<br />
n = 90<br />
<br />
%<br />
<br />
18 - 39<br />
<br />
2<br />
<br />
4,44<br />
<br />
3<br />
<br />
6,67<br />
<br />
5<br />
<br />
5,56<br />
<br />
40 - 49<br />
<br />
9<br />
<br />
20<br />
<br />
8<br />
<br />
17,78<br />
<br />
17<br />
<br />
18,89<br />
<br />
50 - 59<br />
<br />
17<br />
<br />
37,78<br />
<br />
19<br />
<br />
42,22<br />
<br />
36<br />
<br />
40<br />
<br />
> = 60<br />
<br />
17<br />
<br />
37,78<br />
<br />
15<br />
<br />
33,33<br />
<br />
32<br />
<br />
35,56<br />
<br />
Nam<br />
<br />
39<br />
<br />
86,67<br />
<br />
37<br />
<br />
82,22<br />
<br />
76<br />
<br />
84,44<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
6<br />
<br />
13,33<br />
<br />
8<br />
<br />
17,78<br />
<br />
14<br />
<br />
15,56<br />
<br />
Công nhân<br />
<br />
3<br />
<br />
6,67<br />
<br />
4<br />
<br />
8,89<br />
<br />
7<br />
<br />
7,78<br />
<br />
Làm ruộng<br />
<br />
16<br />
<br />
35,56<br />
<br />
17<br />
<br />
37,78<br />
<br />
33<br />
<br />
36,67<br />
<br />
Công chức<br />
<br />
2<br />
<br />
4,44<br />
<br />
1<br />
<br />
2,22<br />
<br />
3<br />
<br />
3,33<br />
<br />
Hưu trí<br />
<br />
11<br />
<br />
24,44<br />
<br />
14<br />
<br />
31,11<br />
<br />
25<br />
<br />
27,78<br />
<br />
Khác<br />
<br />
14<br />
<br />
28,89<br />
<br />
9<br />
<br />
20<br />
<br />
23<br />
<br />
24,45<br />
<br />
Tuổi (năm)<br />
<br />
0,920<br />
<br />
Giới tính<br />
0,561<br />
<br />
Nghề nghiệp<br />
<br />
0,790<br />
<br />
1.2. Một số đặc điểm bệnh lý và điều trị<br />
Bảng 2. Phân loại bệnh nhân theo một số đặc điểm bệnh lý và điều trị<br />
Chỉ số<br />
<br />
Đối chứng<br />
n = 45<br />
<br />
Nhĩ châm<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
%<br />
<br />
n = 45<br />
<br />
%<br />
<br />
n = 90<br />
<br />
%<br />
<br />
p<br />
<br />
Giai đoạn ung thư phổi<br />
Giai đoạn 1<br />
<br />
1<br />
<br />
2,22<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
1,11<br />
<br />
Giai đoạn 3<br />
<br />
11<br />
<br />
24,44<br />
<br />
14<br />
<br />
31,11<br />
<br />
25<br />
<br />
27,78<br />
<br />
Giai đoạn 4<br />
<br />
33<br />
<br />
73,33<br />
<br />
31<br />
<br />
68,89<br />
<br />
64<br />
<br />
71,11<br />
<br />
0,651<br />
<br />
Hóa chất được sử dụng<br />
Carboplatin<br />
<br />
40<br />
<br />
88,89<br />
<br />
39<br />
<br />
86,67<br />
<br />
79<br />
<br />
87,78<br />
<br />
Cisplastin<br />
<br />
5<br />
<br />
11,11<br />
<br />
6<br />
<br />
13,33<br />
<br />
11<br />
<br />
12,22<br />
<br />
0,748<br />
<br />
Thuốc chống nôn được sử dụng<br />
Odansetron (1)<br />
<br />
32<br />
<br />
68,89<br />
<br />
35<br />
<br />
77,78<br />
<br />
67<br />
<br />
73,34<br />
<br />
Palonsetron (2)<br />
<br />
8<br />
<br />
17,78<br />
<br />
6<br />
<br />
13,33<br />
<br />
14<br />
<br />
15,56<br />
<br />
(1) + (2)<br />
<br />
5<br />
<br />
11,11<br />
<br />
4<br />
<br />
8,89<br />
<br />
9<br />
<br />
10,00<br />
<br />
TCNCYH 113 (4) - 2018<br />
<br />
0,767<br />
103<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Không có sự khác biệt về giai đoạn bệnh, hóa chất và thuốc chống nôn được sử dụng ở 2<br />
nhóm (p > 0,05). Đa số ở giai đoạn 3 và 4 (98,89%) sử dụng Carboplatin (87,78%) và chống nôn<br />
bằng Odansetron (73,24%).<br />
3.2. Tác dụng dự phòng buồn nôn, nôn do truyền hóa chất của nhĩ châm<br />
3.2.1. Tác dụng giảm buồn nôn do truyền hóa chất<br />
3.2.1.1. Tác dụng lên thời điểm buồn nôn<br />
Bảng 3. Tỉ lệ bệnh nhân buồn nôn tại các thời điểm<br />
Chỉ số<br />
<br />
Đối chứng<br />
<br />
Nhĩ châm<br />
<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Ngay sau truyền hóa chất<br />
<br />
11<br />
<br />
24,44<br />
<br />
4<br />
<br />
8,89<br />
<br />
0,048<br />
<br />
Ngày 1 sau truyền hóa chất<br />
<br />
15<br />
<br />
33,33<br />
<br />
12<br />
<br />
26,67<br />
<br />
0,490<br />
<br />
Ngày 2 sau truyền hóa chất<br />
<br />
21<br />
<br />
46,67<br />
<br />
19<br />
<br />
42,22<br />
<br />
1<br />
<br />
Ngày 3 sau truyền hóa chất<br />
<br />
21<br />
<br />
46,67<br />
<br />
15<br />
<br />
33,33<br />
<br />
0,280<br />
<br />
p<br />
<br />
0,180<br />
<br />
0,004<br />
<br />
Ngay sau truyền hóa chất tỉ lệ buồn nôn ở nhóm nhĩ châm (8,89%) thấp hơn nhóm đối chứng<br />
(24,44%) với p < 0,05. Ngày 1, 2, 3 sau truyền hóa chất, tỉ lệ này của 2 nhóm không có sự khác<br />
biệt (p > 0,05).<br />
Bảng 4. Thời gian xuất hiện buồn nôn sau truyền hóa chất<br />
<br />
Chỉ số<br />
<br />
Đối chứng<br />
<br />
Nhĩ châm<br />
<br />
X ± SD(giờ)<br />
<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
X ± SD(giờ)<br />
<br />
n<br />
<br />
Thời gian xuất hiện<br />
<br />
33<br />
<br />
0,58 ± 0,90<br />
<br />
27<br />
<br />
24,75 ± 47,5<br />
<br />
0,111<br />
<br />
Thời điểm nặng nhất<br />
<br />
33<br />
<br />
8,80 ± 9,90<br />
<br />
27<br />
<br />
31,95 ± 35,06<br />
<br />
0,049<br />
<br />
Thời gian trung bình xuất hiện buồn nôn sau truyền hóa chất của 2 nhóm không có sự khác<br />
biệt (p > 0,05). Thời điểm buồn nôn nặng nhất của nhóm đối chứng sau truyền hóa chất sớm hơn<br />
nhóm nhĩ châm với p < 0,05.<br />
3.2.1.2. Tác dụng lên mức độ buồn nôn<br />
<br />
104<br />
<br />
TCNCYH 113 (4) - 2018<br />
<br />