intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác dụng không mong muốn của kích thích từ xuyên sọ trên bệnh nhân trầm cảm mức độ vừa

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

85
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm mô tả các tác dụng không mong muốn của kích thích từ xuyên sọ trên bệnh nhân (BN) trầm cảm (TC) mức độ vừa. Đối tượng và phương pháp: mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 27 BN được can thiệp bằng thuốc kết hợp với kích thích từ xuyên sọ tại vị trí vỏ não trước trán lưng bên trái.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác dụng không mong muốn của kích thích từ xuyên sọ trên bệnh nhân trầm cảm mức độ vừa

t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br /> <br /> TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA KÍCH THÍCH TỪ<br /> XUYÊN SỌ TRÊN BỆNH NHÂN TRẦM CẢM MỨC ĐỘ VỪA<br /> Nguyễn Văn Phi *; Nguyễn Văn Tuấn*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: mô tả các tác dụng không mong muốn của kích thích từ xuyên sọ trên bệnh nhân<br /> (BN) trầm cảm (TC) mức độ vừa. Đối tượng và phương pháp: mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 27<br /> BN được can thiệp bằng thuốc kết hợp với kích thích từ xuyên sọ tại vị trí vỏ não trước trán<br /> lưng bên trái (100% MT, 10 Hz, chuỗi xung 5 giây, thời gian nghỉ giữa 2 chuỗi xung 25 giây,<br /> 25 phút một buổi điều trị, 5 buổi/tuần trong 2 tuần). Kết quả: tác dụng không mong muốn là ù tai<br /> (2 BN = 7,4%), đau đầu hoặc không thoải mái (6 BN = 22%), đau nơi tiếp xúc (3 BN = 11%).<br /> Các tác dụng không mong muốn gặp cả hai giới, ở nhóm tuổi khác nhau, trên cả BN có tiền sử<br /> bệnh lý hoặc không có tiền sử bệnh lý, trên cả nhóm có ngưỡng vận động < 50 và nhóm có<br /> ngưỡng vận động ≥ 50. Kết luận: tác dụng không mong muốn của phương pháp kích thích từ<br /> xuyên sọ lặp lại ít gặp và không nghiêm trọng.<br /> * Từ khóa: Trầm cảm; Kích thích từ xuyên sọ; Tác dụng không mong muốn.<br /> <br /> Side Effects of Transcranial Magnetic Stimulation in Moderate<br /> Depressive Episode<br /> Summary<br /> Objectives: To investigate side effects of transcranial magnetic stimulation (rTMS) in<br /> treatment of moderate depressive episode. Subjects and methods: Cross-sectional, prospective<br /> study among 27 patients with moderate depressive episode were assigned to real stimulation<br /> on the left dorso-lateral prefrontal cortex (100% MT, 10 Hz, trains of 5s, inter-train- intervals of<br /> 25s, 25 minutes per session, 5 session per week) (27 patients) for 2 weeks in addition to<br /> simultaneously initiated antidepressant medication. Results: Side effects were mild with tinnitus<br /> (2 patients), headache or discomfort (6 patients) and pain of scalp (3 patients). Side effects<br /> were observed in both male and female, different age groups, in patients with a history of<br /> general condition or no history of general condition, motor threshold < 50 or ≥ 50. Conclusions:<br /> Side effects were mild and unservere .<br /> * Key words: Depressive episode; Transcranial magnetic stimulation repeat; Side effects.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Trầm cảm là một rối loạn thường gặp,<br /> theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế<br /> giới (WHO) dự đoán đến năm 2020, TC<br /> <br /> sẽ trở thành một trong các nguyên nhân<br /> hàng đầu gây tử vong, làm giảm chất<br /> lượng cuộc sống và gây nên loạn hoạt<br /> năng ở các nước đang phát triển.<br /> <br /> * Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn Tuấn (nvtuanminhvn@hmu.edu.vn)<br /> Ngày nhận bài: 20/09/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 09/11/2016<br /> Ngày bài báo được đăng: 24/11/2016<br /> <br /> 128<br /> <br /> t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br /> <br /> Trên BN TC, kích thích từ xuyên sọ lặp<br /> lại đã được chứng minh như một phương<br /> pháp điều trị đơn độc có hiệu quả mà<br /> không cần phối hợp với các thuốc chống<br /> TC, đồng thời trong một số nghiên cứu<br /> kích thích từ xuyên sọ lặp lại được khẳng<br /> định có hiệu quả trong việc tăng cường<br /> tác dụng điều trị của các loại thuốc chống<br /> TC [1]. Tháng 10 - 2008, sử dụng máy kích<br /> thích từ xuyên sọ đã được Cục Quản lý<br /> Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cho phép<br /> điều trị các BN TC đơn cực kháng thuốc<br /> đã thất bại với 1 loại thuốc chống TC [2].<br /> Nghiên cứu cho thấy tác dụng không<br /> mong muốn của kích thích từ xuyên sọ<br /> lặp lại tương đối ít và nhẹ nhàng như đau<br /> hoặc không thoải mải khi kích thích, đau<br /> đầu, giật cơ mặt. Một số tác dụng không<br /> mong muốn hiếm gặp được mô tả là co<br /> giật, giảm ngưỡng nghe, chóng mặt, các<br /> vấn đề về nhận thức [1].<br /> Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào<br /> đánh giá về tác dụng không mong muốn<br /> <br /> của kích thích từ xuyên sọ lặp lại trên BN<br /> TC. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên<br /> cứu này nhằm: Mô tả tác dụng không<br /> mong muốn của kích thích từ xuyên sọ<br /> trên BN TC mức độ vừa.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> 27 BN được chẩn đoán TC mức độ<br /> vừa, điều trị nội trú tại Viện Sức khoẻ<br /> Tâm thần từ 03 - 2014 đến 10 - 2014,<br /> điều trị phối hợp kích thích từ xuyên sọ<br /> lặp lại và hóa dược.<br /> 2. Phương phápnghiên cứu.<br /> Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu<br /> các trường hợp điều trị kết hợp hóa dược<br /> với kích thích từ xuyên sọ lặp lại. Công cụ<br /> nghiên cứu gồm bệnh án, hồ sơ gốc, trắc<br /> nghiệm tâm lý.<br /> Phân tích và xử lý số liệu bằng phần<br /> mềm SPSS 16.0.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.<br /> Bảng 1:<br /> n<br /> <br /> Đặc điểm<br /> Tuổi trung bình<br /> Nhóm tuổi<br /> <br /> Giới<br /> <br /> Tiền sử<br /> <br /> X ± SD<br /> <br /> %<br /> 41,3 ± 15,70<br /> <br /> < 30<br /> <br /> 9<br /> <br /> 33,3<br /> <br /> 30 - 39<br /> <br /> 4<br /> <br /> 14,8<br /> <br /> 40 - 49<br /> <br /> 4<br /> <br /> 14,8<br /> <br /> 50 - 59<br /> <br /> 6<br /> <br /> 22,2<br /> <br /> ≥ 60<br /> <br /> 4<br /> <br /> 14,8<br /> <br /> Giới nữ<br /> <br /> 20<br /> <br /> 74,1<br /> <br /> Bệnh cơ thể<br /> <br /> 8<br /> <br /> 29,6<br /> <br /> Thuốc lá<br /> <br /> 3<br /> <br /> 11,1<br /> <br /> Rượu<br /> <br /> 4<br /> <br /> 14,8<br /> <br /> 129<br /> <br /> t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br /> Gia đình có người bị TC<br /> <br /> 3<br /> <br /> 11,1<br /> <br /> Dùng chống TC ngay trước vào viện<br /> <br /> 5<br /> <br /> 18,5<br /> <br /> F31.3<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Chẩn đoán<br /> <br /> F32.10<br /> <br /> 3<br /> <br /> 11,1<br /> <br /> F32.11<br /> <br /> 13<br /> <br /> 48,1<br /> <br /> F33.10<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3,7<br /> <br /> F33.11<br /> <br /> 10<br /> <br /> 37<br /> <br /> Tuổi trung bình của BN 41,3 ± 15,70, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,025),<br /> nhóm tuổi < 30 gặp nhiều nhất (33,3%). Trong nhóm nghiên cứu, nữ chiếm đa số<br /> (74,1%). 29,6% BN có bệnh cơ thể. Đa số gặp giai đoạn TC vừa, có triệu chứng cơ thể<br /> hoặc TC tái diễn giai đoạn vừa có triệu chứng cơ thể.<br /> 2. Các thông số điều trị bằng kích thích từ xuyên sọ lặp lại.<br /> Bảng 2: Các thông số điều trị bằng kích thích từ xuyên sọ lặp lại.<br /> Thông số điều trị<br /> Vị trí<br /> Ngưỡng vận động<br /> Tần số<br /> Cường độ<br /> Thời gian chuỗi xung<br /> <br /> Tuần 1<br /> <br /> Tuần 2<br /> <br /> p<br /> <br /> LDLPFC<br /> <br /> LDLPFC<br /> <br /> 50,22 ± 7,48<br /> <br /> 48,96 ± 8,98<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> 10 HZ<br /> <br /> 10 HZ<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> 100% MT<br /> <br /> 100%MT<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> 5 giây<br /> <br /> 5 giây<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Thời gian nghỉ giữa các chuỗi xung<br /> <br /> 25 giây<br /> <br /> 25 giây<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Thời gian 1 buổi<br /> <br /> 25 phút<br /> <br /> 25 phút<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Các thông số về tần số, cường độ điều trị, thời gian một buổi điều trị, thời gian điều<br /> trị được thiết lập cố định trong cả 2 tuần.<br /> 3. Các tác dụng không mong muốn của kích thích từ xuyên sọ.<br /> Bảng 3:<br /> Tác dụng không<br /> mong muốn<br /> <br /> Tuần 1<br /> n<br /> <br /> Tuần 2<br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> Cả 2 tuần<br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Co giật<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Nghe kém, ù tai<br /> <br /> 2<br /> <br /> 7,4<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2<br /> <br /> 7,4<br /> <br /> Đau đầu, khó chịu<br /> <br /> 5<br /> <br /> 18,5<br /> <br /> 2<br /> <br /> 7,4<br /> <br /> 6<br /> <br /> 25,9<br /> <br /> Khó tập trung<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Đau nơi tiếp xúc<br /> <br /> 2<br /> <br /> 7,4<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3,7<br /> <br /> 3<br /> <br /> 11,1<br /> <br /> Bỏng da<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Tác dụng khác<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là đau đầu, khó chịu (25,9%). 11%<br /> than phiền đau nơi tiếp xúc, 7,4% than phiền ù tai. Không gặp các tác dụng không<br /> mong muốn khác.<br /> 130<br /> <br /> t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br /> <br /> Bảng 4: Phân bố tác dụng không mong muốn theo nhóm tuổi.<br /> Tác dụng không<br /> mong muốn<br /> <br /> < 30 tuổi<br /> (n = 9)<br /> <br /> 30 - 39 tuổi<br /> (n = 4)<br /> <br /> 40 - 49 tuổi<br /> (n = 4)<br /> <br /> 50 - 59 tuổi<br /> (n = 6)<br /> <br /> ≥ 60 tuổi<br /> (n = 4)<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Nghe kém, ù tai<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2<br /> <br /> 50<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Đau đầu, khó chịu<br /> <br /> 3<br /> <br /> 33,3<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 25<br /> <br /> 1<br /> <br /> 16,7<br /> <br /> 1<br /> <br /> 25<br /> <br /> Đau nơi tiếp xúc<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 25<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 16,7<br /> <br /> 1<br /> <br /> 25<br /> <br /> Tác dụng không mong muốn nghe kém, ù tai chỉ gặp ở nhóm tuổi 40 - 49; đau đầu,<br /> khó chịu và đau nơi tiếp xúc gặp ở các nhóm tuổi khác nhau.<br /> Bảng 5: Phân bố tác dụng không mong muốn theo tiền sử bệnh cơ thể.<br /> <br /> Tác dụng không mong<br /> muốn<br /> <br /> Tiền sử không có bệnh cơ thể<br /> (n = 19)<br /> <br /> Tiền sử có bệnh cơ thể<br /> (n = 8)<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Nghe kém, ù tai<br /> <br /> 2<br /> <br /> 10,5<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Đau đầu, khó chịu<br /> <br /> 5<br /> <br /> 26,3<br /> <br /> 1<br /> <br /> 12,5<br /> <br /> Đau nơi tiếp xúc<br /> <br /> 2<br /> <br /> 10,5<br /> <br /> 1<br /> <br /> 12,5<br /> <br /> Tác dụng không mong muốn ù tai chỉ gặp ở nhóm không có tiền sử bệnh cơ thể;<br /> đau đầu, khó chịu và đau nơi tiếp xúc gặp ở cả hai nhóm có tiền sử bệnh cơ thể và<br /> không có bệnh cơ thể.<br /> Bảng 6: Phân bố tác dụng không mong muốn theo ngưỡng vận động.<br /> Ngưỡng vận động < 50<br /> <br /> Ngưỡng vận động ≥ 50<br /> <br /> (n = 9)<br /> <br /> (n = 18)<br /> <br /> Tác dụng không mong muốn<br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Nghe kém, ù tai<br /> <br /> 1<br /> <br /> 11,1<br /> <br /> 1<br /> <br /> 5,5<br /> <br /> Đau đầu, khó chịu<br /> <br /> 2<br /> <br /> 22,2<br /> <br /> 4<br /> <br /> 22,2<br /> <br /> Đau nơi tiếp xúc<br /> <br /> 1<br /> <br /> 11,1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 11,1<br /> <br /> Tác dụng không mong muốn như ù tai, đau đầu, đau nơi tiếp xúc xuất hiện cả ở<br /> nhóm ngưỡng vận động < 50 và ngưỡng vận động ≥ 50; đa số BN đau đầu gặp ở BN<br /> ngưỡng vận động ≥ 50.<br /> 131<br /> <br /> t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Đây là nghiên cứu ban đầu trên người<br /> Việt Nam và ở BN TC mức độ vừa, có kết<br /> hợp háo dược nên chúng tôi điều trị cho<br /> BN với tổng số xung cho 1 buổi điều trị là<br /> 2.500 xung, tần số 10 Hz, cường độ 100%<br /> ngưỡng vận động, thời gian chuỗi xung<br /> 5 giây, thời gian nghỉ giữa các chuỗi xung<br /> 25 giây, 5 buổi/tuần trong 2 tuần. Các<br /> nghiên cứu trước đây chưa khẳng định<br /> việc dùng tần số kích thích thấp (1 Hz) ở<br /> vị trí vỏ não trước trán phải hay việc dùng<br /> tần số kích thích cao (> 1 Hz) có hiệu quả<br /> hơn, nhưng đa số các nghiên cứu ban<br /> đầu đã chứng minh có hiệu quả và sử<br /> dụng kích thích tần số cao được khuyến<br /> cáo. Nghiên cứu cũng sử dụng cường độ<br /> khác nhau, đa số sử dụng cường độ từ<br /> 80 đến 120% ngưỡng động vật [3], thông<br /> số về thời gian chuỗi xung, thời gian nghỉ<br /> giữa các chuỗi xung, thời gian một buổi<br /> điều trị và tổng thời gian điều trị cũng thay<br /> đổi tùy theo từng nghiên cứu [3].<br /> Tác dụng không mong muốn thường<br /> gặp nhất là đau đầu, khó chịu (6 BN =<br /> 25,9%). 3 BN (11%) than phiền đau nơi<br /> tiếp xúc, 2 BN (7,4%) than phiền ù tai khi<br /> làm kích thích. Phần lớn tác dụng không<br /> mong muốn ở gặp tuần đầu tiên điều trị<br /> với 5 BN than phiền đau đầu, khó chịu,<br /> 2 BN than phiền đau nơi tiếp xúc, 2 BN<br /> than phiền ù tai. Tác dụng không mong<br /> muốn gặp trên cả hai giới ở các nhóm<br /> tuổi khác nhau, ở BN có tiền sử bệnh lý<br /> cơ thể hoặc không, ở nhóm có ngưỡng<br /> vận động < 50 và nhóm có ngưỡng vận<br /> động ≥ 50. Chúng tôi không gặp tác dụng<br /> không mong muốn khác.<br /> Nghiên cứu điều trị TC bằng kích thích<br /> từ xuyên sọ trên những đối tượng khác<br /> 132<br /> <br /> nhau đều có báo cáo về tác dụng không<br /> mong muốn. Tuy nhiên, nghiên cứu trên<br /> trẻ em và vị thành niên khá hạn chế.<br /> Bloch và CS mô tả một nghiên cứu mở<br /> trên 9 BN vị thành niên TC kháng thuốc,<br /> có mức độ suy giảm nhận thức cao điều trị<br /> bằng kích thích từ xuyên sọ lặp lại 10 Hz,<br /> vị trí LDLPFC, 80% ngưỡng vận động,<br /> 20 phút mỗi buổi trong 2 tuần và gặp 1 BN<br /> bỏ cuộc do lo âu và cảm xúc không ổn<br /> định, 1 BN có hưng cảm nhẹ, 1 trường<br /> hợp có ý định tự sát 3 tuần sau điều trị<br /> kích thích từ xuyên sọ lặp lại và 5 BN đau<br /> đầu, không gặp tác dụng không mong<br /> muốn khác [4]. Gần đây, Wall và CS báo<br /> cáo điều trị bổ sung 30 buổi kích thích từ<br /> xuyên sọ lặp lại 10 Hz, vị trí DLPFC,<br /> 120% ngưỡng vận động, 3.000 xung/buổi<br /> trên 8 trẻ vị thành niên TC kháng trị đang<br /> điều trị bằng các thuốc chống TC thuộc<br /> nhóm SSRI thấy 1 BN không tiếp tục<br /> được nghiên cứu, có cải thiện về mặt lâm<br /> sàng đồng thời không thấy tác dụng<br /> không mong muốn trên nhận thức [5].<br /> Nghiên cứu trên người trưởng thành bị<br /> TC thấy tác dụng không mong muốn<br /> thường gặp là đau hoặc không thoải mải<br /> khi kích thích, đau đầu, giật cơ mặt [1].<br /> Các tác dụng không mong muốn khác<br /> cũng được báo cáo nhưng hiếm gặp là co<br /> giật, giảm ngưỡng nghe, chóng mặt, các<br /> vấn đề về nhận thức…[1]. Đã có nghiên<br /> cứu báo cáo về hiệu quả điều trị cũng<br /> như tác dụng không mong muốn trên BN<br /> TC người già. Nghiên cứu của Manes và<br /> CS trên 20 BN TC kháng trị có tuổi trung<br /> bình 60,7, được điều trị bằng 5 buổi bằng<br /> kích thích từ xuyên sọ lặp lại, 20 Hz, vị trí<br /> trước trán trái, 80% ngưỡng vận động<br /> thấy 3 BN cải thiện đồng thời, 1 BN đau<br /> tại chỗ, 4 BN đau đầu nhẹ, 4 BN cảm thấy<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2