intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác hại của việc thu hái quả xanh cà phê ở Lâm Đồng và biện pháp khắc phục

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

129
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hái xanh tức hái quá sớm làm cho cây sẽ ra hoa kết quả sớm hơn chu kỳ bình thường, từ đó quá trình phát triển quả sẽ chịu ảnh hưởng của mùa khô làm tăng chi phí cho khâu tưới nước. Ngòai ra, việc thu hái sớm sẽ trùng vào các tháng cuối mùa mưa gây khó khăn cho việc phơi khô cà phê, thường làm hỏng cà phê do lên men và phát sinh nấm mốc. Hái sớm nên quả xanh không có lớp nhớt giữa lớp vỏ thật và vỏ thóc do đó sản phẩm chỉ sử...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác hại của việc thu hái quả xanh cà phê ở Lâm Đồng và biện pháp khắc phục

  1. Tác hại của việc thu hái quả xanh cà phê ở Lâm Đồng và biện pháp khắc phục Hái xanh tức hái quá sớm làm cho cây sẽ ra hoa kết quả sớm hơn chu kỳ bình thường, từ đó quá trình phát triển quả sẽ chịu ảnh hưởng của mùa khô làm tăng chi phí cho khâu tưới nước. Ngòai ra, việc thu hái sớm sẽ trùng vào các tháng cuối mùa mưa gây khó khăn cho việc phơi khô cà phê, thường làm hỏng cà phê do lên men và phát sinh nấm mốc. Hái sớm nên quả xanh không có lớp nhớt giữa lớp vỏ thật và vỏ thóc do đó sản phẩm chỉ sử dụng chế biến khô, không thể chế biến ướt được, hậu quả làm giảm chất lượng và giá trị cà phê nhân. Ngòai ra khi chế biến khô do quả xanh non nên máy xát thường làm bể quả, hạt biến dạng. Mặt khác, hạt non chứa hàm lượng nước cao nên sau một thời gian ngắn đã phát sinh mốc, là nguyên nhân hình thành các độc tố trong hạt cà phê. Hái xanh làm giảm sản lượng 20-30% do từ 1kg quả chín và 1kg quả xanh có thể thu được một lượng cà phê nhân tương đương nhau, nhưng số quả đếm được trong 1kg quả xanh nhiều hơn 30-35% so với số quả chín.
  2. Hái xanh sẽ có sản phẩm hạt non. Hạt non sau chế biến thường teo lép, nhăn nheo, kích thước nhỏ, màu xanh nhạt; vỏ lụa dính chặt vào nhân rất khó đánh bóng. Nếu không phơi sấy tốt thì màu sắc sẽ đen dần, vi sinh vật phát triển và gây hại. Hái xanh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bột và nước uống. Sau khi rang, những hạt non có màu vàng chứ không là màu nâu như những hạt bình thường làm cho màu sắc bột không đồng đều, mùi vị chát, gắt, đắng, hôi… rất khó chịu cho người uống. Như vậy, tác hại của việc thu hái quả xanh cà phê là rất lớn. Để có sản lượng cao, chất lượng tốt nông dân chỉ nên thu hoạch cà phê quả đúng độ chín; đó là lúc quả có màu đỏ sẫm hoặc nâu vàng chín tự nhiên (chín sinh lý) trên cây, mà phần chín không nhỏ hơn 2/3 diện tích quả. Nên thu hái thành 3-4 đợt, mỗi đợt cách nhau khỏang 3 tuần là hợp lý. Việc “tuốt cành” chỉ được thực hiện khi có “lựa chọn”, đó là việc chỉ tuốt những quả chín, để lại quả xanh đợi tiếp tục thu hoạch vào các đợt sau. Điểm cần lưu ý ở đây là người nông dân thu hái xanh nhưng sản phẩm vẫn bán tốt cho nên họ không cần quan tâm đến việc thu hái chín; do vậy các doanh nghiệp thu mua và chế biến trên địa bàn nên chỉ thu mua cà phê chín, kiên quyết không thu mua cà phê lẫn quả xanh non, kém chất lượng.
  3. Cà phê là một trong những cây trồng chủ lực mang lại giá trị thu nhập cao cho nền kinh tế của tỉnh. Trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đòan thể, các doanh nghiệp cần quán triệt cho nông dân hiểu rõ để “không hái quả xanh”. Làm được như vậy sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê nhân, tạo uy tín xuất khẩu, thu hút đầu tư và xây dựng thương hiệu nổi tiếng cho cà phê Lâm Đồng trong thời kỳ hội nhập tổ chức thương mại thế giới
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2