Chuyên đề 22<br />
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ<br />
I. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG<br />
1. Chủ trương, chính sách của Nhà nước về quản lý xây dựng<br />
Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển mạnh ngành xây dựng theo<br />
hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh. Chiến lược phát triển<br />
kinh tế - xã hội 2011 - 2020 nhấn mạnh: “Phát triển ngành xây dựng đạt trình độ<br />
tiên tiến trong khu vực. Nhanh chóng tiếp cận và làm chủ các công nghệ hiện<br />
đại, nâng cao năng lực công nghệ xây lắp đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước<br />
và có khả năng cạnh tranh trong đấu thầu quốc tế. Phát triển mạnh công nghiệp<br />
vật liệu xây dựng, nhất là vật liệu chất lượng cao, áp dụng công nghệ mới”.<br />
Trong các nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ và các văn bản quy phạm<br />
pháp luật có liên quan đều nhấn mạnh, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động<br />
xây dựng phải thực hiện các nguyên tắc cơ bản sau đây trong xây dựng:<br />
- Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ<br />
quan công trình, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện<br />
tự nhiên, đặc điểm văn hóa, xã hội của từng địa phương; kết hợp phát triển kinh<br />
tế - xã hội với quốc phòng, an ninh;<br />
- Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng;<br />
- Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và<br />
tài sản, phòng, chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường;<br />
- Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công<br />
trình hạ tầng kỹ thuật;<br />
- Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu<br />
cực khác trong xây dựng.<br />
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của<br />
Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân,<br />
Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội<br />
đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách<br />
nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về xây dựng.<br />
297<br />
<br />
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi<br />
nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân<br />
thực hiện và giám sát việc thực hiện pháp luật về xây dựng.<br />
Nhà nước có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá<br />
nhân nghiên cứu áp dụng khoa học và công nghệ xây dựng tiên tiến, sử dụng vật<br />
liệu xây dựng mới, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường; tạo điều kiện cho<br />
tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng theo quy hoạch ở vùng sâu, vùng<br />
xa, vùng đặc biệt khó khăn và vùng lũ lụt.<br />
Nhà nước nghiêm cấm các hành vi sau trong hoạt động xây dựng:<br />
- Xây dựng công trình nằm trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công<br />
trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, năng<br />
lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo<br />
quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực có nguy cơ lở đất, lũ<br />
quét, trừ những công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này;<br />
- Xây dựng công trình sai quy hoạch, vi phạm chỉ giới, cốt xây dựng;<br />
không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép<br />
hoặc xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp;<br />
- Nhà thầu hoạt động xây dựng vượt quá điều kiện năng lực hành nghề<br />
xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng; chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng<br />
lực hành nghề xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng để thực hiện công việc;<br />
- Xây dựng công trình không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng;<br />
- Vi phạm các quy định về an toàn tính mạng con người, tài sản và vệ sinh<br />
môi trường trong xây dựng;<br />
- Cơi nới, lấn chiếm không gian, khu vực công cộng, lối đi và các sân bãi<br />
khác đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố;<br />
- Đưa và nhận hối lộ trong hoạt động xây dựng; dàn xếp trong đấu thầu<br />
nhằm vụ lợi, mua bán thầu, thông đồng trong đấu thầu, bỏ giá thầu dưới giá<br />
thành xây dựng công trình trong đấu thầu;<br />
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; dung<br />
túng, bao che cho hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng.<br />
298<br />
<br />
2. Một số nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về xây dựng<br />
a) Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng phát triển đô thị và nông thôn<br />
Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng bao gồm những nội dung sau:<br />
- Ban hành các quy định về quy hoạch, kiến trúc, các chính sách thu hút<br />
đầu tư xây dựng theo thẩm quyền;<br />
- Quản lý việc xây dựng công trình theo quy hoạch xây dựng;<br />
- Quản lý các mốc giới ngoài thực địa;<br />
- Quản lý việc xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật;<br />
- Đình chỉ xây dựng, xử phạt hành chính, cưỡng chế phá dỡ những công<br />
trình xây dựng trái phép, xây dựng sai giấy phép, xây dựng không tuân theo quy<br />
hoạch xây dựng.<br />
Nội dung nhiệm vụ quy hoạch xây dựng đô thị bao gồm:<br />
- Xác định tính chất của đô thị, quy mô dân số đô thị, định hướng phát<br />
triển không gian đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho<br />
từng giai đoạn năm năm, mười năm và dự báo hướng phát triển của đô thị cho<br />
giai đoạn hai mươi năm;<br />
- Đối với quy hoạch xây dựng cải tạo đô thị, ngoài các nội dung trên còn<br />
phải xác định những khu vực phải giải tỏa, những khu vực được giữ lại để chỉnh<br />
trang, những khu vực phải được bảo vệ.<br />
Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn: Ủy ban nhân dân<br />
cấp xã lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, trình Hội đồng<br />
nhân dân cùng cấp thông qua và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.<br />
Nội dung nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn bao gồm:<br />
- Dự báo quy mô tăng dân số điểm dân cư nông thôn theo từng giai đoạn;<br />
- Tổ chức không gian các cơ sở sản xuất, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề<br />
truyền thống trong điểm dân cư nông thôn;<br />
- Định hướng phát triển các điểm dân cư.<br />
b) Quản lý nhà nước về phát triển hạ tầng kỹ thuật<br />
Quản lý nhà nước về phát triển hạ tầng kỹ thuật bao gồm các nội dung sau:<br />
- Quản lý nhà nước về giao thông vận tải:<br />
Quản lý nhà nước về giao thông vận tải bao gồm:<br />
299<br />
<br />
+ Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và văn bản pháp quy của<br />
ngành giao thông vận tải như luật đường bộ, đường thủy, đường không... có liên<br />
quan đến quản lý giao thông vận tải.<br />
+ Đầu tư sửa chữa, nâng cấp đường sá, cầu cống, hệ thống biển báo, công<br />
trình kỹ thuật phục vụ cho giao thông vận tải.<br />
+ Phân cấp quản lý hệ thống đường giao thông tới tận cơ sở nhằm tăng<br />
cường trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc quản lý giao thông vận tải.<br />
+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về giao thông vận tải, kể cả trong<br />
việc xây dựng, cải tạo đường sá, cầu cống của ngành giao thông.<br />
+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tham gia quản lý giao thông vận<br />
tải về chuyên môn, nghiệp vụ.<br />
+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao<br />
thông cho người dân.<br />
- Quản lý nhà nước về cấp, thoát nước:<br />
Nội dung quản lý nhà nước về cấp, thoát nước bao gồm:<br />
+ Nhà nước đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống cấp, thoát nước bằng nguồn<br />
vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, từ hỗ trợ nước ngoài, từ đóng góp của dân...<br />
+ Các cơ quan nhà nước giao việc cấp, thoát nước cho một cơ quan<br />
chuyên trách việc xây dựng, sử dụng, sửa chữa, khai thác hệ thống công trình<br />
cấp, thoát nước ở địa phương.<br />
+ Ban hành các quy định về bảo vệ và khai thác các nguồn nước và các<br />
công trình cấp, thoát nước, hướng dẫn việc khai thác và sử dụng nguồn nước tiết<br />
kiệm, hiệu quả.<br />
+ Lập và lưu trữ hồ sơ công trình, kiểm tra phát hiện kịp thời những hư<br />
hỏng, sửa chữa kịp thời để duy trì cấp nước và tiêu nước kịp thời.<br />
+ Thanh tra, kiểm tra, xử phạt các vi phạm về khai thác, sử dụng nước,<br />
làm ô nhiễm nguồn nước.<br />
- Quản lý nhà nước về hệ thống điện và thông tin liên lạc<br />
Quản lý nhà nước về hệ thống điện cần thực hiện các công việc sau:<br />
+ Xây dựng chiến lược sản xuất điện bao gồm nhiều nguồn điện khác<br />
nhau: nhiệt điện, thủy điện và các nguồn năng lượng khác nhằm đáp ứng nhu<br />
300<br />
<br />
cầu ngày càng tăng của người dân, cung cấp điện ổn định cho sản xuất và<br />
sinh hoạt.<br />
+ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố giao cho các sở, công ty điện hay<br />
các cơ quan nhà nước chuyên trách khác xây dựng, vận hành và quản lý và khai<br />
thác hệ thống điện hợp lý, tiết kiệm.<br />
+ Kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm trong xây dựng và mở rộng hệ<br />
thống cung cấp điện tới tất cả các địa phương trong cả nước.<br />
Quản lý nhà nước về thông tin liên lạc cần thực hiện các công việc sau:<br />
+ Chính quyền các cấp xây dựng định hướng và kế hoạch phát triển thông<br />
tin liên lạc, giao việc này cho một cơ quan chức năng Nhà nước quản lý.<br />
+ Hiện đại hóa mạng lưới bưu chính viễn thông để nâng cao tính đồng bộ,<br />
thống nhất, đều khắp và đa dạng dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu về phát triển kinh<br />
tế - xã hội, an ninh quốc phòng, liên lạc trong nước với nước ngoài.<br />
c) Quản lý nhà nước về nhà ở và thị trường bất động sản<br />
Nội dung quản lý nhà nước về nhà ở bao gồm:<br />
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện định hướng, chương trình, quy hoạch và<br />
kế hoạch phát triển nhà ở.<br />
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở và tổ chức thực hiện<br />
các văn bản đó.<br />
- Ban hành tiêu chuẩn nhà ở và quản lý chất lượng nhà ở theo tiêu chuẩn<br />
nhà ở.<br />
- Công nhận quyền sở hữu nhà ở.<br />
- Cho phép hoặc đình chỉ việc xây dựng, cải tạo nhà ở.<br />
- Quản lý hồ sơ nhà ở.<br />
- Điều tra, thống kê, xây dựng dữ liệu về nhà ở.<br />
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh<br />
vực nhà ở.<br />
- Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển và quản lý nhà ở.<br />
- Quản lý hoạt động môi giới nhà ở.<br />
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về nhà ở.<br />
301<br />
<br />