Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013-2014 môn Công nghệ
lượt xem 2
download
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013-2014 môn Công nghệ (dùng chung cho cả THCS và THPT) gồm các nội dung chính như: ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, vận dụng mô hình tiếp cận công nghệ trong dạy học môn Công nghệ ở trường THPT (THCS); tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Công nghệ... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013-2014 môn Công nghệ
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2013-2014 MÔN CÔNG NGHỆ (Dùng chung cho cả THCS và THPT) Đồng Hới, tháng 9 năm 2013
- Chuyên đề 1 ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC (VẬN DỤNG MÔ HÌNH TIẾP CẬN CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG THPT(THCS) Việc dạy học trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ hiện nay đặt ra nhiều thách thức mới và sự thay đổi về vai trò của người dạy, người học và ngay chính cả đặc tính của môi trường dạy học. Craig R. Barrett (Chủ tịch Tập đoàn Intel) cho rằng “Với sự hỗ trợ của công nghệ, giáo viên sẽ trở thành những người mở đầu trong công cuộc cải cách giáo dục trên toàn thế giới”1. Trong môi trường dạy học có sự hỗ trợ của công nghệ, người dạy sẽ đóng vai trò thiết kế, trình bày, hướng dẫn, trợ giúp việc thực hiện các kịch bản sư phạm và kịch bản công nghệ trong mọi hoạt động dạy học trên lớp cũng như hướng dẫn người học tự học, tự nghiên cứu. Trong quá trình hoạt động cộng tác để đạt mục tiêu dạy học, vai trò can thiệp trực tiếp của người dạy ngày càng giảm dần, vai trò chủ động, sáng tạo của người học sẽ ngày càng tăng. Với mục tiêu đó chuyên đề này chúng tôi muốn giới thiệu đến các đồng nghiệp môn công nghệ một số phần mềm ứng dụng trong dạy học bộ môn, góp phần đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng dạy học môn Công nghệ. I. Thiết kế các nguồn tài liệu hỗ trợ dạy và học Ngoài sách giáo khoa, tài liệu hỗ trợ học tập môn còn có nhiều loại: tư liệu tham khảo dạng hình ảnh (tranh ảnh, phim tư liệu), dạng văn bản (sách tham khảo, bài viết trên mạng internet…); câu hỏi, bài tập thực hành; bài trình chiếu; phiếu học tập, phiếu giao việc; công cụ đánh giá... Giáo viên sưu tầm và hiệu chỉnh các nguồn tài liệu tham khảo sao cho phù hợp với mục đích sử dụng và trình độ học sinh. ở bậc THPT hay THCS việc hiệu chỉnh này đáp ứng yêu cầu của cá nhân/nhóm học sinh, phù hợp môi trường học tập và hướng đến mục tiêu học tập cần đạt. Các nguồn tài liệu khác như: câu hỏi, bài tập thực hành; bài trình chiếu; phiếu học tập, phiếu giao việc; công cụ đánh giá được giáo viên thiết kế cho từng bài học, phù hợp trình độ, kiểu học của học sinh và cung cấp để hỗ trợ việc học tập của học sinh. Các tài liệu học tập được trình bày và liên kết trên trang Web theo chủ đề hoặc bài/chương trong chương trình môn học. Khi thiết kế các nguồn tài liệu hỗ trợ học tập môn Công nghệ, giáo viên cần lưu ý: - Xác định mục đích của tài liệu hướng dẫn học tập. - Chọn nguồn tài liệu hỗ trợ bài dạy và chú ý đến nhu cầu của học sinh. - Sắp xếp nguồn tài liệu có sức thu hút với học sinh và định hướng cho học sinh sử dụng nguồn tài liệu để hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Đánh giá và lấy ý kiến phản hồi về mức độ phù hợp và hiệu quả của nguồn tài liệu đối với việc học tập của học sinh. II. Thiết kế câu hỏi, bài tập tương tác vào bài giảng (trình chiếu) Trong thực tế dạy học hiện nay, phần mềm MS PowerPoint là công cụ hỗ trợ thiết kế bài trình chiếu được sử dụng rộng rãi nhất. Với ưu điểm chủ yếu: cách thiết kế khá đơn giản và tích hợp được nhiều loại thông tin lên màn hình trình chiếu như: văn bản; hình ảnh, âm thanh; sơ đồ, biểu đồ… phần mềm này làm cho bài học sinh động và hấp dẫn hơn với học sinh. Sử dụng phần mềm MS 1 http://www.intel.com/cd/corporate/education/apac/vie/tools/336779.htm
- PowerPoint giáo viên có thể dễ dàng tạo ra một bài trình chiếu gồm các bản trình diễn (slides) được sắp xếp theo thứ tự để thể hiện nội dung bài dạy cũng như các hoạt động học tập tổ chức trên lớp. Tuy nhiên hạn chế của PowerPoint là chưa có tính năng chèn câu hỏi, bài tập tương tác lên bài trình chiếu. Các phần mềm Adobe Presenter 7.0 ,V-ispring suite …sẽ bổ sung các tính năng nâng cao cho PowerPoint để soạn các bài giảng điện tử hiện đại (theo chuẩn SCORM và có thể dạy học trực tuyến). Sau khi cài đặt các phần mềm sẽ chạy cùng phần mềm PowerPoint nên giáo viên và học sinh rất dễ dàng trong sử dụng. Một ưu điểm nổi trội của của các phần mềm này là cho phép chèn các câu hỏi, bài tập tương tác lên bài giảng. Giáo viên nên khai thác sử dụng tính năng này hỗ trợ triển khai phần mở đầu (ôn tập, kiểm tra kiến thức đã học) hoặc sơ kết bài học (củng cố trong bài nghiên cứu kiến thức mới) hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức nhanh trên lớp hoặc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để thực hiện trong bài học sơ kết, tổng kết, bài kiểm tra. Các loại câu hỏi bài tập có thể thiết kế trong hộp thoại Quiz. Câu hỏi nhiều lựa chọn (Multiple Choice Question); câu hỏi đúng, sai (True/False Question), điền vào chỗ trống (Fill-in-the- blank Question); câu hỏi yêu cầu câu trả lời ngắn (Short answer Question); câu hỏi ghép nối thông tin (Matching Question) và câu hỏi đánh giá mức độ (Rating Scale Question) không có câu trả lời đúng hay sai… Học sinh có thể trực tiếp chọn câu trả lời và trên màn hình sẽ hiển thị kết quả. Quiz còn có chức năng hiển thị danh mục câu hỏi hoặc trộn câu hỏi, câu trả lời, cho phép học sinh làm lại hoặc xem lại câu hỏi, xem hướng dẫn. Giáo viên có thể soạn bài giảng giúp học sinh tự học như thiết kế bài giảng E-Learning. Bài giảng theo chuẩn E-Learning là bài giảng có khả năng tích hợp đa phương tiện truyền thông (multimedia) và tuân thủ một trong các chuẩn SCORM, AICC… Xây dựng bài giảng điện tử E-Learning là một trong những kỹ năng cần thiết đối với mỗi giáo viên ngày nay, khi mà giáo dục Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và tiếp cận với công nghệ giáo dục hiện đại. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM ISPRING SUITE 6.2 Có một công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong công tác soạn bài giảng đó chính là iSpring Suite. Điều đặc biệt của iSpring suite là: - Giao diện đơn giản. - Người dùng vẫn sử dụng MS PowerPoint quen thuộc để soạn bài giảng sau đó sử dụng các tính năng của iSpring làm cho bài giảng thêm phong phú, trực quan và phù hợp với chuẩn bài giảng E-learning. Sau khi cài đặt “iSpring Suite” chương trình tự động chèn vào thanh công cụ của PowerPoint một Menu mới với tên “iSpring Suite” với nhiều công cụ hữu dụng cho việc soạn giảng. Hình 1. Thanh công cụ của iSpring được tích hợp vào PowerPoint iSpring gồm các tính năng chính sau:
- 1. Chèn bài trắc nghiệm Khi chọn “chèn trắc nghiệm” chương trình sẽ kích hoạt phần mềm iSpring QuizMaker cho phép soạn bài trắc nghiệm hoặc phiếu khảo sát. Người dùng có thể chọn một bài trắc nghiệm đã soạn trước đó hoặc soạn mới từ giao diện khởi tạo như Hình 2. Đây là một ưu điểm rất mạnh của iSpring Suit. Chương trình soạn bài tập trắc nghiệm này cho phép soạn các kiểu câu hỏi trắc nghiệm và các kiểu câu khảo sát khác nhau như câu hỏi đúng/sai, đa lựa chọn, điền khuyết…. Sau khi làm bài chương trình sẽ chấm và hiển thị điểm số của người làm đồng thời gửi kết quả về email hoặc máy chủ của giáo viên nếu ứng dụng trực tuyến. Giao diện thanh công cụ của trình soạn đề trắc nghiệm của iSpring Suite thiết kế rất đơn giản, dễ sử dụng trong khi nếu chỉ dùng PowerPoint thì giáo viên không thể soạn được bài kiểm tra trắc nghiệm theo chuẩn E-learning. Với iSpring ta có thể soạn bài kiểm tra một cách nhanh chóng với các loại câu hỏi trắc nghiệm sau: a. Câu hỏi đúng/sai: Trong khảo sát gọi là câu hỏi dạng “Có/Không”. Là loại câu hỏi đưa ra sự giải quyết nhanh chóng, hoặc đúng hoặc sai. Người học cần cân nhắc để có thể thực hiện chọn một trong hai đáp án. Hình 2. Giao diện khởi động chương trình soạn đề trắc nghiệm b.Câu hỏi đa lựa chọn: trong khảo sát gọi là câu hỏi dạng “chọn một” là loại câu hỏi có nhiều lựa chọn để trả lời, trong đó chỉ có một đáp án là câu trả lời đúng nhất. c. Câu hỏi đa đáp án: trong khảo sát gọi là câu hỏi dạng “chọn nhiều”. Là loại câu hỏi có nhiều lựa chọn để trả lời, trong đó có thể có nhiều đáp án đúng. d. Câu hỏi trả lời ngắn: là loại câu hỏi mà người học có thể trả lời với ý kiến của mình. Trong đó người soạn câu hỏi có thể tạo ra những câu trả lời có thể chấp nhận. e. Câu hỏi ghép đôi: là loại câu hỏi có sự ghép giữa hai nhóm đối tượng để cho ra kết quả đúng nhất. f. Câu hỏi trình tự: là loại câu hỏi yêu cầu thí sinh sắp xếp các đối tượng, các khái niệm theo một danh sách có thứ tự. Thường dùng kiểm tra kiến thức liên quan đến quy trình, cái nào trước, cái nào sau.
- g. Câu hỏi số học: là loại câu hỏi chỉ trả lời bằng số. h. Câu hỏi điền khuyết: là loại câu hỏi mang nội dung điền vào chỗ trống. Người học sẽ hoàn thành bài tập này thông qua vấn đề điền được các nội dung thích hợp vào ô lựa chọn do người soạn câu hỏi đặt ra. i. Câu hỏi điền khuyết đa lựa chọn: là loại câu hỏi có nhiều lựa chọn để trả lời, trong đó chỉ có một đáp án là câu trả lời đúng nhất. Nhưng đặc biệt ở đây, danh sách đáp án sẽ có dạng drop-down menu. Dạng này không thể trình bày trên giấy mà phải làm trực tiếp trên máy. k. Câu hỏi dạng chọn từ: trong tiếng anh gọi là dạng “word bank”. Giống dạng điền khuyết nhưng các phương án đã được liệt kê sẵn, người làm chỉ cần chọn các phương án (từ) được đề xuất cho từng chỗ trống. l. Câu hỏi Hostpot: là dạng câu hỏi xác định vị trí trên hình ảnh. Ví dụ: nhìn trên bản đồ, hãy xác định đâu là thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước. Với câu hỏi này người dùng sẽ click chuột vào vùng địa giới thị xã Đồng Xoài để trả lời. m. Câu hỏi dạng Thang Likert: là câu hỏi chuyên dùng trong khảo sát để đánh giá mức độ. Thông thường câu hỏi sẽ có 3,5,7 phương án trả lời đối lập qua giá trị trung bình. VD: “iSpring rất hữu dụng trong soạn giảng”, các phương án sẽ là: “rất không đồng ý | không đồng ý | phân vân | đồng ý | rất đồng ý”. n. Câu hỏi dạng tự luận: cho phép người trả lời viết câu trả lời của mình ở dạng tự luận. Giao diện chính của chương trình như Hình 3. Tuy nhiên, sẽ không thể thấy được sự tiện dụng và tính năng ưu việt của chương trình này nếu không cài đặt và dùng thử. Hình 3. Giao diện soạn đề trắc nghiệm Cần lưu ý thêm về một số thiết đặt khi soạn bài trắc nghiệm bằng cách chọn menu “thiết đặt” và tùy chỉnh cho phù hợp như tự trộn thứ tự câu, trộn đáp án, số lần làm thử, điểm đạt tối thiểu, điểm số mỗi câu, định dạng thông báo…
- 2. Chèn Sách điện tử Tương tự QuizMaker, iSpring Kinetics là phần mềm chạy độc lập và được tích hợp vào bộ Suit để làm phong phú thêm cho bộ công cụ soạn giảng này. Phần này cho phép biên soạn và chèn vào slide 4 kiểu sách tương tác sách gồm: - 3D Book: Dạng sách điện tử đơn giản với hiệu ứng lật sách 3D giúp người dùng có cảm giác như đang đọc sách thật. Với kiểu sách này người biên soạn có thể nhúng phim, ảnh, âm thanh, Flash… đặc biệt có tích hợp chức năng thu âm trực tiếp rất đơn giản và dễ sử dụng. - Directory: dạng sách với các chủ đề được gom nhóm và sắp xếp theo thứ tự từ điển A-Z. Ưu điểm của dạng sách này là người dùng dễ tìm kiếm, tra cứu nội dung. Có thể dùng để soạn từ điển, bảng chú giải thuật ngữ… - FAQ: định dạng chuyên dùng cho soạn thảo sách “hỏi – đáp” như đề cương ôn tập, các câu hỏi thường gặp trong một mộn học hay lĩnh vực nào đó. - Timeline: dạng sách có giao diện theo “dòng thời gian”, thích hợp soạn thảo sách diễn đạt nội dung có cấu trúc, quá trình, diễn tiến theo thời gian… Hình 4. Giao diện chọn định dạng Sách điện tử 3. Chèn Flash Chức năng cho phép chèn file Flash có sẵn vào slide PowerPoint. 4. Chèn Youtube Chức năng cho phép chèn phim trực tiếp từ trang Youtube.com vào slide PowerPoint bằng cách sao chép địa chỉ (đường dẫn trên thanh địa chỉ của trình duyệt) của clip trên trang youtube.com rồi dán vào như Hình 5. 5. Chèn Website Chức năng cho phép nhúng một trang web bất kỳ vào slide PowerPoint bằng cách nhập địa chỉ web vào như Hình 6.
- 6. Ghi âm, ghi hình Cho phép ghi âm lời giảng và tích hợp vào slide. Chương trình cho phép người dùng thu âm từ Micro của máy tính hoặc sử dụng Micro rời như headphone để ghi âm lời giảng và tự động đồng bộ dữ liệu với hiệu ứng trên các slide. Trong quá trình thu âm người giảng bải vẫn quan sát được các slide trình chiếu với đầy đủ các hiệu ứng. Hình 7. Giao diện điều khiển thu âm bài giảng 7. Ghi hình Chức năng ghi hình cho phép quay phim giáo viên giảng bài bằng webcam và tự động gắn vào slide giúp bài học thêm sinh động. Tương tự như chức năng ghi âm, chức năng ghi hình cũng cho phép người dùng vừa trình chiếu bài giảng, vừa giảng bài. Ghi hình giáo viên giảng bài cũng là một trong những tiêu chí cần thiết của một bài giảng điện tử theo chuẩn E-learning do Bộ GD&ĐT yêu cầu. Hình 8. Giao diện ghi hình giáo viên giảng bài 8. Quản lý lời giảng
- Hình 9. Giao diện quản lý đồng bộ lời giảng với hiệu ứng slide Đây là chức năng rất quan trọng giúp người soạn bài giảng dễ dàng đồng bộ (khớp) lời giảng của mình với những hiệu ứng trên slide và cả bài giảng. 9. Cấu trúc bài giảng Cấu trúc bài giảng cho phép thiết lập cấu trúc các slide trong bài giảng, ẩn giấu slide, hiệu chỉnh thời lượng của slide, gán danh giảng viên, chọn giao diện cho slide, chèn các đối tượng như Bài trắc nghiệm hoặc Sách điện tử. Hình 10. Giao diện quản lý cấu trúc bài giảng 10. Đính kèm Cho phép đính kèm file theo bài giảng hoặc đính kèm địa chỉ trang web tham khảo cho nội dung của slide.
- Hình 11. Giao diện quản lý tài liệu đính kèm bài giảng 11. Giảng viên Thiết lập thông tin giảng viên cho bài giảng gồm hình giảng viên, tên, chức danh/học vị, địa chỉ email, điện thoại, website và thông tin cá nhân khác. Hình 12. Giao diện thêm, chỉnh sửa thông tin giảng viên 12. Xuất bản Kết xuất bài giảng soạn trên PowerPoint thành bài giảng điện tử theo chuẩn E-Learning theo chuẩn AICC, SCORM 1.2 và SCORM 2004. a. Xuất bản nhanh: xuất bản theo thiếp lập mặc định. b. Xuất bản: cho phép thay đổi các thiết lập như kiểu dữ liệu, chuẩn bài giảng, giao diện, bảo mật… iSpring có thể xuất bản thành nhiều định dạng đầu ra khác nhau. Trong mỗi định dạng lại có nhiều tùy chọn cho phép người dùng chọn phương án phù hợp nhất cho bài giảng của mình. Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà ta chọn kiểu dữ liệu xuất ra cho phù hợp.
- Hình 13. Giao diện thiết lập trước khi Xuất bản bài giảng - Web: bài giảng định dạng web trên máy tính cá nhân, cho máy chủ web (gửi qua FTP), web để chia sẻ qua email. Các định dạng này có dung lượng vừa phải nên chất lượng cũng tương đối tốt. - CD: bài giảng để lưu trên đĩa. Định dạng này có kích thước lớn và chất lượng âm thanh, hình ảnh tốt nhất. - iSpring Online: định dạng có chất lượng tương tự định dạng web và đòi hỏi phải có tài khoản trên iSpring Online để tải trực triếp lên máy chủ của iSpring. - LMS: định dạng chuẩn E-Learning, tương thích với các website E- Learning theo chuẩn AICC, SCORM 1.2 và SCORM 2004. Tùy theo lựa chọn lưu cho trên máy tính cá nhân, web cho máy chủ web (gửi qua FTP), web để chia sẻ qua email mà dung lượng và chất lượng file sẽ thay đổi cho phù hợp. III. Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ giải thích khái niệm hoặc tổng kết kiến thức theo chủ đề bằng Mindmap MindMap (Bản đồ hay Sơ đồ tư duy), một công cụ hỗ trợ cho việc tư duy được Tony Buzan nghiên cứu và phát triển, giúp cho người học có thể tư duy hợp với quy luật hoạt động của não. Bản đồ tư duy hỗ trợ hiệu quả cho việc học tập, tổng hợp kiến thức theo một tư duy lô gic. “Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng cũng có sự liên kết dựa trên mối liên hệ của bản thân chúng, điều này khiến Bản đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng mà một bản liệt kê các ý tưởng thông thường không thể làm được”2. Bản đồ tư duy đặc biệt phù hợp cho việc đọc, ôn tập, ghi chú trong học tập công nghệ. Ứng dụng các phần mềm theo ý tưởng Mindmap (Concept Draw Mindmap Pro v.5.2.2, MindMapper 5.0 Pro…) vào học tập môn Công nghệ, giáo viên hướng dẫn học sinh thiết kế các sơ đồ khái niệm hoặc ôn tập kiến thức theo các chủ đề trên giấy hoặc thiết kế trên máy tính. Phần trung 2 Tony Buzan, Bản đồ tư duy trong công việc, NXB Lao động – Xã hội, 2009, tr.21.
- tâm sẽ là tên khái niệm, các nhánh sẽ là các đặc trưng của khái niệm hoặc trung tâm là một chủ đề khái quát và các nhánh thể hiện các nội dung cụ thể. Các tính năng của phần mềm dễ sử dụng, màu sắc và hiệu ứng sinh động, sự kết nối của sơ đồ mạng giúp cho việc ghi nhớ kiến thức theo một hệ thống, phù hợp với đặc điểm của kiến thức môn Công nghệ. Ví dụ: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHÀN MỀM CONCEPT DRAW MINDMAP PRO V.5.2.2 Kĩ năng Mind mapping – lập sơ đồ tư duy là một trong những kĩ năng rất quan trọng giúp con người quản lý dòng suy nghĩ của mình thật hiệu quả, do đó đã có vô số phần mềm chuyên về kĩ năng này ra đời. Trong phạm vi chuyên đề này sẽ đi vào phần hướng dẫn chi tiết cách sử dụng phần mềm Concept Draw Mindmap Pro v5.2.2 một phần mềm mới và có giao diện hiện đại nhất hiện nay. Sau khi download về, giải nén, install bình thường. Bây giờ, bước vào phần hướng dẫn sử dụng. 1. Mở phần mềm, chọn Start to mind map 2. Lúc này, giữa phần mềm sẽ có ô “Main idea”, đây là đề tài chính của bạn Tô chọn Text có sẵn: Nhập text:
- Để gõ chữ vào ô ta click thẳng vào chữ, chọn cả chữ “Main idea”, delete, gõ nội dung mới vào hoặc double click vào ô hình chữ nhật để chọn cả khối chữ “Main idea”, gõ nội dung mới vào, click ra ngoài hoặc enter để kết thúc việc nhập text: 3. Từ đề tài chính, ta lần lượt đi vào những vấn đề phụ. Như vậy ta sẽ bắt đầu tạo 4 nhánh con cho “vẽ kỹ thuật công nghệ 11″. - Chọn ô “vẽ kỹ thuật công nghệ 11”. - Enter để vẽ các nhánh con - Nhập text vào ô mới tạo * Để tạo các nhánh của nhánh con, chọn ô, Enter, nhập text: Sau khi có ô Enter, sẽ xuất hiện ngay ô khác để nhập tên nhánh con tiếp theo, nhập text và làm tương tự ta có các nhánh con còn lại:
- Tương tự, ta có kết quả: 4. Như vậy, bạn đã biết cách mind mapping trên máy tính bằng CDMP 5.22. Ta sẽ qua phần thứ hai đó là định dạng text, line, chèn hình, cờ, ghi chú. Những thao tác này tuy là phụ, nhưng rất quan trọng vì nó giúp ta xác định ý nào là quan trọng, phần nào là chính, cần lưu tâm nhất trong mind map của chúng ta. * Các phím tắt để mở các hộp thọai. Bạn nên mở hết các hộp thọai lên để tiện việc sử dụng. Clippart : F4 Quick Symbols: F9 Note: F5 TasK Info: F10 Line&Fill Properties: F8 Sau đây là cách sử dụng các chức năng này: a) Note – Ghi chú cho ô Chọn ô sau đó bấm chuột phải chọn add note bạn có thể đánh hoặc copy văn bản vào Ví dụ: Tại ô “Bản vẽ kỹ thuật”
- b) Line & Fill – Định dạng cho line, background Chọn ô “Bản vẽ kỹ thuật” sau đó nháy nháy chuột phải chọn fomat /line and Fill c) Clip art – Thư viện hình ảnh khổng lồ, tha hồ lựa chọn (F4) Ấn F4 sau đó dùng chuột kéo thả vào nơi cần chèn hoặc bấm vào hình ảnh bấm chuột phải chọn copy hoặc insert d) Symbol – Những icon nhỏ, đơn giản: e) Chức năng heperlink Bạn có thể link topic với topic hay topic với 1 file bất kỳ (Bài giảng power point ….), hoặc link qua email…
- 1. Đã xong phần nhập, cuối cùng ta qua phần xuất mindmap ra.Trước khi xuất, ta nên sắp xếp lại MM của mình cho gọn gàng, tiện việc trình bày, CDMP 5.22 có chức năng tự động sắp xếp rất tiện lợi. Có nhiều kiểu sắp xếp khác nhau, theo nhánh, theo tên, theo hướng… tùy bạn chọn. * Xuất MM ra những định dạng như PDF, PPT, JPEG, DOC,… :
- Sau đây là bảng tóm tắt các phím tắt để tiện việc sử dụng sau này: Add: Enter Note: F5 Add subtopic: insert Line &Fill: F8 Outtine view: F3 Quick symbol: F9 Clipart: F4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu “Intel Teach Program – Essentials Course” (Chương trình dạy học của Intel – Khóa học cơ bản), Tập đoàn Intel, 2008 (phiên bản 10.1). 2. Tony Buzan, Bản đồ tư duy trong công việc, NXB Lao động -Xã hội, Hà Nội, 2009. 3. Davis, F. D. (1989). Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology, MIS Quarterly, 13, 31-340. 4. Nguồn Internet. Chuyên đề 2 TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ VÀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN CÔNG NGHỆ. A. Phương thức tích hợp các nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTK&HQ); giáo dục bảo vệ môi trường trong môn công nghệ Năng lươ ̣ng và môi trường là 2 vấ n đề quan tâm hiê ̣n nay của toàn cầ u Trong chương trình môn công nghê ̣ THCS và THPT , có nhiều nội dung liên quan đế n môi trường và năng lươ ̣ng do đó có nhiều khả năng để khai thác da ̣y ho ̣c tić h hơ ̣p giáo du ̣c bảo v ệ môi trường , giáo dục SDNLTK&HQ. Các phần cơ khí , đô ̣ng cơ đố t trong , kĩ thuật điện tử , kĩ thuật điện dân dụng ...trong mỗi ho ̣c phầ n đề u có bài da ̣y thí nghiê ̣m thực hành , do vâ ̣y viê ̣c tić h hơ ̣p giáo du ̣c bảo vê ̣ môi trường
- và giáo dục SDNLTK&HQ trong quá trình giảng da ̣y là hế t sức thuâ ̣n lơ ̣i . Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy viê ̣c tić h hơ ̣p các nô ̣i dung này chưa đươ ̣c vâ ̣n du ̣ng mô ̣t cách linh hoa ̣t và phù hợp với các nô ̣i dung da ̣y ho ̣c mô ̣t cách hiê ̣u quả . Nên trong chuyên đề này chúng tôi muố n đ ề cập đến chủ đề dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và giáo dục SDNLTK&HQ vào môn học công nghệ đến các anh chi đồ ̣ ng nghiê ̣p môn công nghê ̣ công nghiê ̣p nhằm nâng cao chất lượng trong da ̣y ho ̣c bô ̣ môn. I. Quan niêm ̣ về dạy học tích hợp (DHTH) Khái niệm tích hợp đã được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa ho ̣c và kỹ thuâ ̣t , đă ̣c biê ̣t trong liñ h vực kỹ thuâ ̣t điê ̣n tử , công nghê ̣ thông tin...Tích hợp ở đây được hiểu là quá trình dạy học trong đó giáo viên quan tâm xây dựng các chủ đề học tập để học sinh học cách sử dụng phối hơ ̣p các kiế n thức ki ̃ năng từ các môn ho ̣c khác nhau , chúng được huy động và phối hợp với nhau , tạo thành một nội dung thốn g nhấ t , dựa trên mố i liên hê ̣ lý luâ ̣n và thực tiễn đươ ̣c đề câ ̣p trong môn học đó. II. Mô ̣t số phương thức tích hơ ̣p các nô ̣i dung giáo dục NLTK&HQ, giáo dục bảo vệ môi trường trong môn công nghệ: Người ta đưa ra hai nhóm lớn và bố n cá ch tić h hơ ̣p các nô ̣i dung ho ̣c tâ ̣p, có thể mô tả sơ lược như sau: - Dạng tích hợp thứ nhất: Đưa ra những ứng du ̣ng chung cho nhiề u môn ho ̣c. Dạng này vẫn duy trì các môn học riêng rẽ , trong khi các ứng du ̣ng chung đươ ̣c tâ ̣p hơ ̣p v ào các thời điể m thić h hơ ̣p . Đây là cách tić h hơ ̣p đươ ̣c vâ ̣n du ̣ng phổ biế n hiê ̣n nay . Các thời điểm có thể thực hiê ̣n đó là: + Cách thứ 1: Những ứng du ̣ng chung cho nhiề u môn ho ̣c đươ ̣c thực hiê ̣n ở cuố i năm ho ̣c hay cuố i cấ p học trong một bài học hoặc một bài tập tích hợp; có thể đưa ra sơ đồ hóa cách tích hợp này như ở hình 1 Nô ̣i dung môn 1 Bài học hoă ̣c Nô ̣i dung môn 2 bài tập tích hợp Nô ̣i dung môn 3 Hình 1 + Cách thứ 2: Những ứng du ̣ng chung cho nhiề u môn ho ̣c đươ ̣c thực hiê ̣n tương đố i đề u đă ̣n trong suốt năm học trong các tình huống thích hợp; có thể đưa ra sơ đồ hóa cách tích hợp này như ở hình 2 Môn 1 Môn 1 Bài học Bài ho ̣c Môn 1 hoă ̣c Môn 1 hoă ̣c bài tập bài tập Môn 1 Môn 1 Hình 2
- - Dạng tích hợp thứ hai: Phố i hơ ̣p các quá trình ho ̣c tâ ̣p của nhiề u môn ho ̣c khác nhau. Dạng tích hợp thứ hai thường dẫn đế n phải phố i hơ ̣p quá triǹ h da ̣y ho ̣c của các môn ho ̣c . Dạng tích hợp này nhằm hơ ̣p nhấ t hai hay nhiề u môn ho ̣c thành mô ̣t môn ho ̣c duy nhấ t . Điề u này đòi hỏi phải nghiên cứu xây dựng chương triǹ h và tài liê ̣u ho ̣c tập phù hợp, thường phức ta ̣p. + Cách thứ 3: Phố i hơ ̣p quá triǹ h ho ̣c tâ ̣p những môn ho ̣c khác nhau bằ ng đề tài tić h hơ ̣p , theo đó người ta nhóm các nội dung có mục tiêu bổ sung cho nhau thành đề tài tích hợp, trong khi các môn học vẫn giữ nguyên những mục tiêu riêng. + Cách thứ 4: Phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng tình huống tích hợp, theo đó các môn học được tích hợp xung quanh những mục tiêu chung. Những mục tiêu chung này gọi là mục tiêu tích hợp. Dạng tích hợp này có nhiều ưu điểm là nó dạy cho HS giải quyết những tình huống phức hợp bằng cách vận dụng kiến thức từ nhiều môn học trong một tình huống gần với cuộc sống. III. Mức đô ̣ vâ ̣n du ̣ng DHTH trong giáo du ̣c SDNLTK&HQ, giáo dục bảo vệ môi trường trong môn công nghệ: Các phương thức tích hợp thường dùng hiện nay là: - Tích hợp toàn phần: Tích hợp toàn phần được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của môn học , hoă ̣c nô ̣i dung của mô ̣t bài ho ̣c cu ̣ thể cũng chiń h là các kiế n thức về sử du ̣ng năng lươ ̣ng, sử du ̣ng năng lươ ̣ng hoă ̣c kiế n thức về môi trường giáo du ̣c môi trường. - Tích hợp bộ phận: Tích hợp bộ phận được thực hiện khi có một phần kiến thức của bài học có nội dung về năng lượng và sử du ̣ng năng lươ ̣ng. - Hình thức liên hệ: Liên hê ̣ là mô ̣t hiǹ h thức tić h hơ ̣p đơn giản nhấ t khi chỉ có mô ̣t số nô ̣i dung của môn học có liên quan tới vấ n đề năng lươ ̣ng , sử du ̣ng năng lươ ̣ng hay môi trường. Song không nêu rõ trong nô ̣i dung của bài học. Trong trường hơ ̣p này giáo viên phải khai thác kiế n thức môn ho ̣c và liên hê ̣ chúng với các nô ̣i dung về SDNLTK&HQ hay giáo dục bảo vệ môi trường. Đây là trường hơ ̣p thường xảy ra. Viê ̣c đưa các nô ̣i dung gi áo dục SDNLTK&HQ, giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học có thể thực hiê ̣n theo hai kiể u tổ chức ho ̣c tâ ̣p như sau: + Kiể u 1: Thông qua các bài ho ̣c trên lớp . Trong trường hơ ̣p này GV thực hiê ̣n các phương thức tích hơ ̣p với các mức đô ̣ đã nêu trên. Các hoạt động của GV trong trường hợp này có thể bao gồm: Hoạt động 1: Nghiên cứu chương triǹ h , SGK để xây dựng mu ̣c tiêu da ̣y ho ̣c , trong đó có các mu ̣c tiêu giáo du ̣c SDNLTK&HQ, mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường (kiến thức, kĩ năng, thái độ). Hoạt động 2: Xác định các n ội dung giáo dục năng lượng hay giáo dục môi trường cụ thể cầ n tích hơ ̣p. Căn cứ vào mố i liên hê ̣ giữa kiế n thức môn ho ̣c và các nô ̣i dung giáo du ̣c năng lươ ̣ng , giáo dục môi trường, GV lựa cho ̣n tư liê ̣u và phương án tić h hơ ̣p , cụ thể phải trả lời các câu hỏi : tích hợp nội dung nào là hơ ̣p lý ? Liên kế t các kiế n thức về năng lươ ̣ng, về môi trường như thế nào? Thời lươ ̣ng là bao nhiêu? Hoạt động 3: Lựa cho ̣n các phương pháp da ̣y ho ̣c và phương tiê ̣n phù hơ ̣p , trước hế t quan tâm sử dụng các phương pháp dạy học tích cực , các phương tiện dạy học có hiệu quả cao để tăng cường tính trực quan và hứng thú ho ̣c tâ ̣p của ho ̣c sinh (như sử du ̣ng các thí nghiê ̣m, máy vi tính, đèn chiế u....)
- Hoạt động 4: Xây dựng tiế n trình da ̣y ho ̣c cu ̣ thể . Ở đây GV cần nêu cụ thể các hoạt động của học sinh, các hoạt động trợ giúp của GV. + Kiể u 2: Giáo dục SDNLTK&HQ hoă ̣c giáo du ̣c bảo vê ̣ môi trường cũng có thể đươ ̣c triể n khai như mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng đô ̣c lâ ̣p song vẫn gắ n liề n với viê ̣c vâ ̣n du ̣ng kiế n thức các môn ho ̣c. Các hoạt động có thể như: tham quan, ngoại khóa, tổ chức cá c nhóm ngoa ̣i khóa chuyên đề , các bài học dự án , nghiên cứu mô ̣t đề tài (phù hợp với HS ),... Với các hoa ̣t đô ̣ng này , mức đô ̣ tić h hơ ̣p kiế n thức , kĩ năng các môn ho ̣c với các nô ̣i dung SDNLTK&HQ, giáo dục bảo vệ môi trường sẽ đa ̣t cao nhấ t . Trong các hoạt động này , HS ho ̣c cách vâ ̣n du ̣ng kiế n thức các môn ho ̣c trong tiǹ h huố ng gầ n với cuô ̣c số ng hơn, huy đô ̣ng kiế n thức từ nhiề u môn ho ̣c. B. Định hướng áp dụng một số phương pháp khi tích hợp các nội dung giáo dục SDNLTK&HQ, giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học công nghệ. Nói đến phương pháp tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ hay giáo dục bảo vệ môi trường là nói đến cách thức, con đường để đạt được các mục tiêu giáo dục năng lượng, tiết kiệm năng lượng hay giáo dục môi trường thông qua môn học/ hoạt động giáo dục cụ thể. Chẳng hạn: - Thông qua bài dạy lí thuyết, thực hành của môn học; - Thông qua tham quan thực tế; - Thông qua hoạt động ngoại khóa các nội dung có liên quan. Nguyên tắ c chung tích hợp giáo dục môi trường hay giáo dục SDNLTK&HQ trong môn ho ̣c phải dựa trên mối quan hệ vốn có , tự nhiên giữa mu ̣c tiêu, nô ̣i dung của môn ho ̣c với mu ̣c tiêu và nô ̣i dung cần giáo dục; tránh sự khiên cưỡng , gò ép. Mă ̣t khác , nó phải luôn phù hơ ̣p, dựa trên thực tiể n cuô ̣c số ng và trải nghiê ̣m của bản thân HS. I. Một số phương pháp tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ trong dạy học. 1. Vâ ̣n du ̣ng các phương pháp da ̣y ho ̣c tích cực. DHTH dựa trên cơ sở của tâm lí ho ̣c của sự p hát triển và các xu hướng sư phạm tích cực về quá trình dạy học . Vì vậy , để nâng cao hiệu quả của việc tập hợp các nội dung giáo dục SDNLTK&HQ và giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học , cầ n nghiên cứu vâ ̣n du ̣ng các phư ơng pháp dạy học tích cực . Mô ̣t số phương pháp da ̣y ho ̣c tić h cực đã đươ ̣c đưa vào chương triǹ h bồ i dưỡng GV thực hiê ̣n chương trình SGK mới. Ở đây chỉ nêu một số gợi ý vận dụng. a. Dạy học nêu và giải quyế t vấ n đề. Theo cá c nhà lý luâ ̣n da ̣y ho ̣c, có thể có bốn mức độ vận dụng dạy học nêu và giải quyết vấn đề tùy theo đối trượng học sinh và điều kiện dạy học: + Mức 1: GV nêu vấ n đề , nêu cách giải quyế t vấ n đề ; HS thực hiê ̣n cách giải qu yế t vấ n đề theo hướng dẫn của GV. GV đánh giá kế t quả làm viê ̣c của HS. + Mức 2: GV nêu vấ n đề , gơ ̣i ý để HS tim ̀ cách giải quyế t vấ n đề . HS thực hiê ̣n cách giải quyế t vấ n đề. GV và HS cùng đánh giá. + Mức 3: GV cung cấ p t hông ta ̣o tình huố ng , HS phát hiê ̣n và xác đinh ̣ vấ n đề nảy sinh , tự lực đề xuấ t các giả thuyế t và lựa cho ̣n giải pháp . HS thực hiê ̣n cách giải quyế t vấ n đề với sự trơ ̣ giúp của GV khi cầ n. GV và HS cùng đánh giá. + Mức 4: HS tự lực phát hiê ̣n vấ n đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoă ̣c của cô ̣ng đồ ng , lựa chọn vấn đề phải giải quyết. HS giải quyế t vấ n đề , tự đánh giá chấ t lươ ̣ng và hiê ̣u quả.
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề là mộ t phương pháp da ̣y ho ̣c tích cực hiê ̣n đang đươ ̣c khuyế n khić h vâ ̣n du ̣ng ở mo ̣i cấ p ho ̣c , bâ ̣c ho ̣c vì nó phát triể n năng lực tự lực , năng lực sáng ta ̣o của người học . Tuy nhiên, để vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học này cầ n phân tích , lựa cho ̣n nô ̣i dung da ̣y ho ̣c chi tiế t , cụ thể và phát huy vai trò tổ chức, cố vấ n của GV. b. Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. Đây là phương pháp da ̣y ho ̣c có hiê ̣u quả tố t khi tích hơ ̣p các nô ̣i dung giáo du ̣c sử du ̣ ng NLTK&HQ và giáo du ̣c bảo vê ̣ môi trường vào môn ho ̣c cũng là phương pháp da ̣y ho ̣c đang đươ ̣c vâ ̣n du ̣ng rô ̣ng raĩ hiê ̣n nay. c. Dạy học kiến tạo: Tư tưởng cơ bản của da ̣y ho ̣c kiế n ta ̣o là nhấ n ma ̣nh vai trò của các kinh nghiê ̣m đã có của người ho ̣c và sự tương tác giữa người ho ̣c và môi trường ho ̣c tâ ̣p (ví dụ tập thể lớp học, GV,...). Dạy học kiến tạo hướng đến việc nghiên cứu kinh nghiệm và các quan niệm vố n có của người ho ̣c , từ đó tổ chức quá trình dạy học sao cho người học tự lực “xây dựng” kiến thức của mình . Dạy học kiến tạo là một phương pháp dạy học tích cực , phố i hơ ̣p nhiề u phương pháp và phương tiê ̣n da ̣y ho ̣c khác nhau để hổ trơ ̣ người ho ̣c tự xây d ựng kiến thức, qua đó phát triển các năng lực tự lực , sáng tạo. Có thể nêu sơ lươ ̣c các bước vâ ̣n du ̣ng da ̣y ho ̣c kiế n ta ̣o như sau: Bước 1: Làm bộc lộ quan niệm sẵn có của HS (bước chuyể n giao nhiê ̣m vu ̣ ). Trong bước này ta cầ n làm cho HS ý thức được nhiệm vụ học tập . GV giao nhiê ̣m vu ̣ hay đă ̣t ho ̣c sinh vào tình huố ng có vấ n đề , qua đó làm bô ̣c lô ̣ những hiể u biế t , quan niê ̣m sẳ n có của HS , cho ho ̣ ý thức đươ ̣c có rấ t nhiề u ý kiế n khác nhau về vấn đề cần giải quyết và xác định được nhiệm vụ học tập của mình. Bước 2: Làm thay đổi (với những quan niê ̣m sai ), bổ sung (những quan niê ̣m chưa đầ y đủ ), phát triể n hiể u biế t ban đầ u của ho ̣c sinh , hình thành kiến thức kho a ho ̣c mới (bước hành đô ̣ng giải quyế t vấ n đề ) . Dưới sự hướng dẫn giúp đỡ của GV, HS tham gia hoa ̣t đô ̣ng để xây dựng kiế n thức cho bản thân. HS chủ đô ̣ng, tự lực, trao đổ i, tìm tòi các phương án giải quyết vấn đề, tự tim ̀ cách đánh giá các quan niê ̣m, tự nguyê ̣n thay đổ i các quan niê ̣m sai của miǹ h để xây dựng kiế n thức mới . Bước 3: Kế t luâ ̣n- Cũng cố và vận dụng kiến thức mới (bước hơ ̣p thức hóa và vâ ̣n du ̣ng kiế n thức mới). GV hơ ̣p thức hó a kiế n thức, cho HS vâ ̣n du ̣ng kiế n thức mới vào thực tế giải quyế t thành công các nhiệm vụ thực tế và do đó kiến thức mới sẽ được cũng cố khắc sâu. II. Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học. 1. Các phương pháp chung nhằ m khai thác nô ̣i dung giáo du ̣c bảo vê ̣ môi trường trong chương trình/ sách giáo khoa. a. Các thao tác lôgic Viê ̣c khai thác nô ̣i dung giáo du ̣c bảo vê ̣ môi trường trong sách giáo khoa , nhìn chung có hai con đường chính: quy na ̣p và diễn dich ̣ (suy diễn ), tương ứng với viê ̣c huy đô ̣ng HS xây dựng kiế n thức mới và minh ho ̣a nô ̣i dung da ̣y ho ̣c. Cụ thể là: - Thao tác quy na ̣p: Từ viê ̣c đưa ra các nô ̣i dung giáo du ̣c bảo vê ̣ môi trường có liên quan , thông qua đàm thoa ̣i để xây dựng đố i tươ ̣ng/ nô ̣i dung bài ho ̣c. Ví dụ: Từ các câu hỏi ta ̣i sao người ta không xây dựng nhà máy điê ̣n ta ̣i các khu đô thi ̣, dân cư mà la ̣i phải xây dựng ở rất xa rồi truyền tải điện năng về nơi tiêu thụ? Hoă ̣c : Ảnh hưởng của nhà máy điện (nhiê ̣t điê ̣n, điê ̣n nguyên tử ) đến cuộc sống con người như thế nào?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên (nội dung 2)
13 p | 841 | 56
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân năm học 2017-2018 - Trường mầm non Hoa Phượng
7 p | 638 | 17
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên GVPT 01: Nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay
15 p | 170 | 13
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 02: Xây dựng phong cách của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay
6 p | 415 | 11
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 06: Kiểm tra, đánh giá học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh
9 p | 834 | 7
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 10: Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông
5 p | 245 | 6
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 13: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông
8 p | 132 | 4
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 07: Tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục
10 p | 131 | 4
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 11: Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ học sinh và các bên liên quan trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông
10 p | 125 | 3
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 03: Phát triển chuyên môn của bản thân
5 p | 94 | 2
-
Module Giáo viên mầm non 11: Chỉ đạo hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non
34 p | 3 | 1
-
Module Giáo viên mầm non 2: Quản lí cảm xúc bản thân trong hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên mầm non
32 p | 8 | 1
-
Module Giáo viên mầm non 1: Đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên mầm non
38 p | 7 | 0
-
Module Giáo viên mầm non 4: Sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở giáo dục mầm non
28 p | 2 | 0
-
Module Giáo viên mầm non 5: Hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non
26 p | 1 | 0
-
Module Giáo viên mầm non 6: Giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
30 p | 3 | 0
-
Tổng hợp 35 bài thu hoạch Module Giáo dục mầm non
212 p | 2 | 0
-
Module Giáo viên mầm non 11: Kỹ năng sơ cứu, phòng tránh và xử lý một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp ở trẻ em
34 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn