Tài liệu "Đông y với truyền thống đạo học - khí hóa"
lượt xem 0
download
Tài liệu "Đông y với truyền thống đạo học - khí hóa" trình bày các nội dung chính sau: Dẫn nhập (Đường vào Đông Y); Đạo học (Âm Dương có gốc Tuyệt đối và ngọn Tương đối); Khí hóa (Năng lực sinh hoạt của vạn vật); Bộ vị (Xứ sở của Sinh lý và Bệnh lý); Kinh Lạc (Nền tảng của Khí Hóa); Tạng Tượng (Chức năng của Kinh Lạc và Phủ Tạng phát huy từ Y Dịch); Truyền Kinh (Đường truyền, Sinh lý và Bệnh lý sống động); Phương Dược (Vân dụng Lý - Pháp Từ Bộ); Âm Dương bình hành tức là vừa thống nhất vừa đối lập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu "Đông y với truyền thống đạo học - khí hóa"
- VÔ THƯỜNG ĐÔNG Y VỚI TRUYỀN THỐNG ĐẠO HỌC – KHÍ HÓA Phục bản : Huỳnh Hiếu Nghị 2009 – 2017 1 https://tieulun.hopto.org
- LỜI NÓI ĐẦU Ngày xưa, khi giao dịch thông tin còn hạn chế, Đông Tây còn cách biệt, tạo hóa cùng nhân loại đã tùy thuận hình thành hai nền Âm Dương đối lập : - ĐÔNG Y : Với sở trường Đạo học Khí hóa. - TÂY Y : Với sở trường Khoa học Thực nghiệm. Ngày nay, giao dịch thông tin đã tiến bộ đến mức toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa tức là thống nhất. Thống nhất không phải là hai mặt đối lập tiêu diệt nhau chỉ còn lại một, mà là kết hợp hài hòa thành một khối Âm Dương thống nhất. Ai cũng biết Đông y phát xuất từ Trung Quốc, người Trung Hoa gọi Đông y là Trung Y và rất tự hào về các tác phẩm mà tổ tiên đã để lại cho họ. Đó là Nội (Nội Kinh, Linh khu và Tố vấn), Nạn (Nan kinh), Thương (Thương Hàn Luận – Trương Trọng Cảnh), Kim (Kim quỹ yếu lược, nguyên tác Tạp Bệnh Luận – Trương Trọng Cảnh). Không ai ngờ ngay từ thời Hán, sau khi Trọng Cảnh viết Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận, không có ai kế thừa được, đó là nguyên nhân chính làm cho Đông y suy đồi cho đến hôm nay. Cũng không ai ngờ tại Việt Nam có một nhà Nho sinh quán tại Quảng Nam hiệu Việt Nhân Lưu Thủy (1887 – 1964), tu Phật và nghiên cứu Đông Y, đã khám phá hầu hết các bí chỉ làm sách của Ngài Trọng Cảnh, Tiên sinh đã để lại hai tập sách Thương Hàn Luận Bản Nghĩa và Tạp Bệnh Luận Bản Nghĩa. Tôi nhờ học tập trong nhóm Đông Y Hán Việt và đọc được Thương Hàn Luận Bản Nghĩa mà thấy biết truyền thống của Đông Y là Đạo học Khí hóa. Tôi không ngại tài hèn trí mọn ghi lại đây đôi dòng để giúp cho những người bạn muốn tiếp nối đề xướng “Chấn hưng Đông Y “ của Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy. Trung Thu – 2008 Huỳnh Hiếu Hữu * 2 https://tieulun.hopto.org
- CHƯƠNG I : DẪN NHẬP (Đường vào Đông Y) Đông Y là môn học có nền tảng từ Triết học Đông phương. Triết Đông mở đầu là học thuyết Âm Dương được mô tả bằng tượng số . Cho nên người muốn tìm hiểu Đông y cần phải : Hiểu biết Hệ Từ. Tỏ ngộ Chính Danh. Dốc lòng Chánh Tín. Nắm chắc Bản Nghĩa. 1. HỆ TỪ : Hệ từ là lời nói (từ) buộc liền (hệ) với tượng hoặc số để cho người trước, người sau có chỗ dựa để hiểu như nhau một sự vật. a. Tượng : - ○ Hình tròn, tượng vô cực hoặc thái cực. - △ Hình tam giác, tượng tam cực, tam âm, tam dương. - □ Hình vuông, tượng Tứ tượng, tứ bộ kinh khí. - _____ Nét liền, tượng hào dương (cương). - __ __ Nét đứt, tượng hào âm (nhu). - ..v..v…. b. Số : - Số tổng quát : 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10. - Số chẵn lẻ Âm Dương Thiên Địa : Số lẻ là Dương thuộc Thiên : 1,3,5,7,9 Số chẵn là Âm thuộc Địa : 2,4,6,8,10 3 https://tieulun.hopto.org
- - Số sinh thành : Số sinh : 1,2,3,4,5 Số thành : 6,7,8,9,10 - Số Âm Dương Lão thành : Số Lão Dương : 9 (thuận từ 7 đến 9). Số Lão Âm : 6 (nghịch từ 10,8 đến 6). Người xưa nói số Lão thành mới biến hóa nên dùng số 9 đặt tên Hào Dương, số 6 đặt tên cho Hào Âm : - Cửu ngũ : Hào Dương vị thứ 5. - Lục nhị : Hào Âm vị thứ 2. - .v.v…. - Số thủy chung : Số Thủy : là số 1 [số bắt đầu, cũng gọi là Nguyên]. Số Chung : là số 10 [số cuối cùng, cũng gọi là Trinh]. Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy viết : Nói về Âm Dương trong Trời Đất không ai bằng Phục Hy, Văn Vương; đến Khổng Tử viết Hệ Từ Truyện là rốt ráo. Nói về Âm Dương trong thân người không ai bằng Hiên Viên, Kỳ Bá; đến Trương Trọng Cảnh viết Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận là rốt ráo. Lại nói, Thương Hàn Luận là “ Hệ Từ Văn ” của Y Gia. Tóm lại, người học Đông Y bỏ qua không đọc Kinh Dịch và Thương Hàn Luận nhất định không có hiểu biết Hệ Từ, nhất định không thấu đạt được truyền thống Đông Y. . 4 https://tieulun.hopto.org
- 2. CHÍNH DANH : Khoa học nào cũng có thuật ngữ, Chính Danh là hiểu biết chính xác các thuật ngữ, các tên của sự vật. - Đồng có tên Thái Dương nhưng lại có nghĩa rất khác nhau : Tại Hệ Tứ Tượng (4 quẻ 2 hào, tượng 4 Kinh - 4 Khí), Kinh Dịch gọi tên 4 quẻ này theo nghĩa Thái Thiếu (Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm), Thái Dương có nghĩa là Dương Nhiệt [ ] tức toàn là Dương, cách gọi này dễ có nhầm lẫn giữa Thiếu Dương và Thiếu Âm; trái lại Đông Y truyền thống gọi tên theo tượng Kinh Khí (Dương Nhiệt, Dương Hàn, Âm Nhiệt, Âm Hàn), cách gọi này tránh được nhầm lẫn giữa Dương Hàn và Âm Nhiệt. Tại Hệ Bát Quái (8 quẻ 3 hào, tượng 2 Kỳ Kinh và 6 Kinh - 6 Khí), Kinh Dịch gọi tên 8 quẻ này theo tượng Tự nhiên (Càn, Khôn, Chấn, Tốn, Khảm, Ly, Cấn, Đoài), còn Đông Y truyền thống gọi 8 quẻ này theo tượng Kinh Lạc (Đốc, Nhâm, Thiếu Dương, Khuyết Âm, Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm, Dương Minh). Tại Hệ này Thái Dương có tượng 3 hào là Khảm, Thủy [ ] tương ứng với cách gọi cả Kinh Khí là Thái Dương Hàn Khí hàm nghĩa Thái Dương là mặt trời chiếu soi Hàn Thủy của đại dương sinh thành một Khí bao quanh quả đất bảo vệ vạn vật gọi là Thái Dương Khí (Khí giao là Âm Dương Khí đã giao tạo thành mọi sinh hoạt trong vũ trụ cũng như trong thân người). Tại Hệ Tạng Tượng (16 quẻ 4 hào, tượng 4 Kỳ Kinh và 12 Kinh – 12 Khí) Kinh Dịch không gọi tên, Đông Y truyền thống gọi là Tạng Tượng. Tại Hệ này Thái Dương Hàn Khí được gọi thêm Thủ Túc Kinh và Tiêu Bản Khí cho rõ ràng hơn (Túc Thái Dương Kinh, Bản Hàn Khí), đôi khi chỉ gọi Kinh rồi kế tiếp là Tạng Phủ có Khí tương ứng (Túc Thái Dương Bàng Quang thuộc Kinh Dương Hàn – Khí Âm Hàn ). Thái Dương còn được gọi là Cự Dương với hàm nghĩa là Kinh dài và lớn thống lãnh các Kinh, cũng còn được gọi là Khuyết Dương với ý là Kinh khiếm khuyết và Dương vì nó hành Hàn là Âm Khí. - Bắt đầu tiết 1, Ngài Trọng Cảnh đã dùng ngay Hư Tự ‘Chi vi ’; Bản Nghĩa chú giải là ‘ Thái Dương Chi Kinh Khí vi bệnh ‘ với hàm nghĩa ‘ Thái cực thị sinh Lưỡng Nghi ’, là 2 mặt làm bệnh tại Thái Dương (Bản Hàn Bản Nhiệt hoặc Tiêu Âm Tiêu Dương). Ở tiết này, hầu hết Thời Y không hiểu được thâm ý của tác giả nên bỏ bớt chữ ‘chi ’ hoặc chữ ‘vi‘ . - Mạch Thương Hàn tại Kinh Thái Dương là Phù Khẩn mà đôi khi nơi sách lại có mạch Phù nhi Khẩn, Thời Y không rõ được thâm ý của tác giả khi thêm chữ ‘nhi’ giữa 2 chữ Phù Khẩn là 5 https://tieulun.hopto.org
- để giúp người sau phân hiểu chỗ khác nhau của bệnh tình là chỉ có Phù Khẩn thì bệnh do 1 Kinh còn Phù nhi Khẩn là bệnh do 2 Kinh. - Các tên Phương Thang như Tiểu Sài Hồ, Đại Sài Hồ, Đại Hãm Hung, Tiểu Hãm Hung .v.v.. không nên hiểu là thang thuốc nhỏ lớn mà phải hiểu theo chủ trị của nó, đơn thuần hoặc Âm hoặc Dương, hoặc Hàn hoặc Nhiệt thì gọi là Tiểu [小] ; còn kiêm trị cả Âm Dương, Hàn Nhiệt thì gọi là Đại [大] . Bước vào rừng y (Hạnh Lâm) người học còn gặp nhiều thuật ngữ không kể xiết,Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy nhờ tỏ ngộ Chính Danh nên dễ dàng làm Bản Nghĩa 2 sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận . 3. CHÁNH TÍN : Có lòng tin chân thật về trật tự vũ trụ vạn vật mới có thể hiểu được truyền thống Thánh Nhân đã truyền tải. Càng là hậu học càng không nên vội vàng cố chấp chỉ một đoạn văn mà phải xét kỹ vấn đề một cách toàn diện : a. Thiếu Âm không phải là Khu mà là Hạp: Nội Kinh luận Khí Hóa có chỗ viết “ Thái Dương -Thái Âm vi Khai, Dương Minh – Khuyết Âm vi Hạp, Thiếu Dương – Thiếu Âm vi Khu “. Người học không nên cố chấp điều này vội vàng hiểu Thiếu Âm là Khu mà phải thận trọng xét kỹ hơn. Cùng luận Khí Hóa cũng có chỗ viết ‘ Kinh Thái Dương chủ Hàn Khí nó gặp ở giữa (Trung kiến) để cân bằng với Kinh đối lập là Thiếu Âm chủ Nhiệt Khí ‘. Nếu đã là đối lập, Thái Dương là Khai thì Thiếu Âm tất nhiên là Hạp, huống chi chúng nó lại chủ hai Khí Hàn Nhiệt ? Cũng tại Nội Kinh khi luận phép trị có viết ‘Thái Dương - Thiếu Âm tòng Bản tòng Tiêu, Dương Minh - Thái Âm tòng Bản, Thiếu Dương – Khuyết Âm bất tòng Tiêu Bản nhi tòng Trung hiện ’. Châm cứu kinh huyệt đồ xác định “ 3 Kinh Dương là Thái Dương – Dương Minh thì ở hai bên còn Thiếu Dương thì ở giữa; 3 Kinh Âm là Thái Âm – Thiếu Âm thì ở hai bên còn Khuyết Âm thì ở giữa. Điều này thêm một lần chứng minh vai trò Trung hiện và Khu chuyển của hai Kinh Thiếu Dương – Khuyết Âm (không phải là Thiếu Dương - Thiếu Âm). Thương Hàn Luận tiếp theo Nội Kinh cũng xác định quan hệ Khí Hóa của Lục Kinh ‘Thái Dương -Thiếu Âm là cặp Kinh Âm Dương Hàn Nhiệt, Dương Minh -Thái Âm là cặp Kinh Âm Dương Táo Thấp, Thiếu Dương - Khuyết Âm là cặp Kinh Âm Dương Trung Hiện ‘ . Chứng tỏ Thiếu Âm không phải là Khu mà là Hạp. 6 https://tieulun.hopto.org
- Thánh Nhân làm Kinh chân thật không thiếu sót, Nội Kinh có chỗ sai chẳng qua do người sao chép nhầm lẫn mà thôi, Hậu học như chúng ta không nên cố chấp mà phải hiểu theo Tự nhiên ‘Thái Dương – Thái Âm là Khai, Dương Minh – Thiếu Âm là Hạp, Thiếu Dương – Khuyết Âm là Khu ‘. b. Phủ Tam Tiêu và Tạng Tâm Bào Lạc là gì ? Sách Đông Y thường nói : “ Ngũ Tạng Lục Phủ “ tương ứng với Ngũ Hành Lục Khí. Thực tế có 12 Kinh, rõ ràng có 6 Phủ 6 Tạng. Như vậy là thân người có 5 Phủ 5 Tạng đủ hình tích ứng, với 5 Hành còn 1 Phủ 1 Tạng là con đường giao liên khí huyết nuôi dưỡng cả thân người và 5 Tạng 5 Phủ kia. Kéo dài ngàn năm Đông Y không biết rõ ràng về Phủ Tam Tiêu và Tạng Tâm Bào Lạc. Đến thế kỷ 19 Bác sĩ Đường Tôn Hải viết bộ Trung Tây Hối Thông, có công khám phá rõ ràng về Tam Tiêu là con đường lưu thông của Thủy và Khí. Còn về Tạng Tâm Bào Lạc thì lại không dám quyết là cái gì, có lẽ nỗi bức xúc này khiến tác giả viết cuốn Huyết chứng luận. Học giả gọi Tạng Tâm Bào Lạc là màng bao tim. Việc sai lầm này phải chăng vì hời hợt bỏ mất chữ lạc, chỉ còn hai chữ Tâm bào nên cố chấp gọi nó là màng bao tim không có chức năng gì đáng nói. Chữ “Lạc” từ Nội Kinh có nghĩa là Mạch máu, tại sao không có ai nghĩ được Tạng Tâm Bào lạc là Mạch máu, hệ tuần hoàn ngoài tim, đường lưu thông của Hỏa và Huyết trải khắp châu thân và các Tạng Phủ. Như vậy chức năng của Phủ Tam Tiêu và Tạng Tâm Bào Lạc là vận hành Khí Huyết Vinh Vệ toàn thân, phù hợp với nhu cầu của cơ thể (Khí Huyết thuộc Hậu Thiên, trước nó là Thủy Hỏa thuộc Tiên Thiên; cặp Dương Trung Hiện gồm có 2 Phủ Tam Tiêu và Đởm điều hành Thủy Khí; cặp Âm Trung Hiện gồm có 2 Tạng Tâm Bào Lạc và Can điều hành Hỏa Huyết; bốn chất liệu này châu lưu Doanh Vệ toàn thân. c. Phủ Tam Tiêu không phải hành Hỏa mà thuộc hành Thủy : Mãi đến ngày nay giới Đông Y còn cho Phủ Tam Tiêu thuộc hành Hỏa. Nếu điều này đúng thì : - Tâm + Tiểu Trường + Tâm Bào Lạc +Tam Tiêu = 4 Hỏa - Thận + Bàng Quang = 2 Thủy. Như vậy làm sao có được sự cân bằng Thủy Hỏa. Thiết tưởng có sai lầm này là do mê tín ở chỗ Nội Kinh gọi Thiếu Dương tướng Hỏa không chịu đọc chức năng của Tam Tiêu là : “ Quan quyết độc, xuất phát thủy đạo “. Lại nữa, Tam Tiêu xuất phát từ Thận hệ đối lập với Tâm Bào Lạc xuất phát từ Tâm hệ, cho nên Tam Tiêu nhất định thuộc hành Thủy. Nhân Thân có : 7 https://tieulun.hopto.org
- - Tâm + Tiểu Trường + Tâm Bào Lạc = 3 Hỏa. - Thận + Bàng Quang + Tam Tiêu = 3 Thủy. Như vậy Thủy Hỏa trong thân người mới cân bằng điều hòa. Do không Chánh Tín mà giới Đông Y đã có những sai lầm kéo dài ngàn năm làm cho ngày nay Đông Y mai một. 4. BẢN NGHĨA : Người học Đông Y, đọc sách : “Nhân Thân Khí Hóa” của Lương Y Việt Cúc, ai cũng thấy 6 chữ : “ Trị bệnh tất cầu kỳ Bản “. Thử hỏi Bản là gì ? Nhiều người trả lời đó là nguyên nhân sanh bệnh. Nói như vậy chưa thật xác đáng. Nếu thật biết 6 chữ này nằm tại Chương “ Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận “ của Nội Kinh thì nghĩa chữ “ Bản ” rõ ràng là Âm Dương. Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy còn nói : “ Thánh Nhân ưu tư về sức khỏe nên trước giải nguyên lý ‘Âm Dương Hàn Nhiệt ‘ rồi sau làm sách Thương Hàn “ . Âm Dương là cốt lõi của Đạo học, Hàn Nhiệt là cốt lõi của Khí hóa. Bản Nghĩa của sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận là tại 4 chữ này. * 8 https://tieulun.hopto.org
- CHƯƠNG II ĐẠO HỌC (Âm Dương có gốc Tuyệt đối và ngọn Tương đối) Theo dấu người xưa Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy nói : Nhất Âm Nhất Dương chi vị Đạo. 1. ĐẠO LÀ GÌ ? Trong Triết học Đông phương chữ Đạo không chỉ có nghĩa bắt buộc như luân lý, cũng không chỉ có nghĩa giới răn như tôn giáo. Chữ Đạo là nhận thức của con người về qui luật tự nhiên của Trời Đất. Đạo là con đường dời đổi (Dịch) của sự vật trong vũ trụ nhân sinh với cái thể không dời đổi (bất Dịch) của nó là Nhất Âm Nhất Dương. Hiện tại ai cũng biết Âm Dương là 2 mặt tương phản của sự vật, đó là hiện tượng tương đối của sự vật gọi là Âm Dương đối lập; nhưng ít ai chịu biết gốc của sự vật là bản chất tuyệt đối và do không thể chia lìa với gốc tuyệt đối, Âm Dương của sự vật còn được gọi là Âm Dương thống nhất. Học thuyết Âm Dương được truyền thừa từ xưa đến nay với 3 qui luật Âm Dương cần và đủ là Âm Dương tương đối [hiện tượng], Âm Dương Hổ căn [bản chất tuyệt đối], Âm Dương bình hành [tuyệt đối mà tương đối]. Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy nói : “Nhất Âm Nhất Dương chi vị Đạo”. Câu này là người nói theo Kinh Dịch, Hệ Từ Thượng, chương 5 : - Nhất Âm Nhất Dương chi vị Đạo (1). - Kế chi giã, Thiện dã (2). - Thành chi giã, Tính dã (3). - Nhân giã kiến chi vị chi Nhân (4). - Trí giã kiến chi vị chi Trí (5). - Bách tính nhật dụng nhi bất tri (6). - Cố quân tử chi Đạo tiễn hỉ (7). 9 https://tieulun.hopto.org
- Tạm dịch như sau : (1) Đạo là con đường dời đổi của sự vật với cái thể không dời đổi của nó là Nhất Âm Nhất Dương. (2) Đi ra (hướng tán vạn thù) còn kế tục được Đạo gọi là Thiện. (3) Đi vào (hướng qui nhất bản) thành tựu được Đạo gọi là Tính. (4) Người thiên về Nhân gọi Đạo là Nhân. (5) Người thiên về Trí gọi Đạo là Trí (Sự thật Nhân và Trí là hai mặt Âm Dương của Đạo). (6) Bách tính là trăm họ hằng ngày dùng Đạo mà không biết. (7) Cho nên Đạo của người quân tử (là người biết rõ đạo Nhất Âm Nhất Dương) rất hiếm có. Kinh Dịch lại nói Thái cực “ thị sinh Lưỡng nghi ” có nghĩa Thái cực là đã sinh Lưỡng nghi. Lưỡng nghi tức là Nhất Âm Nhất Dương. Cho nên Kinh Dịch nói : “Đạo là Thái cực “. Nghĩa này cụ thể, hình dung được rõ ràng. Đạo Đức Kinh nói :“Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật “.Có Lý giải : Đạo sinh nhất : Đạo sinh Thái cực tức Đạo Nhất. Nhất sinh nhị : Là Thái cực sinh Lưỡng nghi. Nhị sinh tam : Lưỡng nghi tức Âm Dương đối lập (2), hiệp với Âm Dương thống nhất (1) thành 3. Tam sinh vạn vật : Âm Dương tương giao sinh vạn vật (3). Chữ ‘sinh’ hàm nghĩa Đạo biến hóa tùy thời. Lại nói : “Vô cực sinh Thái cực”, như vậy Đạo là Vô cực (khi chưa phân cực),cho thấy Đạo Đức Kinh nói nghĩa chữ Đạo khi còn mập mờ, thấp thoáng, khó nhận thấy. Trái lại theo Đồ Đại Diễn của Kinh Dịch có thể Lý giải câu nói trên của Đạo Đức Kinh như vầy : Đạo sinh nhất : Thái cực sinh Nhất Âm Nhất Dương là Lưỡng nghi (2 quẻ 1 hào). Nhất sinh nhị : Lưỡng nghi sinh Tứ Tượng (4 quẻ 2 hào). Nhị sinh tam : Tứ Tượng sinh Bát Quái (8 quẻ 3 hào). Tam sinh vạn vật : Bát Quái sinh 64 Thành Quái tượng vạn vật (64 quẻ 6 hào). 10 https://tieulun.hopto.org
- Lão Tử nói “ Đạo là Vô cực ” (sự vật khi chưa phân cực), Khổng Tử lại nói “ Đạo là Thái cực “ (sự vật khi đã phân cực) ,vậy thì chữ Đạo chẳng qua có nghĩa ‘tùy thời ’ của Thánh Nhân mà thôi ! a- Đạo Dịch Loài người nhận thức vạn vật luôn dời đổi với cái thể không dời đổi là Nhất Âm Nhất Dương làm thành sách Kinh Dịch đầy đủ 3 mặt: Thể : Bất dịch, không dời đổi là Nhất Âm Nhất Dương chi vị Đạo. Tướng : Biến dịch, dời đổi biến hóa tuần hoàn không ngừng. Dụng : Giản dị, hai đức tính căn bản của Âm Dương. b- Đạo Thái cực – Đạo Nhất Thái là lớn, Cực là rất, Thái cực là cái rất lớn; Định nghĩa này e không phù hợp với nhận định “Vạn vật các hữu Thái cực”. Cho nên cần định nghĩa lại như sau : Thái là toàn thể, Cực là các phân cực như Âm cực Dương cực … , Thái cực là cái toàn thể gồm hết thảy các phân cực mà chủ thể đã chia ra. Người xưa dành chữ Đạo để nói về Âm Dương thống nhất, hiệp với câu “Nhất Âm Nhất Dương chi vị Đạo” tức là Đạo Thái cực = Đạo Nhất : - Nho Giáo : Đức Khổng Tử nói “Ngô đạo nhất dĩ quán chi” có nghĩa là Đạo của ta dùng “cái nhất” để quan sát tất cả. - Phật Giáo : Tu giải thoát bằng pháp môn “bất nhị”. Kinh Hoa Nghiêm nói “Một là tất cả, tất cả là một”. - Công Giáo : Chúa Kitô là “con một” của Thiên chúa. c- Đạo Trú Dạ - Đạo (Thiên thời) : Thời thống nhất. - Trú Dạ (Địa vị) : Thế đối lập. Đạo Trú Dạ tức vừa nói Thời là Âm Dương thống nhất, vừa nói Vị là Âm Dương đối lập. . 11 https://tieulun.hopto.org
- d- Đạo Tam Cực Tam cực là gồm 2 cực Âm Dương đối lập và 1 cực Âm Dương thống nhất là cực Trung Hòa : - Tam Tài: Thiên – Nhân – Địa [Thiên Địa là 2 cực Âm Dương và Nhân là 1 cực Trung Hòa]. - Tam Vận : Khai (mở) – Khu (bản lề) – Hạp (đóng). [Khai Hạp là 2 cực Âm Dương và Khu là 1 cực Trung Hòa]. e- Đạo Kiền – Đạo Khôn Kiền Khôn là 2 quẻ 3 hào thuộc hệ Bát Quái thể hiện Đạo Tam cực (Kiền là Tam Dương – tượng cha, Khôn là Tam Âm – tượng mẹ). Nói túi Kiền Khôn là gợi ý Đạo Âm Dương thống nhất; nói cửa Kiền Khôn là gợi ý Nghĩa Âm Dương đối lập. Phối hợp Âm Dương với 2 hào Thể và 1 hào Dụng gọi là : - Kiền đạo thành Nam (2 hào Thể Nhu, 1 hào Dụng Cương) : : Quẻ Chấn, Dụng Cương tại Hạ, tượng Trưởng Nam. : Quẻ Khảm, Dụng Cương tại Trung, tưởng Trung Nam. : Quẻ Cấn, Dụng Cương tại Thượng, tượng Thiếu Nam. - Khôn đạo thành Nữ (2 hào Thể Cương, 1 hào Dụng Nhu) : : Quẻ Tốn, Dụng Nhu tại Hạ, tượng Trưởng Nữ. : Quẻ Ly, Dụng Nhu tại Trung, tượng Trung Nữ. : Quẻ Đoài, Dụng Nhu tại Thượng, tượng Thiếu Nữ. f- Đạo Vuông Tròn : Hệ Từ truyện nói : “Cát Hung Hối Lẫn sinh hồ động“ có liên quan Tứ Tượng xác minh vai trò Trung Thiên và Đạo Vuông Tròn. Kinh Dịch tỏ rõ có 3 hệ : 1 hào : Lưỡng nghi (chia 2) = Tiên Thiên = Đạo 2 hào : Tứ Tượng (chia 4) = Trung Thiên = Truyền Chuyển. 3 hào : Bát Quái (chia 8) = Hậu Thiên = Đời. 12 https://tieulun.hopto.org
- Tròn là tượng Thái Cực nhị phân Âm Dương, Vuông là Tứ Tượng; xưa nay Kinh Dịch truyền thừa tượng đồ Thái Cực chính là Đồ Thái Cực nhi Tứ Tượng, cụ thể hơn dân gian Việt Nam có truyện cổ tích bánh chưng bánh dầy cũng chính là nhắc nhớ Đạo Vuông tròn. Cơ cấu của Dịch Lý là Trung Đạo đường liên kết giữa 2 cực Âm Dương và khởi đầu của hệ Trung Thiên nơi Kinh Dịch là Tứ Tượng (tứ tượng – 16 tạng tượng – 64 tượng vạn vật). Đức Trọng Cảnh thừa kế tuyệt vời hệ Trung Thiên này và làm rõ tứ bộ Sinh Lý Bệnh Lý, tiếp nối điều này Cụ Việt Nhân Lưu Thủy cũng có một nhận định để Đời về Khí Hóa bằng câu: Nhị Âm Nhị Dương Chi Vị Khí Bốn chữ Âm Dương Hàn Nhiệt là Tứ Bộ Kinh Khí nơi thân người gồm có Dương Hàn - Dương Nhiệt và Âm Hàn – Âm Nhiệt là cơ chuyển hóa từ Sinh Lý đến Bệnh Lý khi thọ bệnh và ngược lại khi trị lành. Từ ngàn xưa, Đức Trọng Cảnh đã để lại Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận là một bộ sách bệnh lý học vô cùng quý giá nêu rõ cơ chuyển biến của nó là Khí Hóa có cơ sở là hệ Kinh Lạc và Bộ vị Tấu nơi thân người. Chủ trương Tứ Bộ Âm Dương Hàn Nhiệt với đầy đủ 3 mặt Khí làm bệnh,Kinh thọ bệnh,Lạc truyền chuyển bệnh là một ứng dụng tuyệt vời từ Kinh Dịch truyền thống cho nên từ đó về sau ít có người theo kịp do Kinh Dịch đã bị xuyên tạc. Cụ Lưu Thủy tuy là người Việt nhưng thấm nhuần Nho Giáo và Phật Giáo lại nhờ hiểu thấu Đạo Vuông tròn nên đã để lại cho dân tộc ta các di cảo đề xướng chấn hưng Đông Y vô cùng quý giá cần được quan tâm thừa kế và phát huy. 13 https://tieulun.hopto.org
- 2. ĐỨC LÀ GÌ ? Đức là khả năng dùng Đạo, sử dụng 2 qui luật thống nhất và đối lập kể cả 2 tính giản dị của Âm Dương. Kinh Dịch Hệ Từ Hạ nói : “Thiên Địa chi đại đức viết sinh” có nghĩa Đức lớn của Trời Đất là sinh dưỡng vạn vật, cũng như nói : Kiền Khôn , Khôn Đức … . Đức của Thánh Nhân là khéo dụng tính Giản Dị, Cương Nhu qua 2 câu thơ bất hủ của Lục Tượng Sơn : Giản dị công phu chung cửu đại Chi li sự nghiệp cánh phù trầm. Nghĩa là : Công phu giản dị cuối cùng được lớn mạnh lâu dài. Chi li tạo lập sự nghiệp rốt lại cũng là chìm nổi Tôi còn nhớ thầy dạy Hán văn Trung học có đọc 2 câu thơ giúp nhớ về chữ Đức : Chim Cúc mà đậu cành tre. Thượng thập, hạ tứ, nhất đề chữ tâm. 彳 : Bộ sách, bước chân trái có ý nghĩa làm hoặc đi. 十 : Chữ Thập số 10, số chung tượng Tròn. 四 : Chữ Tứ số 4, tượng Vuông. 一 : Chữ Nhất nghĩa là một. 心 : Chữ Tâm, nghĩa là lòng. Người xưa viết chữ Đức có ngụ ý muốn có Đức thì phải Một lòng làm theo Đạo Vuông Tròn. 3. Y ĐẠO – Y ĐỨC : a- Y Đạo: Y Đạo là con đường hành y hợp Tự nhiên theo đúng các qui luật của Âm Dương. 14 https://tieulun.hopto.org
- *Thân người cần có sức khỏe cường tráng, Âm Dương điều hòa là vô bệnh. *Tâm người cần được an lạc, tư tưởng tĩnh lặng là vô niệm. *Cá nhân lại không tách rời xã hội nên xã hội Hòa bình Thống nhất là vô cửu. Ngành Y trong xã hội cần được nhiều ngành tương quan hổ trọ, thì Y Đạo mới trọn vẹn được. b- Y Đức : Y Đức là năng lực sử dụng Y Đạo. Người thầy thuốc muốn rèn luyện Y Đức, khi học phải theo truyền thống Y Đạo, khi làm đem lại cho người bệnh sức khỏe về Thân, sức khỏe về Tâm và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, nhân ái. 4. NHẬN ĐỊNH : Hào Thượng quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu có hào từ : “ Tự Thiên hựu chi, cát vô bất lợi “ có nghĩa ‘Tự được Trời giúp cho, mọi việc đều tốt, không gì là không lợi ‘. Đức Khổng Tử có giải thêm ở Hệ Từ Hạ : ‘Sở dĩ được Trời giúp sức là nhờ biết thuận ‘. Người xưa từng nói : Thuận Thiên giã tồn, nghịch Thiên giã vong. Có tín ngưỡng gọi Đạo là Trời, không tín ngưỡng gọi Đạo là qui luật. Thuận qui luật thì được qui luật giúp đỡ Trái qui luật thì bị qui luật trừng phạt. Nào khác gì Lão Tử nói nơi Đạo Đức Kinh : “Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp Tự nhiên ”. Tóm lại thuận qui luật Tự nhiên gọi là có Đạo, nghịch qui luật Tự nhiên gọi là thất Đức. Hai chữ Đạo Đức rất giản dị nhưng lại rất sâu sắc. Trong đời sống thế gian 2 qui luật Âm Dương thống nhất và Âm Dương đối lập không bao giờ rời nhau : Âm Dương điều hòa là Sinh lý Âm Dương bất hòa là Bệnh lý. Gốc Tuyệt đối là Âm Dương thống nhất = Đạo. Ngọn Tương đối là Âm Dương đối lập = Nghĩa. 15 https://tieulun.hopto.org
- CHƯƠNG III KHÍ HÓA (Năng lực sinh hoạt của vạn vật) Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy nói : Nhị Âm Nhị Dương chi vị Khí 1. KHÍ HÓA LÀ GÌ ? Khí : Trong Triết học Đông Phương, khí không chỉ là thể hơi, không khí, mùi hương mà còn là môi trường và bao hàm các năng lực (Lý, Hóa…) giúp sự vật sinh hoạt, đổi dời. Hóa : Là một trong hai từ biến hóa, hai thuộc tính dời đổi của Âm Dương : Dương biến thành Âm Âm hóa thành Dương. Do Hóa là quá trình tiến từ Âm đến Dương, từ xấu đến tốt, cho nên thường được ghép với nhiều từ khác như Tiến hóa, Văn hóa. Nhưng khi gặp từ Hóa người đọc cần hiểu nó nằm trong 2 từ biến hóa. Khí Hóa là nhận thức của con người về nguyên nhân dời đổi của sự vật, trong vũ trụ nhân sinh, đều bằng năng lực gọi là khí, chưa trong môi trường và trong bản thân sự vật. 2. TỨ TƯỢNG – TỨ KHÍ – TỨ KINH : Nhị Âm Nhị Dương là Hệ 2 nét có 4 quẻ gọi là Tứ Tượng, còn gọi là Khí thì xưa nay mới thấy lần đầu. Nét thứ nhất đọc là Âm Dương, nét thứ hai đọc là Hàn Nhiệt : Tứ Tượng : 4 quẻ 2 hào của Kinh Dịch. Do tuân thủ Hệ Tiên Thiên đại diễn từ 1 đến 6 hào nên có cách đọc từ dưới lên. 16 https://tieulun.hopto.org
- Tứ Khí : 4 Khí Dương Nhiệt – Dương Hàn – Âm Nhiệt – Âm Hàn. Do là 2 hào trên nên cũng đọc từ dưới lên đồng với Tứ Tượng. : Dương Nhiệt : Táo Khí. : Âm Hàn : Thấp Khí. : Dương Hàn : Dương Hàn Khí . : Âm Nhiệt : Âm Nhiệt Khí. Tứ Kinh : cũng là 4 Kinh Dương Nhiệt – Dương Hàn – Âm Nhiệt - Âm Hàn. Nhưng là 2 hào dưới nên phải đọc từ trên xuống (2 tượng Kinh Dương Hàn, Âm Nhiệt đảo ngược với 2 tượng Khí). : Dương Nhiệt : Dương Minh Kinh. : Âm Hàn : Thái Âm Kinh. : Dương Hàn : Thái Dương Kinh. : Âm Nhiệt : Thiếu Âm Kinh. Trong tứ bộ Kinh Khí thì Dương Nhiệt thuần Dương và Âm Hàn thuần Âm nên xưa nay không có sự lẫn lộn, riêng Dương Hàn và Âm Nhiệt thường có sự lầm lẫn giữa trên dưới của các nét Âm Dương Hàn Nhiệt. Cụ Lưu Thủy nói ‘Thiếu Âm là phản ảnh của Thái Dương’ (Âm Nhiệt là phản ảnh của Dương Hàn); thực tế cho thấy rất rõ là Kinh Khí đều như vậy : - Khí Dương Hàn ; Khí Âm Nhiệt .(tượng ở trên, đọc từ dưới lên) - Kinh Dương Hàn ; Kinh Âm Nhiệt . (tượng ở dưới, đọc từ trên xuống) 3. PHÂN LOẠI TỨ TƯỢNG : Tứ Tượng có vị trí không đổi, nhưng tùy cách phân loại mà có trật tự Hệ từ như sau : a- Âm Dương Nhị Phân (hệ theo 4 thời gian) Dương Nhiệt : Nguyên – Sinh Dương Hàn : Hanh – Trụ Âm Nhiệt : Lợi – Dị Âm Hàn : Trinh – Diệt 17 https://tieulun.hopto.org
- b- Âm Dương tuần hoàn (hệ theo 4 mùa) Dương Hàn : Xuân - Sanh Dương Nhiệt: Hạ - Trưởng Âm Nhiệt : Thu - Thâu Âm Hàn : Đông - Tàng c- Âm Dương đối lập (hệ theo 4 thời vận) Dương Nhiệt : Cát - Dương Âm Hàn : Hung - Âm Dương Hàn : Hối – Biến Âm Nhiệt : Lẫn - Hóa 4. TỨ KHÍ LÀM BỆNH : a- Lưỡng nghi bệnh : Thái Dương [Dương Hàn] làm bệnh Thương Hàn. Thiếu Âm [Âm Nhiệt] làm bệnh Trúng Phong. Do Dương Hàn và Âm Nhiệt đầy đủ tính Âm Dương nên có khả năng tự làm bệnh và lây truyền các Kinh khác. *Dương Hàn (Dương Kinh Hàn Khí) : Dương Kinh bị Thương bởi Hàn Khí nên gọi là Thương Hàn. *Âm Nhiệt (Âm Kinh Nhiệt Khí) : Nhiệt Khí bị Âm Kinh (Nhiệt + Hàn = Phong) làm bệnh tại Cơ Nhục (Biểu Trung) nên gọi là Trúng Phong. 18 https://tieulun.hopto.org
- Thái Dương là Thái cực, Thái Dương bệnh là Thái cực bệnh, Thái Dương có Kinh có Khí, Khí có Tiêu có Bản cũng như Thái cực có Lưỡng Nghi do đó bệnh có Thương Hàn, có Trúng Phong. Kinh của Thái Dương (Nhiệt) làm bệnh Trúng Phong. Khí của Thái Dương (Hàn) làm bệnh Thương Hàn. Bản Khí của Thái Dương (Hàn) làm bệnh Thương Hàn. Tiêu Khí của Thái Dương (Nhiệt) làm bệnh Trúng Phong. b- Tứ bộ bệnh : - Đơn bệnh tại Tứ Kinh : Thái Dương bệnh Hàn,Dương Minh bệnh Ôn, Thiếu Âm bệnh Phong, Thái Âm bệnh Thấp. - Kiêm bệnh tại Tứ Kinh : Khí Thái Dương Hàn và Thiếu Âm Nhiệt kết hợp làm Lưỡng nghi bệnh đã trình bày, còn lại 2 Khí Dương Minh Táo và Thái Âm Thấp có đặc điểm : . Khí Dương Minh Táo là Dương Nhiệt, thuần Dương. . Khí Thái Âm Thấp là Âm Hàn, thuần Âm. Hai Khí này không tự làm bệnh, muốn làm bệnh phải có sự kết hợp với Thái Dương (Dương Hàn) hoặc với Thiếu Âm (Âm Nhiệt). - Dương Nhiệt + Dương Hàn làm Ôn bệnh. - Dương Nhiệt + Âm Nhiệt làm Phong Ôn. - Âm Hàn + Dương Hàn làm Hàn thấp. - Âm Hàn + Âm Nhiệt làm Phong Thấp. Tóm lại, Tứ Khí làm ra 6 bệnh danh là Trúng Phong, Thương Hàn và Ôn bệnh, Phong Ôn, Hàn Thấp, Phong Thấp. 19 https://tieulun.hopto.org
- 5. ÂM DƯƠNG – HÀN NHIỆT- TIÊU BẢN : Thương Hàn Luận Bản Nghĩa nói về Tiêu Khí, Bản Khí rất dễ hiểu : Bản Nhiệt = Dương Nhiệt + Âm Nhiệt Bản Hàn = Dương Hàn + Âm Hàn Tiêu Dương = Dương Nhiệt + Dương Hàn [hiệp Bản Nhiệt] Tiêu Âm = Âm Hàn + Âm Nhiệt [hiệp Bản Hàn] 6. KẾT LUẬN : Đức Trọng Cảnh chủ trương dùng Tứ Tượng để luận Tứ Khí Tứ Kinh . Nhiều người cho như thế là không đúng với Nội Kinh (chủ trương Lục Khí). Lục Khí chẳng qua là Tứ Khí Âm Dương Hàn Nhiệt, 2 cặp đối lập này với 2 Khí Trung Hiện của chúng là Thiếu Dương và Khuyết Âm. Đây không phải là ước tóm mà là phân tích cho rõ hơn chức năng của Lục Khí tại Lục Kinh làm thành 6 bệnh danh cốt yếu của sách Thương Hàn. Chủ trương như vậy càng làm sáng tỏ truyền thống Đông Y là Đạo học Khí hóa và Bản Nghĩa của Tứ bộ Âm Dương Hàn Nhiệt. * 20 https://tieulun.hopto.org
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Y học phương đông - Trung y học khái luận (Tập 1)
137 p | 502 | 77
-
Y học phương đông - Trung y học khái luận (Tập 3)
270 p | 223 | 73
-
Y học phương đông - Trung y học khái luận (Tập 2)
205 p | 226 | 65
-
Bí quyết làm đẹp bằng các phương thuốc đông y cổ truyền: Phần 1
104 p | 251 | 58
-
Kỹ thuật chữa bệnh đau dạ dày bằng Đông y: Phần 1
79 p | 159 | 50
-
Đông y hiệu nghiệm với 380 Bài thuốc
188 p | 186 | 43
-
Tây y và đông y - Những bệnh miền nhiệt đới thường gặp: Phần 1
479 p | 117 | 38
-
Nam y nghiệm phương part 1
95 p | 92 | 27
-
206 Bài thuốc Nhật Bản (Phần 3)
20 p | 105 | 20
-
Chữa trị các bệnh lý xương khớp bằng Đông y
10 p | 110 | 16
-
Đông y trị ung thư: phần 1 - nxb phương Đông
34 p | 60 | 15
-
Rau Má Và Bệnh Thấp Khớp
7 p | 70 | 13
-
Phương pháp phòng chống ung thư bằng Truyền thông: Phần 2
63 p | 124 | 13
-
Tại sao cần kết hợp Đông Tây y trong điều trị bệnh tiểu đường?
4 p | 143 | 12
-
Thảo dược chữa ung thư
5 p | 144 | 11
-
Quả Mơ
7 p | 164 | 7
-
Đông y chẩn đoán bệnh trên lưỡi
302 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn