Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch - Trường ĐH Trà Vinh
lượt xem 14
download
Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch cung cấp cho người học những kiến thức như: Tổng quan về hoạt động hoạt náo; Trò chơi – quy trình tổ chức một trò chơi; Thực hiện tổ chức trò chơi trong hoạt động đội - nhóm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch - Trường ĐH Trà Vinh
- Phụ lục 5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG – VIỆT NAM HỌC – THƯ VIỆN BỘ MÔN VIỆT NAM HỌC TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN HOẠT NÁO TRONG DU LỊCH GV biên soạn: Nguyễn Ngọc Diệp Trà Vinh, tháng 3 năm 2013 Lưu hành nội bộ
- MỤC LỤC Nội dung Trang CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT NÁO TRONG DU LỊCH ............. 1 BÀI 1: HOẠT NÁO TRONG DU LỊCH......................................................... 1 BÀI 2: HOẠT NÁO VIÊN VÀ NGƯỜI QUẢN TRÒ .................................... 3 CHƯƠNG 2: TRÒ CHƠI – QUY TRÌNH TỔ CHỨC MỘT TRÒ CHƠI .. 6 BÀI 1: TRÒ CHƠI .......................................................................................... 6 BÀI 2: QUY TRÌNH TỔ CHỨC MỘT TRÒ CHƠI..................................... 10 CHƯƠNG 3: THỰC HIỆN TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỘI - NHÓM ..................................................................................................... 14 BÀI 1: THỰC HÀNH TỔ CHỨC MỘT VÀI TRÒ CHƠI TRÊN XE ......... 14 BÀI 2: THỰC HÀNH TỔ CHỨC MỘT VÀI TRÒ CHƠI TRÊN SÂN BÃI 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 17 PHỤ LỤC TRÒ CHƠI BẢNG 1: TRÒ CHƠI TRÊN XE .................................................................. 19 BẢNG 2: TRÒ CHƠI TRÊN SÂN BÃI ........................................................ 22 Ngày ban hành: ………… DUYỆT CỦA BỘ MÔN NGƯỜI BIÊN SOẠN Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HOẠT NÁO BÀI 1 HOẠT NÁO TRONG DU LỊCH Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể: - Trình bày khái niệm hoạt náo - Nhận biết vai trò và ý nghĩa của hoạt động hoạt náo trong đời sống xã hội - Nhận biết sự cần thiết của hoạt động hoạt náo trong du lịch - Nhận biết các hoạt động hoạt náo thường được tổ chức trong các chương trình tour du lịch 1. Khái niệm hoạt náo Hoạt náo là hoạt động cổ vũ, khuấy động và kích thích khán giả cổ vũ reo hò trong hoạt động cộng đồng, hoạt động tập thể hay các buổi sinh hoạt,…. Hoạt náo là hoạt động kích thích sự thoải mái trong giao tiếp và tạo lập mối quan hệ tích cực ở môi trường tập thể, cộng đồng hoặc giữa các cá nhân. Hoạt náo là bao gồm tất cả các hoạt động nhằm gây sự chú ý, khuấy động không khí, kích thích cá nhân và tập thể để làm tiền đề cho các mối quan hệ giữa các cá nhân trong tập thể và trong xã hội. 2. Vai trò và ý nghĩa của hoạt náo 2.1. Vai trò - Giúp giảm bớt căng thẳng (stress) trong công việc, trong học tập và cuộc sống hằng ngày; - Hạn chế và xóa đi sự xung đột trong các mối quan hệ tại nơi làm việc, trong gia đình và ngoài xã hội; - Kích thích mọi người hứng thú với công việc hoặc hăng say tham gia hoạt động của tập thể; - Làm sinh động một vấn đề khô khan (các môn học: lịch sử, địa lý, triết học,…); - Tôn vinh và góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa trong thơ ca (trò chơi hát đối đáp chủ đề trái cây vùng miền hoặc địa danh,… ); - Tạo dựng cầu nối giao tiếp cho mọi người trong một tập thể mới (làm quen, kết bạn,…) 2.2. Ý nghĩa - Đánh thức khả năng sinh hoạt tập thể của các thành viên trong đội, nhóm ; - Nâng cao ý nghĩa niềm vui cuộc sống; - Gắn kết những mối quan hệ láng giềng, đồng đội; Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 1
- - Tạo bầu không khí sôi động, thoải mái cho môi trường làm việc; - Trao đổi kinh nghiệm và kiến thức xã hội thông qua hoạt động giao tiếp và chơi trò chơi; - Rèn luyện kỹ năng mềm cho người tham gia (đặc biệt là đối với thanh – thiếu niên). 3. Hoạt náo trong du lịch Mục đích chủ yếu của du lịch là giúp con người giải tỏa những căng thẳng mệt mỏi, vui chơi thoải mái. Do đó, trong các chương trình - tour du lịch (đặc biệt với tour dài ngày), hoạt động hoạt náo là rất cần thiết và không thể thiếu. Vì thế, hoạt náo trong du lịch có thể giúp: - Gắn kết các thành viên trong đoàn (làm quen, giao lưu và tinh thần đoàn kết); - Thay đổi không khí trong suốt chuyến tham quan nhằm tạo sự thoải mái và hào hứng cho các thành viên trong đoàn. - Tạo mối giao lưu gần gũi giữa hướng dẫn viên và các thành viên trong đoàn. - Tránh hoặc hạn chế hiện tượng say xe của du khách trên xe. 4. Các hoạt động hoạt náo phổ biến thường được tổ chức trong các chương trình tham quan du lịch: - Trò chơi (thông dụng nhất); - Hát – múa tập thể; - Dã ngoại và sinh hoạt lửa trại; - Đêm Gala Dinner - Kể chuyện; - Câu đố; - Ảo thuật vui,…. Hình: Hoa hậu bãi biển Tóm lại, tất cả các hoạt động vui chơi, giải trí tập thể (của du khách) dưới sự tổ chức của người hướng dẫn viên hay hoạt náo viên đều là các hoạt động hoạt náo trong du lịch. Câu hỏi (bài tập) củng cố: 1. Thế nào là hoạt náo? Trình bày vai trò và ý nghĩa của hoạt động hoạt náo. 2. Trình bày mục đích của hoạt động hoạt náo trong du lịch. 3. Sưu tầm các trò chơi, bài hát tập thể, chuyện kể, câu đố,… Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 2
- BÀI 2 HOẠT NÁO VIÊN VÀ NGƯỜI QUẢN TRÒ Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể: - Trình bày khái niệm hoạt náo viên - Trình bày khái niệm người quản trò - Nhận biết vai trò và nhiệm vụ của người quản trò và hoạt náo viên - Trình bày những yêu cầu kỹ năng cần thiết đối với người quản trò – hoạt náo viên - Trình bày những điều cần lưu ý giúp thành công trong hoạt động hoạt náo. 1. Khái niệm 1.1. Hoạt náo viên Là người có khiếu hài hước và tự tin; có kiến thức xã hội và kinh nghiệm sống phong phú; có giọng nói truyền cảm để có thể truyền đạt những thông tin; biết kết hợp giữa lời nói với những chuyển động hình thể, tạo cảm giác vui nhộn thoải mái cho tất cả mọi người mà không ảnh hưởng đến công việc và những quy phạm đạo đức xã hội. 1.2. Người quản trò - Quản trò là người điều hành, tổ chức trò chơi nhỏ. - Quản trò là một vấn đề của khoa học và nghệ thuật. + Tính khoa học: quản trò phải có đủ khả năng để nắm bắt đối tượng để tác động một cách tích cực đến người chơi nhằm tạo ra một giá trị định hướng về giáo dục trí tuệ, thể chất và tính cách của con người. + Tính nghệ thuật: cách khai thác các giá trị trên theo một tuần tự nhất định, phải tự rèn luyện: các lĩnh vực chức năng, phong cách và lối sống để có thể gần gũi, tác động đến đối tượng từ những trò chơi đa dạng, vừa sức với thanh niên. Do đó, một trò chơi được tổ chức thành công hay thất bại phần lớn lệ thuộc vào tài năng, bản lĩnh, sự khéo léo và kinh nghiệm của người quản trò. 2. Vai trò và nhiệm vụ của hoạt náo viên 2.1. Xây dựng bầu không khí - Hoạt náo viên phải góp phần xây dựng một bầu không khí vui tươi, sống động, lôi kéo mọi người cùng tham gia; - Xóa bỏ xa lạ ngại ngùng, khép kín, thụ động trong quá trình tham gia trò chơi; Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 3
- - Giải tỏa mọi căng thẳng, mang lại niềm vui và nụ cười cho người tham gia. 2.2. Giáo dục chiều sâu - Hoạt náo viên góp phần vun đắp tính nhân văn, đạo đức một cách âm thầm nhưng hiệu quả - Giúp người chơi nhận thức được tinh thần đồng đội và kỷ luật tập thể, tính trung thực trong khi thi đấu - Xây dựng cách sống, cách ứng xử tốt đẹp trong xã hội, vâng phục người lớn, tôn trọng người khác. 3. Yêu cầu kỹ năng đối với một hoạt náo viên 3.1. Những kỹ năng cần có 3.1.1. Tính sư phạm : vì trò chơi cũng là hình thức giáo dục cho nên người quản trò phải biết qua trò chơi mà trang bị cho đối tượng mình điều gì, ngoài ra còn có tính công bằng, biết thuyết phục mọi người, … qua từng cử chỉ, hành vi của mình, qua cách khuyến khích người chơi. 3.1.2. Tính phán đoán và quan sát nhanh : để ứng xử kịp thời các tình huống để trò chơi diễn ra thành công. 3.1.3. Biết nhiều trò chơi, biết sáng tạo, sáng tác trò chơi 3.1.4. Rèn luyện kỹ năng và trau dồi bản thân - Kỹ năng phản xạ trong mọi tình huống - Kỹ năng suy luận phán đoán - Sự khéo léo và tính chủ động - Giọng nói to, rõ; truyền đạt đúng và đủ nội dung nhưng phải ngắn gọn súc tích và dễ hiểu; - Biết nói đùa và có duyên; - Có tính hoà đồng, tự chủ và biết kiên nhẫn; - Nhanh nhạy, hoạt bát. 3.1.5. Hoạt động rèn luyện thường xuyên - Phải biết tích lũy, sưu tầm các loại trò chơi; - Tự tìm tòi sáng tạo trò chơi mới và thử nghiệm; - Tập nói chuyện trước tập thể, nhất là nói đùa; - Học và tích lũy nhiều kiến thức ở mọi lĩnh vực (lịch sử, văn hoá, địa lý…) nhằm hỗ trợ cho lúc hoạt náo. - Thường xuất hiện trước tập thể, xem tập thể là môi trường tốt nhất để nâng cao nghiệp vụ quản trò của mình. - Tự rút kinh nghiệm kịp thời qua mỗi trò chơi mà mình đã thực hiện. Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 4
- 3.2. Những điều cần lưu ý trong quá trình tổ chức hoạt náo - Trò chơi khi chơi phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, không nên làm ngược đặc điểm đó. - Phạt trong lúc chơi trò chơi là cách nhắc nhở nhau đồng thời qua đó động viên người chơi cố gắng hơn nên chọn hình phạt nhẹ nhàng, tế nhị,… tránh trở thành nhục hình cho người chơi sai. - Lúc chơi mọi người đều bình đẳng trước luật chơi. Nên tránh hiện tượng thiên vị, hoặc cố tình bắt cho được một người nào đó vì ý định riêng của người quản trò. - Tránh không chơi những trò chơi nhỏ khi mình không đủ hoặc không vững kiến thức về nội dung đó. - Tránh xem trò chơi nhỏ chỉ đơn thuần về mặt giải trí vì như thế có khi sẽ dẫn đến phản tác dụng của trò chơi, không lành mạnh, không trí tuệ. - Tránh mọi hiện tượng chê bai, xem thường các quản trò khác khi họ chơi không thành công. Cần có thái độ từ tốn, động viên khuyến khích để họ chơi tốt hơn. Luôn đoàn kết hỗ trợ nhau trong hoạt động tổ chức, đồng thời tích cực phát hiện, bồi dưỡng thêm để ngày càng có nhiều quản trò. 4. Bí quyết tổ chức hoạt náo thành công - Tâm hồn cởi mở - Ý thức sâu sắc: để biết làm, biết nói sao cho đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng để từng chút một nâng cao tính cách giáo dục sâu sắc cho tập thể và cá nhân. - Bản lĩnh vững vàng: thao tác ứng phó nhanh nhẹn, thành công không kiêu, thất bại không nản. - Tài năng đa dạng: đàn, ca, hát,múa, diễn kịch, thơ, thể thao,… - Rèn luyện giọng nói to, rõ, dõng dạc: Trình bày trò chơi, hướng dẫn luật chơi với ngôn ngữ ngắn gọn dễ hiểu. - Khi làm trọng tài phải công bằng nghiêm trang mà vẫn vui vẻ, khuôn mặt tươi tỉnh, cởi mở nhìn bao quát toàn bộ. Tránh lộ vẻ nóng nảy sốt ruột hoặc nản lòng ra bên ngoài. Mệnh lệnh dứt khoát nhưng không nạt nộ, ra lệnh gây gắt. - Cử chỉ và dáng điệu gần gũi - Thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm giữa quản trò – người chơi và giữa các quản trò với nhau. Câu hỏi (bài tập) củng cố: 1. Phân biệt hoạt náo viên và người quản trò? 2. Mô tả vai trò và nhiệm vụ của người quản trò và hoạt náo viên? 3. Trình bày những kỹ năng cần có của một người quản trò – hoạt náo viên? 4. Trình bày những bí quyết giúp thành công khi tổ chức hoạt náo? 5. Phân biệt người Hướng dẫn viên, Hoạt náo viên và người Quản trò. Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 5
- CHƯƠNG 2 TRÒ CHƠI – QUY TRÌNH TỔ CHỨC MỘT TRÒ CHƠI BÀI 1 TRÒ CHƠI Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể: - Nhận biết khái niệm trò chơi - Trình bày mục đích và lợi ích của trò chơi - Phân loại trò chơi - Nhận dạng các loại trò chơi 1. Khái niệm trò chơi Là một cuộc vận động sinh hoạt tập thể do một người tổ chức cho một nhóm người tham gia theo một quy ước có hướng dẫn trong một khoảng thời gian nhất định tại một địa điểm nào đó. Là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu cầu giải trí đa dạng của con người. 2. Ý nghĩa và lợi ích của trò chơi 2.1. Ý nghĩa - Đối với người lớn: giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng; - Đối với trẻ em: ngoài sự giải trí, trò chơi còn góp phần phát triển Trí, Đức, Thể và Nhân cách con người (khả năng phân tích, phán đoán, tinh thần đoàn kết, công bằng và sức khỏe,…); - Đối với các phong trào thanh thiếu niên nói chung, trò chơi còn là phương pháp giáo dục, rèn luyện và phát triển các giác quan; - Tạo bầu không khí vui vẻ, thân thiết cho tập thể. 2.2. Lợi ích - Tăng cường sức khỏe: trò chơi thường được tổ chức ở những nơi có không khí thoáng đãng, trong lành, các trò chơi vận động đòi hỏi sự vận động (Ví dụ: kéo co, nhảy bao, kéo tay,…); - Luyện giác quan: phản ứng nhanh, tinh mắt, thính tai, tập trung quan sát và tư tưởng,… (Ví dụ: tam sao thất bản, đôi bạn hiểu nhau,…); - Luyện tính tình, ý chí và ý thức: luyện tính kiên nhẫn, ý thức đội nhóm, tinh thần cầu tiến, mạnh dạn và tự tin,…(Ví dụ: Giải mật thư, Họa sĩ tài ba,…); - Giáo dục ý thức công dân, tôn trọng luật lệ: tính tự giác, kỷ luật và tính dân chủ; - Chữa bệnh: góp phần cải thiện và chữa lành các chứng bệnh tự kỉ, trầm cảm, suy nhược thần kinh,…. Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 6
- 3. Phân loại trò chơi 3.1. Theo tính chất: - Trò chơi thuộc về phản xạ: đòi hỏi sự nhanh trí và linh hoạt (Ví dụ: Trời ta - Đất ta, Tổ quốc cần, Đứng – ngồi – nằm – ngủ,…); - Trò chơi trí tuệ: đòi hỏi có sự quan sát, phân tích và phán đoán (Ví dụ: Đôi bạn hiểu nhau, Tôi thương,….); - Trò chơi vận động: đòi hỏi sức khỏe và sự khéo léo (Ví dụ: Vượt trận địa, Đưa trứng về tổ, Đua ghe Hình: Đua ghe ngo trên cạn Ngo trên cạn,…); - Trò chơi cảm giác: đòi hỏi sự tinh tế của các giác quan (Ví dụ: Truy tìm ngọc báu, Tìm vật, Chim đút mồi,…). 3.2. Theo sự năng động - Trò chơi động: chủ yếu đòi hỏi sự vận dụng và di chuyển của cơ bắp (Ví dụ: Kéo co, Đẩy gậy,…); - Trò chơi tĩnh: đòi hỏi sự vận dụng của trí óc và giác quan, ít sử dụng đến sức lực và sự di chuyển của cơ thể (Ví dụ: Giải mật thư, Đuổi hình bắt chữ,…) 3.3. Theo không gian - Trò chơi ngoài trời: các trò chơi tổ chức cho số lượng đông, mang tính tập thể và vận động cần khoảng sân bãi rộng và thoáng (cần tránh các sân gạch, xi măng hoặc nơi có nhiều cây cối và vật dụng cản trở). Ví dụ: Mèo bắt chuột, Đường hầm xuyên núi, Tải đạn về cứ,… - Trò chơi trong nhà: các trò chơi tổ chức trong lớp học, trên sân khấu vào các giờ giải lao. Hình: Trò chơi Tải đạn về cứ Ví dụ: Ca sĩ trái cây, Học nghề,… 3.4. Theo mức độ - Trò chơi nhỏ: các trò chơi được tổ chức trong nhà hoặc ngoài trời với số lượng người tham gia 6 – 12 người, trò chơi đơn giản, thời gian từ 05 – 10 phút/ trò chơi. Ví dụ: Hát hay đáp giỏi, Nhà thiết kế tài ba,… - Trò chơi lớn (Team-building): các trò chơi được dàn dựng, chuẩn bị công phu (dụng cụ hỗ trợ, sân bãi,…) và thường được diễn ra trong vài giờ, vài ngày hoặc vài tháng. Ví dụ: Bức tường lửa, Tôi Hình: Trò chơi Cùng vượt biển là người dẫn đầu,… (Team-building) Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 7
- Một trò chơi cần đảm bảo ba yếu tố sau: - Xây dựng bầu không khí: vui tươi, thân thiện. - Rèn luyện kỹ năng: phản xạ, xử lý tình huống, phán đoán, linh hoạt và chủ động. - Giáo dục chiều sâu: góp phần thúc đẩy và hình thành những nhân cách, đức tính tốt; góp phần cải thiện những mặt hạn chế trong tính cách của mỗi con người. Hình: Trò chơi Bước chân đồng đội 4. Các loại hình trò chơi phổ biến trong du lịch 4.1. Trò chơi trên xe - Thường là các trò chơi đơn giản với qui mô nhỏ; - Các trò chơi vận động nhẹ hoặc các trò chơi mang tính phản xạ, cảm giác,…; - Mang lại sự thư giãn và thoải mái; - Thường được tổ chức sau khi kết thúc bài thuyết minh hoặc xen kẻ với bài thuyết minh; - Sau khi kết thúc trò chơi, hướng dẫn viên Hình: HDV hoạt náo trên xe dành thời gian cho khách nghỉ ngơi hoặc thưởng thức âm nhạc. 4.2. Trò chơi trên sân bãi (thường là bãi biển hoặc sân cát): cần lưu ý các vấn đề sau: - Chuẩn bị trò chơi và sân bãi. - Vật dụng trò chơi, âm thanh, ánh sáng (nếu cần),… - Phân công nhân sự cụ thể. 4.3. Trò chơi trên sân khấu Thường là các chương trình giao lưu sân khấu kết hợp với một buổi tiệc tối (Gala Dinner) tại nhà hàng – khách sạn, một quán ăn hoặc ngoài trời. Khi đó, các trò chơi được xen kẻ với các tiết mục văn nghệ, phát biểu, nhận xét tổng kết,… * Cần lưu ý các vấn đề sau: - Kiểm tra công tác phục vụ ăn uống, tính sẵn sàng của sân khấu. - Chuẩn bị các trò chơi, dụng cụ và quà tặng. Hình: Nhảy “dân vũ” - Thông báo lịch trình và tổng kết chương trình. trên sân khấu Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 8
- 4.4. Trò chơi lửa trại - Tổ chức ngoài trời, trên khoảng sân rộng vào ban đêm. - Kết hợp với hoạt động dựng lều/trại và sinh hoạt trại sinh. - Kiểm tra sự sẳn sàng của công tác lửa trại (củi, lửa, chuột lửa, đuốc và các nhân vật hoạt cảnh). Hình: Sinh hoạt lửa trại Câu hỏi (bài tập) củng cố: 1. Sưu tầm và phân loại các trò chơi phổ biến. Nêu ví dụ đối với từng loại trò chơi. 2. Mô tả các dạng trò chơi phổ biến trong du lịch 3. Thực hiện các bước chuẩn bị cho việc tổ chức một trò chơi (mỗi dạng một trò chơi, SV tự chọn trò chơi). Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 9
- BÀI 2 QUY TRÌNH TỔ CHỨC MỘT TRÒ CHƠI Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể: - Mô tả quy trình chuẩn bị và tổ chức một trò chơi. - Vận dụng và tổ chức thực hiện một số trò chơi đã sưu tầm 1. Giai đoạn trước khi tổ chức trò chơi 1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến trò chơi 1.1.1. Những yêu cầu đối với đối tượng tham gia trò chơi - Độ tuổi (rất quan trọng) - Tình hình sức khỏe - Trình độ văn hóa - Kỹ năng chuyên môn cao * Những điểm cần lưu ý khi tổ chức trò chơi: 1.1.2. Giới tính: Có loại trò chơi chỉ thích hợp với nam nhưng không thích hợp với nữ giới và ngược lại 1.1.3. Địa điểm: trong nhà, ngoài trời, nơi trống trải, nơi có cỏ, cây xanh, sân bãi rộng hẹp, có hoặc không có giới hạn rõ ràng Ví dụ: Có thể tổ chức các trò chơi leo trèo, ẩn nấp ở các nơi có cây xanh, lùm cây. Chú ý không tổ chức trò chơi ném bóng ở gần các loại cây hoang dại để đề phòng rắn rết khi tìm bóng. 1.1.4. Khí hậu, thời tiết: mùa, tháng trong năm, ban ngày hay ban đêm để quyết định thời gian, cường độ thích hợp của các trò chơi 1.1.5. Thời gian chơi: thời gian chung dành cho toàn bộ các trò chơi trong buổi sinh hoạt hoặc ngày cắm trại và thời gian riêng của từng trò chơi trong chương trình chung. 1.1.6. Tác dụng, hiệu quả chính phụ của mỗi trò chơi: người điều khiển phải xác định rõ mục tiêu giáo dục trong buổi sinh hoạt để chọn những trò chơi đáp ứng yêu cầu của mình. Ví dụ: Trò chơi rèn luyện, phát triển đức tính hoặc khám phá những đức tính gì ở người chơi: thể lực, sự mềm dẻo, khéo léo, sự nhanh trí, óc quan sát…. 1.1.7. Tính chất của mỗi trò chơi: - Trò chơi rất đông: đòi hỏi một sự nổ lực hỗn hợp, kéo dài suốt cuộc chơi với cường độ cao hoặc vừa phải - Trò chơi động: đòi hỏi một sự nỗ lực liên tục nhưng có xen kẻ những lúc nghỉ ngơi ngắn Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 10
- - Trò chơi tĩnh: đòi hỏi sự nỗ lực về mặt tinh thần, trí tuệ cao, trò chơi mang tính chất giải trí nhưng thư giãn trong niềm vui. * Chú ý: - Trò chơi không vượt quá khả năng thể lực, trí tuệ, của người chơi - Trong một buổi sinh hoạt, cắm trại nên xen kẽ các trò chơi có sự kết hợp giữa trò chơi động và tĩnh để tránh sự mệt mỏi quá sức về thể chất của người chơi hoặc sự mệt mỏi do ít hoạt động thể lực và nhàm chán. 1.2. Những trò chơi cần đến dụng cụ - Lập danh sách đầy đủ và nhớ mang theo đến nơi chơi. Tuy nhiên dụng cụ phải thích hợp với độ tuổi Ví dụ: Bóng to hoặc nặng dành cho thanh thiếu niên; bóng vừa và nhỏ, mềm, nhẹ dành cho thiếu nhi, nhi đồng… - Dự kiến một số bài hát kèm theo một số trò chơi nào đó để có kế hoạch ôn luyện trước - Đối với một số trò chơi cần thêm người giám sát trong các cuộc tranh tài giữa các đội, cũng phải được sắp xếp trước - Bên cạnh một số trò chơi chính đã được lựa chọn cho chương trình cần chuẩn bị thêm một số trò chơi dự trữ, đề phòng trò chơi chính vì những lý do, điều kiện ngoài trời dự kiến không thể tổ chức được ở nơi vui chơi, cắm trại Ví dụ: trời mưa, số người đi cắm trại ít hơn các lần trước…. 1.3. Các trò chơi trong một buổi sinh hoạt Phải đạt được tác dụng (mục đích, yêu cầu), hiệu quả giáo dục đồng thời phải gây được hứng thú, phấn khởi với người chơi, đảm bảo an toàn đoàn kết, không để xảy ra tranh cãi khi phân thắng – thua, xếp vị thứ, không để xảy ra bất kỳ tai nạn gì dù rất nhỏ * Chú ý: Cũng cần phải mang dự phòng một túi cấp cứu gồm ít bông băng, thuốc sát trùng…. * Tóm lại: Trong giai đoạn này người tổ chức cần: - Xác định đối tượng và số lượng người chơi sao cho phù hợp với từng trò chơi đã được chuẩn bị. - Xác định địa điểm và chuẩn bị dụng cụ - Dự đoán những tình huống có thể xảy ra: thiếu người, trò chơi diễn ra quá lâu,… 2. Giai đoạn thực hiện 2.1. Ổn định Để tập trung sự chú ý của vòng tròn (người tham gia chơi), người quản trò cần tạo sự tập trung, ổn định bằng hai yếu tố: tiếng động và hình dáng Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 11
- - Tiếng động: dùng còi, loa hay cho vòng tròn hát… - Hình dáng: người quản trò bước ra vòng tròn với dáng điệu ngộ nghĩnh, duyên dáng cũng tạo sự thu hút, chú ý của vòng tròn 2.2. Trình bày trò chơi - Có thể lồng trò chơi vào các câu chuyện cổ tích, chuyện vui để tạo sự háo hức, hứng thú - Chọn lối giải thích rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm - Qui định luật chơi và khung thưởng phạt 2.3. Chơi thử Tùy theo trò chơi và đối tượng mà chúng ta có thể cho chơi thử một hoặc hai lần, rồi “xé nháp” và vào cuộc. Nhưng nếu trò chơi cũ hay dễ chơi, thì có thể bỏ thủ tục làm nháp để trò chơi có thể hấp dẫn ngay từ đầu. 2.4. Chơi - Người hướng dẫn phải luôn di động, bao quát sân chơi - Quan sát mọi phản ứng về tâm lý, ngôn ngữ, hành động của người chơi - Khai thác khía cạnh dí dỏm của trò chơi, sáng tạo, linh hoạt với tiến độ chơi, đối tượng chơi - Đề cao tinh thần tự giác, thẳng thắng, kỷ luật - Công bằng, chính xác, dứt khoát trong việc bắt lỗi vi phạm luật chơi và bảo vệ luật chơi - Dành cho người chơi phát huy sáng kiến trong khi chơi, miễn là không vi phạm luật chơi - Thay đổi cách chơi, làm sao cho mọi người chơi đều có cơ hội thắng cuộc - Biết dừng lại đúng lúc trước khi mọi người quá mõi mệt hay trò chơi trở nên nhàm chán * Nhìn chung, giai đoạn này cần: - Giải thích trò chơi: yêu cầu mọi người tập trung; chọn lối trình bày ngắn gọn, mạch lạc và dễ hiểu; hài hước; nêu rõ hình thức thưởng – phạt; xác nhận lại sự tiếp thu của các thành viên. - Phân chia lực lượng: về số lượng, giới tính và thể lực (tùy từng trò chơi). - Phân công nhân sự hỗ trợ (nếu cần). - Làm nháp: tùy từng đối tượng và trò chơi. - Tiến hành trò chơi: + Người hướng dẫn (quản trò) luôn di chuyển, quan sát bao quát sân chơi và người chơi. Lưu ý đến tâm lý, ngôn ngữ, hành động và sức khỏe của người chơi và người quản trò. Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 12
- + Đề cao tính tự giác và công bằng. + Linh hoạt trong cách tổ chức, hình thức thưởng – phạt và chủ động thời gian. 3. Giai đoạn kết thúc - Nên xử phạt người thua bằng các hình thức nhẹ nhàng, tế nhị để người thua vui vẻ tự nguyện tiếp thu mà không bị sốc, hay miễn cưỡng, gượng ép - Người hướng dẫn nhận xét, phê bình và kiểm điểm trò chơi, nêu ra những ưu khuyết điểm về không khí cuộc chơi, luật chơi…. * Chú ý: Trước khi tổ chức thực hiện các trò chơi, cần nắm lại đầy đủ tình hình các đối tượng dự chơi ( những ai đau yếu, mệt mỏi, thiếu vắng…); nơi chơi (những thay đổi đột xuất), dụng cụ mang theo (đủ, thiếu, tốt, hư hỏng,…) Câu hỏi (bài tập) củng cố: 1. Mô tả quy trình tổ chức một trò chơi. 2. Trình bày các bước tổ chức một trò chơi bất kỳ mà anh/chị biết theo đúng quy trình. 3. Lập kế hoạch tổ chức 3 trò chơi khác nhau (tùy chọn). Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 13
- CHƯƠNG 3 THỰC HIỆN TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỘI - NHÓM BÀI 1 THỰC HÀNH TỔ CHỨC MỘT VÀI TRÒ CHƠI TRÊN XE (Phụ lục trò chơi: Bảng 1) Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể: - Nhận biết các trò chơi phổ biến thường được tổ chức trên xe - Tổ chức và thực hiện một vài trò chơi trên xe 1. Đặc điểm - Thường là các trò chơi đơn giản với qui mô nhỏ - Các trò chơi vận động nhẹ hoặc các trò chơi mang tính phản xạ, cảm giác… - Mang lại sự thư giãn và thoải mái cho du khách - Thường tổ chức sau khi kết thúc bài thuyết minh hoặc xen kẻ với bài thuyết minh 2. Quy trình tổ chức - Trò chơi được diễn ra khi hướng dẫn viên vừa kết thúc phần thuyết minh - Có thể xen kẻ với phần thuyết minh của hướng dẫn viên - Chia đội chơi (nếu có) và xác định trọng tài của trò chơi - Công bố trò chơi mà hướng dẫn viên tổ chức cho đoàn khách - Thông báo luật chơi của trò chơi - Công bố giải thưởng của trò chơi - Tiến hành tổ chức các trò chơi - Kết thúc các trò chơi hướng dẫn viên dành thời gian cho khách nghỉ ngơi hoặc thưởng thức âm nhạc Câu hỏi (bài tập) củng cố: 1. Trình bày quy trình tổ chức một trò chơi. 2. Tổ chức một trò chơi trên xe theo đúng quy trình (nhóm và cá nhân) 3. Sưu tầm và thực hiện các trò chơi trên xe. Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 14
- BÀI 2 THỰC HÀNH MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRÊN SÂN BÃI (Phụ lục trò chơi: Bảng 2) Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể: - Nhận biết các trò chơi ngoài sân bãi - Tổ chức và thực hiện một vài trò chơi ngoài sân bãi - Thực hiện kịch bản sân khấu cho buổi sinh hoạt ngoài trời và một buổi sinh hoạt lứa trại. 1. Quy trình tổ chức - Kiểm tra sự sẵn sàng của công tác tổ chức: âm thanh, dụng cụ trò chơi, quà tặng; - Chuẩn bị danh sách các trò chơi; - Bố trí nhân sự cho các trò chơi. 2. Tổ chức thực hiện - Xác định vị trí tập trung để tham gia trò chơi; - Hướng dẫn viên thông báo đoàn khách tập trung; - Chia đoàn khách thành các đội chơi phù hợp với trò chơi; - Phân công trọng tài giám sát trò chơi; - Công bố trò chơi và luật chơi. 3. Kết thúc trò chơi - Công bố kết quả các đội chơi thắng cuộc; - Trao quà tặng cho đội thắng; - Thu dọn dụng cụ chơi. *** Kịch bản chương trình Kịch bản sinh hoạt là một dạng sinh hoạt vừa mang tính chất sân khấu, vừa có tính quần chúng rộng rãi. Là dạng một kịch bản mang sân khấu vì nó cũng có hồi, có cảnh, có nhân vật, có xung đột,…như kịch bản sân khấu. Mặt khác nó lại có tính quần chúng rộng rãi vì đây là cách thức tổ chức khoa học cho các buổi sinh hoạt quần chúng nói chung và thanh thiếu niên nói riêng. Ở đây có sự kết hợp các hình thức tuyên truyền và các thể loại nghệ thuật một cách hợp lý, nhằm làm cho buổi sinh hoạt được sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu hơn và tác dụng giáo dục đạt hiệu quả cao hơn. Đặc điểm của kịch bản sinh hoạt: - Giống với kịch bản sân khấu, kịch bản sinh hoạt cũng có màn, có lớp, có hồi, xung đột và nhân vật nhưng khác với kịch bản sân khấu ở chỗ: Kịch bản sinh hoạt là Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 15
- kịch bản tài liệu, nói về người thực, việc thực, không do người viết tưởng tượng hay hư cấu nên. - Những diễn biến trong kịch bản phải luôn phát triển, lôi cuốn, dẫn dắt người xem tham gia vào buổi sinh hoạt một cách tích cực, chủ động, không thưởng thức thụ động (tham gia vào các trò vui, câu đố, hát tập thể, hoặc tham gia vào tiết mục trong buổi sinh hoạt). - Nội dung kịch bản khẳng định cái mới, cái tốt đẹp và tích cực ngày càng nảy sinh trong xã hội. Nó có tính chất hướng dẫn dư luận quần chúng như tán thành, ca ngợi, hoặc phê phán những hiện tượng, những vấn đề đang xảy ra trong xã hội. Mục đích của kịch bản sinh hoạt là làm cho thanh thiếu niên có thái độ dứt khoát: làm theo hay không làm theo. Cách xây dựng kịch bản sinh hoạt: - Mục đích của kịch bản và ý đồ tác giả. - Lời phát biểu của người tham dự. - Bài thuyết minh và lời giới thiệu. Câu hỏi (bài tập) củng cố: 1. Trình bày quy trình tổ chức một trò chơi trên sân bãi. 2. Tổ chức một trò chơi trên sân bãi theo đúng quy trình (thực hiện nhóm hoặc cá nhân) 3. Sưu tầm và thực hiện các trò chơi trên sân bãi. 4. Thực hiện một kịch bản chương trình cho buổi Gala của lớp và đoàn khách 50 người (nhóm 5-7 thành viên). Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 16
- TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ BIÊN SOẠN NỘI DUNG MÔN HỌC: - 365 trò chơi sinh hoạt Đoàn, Nhiều tác giả, NXB Thời Đại, 2009; - Bộ sách Quản trò - trò chơi (270 SHTT; 162 SHVT; 99 SHVĐ; 1000 trò chơi nhỏ của NXB Trẻ, sách trò chơi nhóm...), tác giả: Huỳnh Văn Toàn; - Múa hát tập thể trong sinh hoạt Đoàn, Mạnh Sơn – Hồng Hạnh, NXB Thời Đại, 2009; - Hướng dẫn cải biến trò chơi, Trần Phiêu và Trần Trung Nhân (Tủ sách Đoàn Đội) – NXB Thanh Niên, 2008; - Kịch bản sinh hoạt lửa trại, Diệu Linh – Hiệu Hương sưu tầm và biên soạn, NXB Thời Đại, 2010; - Kỹ năng sinh hoạt tập thể, Diệu Linh – Hiệu Hương sưu tầm và biên soạn, NXB Thời Đại, 2010; - Kỹ năng sinh hoạt tập thể, trường Đoàn Lý Tự Trọng, lưu hành nội bộ, 2006; - Kỹ năng hoạt động trại, trường Đoàn Lý Tự Trọng, lưu hành nội bộ, 2006; - Phương pháp quản trò, Trần Phiêu và Huỳnh Nhất Huy (Tủ sách Đoàn Đội), NXB Thanh Niên, 2010; - Trò chơi trong phòng, Trần Phiêu và Nguyễn Quang Hiệp (Tủ sách Đoàn Đội), NXB Thanh Niên, 2010; - Website: http:// www.saobacdau.com.vn; http:// www.huynhtoan.vn,.... TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỀ NGHỊ CHO HỌC VIÊN: - 365 trò chơi sinh hoạt Đoàn, Nhiều tác giả, NXB Thời Đại, 2009; - Bộ sách Quản trò - trò chơi (270 SHTT; 162 SHVT; 99 SHVĐ; 1000 trò chơi nhỏ của NXB Trẻ, sách trò chơi nhóm...), tác giả: Huỳnh Văn Toàn; - Múa hát tập thể trong sinh hoạt Đoàn, Mạnh Sơn – Hồng Hạnh, NXB Thời Đại, 2009; - Hướng dẫn cải biến trò chơi, Trần Phiêu và Trần Trung Nhân (Tủ sách Đoàn Đội) – NXB Thanh Niên, 2008; - Kịch bản sinh hoạt lửa trại, Diệu Linh – Hiệu Hương sưu tầm và biên soạn, NXB Thời Đại, 2010; - Kỹ năng sinh hoạt tập thể, Diệu Linh – Hiệu Hương sưu tầm và biên soạn, NXB Thời Đại, 2010; - Kỹ năng sinh hoạt tập thể, trường Đoàn Lý Tự Trọng, lưu hành nội bộ, 2006; - Kỹ năng hoạt động trại, trường Đoàn Lý Tự Trọng, lưu hành nội bộ, 2006; - Phương pháp quản trò, Trần Phiêu và Huỳnh Nhất Huy (Tủ sách Đoàn Đội), Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 17
- NXB Thanh Niên, 2010; - Trò chơi trong phòng, Trần Phiêu và Nguyễn Quang Hiệp (Tủ sách Đoàn Đội), NXB Thanh Niên, 2010; - Website: http:// www.saobacdau.com.vn; http:// www.huynhtoan.vn,.... Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị Logistics kinh doanh: Chương 2
84 p | 331 | 83
-
Bài giảng SEO - Bài 1: Tổng quan về SEO Website
10 p | 137 | 35
-
Bài giảng Đạo đức trong hoạt động kinh doanh - Bài 2: Trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh
90 p | 173 | 25
-
Bài giảng Quan hệ Công chúng ( Đinh Tiên Minh) - Giới thiệu môn học
19 p | 189 | 18
-
Bài giảng Truyền thông marketing - Chương 3: Quản trị hoạt động quảng cáo
27 p | 164 | 17
-
Bài giảng Đạo đức trong hoạt động kinh doanh - Bài 1: Một số vấn đề chung về đạo đức trong hoạt động kinh doanh
84 p | 163 | 17
-
Bài giảng môn học Quản trị bán hàng: Giới thiệu môn học - ThS. Huỳnh Hạnh Phúc
9 p | 96 | 15
-
Bài giảng Quan hệ công chúng: Bài mở đầu
80 p | 81 | 13
-
Bài giảng Truyền thông marketing - Chương 6: Quản trị hoạt động marketing trực tiếp
20 p | 97 | 12
-
Bài giảng Truyền thông marketing - Chương 5: Quản trị hoạt động quan hệ công chúng
29 p | 87 | 11
-
Bài giảng môn học Lập kế hoạch kinh doanh: Mở đầu - ThS. Huỳnh Hạnh Phúc
5 p | 108 | 9
-
Bài giảng Truyền thông marketing - Chương 4: Quản trị hoạt động kích thích tiêu thụ
14 p | 108 | 9
-
Giáo trình Thực hành nghiệp vụ nhà hàng 2 (Ngành: Kỹ thuật chế biến món ăn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên
38 p | 16 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn