TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ INTERNET
lượt xem 132
download
Internet - cũng được biết với tên gọi Net - là mạng máy tính lớn nhất thế giới, hoặc chính xác hơn là mạng của các mạng, tức bao gồm nhiều mạng máy tính được nối lại với nhau. Một số mạng máy tính bao gồm một máy tính trung tâm (còn gọi là máy chủ hay máy phục vụ) và nhiều máy khác (còn gọi là máy khách hàng hay trạm làm việc) nối vào nó. Các mạng khác, kể cả Internet, có quy mô lớn hơn, bao gồm nhiều máy chủ và cho phép bất kỳ một máy tính nào trong mạng có...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ INTERNET
- GIỚI THIỆU INTERNET Internet - cũng được biết với tên gọi Net - là mạng máy tính lớn nhất thế giới, hoặc chính xác hơn là mạng của các mạng, tức bao gồm nhiều mạng máy tính được nối lại với nhau. Một số mạng máy tính bao gồm một máy tính trung tâm (còn gọi là máy chủ hay máy phục vụ) và nhiều máy khác (còn gọi là máy khách hàng hay trạm làm việc) nối vào nó. Các mạng khác, kể cả Internet, có quy mô lớn hơn, bao gồm nhiều máy chủ và cho phép bất kỳ một máy tính nào trong mạng có thể kết nối với bất kỳ máy nào khác để trao đổi thông tin thoải mái với nhau. Một khi đã được kết nối vào Internet, máy tính của bạn sẽ là một trong số hàng chục triệu thành viên của mạng khổng lồ này. Mạng của các trường đại học và viện nghiên cứu là những thành viên lâu đời của Internet. Sự bùng nổ Internet trong vòng hai năm trở lại đây cũng giống như khi TV xuất hiện vào đầu những năm 50. Số người dùng gia nhập Internet tăng với tốc độ rất nhanh. Theo ước tính, con số này sẽ là 16 triệu vào cuối năm nay. Có thể làm được gì với Net? Về thực chất, Internet là công nghệ thông tin liên lạc mới, nó tác động sâu sắc vào xã hội, cuộc sống của chúng ta, là một phương tiện cần thiết như điện thoại hay TV, nhưng ở một mức độ bao quát hơn nhiều. Chẳng hạn, điện thoại chỉ cho phép bạn trao đổi thông tin qua âm thanh, giọng nói. Với TV thì thông tin bạn nhận được sẽ trực quan hơn. Còn Internet lại hơi khác. Nó đưa bạn vào một thế giới có tầm nhìn rộng hơn và bạn có thể làm mọi thứ: viết thư, đọc báo, xem bản tin, giải trí, tra cứu và thậm chí còn có thể thực hiện những phi vụ làm ăn. Ngày nay, khi nói về Internet, mọi người thường đề cập đến việc họ có thể làm gì và đã gặp ai. Khả năng của Internet rất lớn, và chỉ có thể tóm lược một số điểm chính sau đây. Thư điện tử (E-mail) Đây là dịch vụ của Internet được sử dụng nhiều nhất. Bạn có thể trao đổi thư (e-mail) với hàng triệu người khắp thế giới. Người ta sử dụng e-mail vào bất cứ việc gì mà họ có thể làm với giấy hay điện thoại: bàn công việc, tán gẫu, hỏi thăm, tỏ tình... và cả những chuyện phi pháp nữa. Danh sách thư điện tử (mailing list) cho phép bạn gia nhập vào những cuộc bàn luận theo nhóm người có cùng mối quan tâm và gặp gỡ thông qua mạng. Dịch vụ thư tín (Mail Servers) giúp bạn truy cập những thông tin cần thiết. World Wide Web Đây là khái niệm mà người dùng Internet quan tâm nhiều nhất hiện nay. Người ta viết tắt là WWW hay gọi ngắn gọn là Web. Web là một công cụ, hay đúng hơn là dịch vụ của Internet. Khác với các dịch vụ trước đây của Net, Web chứa thông tin bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh và thậm chí cả video được kết hợp với nhau. Web cho phép bạn có thể chui vào mọi ngõ ngách trên Net, là những điểm chứa CSDL gọi là Web site. Nhờ có Web, nên dù không phải là một chuyên gia, bạn vẫn có thể sử dụng Internet. Phần mềm sử dụng để định hướng Web gọi là bộ duyệt (browser). Hiện nay, bộ duyệt thông dụng nhất là Navigator của Netscape, tiếp đó là Internet Explorer của Microsoft (kèm theo HĐH Windows 95). Truy xuất dữ liệu
- Nhiều máy tính (server) trên Internet chứa các tập tin mà bạn có thể truy xuất tự do. Đây là những thư viện catalog, sách, tạp chí, hình ảnh số hoá và vô số phần mềm máy tính, từ trò chơi đến HĐH. Nói chung, Internet là cả một kho thông tin khổng lồ mà chỉ cần ngồi một chỗ, bạn có thể với tới. Nhưng cần lưu ý một điều: thông tin trên Net bạn có thể lấy thoải mái không mất tiền, nhưng chắc chắn khi nhận được phiếu thanh toán cước điện thoại sau đó, bạn sẽ rút ra được một điều là ít khi người ta cho không cái gì! Không tin? bạn hãy tiếp tục đọc những phần tiếp theo. Nguồn gốc của Internet Nếu không thích chuyện của quá khứ, bạn hãy bỏ qua mục này. Tiền thân của Internet là ARPANET, mạng máy tính được xây dựng bởi Bộ Quốc Phòng Mỹ (DOD) vào năm 1969 vừa để thử nghiệm độ tin cậy của mạng và vừa nhằm kết nối những cơ sở nghiên cứu với mục đích quân sự, bao gồm một số lượng lớn các trường đại học, viện nghiên cứu. ARPANET khởi đầu với quy mô nhỏ, nhưng đã nhanh chóng bành trướng ra khắp nước Mỹ. Một phần của độ tin cậy mạng thuộc về vấn đề định hướng động (dynamic routing). Nếu một trong số nhiều liên kết của mạng bị gián đoạn do tấn công từ bên ngoài, lưu thông trên đoạn đó phải được tự động chuyển sang liên kết khác. Thật may mắn, chưa có sự tấn công nào xảy ra cả .... Thành công của ARPANET được nhân lên gấp bội, tất cả các trường đại học đều đăng ký gia nhập. Tuy nhiên, quy mô lớn của mạng đã gây khó khăn trong vấn đề quản lý. Từ đó, ARPANET được chia làm hai phần: MILNET là hệ thống mạng dành cho quân sự và ARPANET mới nhỏ hơn, không thuộc DOD. Tuy nhiên hai mạng vẫn liên kết với nhau nhờ giải pháp kỹ thuật gọi là IP (Internet Protocol), cho phép thông tin truyền từ mạng này sang mạng khác khi cần thiết. Tất cả các mạng được nối vào Internet đều sử dụng IP. Tuy chỉ có hai mạng lúc bấy giờ nhưng IP được thiết kế cho hàng chục nghìn mạng. Một điều khác thường trong thiết kế của IP là bất kỳ một máy nào trong IP đều có thể liên lạc được với một máy khác bất kỳ. Điều này có vẻ như là hiển nhiên nhưng bạn nên biết rằng vào thời điểm đó, trong phần lớn những mạng máy tính, máy đầu cuối (terminal) chỉ có thể kết nối với máy trung tâm, mà không thể với máy đầu cuối khác. World Wide Web xuất hiện bởi nhu cầu của các viện và trường đại học và mặc dù các cơ sở khoa học này vẫn đóng vai trò chủ đạo nhưng Web đã biến thành nơi chứa thông tin multimedia, giải trí và liên lạc. Tốc độ phát triển của Web nhanh hơn bất kỳ phương tiện nào có từ trước tới nay. Internet có thể chống lại sự tấn công Trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, quân đội Mỹ đã không thành công trong việc phá hủy hệ thống chỉ huy của quân đội Iraq. Sau đó, mới vỡ lẽ ra là Iraq đã sử dụng các bộ định hướng (router) mạng có trên thị trường với công nghệ khôi phục và định hướng chuẩn của Internet. Điều này cho thấy định hướng động thực sự có tác dụng. • World Wide Web xuất hiện bởi nhu cầu của các viện và trường đại học và mặc dù các cơ sở khoa học này vẫn đóng vai trò chủ đạo nhưng Web đã biến thành nơi chứa thông tin multimedia, giải trí và liên lạc. Tốc độ phát triển của Web nhanh hơn bất cứ phương tiện nào có từ trước tới nay.
- • Với người dùng Internet, Web có sức hấp dẫn bởi vài lý do. Trước hết, nó cho phép hiển thị thông tin bạn truy tìm theo chế độ đồ hoạ, hơn hẳn những dòng text buồn tẻ của Internet "trước đây". • Web cũng là chỗ của nơi buôn bán. Tiếp thị vẫn còn là từ không mấy dễ chịu trong một số nơi trên Net, nhưng nó lại là động lực chủ đạo của Web. Người ta mua bán đủ thứ trên Web, từ phần mềm cho đến cà phê, đồ chơi trẻ em. • World Wide Web được coi như một xa lộ thông tin tốt nhất. Với những công nghệ tiên tiến đang được triển khai, chúng ta sẽ có được âm thanh, hình ảnh chất lượng cao từ Web. • Tuy nhiên, điều đáng nói nhất khi đề cập về Web là khả năng bao trùm rộng lớn của nó. Chẳng hạn nếu điều kiện tài chính hạn hẹp không cho phép bạn thực hiện một ấn phẩm mang tính toàn cầu, ví dụ như tạp chí Time, thì Web là giải pháp tốt nhất cho bạn. Trên Web, thông tin của bạn có thể đến với tất cả mọi người. • Web server là máy chủ trong đó có chứa thông tin dưới dạng trang Web. Các Web server được nối với nhau trên Internet, mỗi server có địa chỉ riêng, bắt đầu bằng: • http://... Web server còn có tên gọi là Web site - vị trí Web. • Nào, còn điều gì bạn muốn nói? bạn có thể cho cả thế giới biết. INTERNET CÓ TỪ ĐÂU VÀ KHI NÀO...? Những cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển Internet Thập niên 1950 1957 * Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik. Hoa Kỳ đáp lại bằng cách thành lập Cơ quan Dự án Nghiên cứu Cao cấp (Advanced Research Projects Agency - ARPA) thuộc Bộ quốc phòng Mỹ (DOD) nhằm đưa khoa học và kỹ thuật vào quân đội. Thập niên 1960 1962 * Paul Baran, RAND: "Mạng truyền thông phân tán" - Mạng chuyển mạch gói (Packet- switching - PS); không còn một điểm dừng duy nhất nữa. 1965 * ARPA tài trợ nghiên cứu về mạng cộng tác gồm các máy tính chia sẻ theo thời gian. - TX- 2 của MIT Lincoln Lab và Q-32 của hãng System Development Corporation (Santa Monica, California) được nối trực tiếp với nhau (không dùng chuyển mạch gói). 1967 * Hội nghị ACM về những Nguyên lý Hoạt động - Kế hoạch giới thiệu mạng chuyển mạch gói. - Tài liệu đầu tiên về ARPANET do Lawrence G. Roberts xuất bản. * Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia (NPL) ở Midlesex, Anh phát triển mạng dữ liệu NPL Data Network do D. W. Davies phụ trách. 1968 * Mạng PS được giới thiệu cho ARPA.
- 1969 * DOD ủy nhiệm ARPANET nghiên cứu lĩnh vực mạng. - Nút đầu tiên tại UCLA [Network Measurements Center - SDS SIGMA 7:SEX] và không lâu sau đó tại [legend = function - system:os] Viện nghiên cứu Stanford Research Institute (SRI) [NIC-SDS940/Genie] UCSB [Culler-Fried Interactive Mathematics - IBM 360/75:OS/MVT] U của Utah [Graphics-DEC PDP-10:Tenex] -Dùng bộ xử lý thông điệp thông tin (Information Message Processors - IMP) [minicomputer Honeywell 516 với bộ nhớ 12K) do công ty Bolt Beranek và Newman (BBN) phát triển. * Request for Comment (RFC) đầu tiên: "Host Software" của Steve Crocker Thập niên 1970 1970 * Mạng Store-and-Forward • Dùng công nghệ thư điện tử và mở rộng nó vào hội nghị • ALOHAnet do Norman Abrahamson, U of Hawaii (:sk2:) phát triển • Kết nối với ARPANET vào năm 1972 * Các máy chủ ARPANET bắt đầu dùng giao thức Network Control Protocol (NCP) 1971 * 15 nút (23 máy chủ): UCLA, SRI, UCSB, U of Utah, BBN, MIT, RAND, SDC, Harvard, Lincoln Lab, Stanford, UIU (C), CWRU, CMU, NASA/Ames 1972 * Hội nghị quốc tế về Truyền thông máy tính với sự trình diễn của mạng ARPANET giữa 40 máy và Terminal Interface Processor (TIP) do Bob Kahn tổ chức. * InterNetworking Working Group (INWG) ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thiết lập giao thức bắt tay (agreed-upon). Chủ tịch: Vinton Cerf. * Ray Tomlinson của BBN phát minh chương trình e-mail để gửi thông điệp trên mạng phân tán (:amk:) Chi tiết kỹ thuật Telnet (RFC 318) 1973 * Kết nối quốc tế đầu tiên vào ARPANET: University College of London (Anh) và Royal Radar Establishment (Na Uy). * Luận văn tiến sĩ đại học Harvard của Bob Metcalfe phác họa ý tưởng cho Ethernet (:amk:) * Bob Kahn đưa ra vấn đề Internet, khởi đầu chương trình nghiên cứu liên mạng tại ARPA. Vào tháng 3, Vinton Cerf phác thảo cấu trúc gateway trên mặt sau phong bì tại phòng chờ của một khách sạn ở San Francisco (:vgc:). * Cerf và Kahn trình bày những ý tưởng cơ bản của Internet tại INWG vào tháng 9 ở U of Sussex, Brighton, Vương Quốc Anh (:vgc:). * Chi tiết kỹ thuật File Transfer (RFC 454). 1974 * Vint Cerf và Bob Kahn xuất bản quyển A Protocol for Packet Network Intercommunication, trình bày thiết kế chi tiết Transmission Control Program (TCP) [IEEE Trans Comm] (:amk:).
- *BBN mở dịch vụ truyền dữ liệu Telenet đầu tiên (phiên bản thương mại của ARPANET) (:sk2:). 1975 * Điều hành hoạt động Internet được chuyển cho DCA (hiện nay là DISA) * Phiên bản "Jargon File" đầu tiên của Raphael Finkel tại SAIL 1976 * Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhất gửi thông điệp bằng e-mail (các mạng khác có e-mail từ 1971 đến 1978, nhưng e-mail 1976 là trịnh trọng nhất và được in ra). * UUCP (Unix-to-Unix-CoPy) phát triển tại AT&T Bell Labs và được phát hành cùng với UNIX một năm sau. 1977 * Larry Landweber cho ra đời mạng THEORYNET tại U - Wisconsin cung cấp dịch vụ thư điện tử cho hơn 100 nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học máy tính (dùng hệ thống thư điện tử cục bộ và TELENET để truy xuất đến server) * Chi tiết kỹ thuật về Mail (RFC 733) * Tymshare đưa ra mạng Tymnet * 7/1977, lần đầu tiên trình diễn về ARPANET/Packet Radio Net/SATNET trên hoạt động của các giao thức Internet với những gateway do BBN cung cấp (:vgc:) 1979 * Họp mặt giữa U - Wiscosin, DARPA, NSF và các nhà khoa học máy tính của nhiều trường đại học khác để thành lập khoa Khoa học Máy tính (Computer Science Department) chuyên nghiên cứu mạng máy tính (do Larry Landweber tổ chức). * Mạng USENET do Tom Truscott và Steve Bellovin thành lập dùng giao thức uucp giữa Duke và U của đại học Bắc California. * Richard Bartle và Roy Trubshaw ở U - Essex thành lập MUD và MUD1 đầu tiên. * ARPA thành lập Ban Điều khiển Cấu hình Internet (Internet Configuration Control Board - ICCB) * Bắt đầu thử nghiệm mạng Packet Radio Network (PRNET) nhờ ngân sách của DARPA. * ARPANET nối qua SRI Thập niên 1980 1981 * Mạng BITNET (Because It's Time Network) - Được khởi đầu như một mạng cộng tác tại đại học City University ở New York, kết nối đầu tiên với đại học Yale. (:feg:) - Nếu thay từ Time trong tên BITNET bằng từ There thì đó là tên giao thức NJE miễn phí của IBM. - Cung cấp dịch vụ thư điện tử và máy chủ cho phép phân phối thông tin cũng như truyền file. * Mạng CSNET (Computer Science NETwork) do nhiều nhà khoa học máy tính phối hợp với các trường đại học University of Delaware, Purdue, University of Wisconsin, công ty RAND và BBN lập nên nhờ tài trợ của NSF. CSNET cung cấp các dịch vụ về mạng cho các khoa học gia ở trường đại học mà không cần truy xuất vào mạng ARPANET. CSNET sau này được xem như mạng phục vụ cho khoa học và máy tính (Computer and Science Network) (:amk,lhl:)
- 1982 * Giao thức TCP (Transmission Control Protocol) và IP (Internet Protocol) được DAC và ARPA xây dựng cho ARPANET, gọi chung là bộ giao thức TCP/IP (:vgc:) - Điều này dẫn đến một trong những định nghĩa đầu tiên về Internet như là một tập hợp các mạng nối với nhau, và đặc biệt là các mạng này đều dùng giao thức TCP/IP. Như vậy, Internet được xem như hình thành từ những mạng dùng giao thức TCP/IP kết nối với nhau. - DOD tuyên bố bộ TCP/IP là giao thức chuẩn cho DOD (:vgc:). * Mạng EUnet (European UNIX Network) do EUUG thiết lập nhằm cung cấp dịch vụ thư điện tử và các dịch vụ USENET khác. (:glg:) - Nối kết trực tiếp giữa các nước Hà Lan, Đan Mạch, Thụỵ Điển và Anh quốc * Chi tiết kỹ thuật cho giao thức gateway mở rộng (External Gateway Protocol - EGP). EGP được dùng cho các gateway giữa các mạng. 1983 * Server Name được phát triển tại trường đại học Wisconsin, không cần người dùng phải nhớ chính xác các đường dẫn đến những hệ thống khác . * Mạng FidoNet do Tom Jennings xây dựng. * Chuyển từ giao thức NCP sang giao thức TCP/IP. * Gateway CSNET/ARPANET được cài đặt . * ARPANET được tách ra thành ARPANET và MILNET. MILNET tích hợp cùng với Mạng dữ liệu quốc phòng (Defense Data Network) . * Ban hoạt động Internet (Internet Activities Board - IAB) ra đời thay thế cho ICCB. * Các phiên bản Berkeley 4.2BSD kết hợp với giao thức TCP/IP. * EARN (European Academic and Research Network) được thành lập, Rất giống cách vận hành của BITNET với một gateway do IBM tài trợ. 1984 * Giới thiệu Domain Name Server (DNS) . Số lượng máy chủ vượt qua con số 1000 l Thiết lập mạng JUNET (Japan Unix Network) dùng UUCP . * Thiết lập mạng JANET (Joint Academic Network) tại Anh dùng giao thức Coloured Book . * William Gibson xuất bản quyển Neuromancer. 1985 * Bắt đầu kết nối Whole Earth'Lectronic Link (WELL) . 1986 * Thiết lập mạng NSFNET (tốc độ của backbone là 56 Kbps). - NSF thành lập 5 trung tâm siêu tính toán cung cấp những khả năng tính toán cao cấp cho các nơi: JVNC@Princeton ... - Bùng nổ kết nối, đặc biệc là ở trường đại học. * Mạng Freenet đầu tiên (tại Cleveland) ra mắt vào ngày 16 tháng 7 dưới sự bảo trợ của công ty SoPAC (Society for Public Access Computing). Vào năm 1989, chương trình quản lý Freenet được National Public Telecomputing Network (NPTN) đảm nhận (:sk2,rab:). * Thiết kế giao thức Network News Transfer Protocol (NNTP) nhằm mở rộng khả năng khai thác thông tin trên Usenet thông qua giao thức TCP/IP. * Mail Exchanger (MX) do Craig Partridge phát triển, cho phép những chủ không dùng giao thức IP có địa chỉ khu vực (domain address).
- * Xây dựng mạng BARRNET (Bay Area Regional Research Network) với những kết nối tốc độ cao. 1987 * Số lượng máy chủ vượt quá 10.000 * Số lượng máy chủ BITNET vượt quá 1.000 . 1988 * 1 tháng 11, virus Internet "đào bới" làm ảnh hưởng gần 6.000 trong số 60.000 máy chủ của Internet * CERT (Computer Emergency Response Team) được DARPA thành lập đáp lại sự xuất hiện của virus làm ảnh hưởng đến mạng. * DOD chấp nhận OSI, xem việc sử dụng giao thức TCP/IP như là một thời kỳ quá độ . * Mạng CERFnet (California Education and Research Federation network) được Susan Estrada sáng lập. * Một số vùng ở Canada nối vào NSFNET đầu tiên: Onet qua Cornell, RISQ qua Princeton, BCnet qua trường đại học ở Washington . * FidoNet nối với Net, cho phép trao đổi thư điện tử và tin tức. * Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Na Uy, Thụy Điển nối vào NSFNET. 1989 * Số lượng máy chủ vượt quá 100.000 l RIPE (Réseaux IP Européens) ra đời, đảm bảo sự hợp tác kỹ thuật và quản trị cần thiết cho hoạt động của mạng toàn châu Âu * Những truyền tải đầu tiên giữa e-mail thương mại và Internet: MCI Mail và CompuServer * CREN (Corporation for Research and Education Networking) được thành lập do phối hợp của CSNET vào BITNET. * úc, Đức, Israel, ý, Nhật, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Puerto Rico, U. K. nối vào NSFNET. Thập niên 1990 1990 * Máy tính hoạt động từ xa đầu tiên: Internet Toaster được nối thành công vào Internet * ARPANET ngừng hoạt động * Tổ chức EFF (Electronic Frontier Foundation) do Mitch Karop sáng lập. * Archie được đưa ra * Hytelnet ra đời * World - nhà cung cấp dịch vụ truy cập Internet qua điện thoại đầu tiên * CA*net do 10 mạng khu vực khác nhau hình thành, có vai trò như một backbone quốc gia của Canada, nối trực tiếp vào NSFNET. * Argentina, áo, Bỉ, Brazil, Chi Lê, ấn Độ, Ireland, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ nối vào NSFNET. 1991 * Thinking Machines Corporation công bố Wide Area Information Servers (WAIS) do Brewster Kahle phát minh. * Paul Lindner và Mark P. McCahill ở đại học Minnesota đưa ra Gopher * World Wide Web (WWW) ra đời, được CERN công bố, do Tim Berners-Lee phát triển. * NSFNET backbone được nâng cấp, đạt tốc độ 44736 Mbps * NSFNET truyền 1 tỷ tỷ byte/tháng và 10 tỷ gói tin/tháng * Croatia, CH Séc, Hồng Kông, Hungary, Bồ Đào Nha, Singapore, Nam Phi, Đài Loan, Tunisia nối vào NSFNET.
- 1992 * Internet Society bước vào hoạt động Số lượng máy chủ vượt quá con số một triệu * IAB tiếp tục vai trò Internet Architecture Board và trở thành một phần của Internet Society. * Cameroon, Cyprus, Ecuador, Estonia, Kuwait, Latvia, Luxembourg, Malaysia, Slovakia, Slovenia, Thailand, Venezuela nối vào NSFNET 1993 * NSF cho ra đời InterNIC, cung cấp các dịch vụ Internet như: - Dịch vụ về cơ sở dữ liệu và thư mục (AT&T). - Dịch vụ đăng ký (Network Solution Inc.). - Dịch vụ thông tin (General Atomics/CERFnet). * Liên hiệp quốc trực tuyến (UN) l Bungari, Costa Rica, v.v. nối vào mạng NSFNET. 1994 * Kỷ niệm sinh nhật thứ 25 ARPANET/Internet. * NIST (The National Institute for Standards and Technology) đề nghị thống nhất TCP/IP và giảm bớt yêu cầu chỉ dùng chuẩn OSI. * NSFNET chuyển tải 10 tỷ tỷ byte hàng tháng. * WWW trở thành dịch vụ phổ biến thứ nhì sau dịch vụ FTP, căn cứ trên phần trăm số gói dữ liệu và byte truyền trên mạng NSFNET. * TERENA (Trans-European Research and Education Network Association) thành lập bằng việc sát nhập hai tổ chức RARE và EARN, đại diện cho 38 quốc gia cũng như cho cả CERN và ECMWF. Mục đích của TERENA là "thúc đẩy và tham gia vào việc phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông và thông tin quốc tế chất lượng cao phục vụ cho lợi ích của nghiên cứu và giáo dục" 1995 * NSFNET thu lại thành một mạng nghiên cứu * Trong tháng 3, WWW vượt trội hơn FTP trở thành một dịch vụ có sự lưu thông lớn nhất căn cứ trên số lượng gói tin truyền, và trong tháng 4 căn cứ trên số byte truyền. * Các hệ thống quay số trực tuyến truyền thống như CompuServe, American Online, Prodigy bắt đầu cung cấp khả năng tiếp cận Internet. * Việc đăng ký tên khu vực không còn miễn phí nữa. Bắt đầu từ ngày 14 tháng 9, lệ phí hằng năm là 50 USD, trước đây được bao cấp bởi NSF. NSF vẫn tiếp tục trả chi phí cho những đăng ký thuộc lĩnh vực giáo dục. * Kỹ thuật trong năm: WWW, các công cụ tìm kiếm * Những kỹ thuật nổi bật: mobile code (Java, Javascript), virtual environments (VRML), những công cụ cộng tác 1996 * Triển lãm Internet 1996 World Exposition là triển lãm thế giới đầu tiên trên Internet . Nguồn tin từ PCworld INTERNET - CHẲNG CÓ GÌ LÀ CAO SIÊU Công Nghệ Thông Tin (CNTT) sẽ chẳng là gì nếu không trở thành rất quen thuộc như cái cuốc trong xã hội nông nghiệp, cái công tắc điện trong xã hội công nghiệp... Với chuyên mục này, chúng tôi sẽ làm cho những vấn đề như Internet, Browser, Windows, Object... trong CNTT trở thành "dễ cầm" như cái cuốc, "dễ bật" như cái công tắc điện...
- Nếu có hai máy tính được nối với nhau để có thể trao đổi thông tin cho nhau thì đó là mạng máy tính. Mạng máy tính là nhiều máy tính (không hạn chế số lượng) được kết nối với nhau, tương tự mạng có nhiều điện thoại liên lạc với nhau. Mục đích của việc kết nối là trao đổi thông tin giữa các máy, chia sẻ tài nguyên (đĩa cứng, máy in) của các máy trong mạng với nhau, và hơn nữa là quản lý được toàn bộ hoạt động của các máy được kết nối. Có thể nối hai hoặc nhiều mạng máy tính thành một mạng lớn hơn. Một máy tính trong mạng nhỏ này có thể gửi thông tin đến cho một máy tính khác nằm trong mạng nhỏ thứ hai nếu hai mạng nhỏ trên được nối với nhau. Có thể đặt ra câu hỏi: "các máy tính được nối với nhau như thế nào, bằng phương tiện gì?". Câu trả lời là các máy tính nối với nhau có thể là hữu tuyến, và cũng có thể là vô tuyến. Kết nối hữu tuyến là kết nối bằng các loại dây cáp, kể cả dây điện thoại, cáp quang. Còn kết nối vô tuyến thông qua sóng vô tuyến, hồng ngoại... Từ đây, bắt đầu xuất hiện khái niệm Internet. Internet là mạng máy tính bao gồm nhiều mạng của các tổ chức, quốc gia trên toàn thế giới. Internet là mạng máy tính lớn nhất thế giới, hay hiểu đơn giản Internet là mạng của các mạng. Như trên đã nói, khi đã được nối với Internet, từ bất kỳ một máy tính nào cũng có thể gửi thông tin đến một địa chỉ xác định. Ví dụ, bạn cần gửi thư điện tử (e-mail) cho một người đang ở Mỹ. Đầu tiên, bức thư từ máy tính của bạn được chuyển đến nơi bạn đăng ký dịch vụ thư điện tử - thường gọi là nhà cung cấp dịch vụ Internet (tiếng Anh là ISP, các ISP tại Việt Nam hiện nay là VDC, FPT, Sài Gòn Postel, Viện Khoa Học Công Nghệ) thường là theo đường điện thoại. Tiếp theo đó, ISP này thông qua một tổ chức khác gọi là IAP, tức là nơi quản lý cổng vào Internet (hiện nay chỉ có VDC - thuộc Tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông VN - đảm trách công việc này) để gửi bức thư của bạn lên Internet. Sau khi đã lên Internet, thư của bạn sẽ đi đến địa chỉ mà bạn đã chỉ ra khi gửi - thường là một server thư tín của ISP đang cung cấp dịch vụ cho người mà bạn gửi thư. Bức thư được lưu vào ư hhp thộư riêng cc a ngủườnhận nằm trên máy chủ của ISP. Người nhận thư sau đó sẽ h i truy cập vào hộp thư của mình (tất nhiên cũng bằng máy tính) để lấy bức thư đó. Toàn bộ quá trình trên được thực hiện tự động và chỉ xảy ra trong thời gian vài phút, tùy thuộc vào lưu lượng giao dịch trên Internet (xem hình minh họa).
- Qua ví dụ trên, ta thấy Internet đóng vai trò của một đường truyền tải thông tin khổng lồ, trong đó IAP, ISP như là các trạm trung chuyển để kết nối và cung cấp dịch vụ. Như vậy, có thể hình dung Internet như một con đường cao tốc kết nối các quốc gia, các tổ chức lại với nhau. Bởi vậy khái niệm xa lộ thông tinn cũng là mm khía cộạ của Internet. t nh Internet tồn tại như là sự kết nối của rất nhiều mạng thông qua các phương tiện viễn thông trên toàn thế giới như vệ tinh viễn thông, cáp quang, đường điện thoại... Khả năng truyền tải của những phương tiện này rất lớn, có thể chứa được nhiều loại thông tin như dữ liệu, hình ảnh, tiếng nói, hình ảnh động... Ta hay nói lấy tin từ Internett . Nhhng thông tin mà ta gữọlà ll y tấừ i Internett là do các nhà cung cấp thông tin lên Internet mà ra. Ví dụ, công ty A muốn giới thiệu trên Internet các loại sản phẩm mới của mình. Trước tiên công ty A tổ chức và đưa thông tin sản phẩm lên một máy chủ. Máy chủ này phải nối với một ISP nào đó và có địa chỉ được đặt theo nguyên tắc xác định chung. ISP thông qua IAP để kết nối với Internet. Người dùng Internet có thể truy cập trực tiếp vào máy chủ của công ty A để xem thông tin (xem hình minh họa). Số máy chủ chứa dữ liệu như trên được nối với Internet lên tới hàng triệu. Từ đó có thể thấy lượng thông tin có trên Internet nhiều tới mức nào. Đứng từ góc độ người dùng, Internet không có gì là cao siêu, khó hiểu. Tại nhiều nước phát triển, người dân bình thường có máy tính trong gia đình đã sử dụng Internet như một phương tiện truyền thông hữu ích. Vấn đề mà chúng ta quan tâm hiện nay là sử dụng và quản lý Internet như thế nào để việc "nối mạch" diễn ra trôi chảy và giá cước ngày càng rẻ. Để đạt được sự "trôi chảy" khi nối mạng điện thoại quốc tế ta cũng phải mất nhiều năm. Còn giá cước hợp lý thì nhiều năm nay vẫn chưa đạt được. *Chi phí bao nhiêu để có thể sử dụng Internet Muốn trở thành người dùng Internet, điều trước tiên là bạn phải có máy tính với cấu hình tối thiểu:
- Bộ xử lý 486 DX2-66MHz o 8MB RAM o 20 MB đĩa cứng trống o Hệ điều hành Windows 3.1, hay Windows 95 o Và cho rằng bạn đã lắp đặt điện thoại. o Tiếp theo đây là những chi phí bổ sung để sử dụng Internet Modem tốc độ 14,4 kbps (loại lắp trong) 450.000 ĐVN o Đăng ký truy nhập Internet với ISP (lắp đặt thuê bao) 450.000 ĐVN o Cước sử dụng 400 ĐVN/phút o Như vậy, chi phí ban đầu để sử dụng Internet là 900.000 ĐVN Với mức sử dụng Internet 1 tiếng/ngày, bạn sẽ phải trả 60 x 400 = 24.000 ĐVN mỗi ngày, và 26 x 24.000 = 624.000 ĐVN mỗi tháng. *Intranet - một Internet thu nhỏ Nói đến Internet, tức là ta đã nói đến một mạng máy tính rất lớn với quy mô toàn cầu, trong đó các máy tính được nối với nhau và truyền thông tin cho nhau, tuân theo những quy cách chung để đảm bảo sự nhất quán trong toàn hệ thống. Hãy hình dung, nếu ta thu nhỏ mô hình mạng máy tính kiểu Internet vào trong một cơ quan, xí nghiệp có nhiều mạng nhỏ nằm ở những vị trí khác nhau, và cũng sử dụng những cách thức, phương tiện kỹ thuật như trong Internet để trao đổi thông tin, thì đó chính là mạng intranet. Trong intranet, bạn cũng dùng bộ duyệt Web để xem thông tin được lưu trữ trên các máy chủ (còn gọi là Web server) trong phạm vi cơ quan, xí nghiệp của mình. Mạng intranet có thể nối với Internet. Và để bảo vệ intranet khỏi sự truy cập không hợp pháp từ bên ngoài, người ta phải sử dụng những phương tiện kiểm soát luồng thông tin ra vào intranet, gọi là bức tường lửa. WORLD WIDE WEB, LINH HỒN CỦA INTERNET, LẠI CÀNG ĐƠN GIẢN Người ta nói rằng Internet chỉ trở nên thực sự hấp dẫn khi World Wide Web xuất hiện. World Wide Web - viết tắt là WWW, hay gọi ngắn gọn là Web - là công cụ, phương tiện hay đúng hơn là một dịch vụ của Internet. Hiểu thế nào là dịch vụ Internet? Đó là những phương tiện, cách thức được sử dụng trên Internet nhằm giúp cho việc trao đổi thông tin trở nên thuận tiện và dễ dàng.
- Không giống với những dịch vụ khác của Internet, Web cung cấp thông tin rất đa dạng, bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, nghĩa là những gì chúng ta có thể cảm nhận được. Thông tin được biểu diễn bằng ủtrang Webb theo đúng nghĩa cc a một trang mà chúng ta có thể nhìn thấy trên màn hình máy tính. Mọi thông tin đều có thể biểu thị trên trang Web đó, kể cả âm thanh, hình ảnh động. Nhưng nếu chỉ có như vậy thì cũng chẳng có gì phải bàn nhiều về Web. Vấn đề lý thú nhất của Web nằm ở khía cạnh khác. Trang Web bạn nhìn thấy trên màn hình máy tính có khả năng liên kết với những trang Web khác, dẫn ta đến những nguồn thông tin khác. Chẳng hạn trên một trang thông tin bạn đọc thấy câu thơ của Tố Hữu: Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan ... Người thiết lập trang Web có thể cho phép bạn khi đó "nhấn chuột" vào chữ tuyết tan và lập tức bạn được xem một đoạn phim về tuyết tan được lưu trữ ở một máy chủ nằm đâu đó tận Moscow hay Warzava. Khả năng này của Web có được nhờ thông qua các siêu liên kếtt (hyperlink). Siêu liên kết dẫn ta từ trang Web (có đoạn thơ Tố Hữu) ở Việt Nam tới trang Web khác (phim về tuyết tan) ở tận Nga. Như vậy, siêu liên kết về bản chất là địa chỉ trỏ tới nguồn thông tin (trang Web) nằm đâu đó trên Internet. Bằng những siêu liên kết này, các trang Web có thể liên kết với nhau thành một mạng chằng chịt (bản thân Web theo tiếng Anh là mạng nhện), trang này chỉ tới trang khác, cho phép ta chu du trên biển cả thông tin (người ta vẫn hay gọi là lướt trên Web là vậy). Để có thể xem được trang Web, người ta phải sử dụng những chương trình đặc biệt gọi là Web Browser. Hiện tại có hai Web browser thông dụng nhất là Navigator của Netscape và Internet Explorer của Microsoft. Nguồn tin từ PCworld
- TỪ INTERNET VÀ WORLD WIDE WEB ĐẾN INTRANET Intranet: Internet thu nhỏ trong cộng đồng Là một người dùng Internet, và theo thói quen cố hữu của người làm toán, tôi thử tìm một số định nghĩa cho Intranet và thấy rằng các tài liệu có cách viết khác nhau nhưng chung quy là Intranet "na ná" như Internet thật, nhất là với trình độ tiếng Anh "miền núi" như tôi thì nghe người Mỹ họ phát âm hai từ ấy cũng chẳng thấy khác nhau. Intranet cũng dùng thủ tục truyền TCP/IP như Internet và công nghệ duyệt tin World Wide Web. Internet không có chủ sử hữu, chỉ có những trang WEB là có chủ, nhưng mạng Intranet thì luôn có người chủ thực sự của mình. Intranet thực chất là sự kết hợp công nghệ Internet và WEB trong nội bộ một công ty, một cơ quan hay một quốc gia - ta tạm gọi là một cộng đồng - với một bức tường lửa (firewall) giúp cho người dùng được đăng ký trong mạng có thể truy nhập thông tin trong Intranet và ra ngoài Internet thoải mái. Người dùng Internet có thể truy nhập vào Intranet để lấy được những thông tin lọc bởi bức tường lửa. Intranet: Giải pháp mới cho vấn đề cũ Ta cứ thử tưởng tượng một công ty đa quốc gia với khoảng chục ngàn nhân viên, có hàng trăm văn phòng, trụ sở trên khắp thế giới nếu muốn thiết lập một mạng toàn cầu riêng sẽ tốn kém biết bao nhiêu. Họ cần lưu trữ một số lượng lớn thông tin về văn phòng, nguồn nhân lực, vật lực, giá cả hàng hóa hay danh bạ điện thoại... Theo ông Dennis Tsu, giám đốc tiếp thị về các sản phẩm phần mềm Internet của công ty Sun Microsystems thì hàng năm, chi phí cho in ấn, phân phát tài liệu cho một nhân viên công ty từ 50 đến 100 USD. Giả sử công ty có độ 200 nhân viên thì chi phí trên trong một năm có thể mua được nửa tá Web server và mỗi phân ban chỉ cần chịu trách nhiệm cập nhật thông tin thường xuyên trên máy chủ thay vì in ấn và phân phát thì rất có thể sau 12 tháng, vốn đầu tư hàng năm cho từng nhân viên trên sẽ trở về két bạc của công ty. Ngoài ra, các công ty đa quốc gia có thể được thành lập từ những công ty con khác nhau thuộc nhiều quốc gia nên một điều dễ xảy ra là họ có các hệ thống máy tính khác nhau về kiến trúc. Đó có thể là IBM PC, Macintosh, máy tính mini hay siêu máy tính và chạy trên hệ điều hành Unix, DOS, Windows... Chỉ có TCP/IP là ngôn ngữ giúp các máy tính khác biệt về kiến trúc "nói chuyện" được với nhau, trong khi công nghệ Web giúp người sử dụng không biết nhiều về máy tính có thể xem từ tài liệu trên siêu máy tính Cray đến văn bản Word, Excel trên PC hay Macintosh một cách dễ dàng. Chính điều này có thể giúp họ nhanh chóng hòa mạng trong nội bộ công ty và tiếp cận với thế giới Internet bên ngoài. Công nghệ Web từ khi ra đời đã tỏ ra rất hiệu quả vì khả năng thiết lập nhanh với giá thành rẻ. Cấu hình cơ bản chỉ cần một Web server và phần mềm đi kèm. Vì mạng Internet đã có sẵn chỉ cần nối Web server vào một gateway gần nhất và trả tiền thuê bao trên đoạn đường truyền đó là có thể nối mạng với bất kỳ điểm nào trên thế giới. Trên mỗi máy lẻ của người dùng đầu cuối chỉ cần cài một phần mềm duyệt tin (browser) và nếu dùng sản phẩm của Microsoft thì có thể sao chép miễn phí bộ duyệt Internet Explorer trên Internet. Tính hiệu quả kinh tế có lẽ không cần bàn cãi ở đây. Một nhân tố quan trọng nữa thúc đẩy sự phát triển rất nhanh của Intranet trên thế giới là công nghệ Web rất trực quan và dễ đọc, không cần đầu tư lớn cho huấn luyện và đào tạo. Sự liên kết siêu văn bản giúp người sử dụng đầu cuối đi từ văn bản này đến văn bản khác cho dù đó là bài phát biểu được ghi âm, một băng video hay đoạn phim, thậm chí có thể là các bức ảnh hay đồ thị minh họa. Tất cả các loại siêu văn bản đó được tổ chức dễ dàng trong một trang gốc (home page) đặt trên một máy chủ. Một họa sĩ với đôi chút hiểu biết về Web sẽ thiết kế các trang Web đẹp và trang nhã dễ hơn là họ vẽ trên vải. Các công ty thường tốn nhiều tiền để in ấn các hướng dẫn, giới thiệu về công ty, các báo cáo hàng
- năm, danh sách giá các loại mặt hàng... nhưng khi đến tay người dùng thì thông tin đã lỗi thời. Nếu được cập nhật bằng Web thì thông tin sẽ là mới nhất. Giá thành đưa sản phẩm tới thị trường sẽ thấp đi rất nhiều và thời gian cũng sẽ giảm đi tối thiểu. Intranet giúp công ty nâng cấp phần mềm, hướng dẫn tiếp thị và bán hàng. Các tài liệu về huấn luyện và đào tạo, trợ giúp trực tuyến trên Web giúp cho các nhân viên dù xa nhau về khoảng cách địa lý vẫn liên lạc với nhau nhanh chóng và hiệu quả. Điều tiện lợi cuối cùng, Intranet sẽ giúp những người lãnh đạo cao cấp nắm được thông tin thông suốt từ trên xuống. Họ sẽ không còn sợ con "ngoáo ộp" vi tính đe dọa nữa vì giờ đây dùng máy vi tính cũng tựa ta dùng tivi trong gia đình vậy. Họ chỉ cần biết di chuột trên màn hình và nhấn vào tiêu đề của văn bản cần xem mà không cần biết thế nào là hệ điều hành DOS, thế nào là tập tin hay phải sao chép trên đĩa ra sao. Intranet đã lựa chọn những ưu điểm của Internet để sử dụng hiệu quả trong một cộng đồng. Intranet: Sự lựa chọn cho thành công Nếu cho rằng năm 1995 là năm Internet thì 1996 thuộc về Intranet. Chỉ riêng năm 1995, số lượng Web server dùng cho Intranet đã chiếm 55% so với 45% của Internet. Theo dự đoán của IDC thì tới năm 2000, tỷ số này sẽ là 10:1 nghiêng về Intranet. Riêng trong năm 1996, theo thống kê của Forrester sau khi phỏng vấn 50 trong số 500 công ty thành đạt nhất thế giới thì hiện có 16% đang dùng Intranet, 26% sẽ cài đặt, 24% đang xem xét, còn 34% trả lời là chưa có kế hoạch cụ thể. Nói đến sự thành công huyền thoại trên Intranet phải kể đến công ty FedEx, chuyên vận chuyển hàng trên khắp thế giới. Mỗi ngày công ty vận chuyển khoảng 2,4 triệu kiện hàng đi khắp năm châu. Họ đã lắp đặt Web server từ tháng 11 năm 1994 và hàng ngày cho phép khoảng 12.000 khách hàng có thể theo dõi trực tiếp từng giờ xem kiện hàng của mình được luân chuyển như thế nào tới địa chỉ của người nhận thông qua vài thao thác trên máy vi tính. Người gửi và nhận không phải mất thời gian và tiền bạc để hỏi qua điện thoại hay fax xem kiện hàng đã tới nơi chưa. FedEx đã tiết kiệm 2 triệu USD mỗi năm vì có mạng Intranet. Công ty FedEx có khoảng 60 trang gốc với hàng trăm ngàn trang Web nhằm cung cấp thông tin cho khoảng 30.000 nhân viên trên toàn thế giới. Hãng ô tô Ford dùng Intranet để nối các trung tâm thiết kế từ châu á sang châu Mỹ và châu Âu. Từ hãng AT&T đến hãng quần jean Levi Strauss đều đặt cược cho Intranet để kinh doanh. Silicon Graphics với 7200 nhân viên tạo ra 114.000 trang Web được lưu trên 800 trang Web gốc dùng trong nội bộ công ty. Họ có Intranet từ thuở Mosaic và WWW mới được sinh ra. Ngân hàng Thế giới (The World Bank) cũng trang bị một Intranet cho khoảng 10.000 nhân viên, giúp họ trao đổi thông tin và đó chính là một trong những yếu tố tạo cho hoạt động của Ngân hàng Thế giới trẻ nên hiệu quả hơn. Ngồi tại văn phòng ở Hà Nội hay Washington có thể xem chi tiết tình hình giải ngân của từng dự án đang thực hiện tại Việt Nam hay bất kỳ. Năm 1996, tổng giá trị các phần mềm Intranet được bán ra trên thế giới khoảng 467 triệu USD. Theo dự đoán có thể lên tới 4 tỷ trong năm 1997 và đạt 8 tỷ trong năm 1998, gấp 4 lần so với Internet. Đó là chưa kể đến các ứng dụng, công cụ lập trình cho Intranet. Đây là dịp làm ăn lớn của các công ty chuyên sản xuất phần mềm cho Intranet như Netcape, Sun, Microsoft, IBM, Oracle, Computer Associates... Cuộc chiến thực sự giữa các công ty khổng lồ đã bắt đầu nhằm chiếm lĩnh thị trường Intranet. Họ đưa ra các chuẩn khác nhau, kể cả phần cứng và phần mềm nhằm thu hút khách hàng đi theo công nghệ của mình. Nhưng như người ta thường nói: "Hãy để cho trăm hoa đua nở, ta sẽ ngắt những bông nào đẹp nhất". Intranet: Những thách thức và giải pháp
- Khi tôi viết những dòng trên và đọc lại thấy Intranet quả là dễ "ăn". Chỉ cần mua server và phần mềm về cài đặt thế là xong. Nhưng sự đời đâu có dễ như ta tưởng. Nếu anh dễ dàng truy nhập tin thì chắc tôi cũng khá nhanh tìm được bí mật của công ty anh trên mạng. Vì vậy, độ an toàn của thông tin trên mạng Intranet được đặt ra hàng dầu khi các nhà quản lý đồng ý chi tiền cho Intranet. Những bí mật tế nhị như tiền lương, lý lịch từng người, doanh số bán ra, thu nhập của công ty, xa hơn nữa là bí mật quốc gia... không thể cung cấp cho mọi người cùng biết. Intranet phải đảm bảo người sử dụng truy nhập vào thông tin mà họ cần và điều quan trọng là quyền truy nhập của họ đến đâu. Giải pháp firewall sẽ giúp người quản lý mạng thiết lập các quyền truy nhập của người sử dụng một cách dễ dàng. Những dữ liệu truyền trên mạng xuyên quốc gia, hay lục địa phải được mã hóa sao cho trên đường đi không thể có ai có khả năng đọc được những dữ liệu đó. Hệ thống bảo mật thông tin ngày nay đã phát triển tới mức mà muốn giải mã một đoạn tin được mã hóa bằng phương pháp hiện đại người ta phải mất hàng nghìn năm mới có cơ may tìm ra. Ngay tại Việt Nam, bạn đọc có thể tìm tới nhóm phát triển phần mềm "Bảo mật thông tin" dười sự hướng dẫn của Giáo sư Phan Đình Diệu tại Hà Nội để xem một hệ thống bảo mật thông tin an toàn tuyệt đối và Giáo sư có thể chứng minh bằng phương pháp toán học chặt chẽ. Sự bí mật của công ty cũng cần được đặt ra nghiêm chỉnh khi cài Intranet. Nếu không thì mọi thư từ bí mật của cá nhân, của cơ quan bị người khác nhòm trộm không thương tiếc và đó là nguy cơ phá sản. Và điều thách thức cuối cùng là tính hiện thời của trang Web. Nếu các thông tin không được cập nhật thường xuyên thì những trang Web trở nên vô ích vì thông tin quá lỗi thời. Nhưng với một vài người luôn lo nội dung của các trang Web thì việc cập nhật định kỳ không phải là vấn đề khó. Đôi lời kết Năm 1945, ông Vannevar Bush, cố vấn khoa học của Tổng thống Mỹ Frank Roosevelt trong Thế chiến thứ hai đã tưởng tượng ra một thế giới mới cho các nhà khoa học cần chinh phục. Một trong những ý tưởng đó là ông tưởng tượng ra một thiết bị có tên là Mermex (nguồn gốc từ tiếng Anh Memory Mimic nghĩa là bắt chước cách suy nghĩ của bộ não người) giúp người ta có thể truy nhập thông tin như cách người ta thường tư duy: đi từ thông tin này sang thông tin khác như là đi từ ý nghĩ này sang ý nghĩ khác một cách thoải mái và thông tin lại được lưu trữ lại như ý tưởng được lưu trong bộ não người để sau này có thể lục lại dễ dàng. Memex giúp người ta liên kết các văn bản lại với nhau. Thời đó, người ta cho Memex là điều không tưởng và điên rồ. Nhưng đến hôm nay, đã trải qua nửa thế kỷ, cái Web "rối rắm" của ông V.Bush tưởng tượng đã thành hiện thực. Công nghệ Internet và Web đã sinh ra Intranet và giúp con người trong một cộng đồng liên kết với nhau, cùng chia sẻ thông tin và lao động có hiệu quả. Intranet sẽ là chìa khóa của sự thành công cho các cộng đồng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Khi bài viết tới tay bạn đọc thì có thể đất nước đã sang xuân 1997 - chỉ còn ba năm nữa sẽ tới thế kỷ 21. Hy vọng những chuyên gia hàng đầu về mạng từ các công ty tin học trẻ và năng động như ONE, hùng mạnh như FPT, 3C hay thâm trầm như Lạc Việt... sẽ thiết lập và đưa vào ứng dụng thành công mạng Intranet tại Việt Nam giúp nền công nghệ thông tin tiên tiến thêm một bước mới. Intranet: Những công ty nên tìm đến Dưới đây là danh sách một số công ty cung cấp các dịch vụ kể cả phần cứng và mềm cho Intranet mà tôi sưu tầm được theo quan điểm của tạp chí Fortune.
- • Internet/Intranet/Web Software: • Adobe Systems, Attachmate, Clarify, Hyperion, Software, Lotus, Microsoft, Servlets, Software.com, Vantine. • Network Operating Software: Novell, Sun Microsystems • Security: Information Resource Engineering • Database: Informix • Fast LAN Technologies: Cabletron • Internetworking: Cascade Communications, Cisco Systems, U.S. Robotics • Servers: Apple Computer • Content Providers: DataTimes Nguồn tin từ PCworld INTERNET THẾ HỆ MỚI Mạng tương lai, đang được các nhà nghiên cứu và hàn lâm xây dựng, sẽ sử dụng những backbones mới, các giao thức mới, và triển khai các ứng dụng mới. Internet ngày nay, tuy tốc độ nhanh hơn trước đây và đang tăng trưởng hàng tháng, vẫn còn quá chậm và không đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Chính vì vậy mà đang có cả "đoàn quân" chuyên gia dồn hết tâm sức xây dựng mạng Internet thế hệ mới. Mặc dù những đường trục chính (backbone) có băng thông rộng trong khoảng OC-12 (622 Mbps), thông lượng giữa các đầu cuối trên mạng Internet công cộng được đo giữa các trạm làm việc của mạng LAN và chỉ cỡ 40 Kbps – tương đương với tốc độ liên lạc giữa hai modem và hơi chậm hơn của mạng ARPANET gốc, trục chính tiền-Internet chạy ở tốc độ 56 Kbps. Đối với những nhà nghiên cứu, băng thông này và khả năng bất ổn của nó không đủ để hỗ trợ nhiều ứng dụng mới mà họ muốn và cần. Trong nhiều trường hợp, nếu không có được hệ thống mạng thích hợp, họ buộc phải mua các thiết bị đắt tiền, thay vì có thể dùng chung (chẳng hạn như kính hiển vi điện tử). Hoặc họ phải đi xa để xem trình diễn trực tiếp dữ liệu cần thiết từ các dự án liên quan. Vấn đề không chỉ đơn giản là yêu cầu "làm ơn cho thêm băng thông". Internet ngày nay không hỗ trợ nhiều tính năng khác, những tính năng quan trọng đối với thế hệ phần mềm ứng dụng sắp tới cần có tốc độ cao hơn. Internet hiện thời cung cấp cái được gọi là "dịch vụ cố gắng nhất". Phiên bản 4 của TCP/IP, đang chạy trên Internet hôm nay, không dự phòng được khả năng xác định hay bảo đảm yêu cầu chất lượng dịch vụ (quality-of-service – QoS) và các mức độ khả dĩ của những yêu cầu này. IPv4 cũng không thể dự phòng băng thông, không bảo đảm hiệu năng mạng tối đa, không cung cấp đủ tính năng an toàn cần thiết. Các trường đại học và các viện nghiên cứu hiện nay đang cần đến những tính năng này. Còn giới các công ty và người dùng thông thường cũng bắt đầu cần đến và nhận thức được giá trị của các tính năng đó trong Internet thương mại.
- Để đạt đến Internet thế hệ tiếp theo cần có phần cứng (ví dụ như các bộ chuyển mạch, bộ dẫn đường) và các dịch vụ truyền tải, viễn thông thế hệ mới. Nó còn đòi hỏi những giao thức mới, những công cụ điều hành mạng mới, và sự hiểu biết sâu sắc hơn về nhu cầu mạng đối với các ứng dụng tốc độ cao. Cũng cần có kế hoạch quản lý dự án và chương trình trọng yếu để có thể triển khai và điều phối những thay đổi này mà không làm hỏng dịch vụ Internet đang tồn tại. Cần có cách thức làm cho những tính năng này trở nên khả dụng đối với người dùng và các ứng dụng của họ, theo dạng đơn giản, dễ-đặc-tả-và-dễ- sử-dụng – cộng với việc giáo dục và đào tạo các nhà phát triển và người dùng. Một điều dễ làm nản chí là quy mô của nó vượt khỏi tầm của bất kỳ một nhà sản xuất, một trường đại học, hay tổ chức chính quyền nào. Nhưng nó lại nằm trong khả năng của nhiều đơn vị này kết hợp thành đội ngũ cùng làm việc - đó là điều đang diễn ra hiện nay. Bước dọn đường Các cộng đồng giáo dục Hoa Kỳ đã hợp tác hơn một thập niên để xác định được nhu cầu mạng của họ. Một số khởi xướng có liên quan với nhau đang được thực hiện và dọn đường cho những bước phát triển Internet thế hệ mới; đó là: • Sáng kiến Internet thế hệ mới (Next-Generation Internet - NGI) của Nhà Trắng. • Dịch vụ mạng băng thông cực cao (VBNS) của National Science Foundation. • Internet2, một cố gắng của nhóm các trường đại học đang làm việc với các công ty và đối tác nhà nước. • IPng, giao thức Internet thế hệ mới – IPv6. Những sáng kiến này đang thúc đẩy tạo ra những giao thức mới, phần cứng, phần mềm mới, kiến thức mới, và các mẫu thử nghiệm mạng mới trình diễn những ứng dụng thể hiện tính năng mới. NGI NGI là sáng kiến tập thể của Nhà Trắng, công bố từ tháng 10/1996. Được phát triển từ sáng kiến tính toán và truyền thông tốc độ cao, hiện giờ NGI trở thành một phần của dự án tính toán mạng qui mô lớn (Large-Scale Networking) của chính quyền Hoa Kỳ. Mùa thu năm trước, các nhà nghiên cứu đã trình diễn năm "ứng dụng tiền thân" cho Internet thế hệ mới. NGI nghiên cứu các giao thức, phát triển và khai thác các mẫu thử nghiệm đầu cuối, cộng thêm các ứng dụng minh họa. Một số mục đích tương tự cũng được đưa ra trong Internet2 và VBNS. Trong tất cả các sáng kiến thì NGI là cấp tiến nhất, đặc biệt là loại mạng Class 1 của nó, ở đó các công nghệ mạng được kiểm nghiệm thích đáng. Một số trong những mạng này không liên quan gì đến TCP/IP. Chúng bao gồm: • Collaborative Advanced Interagency Research Network (CAIRN) cung cấp bộ Ascend Gigarouters cho các nhà nghiên cứu trong phạm vi toàn quốc để thí nghiệm với RSVP, multicast (kỹ thuật cho phép gửi lên mạng chỉ một bản, khi cần thiết sẽ tự động nhân bản để gửi đến nơi yêu cầu), và các giao thức IPv6 khác. • National Transparent Optical Network Consortium (NTONC) có kế hoạch xây dựng mạng mẫu trị giá 40 triệu USD ở California để làm mô hình thử nghiệm và đánh giá hiệu năng của các thành phần truyền thông quang học cao cấp. Người ta hy vọng rằng những tiến bộ kỹ thuật này giúp xây dựng được mạng có khả năng truyền dữ liệu 10-100 Tbps - dung lượng vượt xa những gì đang dự định hiện giờ.
- • Mạng Multiwavelength Optical Network (MONET), trải từ Washington D.C. đến New Jersey, giúp định hình được cách xây dựng mạng quang học quốc gia hỗ trợ nhiều độ dài sóng. • Advanced Technology Demonstration Network (ATDNet) khởi đầu là mạng ở vùng Washington D.C. có băng thông cỡ OC-48 (2,4 Gbps). Nó được tạo ra để giúp các cơ quan liên bang triển khai việc sát nhập các công nghệ chế độ truyền dẫn không đồng bộ (ATM) và mạng quang học đồng bộ (Synchronous Optical Network - SONET). • Advanced Communi-cations Technology Satellite ATM Internetwork liên kết một vài trung tâm tính toán tốc độ cao (một phần được biết dưới mô hình thử nghiệm có tên gọi Defence Research and Engineering Network [DREN]) và các mô hình thử nghiệm Multi-dimensional Applications Gigabit Internetworking Consortium (MAGIC) và ATDNet tốc độ cỡ gigabit. Những đề tài nghiên cứu bao gồm kỹ thuật tín hiệu trên mạng, quản lý vấn đề tắc nghẽn, ATM và IP multicast, và cổng (gateway) cho các mạng LAN phi ATM. Mục đích chủ yếu của NGI là phát triển và trình diễn hai mô hình thử nghiệm nhanh hơn 100 và 1000 lần so với Internet ngày nay nếu tính về hiệu năng liên lạc giữa các đầu cuối (end-to-end) – tức là khoảng 100 Mbps và 1 Gbps. Những dịch vụ mạng mà NGI sẽ làm việc bao gồm những lĩnh vực như an toàn tác vụ và quản trị mạng. Đang có nhiều cố gắng làm cho NGI dễ sử dụng đối với những công ty làm việc với nó. Mùa thu năm ngoái có hơn 150 công ty ở Silicon Valley đã tham gia với vai trò đối tác. VBNS Trước NGI, trước Internet2, NSF đã hoạt động để cung cấp những dịch vụ mà Internet thương mại chưa làm được. NSF bắt đầu bằng mạng chuyên dùng VBNS với mục đích cung cấp dịch vụ mạng thế hệ mới cho các nhà nghiên cứu cao cấp và người dùng trong giới khoa học. Vào mùa xuân 1995, NSF ký kết hợp đồng hợp tác 5-năm thực hiện VBNS trị giá 50 triệu USD với hãng MCI. Mạng này, hoạt động từ tháng 4/1995, nối 5 trung tâm máy siêu tính của NSF, ở những nơi như Cornell Theory Center và National Center for Supercomputing Applications (NCSA). Mạng này sẽ mở rộng đến khoảng 100 viện nghiên cứu. Đến mùa thu năm trước, "VBNS có khoảng 23.500 Km liên kết OC-12, và chúng tôi cũng cung cấp các kênh ảo chuyển mạch (switched virtual circuits – SVC)", Charles Lee, Giám đốc Chương trình VBNS của MCI Telecommunications, phát biểu. "Hai trạm có thể gửi tín hiệu trực tiếp đến các bộ chuyển mạch ATM của MCI và đi xuyên qua mạng MCI bằng tầng Layer 2 từ đầu này đến đầu kia mà không cần đến bất kỳ bộ dẫn đường (router) nào". "Đó là lồng ấp dành cho việc phát triển những ứng dụng thế hệ mới", Lee nói. "Bạn cần phải phá vỡ nghịch lý trứng-và-gà - không ai phát triển các ứng dụng cho một mạng không tồn tại, và ngược lại. VBNS là bàn đạp tiến đến công nghệ thế hệ mới". MCI đang cố gắng mang IPv6 vào VBNS trong tháng Ba này, nhưng điều này có thể bị kéo dài do vấn đề phần mềm hỗ trợ IPv6. Đến tháng sáu, MCI hy vọng sẽ đưa ra được những dịch vụ hỗ trợ băng thông dự phòng (reserved-bandwidth services). "Dịch vụ khởi đầu của chúng tôi sẽ bổ sung dịch vụ băng thông dự phòng cho kỹ thuật chuyển tiếp IP-datagram truyền thống", Lee nói. "Tính năng này dành cho những ứng dụng cần băng thông cao để bảo đảm độ trễ và mất mát rất thấp. Nó thiết lập, trên cơ sở từng ứng dụng, một đường dẫn đặc biệt qua Internet bằng cách gởi
- tín hiệu từ hệ thống đầu cuối sử dụng RSVP, và một trong nhưng bộ dẫn đường của chúng tôi sẽ chuyển nó thành kênh ảo ATM". Băng thông dự phòng rất quan trọng, Lee nhấn mạnh, "những khi mà các dịch vụ thương mại không thể hỗ trợ nó cho các trạm cuối". Tương tự, việc sử dụng kỹ thuật Protocol- Independent Multicast (PIM) hiện đang cho phép thực hiện một số hoạt động mà trước đây không thể làm được, chẳng hạn như kết nối đến mạng CAnet – một mạng nghiên cứu lớn của Canada, để cung cấp tính năng IP-multicasting. Mặc dù bạn có thể sử dụng Multicast Backbone (Mbone) cho tiếng nói và video, "nói chung là được thực hiện bằng cách dùng các bộ dẫn đường hay các trạm làm việc đặc biệt để làm các IP đường ngầm", Lee nói. Đến cuối năm này, MCI có kế hoạch tiếp tục nâng cấp cho VBNS thêm kỹ thuật dẫn đường theo nguồn, với hơn 100 đường liên lạc quốc nội và khoảng 20 đường liên lạc quốc tế. Đến năm 2000, tốc độ đường trục chính sẽ đạt đến OC-48. "Chúng ta có thể thực hiện kỹ thuật dồn kênh phân sóng (wave division multiplexing – WDM) tốc độ rất cao và nhận được băng thông rất rộng", Rick Wilder – Giám đốc Công nghệ Internet ở MCI – phát biểu. "Chúng tôi có một số chặng 40-Gbps, và ở phòng thí nghiệm Reston, Virgina, của chúng tôi có các bộ dẫn đường Cisco 12,000 được thiết lập phù hợp với OC-48. Nhưng bạn cần có khả năng cắm nó vào chỗ nào đó, và hiện tại OC- 12 là thứ mới nhất mà bạn có thể mua trong các bộ dẫn đường địa chỉ IP hay các bộ chuyển mạch ATM đáng tin cậy." (WDM kéo theo việc đóng gói nhiều chuỗi truyền dẫn quang học vào trong một sợi quang bằng cách gửi mỗi chuỗi trên một kênh màu khác nhau.) Trong khi đó, hoạt động liên quan VBNS đã đơm hoa kết quả. MCI đã phát triển, và đang dùng chung thông tin trên đó, khả năng quan sát cho phép họ theo dõi thông lượng IP bên trong các chuỗi tế bào khi chúng truyền qua với tốc độ cao. Đây là chuyển giao công nghệ đầu tiên mà MCI có thể đưa ra từ những cố gắng thực hiện dự án VBNS. VBNS cũng sẽ là một phần của dự án NGI, nó cung cấp chỗ để thử nghiệm những ứng dụng mới và triển khai các công nghệ mạng tiên tiến nhất. Internet2: Bến đỗ tiếp theo của Academia Sau khi VBNS cất cánh, các trường đại học thỏa thuận đưa tài nguyên của mình lên một mức nối liên mạng mới. Kết quả là một dự án "mù mờ" ra đời, Internet2. Dự án này lầm lẫn theo nghĩa là mặc dù vẫn theo đuổi công nghệ Internet thế hệ mới, nó lại không có ý định thay thế Internet đang có, cũng không xây dựng một mạng mới cho người dùng tổng quát. UCAID (University Corporation for Advanced Internet Development) được thành lập vào tháng 9/1997 để quản lý Internet2 và trợ giúp các liên đoàn khác, chẳng hạn như một Gigabit Point of Presence (GigaPOP) của North Carolina. Các GigaPOP sẽ giúp đỡ kết hợp thông lượng từ các trường đại học, tránh nhiều vấn đề nảy sinh do kiến trúc của các Network Access Point (NAP) của Internet hiện nay. Chín công ty thành viên của UCAID – Advanced Network and Service, Bay Networks, Cisco System, Fore Systems, IBM, Newbridge Networks, Nortel, Starburst Communi-cations, và 3Com – đã liên kết ở cấp độ đối tác. Điều đó có nghĩa là họ đã cam kết mỗi bên đóng góp hơn 1 triệu USD cho Internet2 trong 3 đến 5 năm tới.
- Internet2, VBNS, và NGI cũng có quan hệ tương hỗ,dù rằng Internet2 và VBNS tự thân chúng cũng có sứ mạng riêng, độc lập với NGI và độc lập với nhau. Hiện tại, VBNS cung cấp dịch vụ mạng trục chính cho Internet2. Internet2 và UCAID cũng có tham gia phần nào trong dự án NGI thông qua khối đào tạo cao cấp. Thật vậy, Internet dường như đã đạt được mục đích đầu tiên của chương trình NGI khi nó nối kết 100 trường đại học hàng đầu và phát triển những chương trình ứng dụng trên mạng thế hệ mới. Các kế hoạch của Internet2 dự định sẽ tiến hành thử nghiệm hoạt động vào mùa thu năm nay, dù rằng khi sử dụng VBNS một số ứng dụng đã được trình diễn, trong đó có một số ứng dụng trình diễn ở các buổi hội thảo ở Washington D.C. vào mùa thu trước. Các ứng dụng Internet2 bao gồm nhiều ngành nghiên cứu, giáo dục khác nhau. Một số sẽ là môi trường cộng tác, một số khác sẽ là các thư viện số. Một số sẽ hỗ trợ nghiên cứu, và một số khác sẽ cho phép dạy học từ xa. Internet2 cũng là nơi thử nghiệm nhiều vấn đề mang tính chính sách, chẳng hạn như làm thế nào để định giá và tính phí đối với kỹ thuật dự phòng băng thông. Nó cũng là chỗ để thí nghiệm các biện pháp thúc đẩy các GigaPOP, chẳng hạn với cache cục bộ và các server nhân bản, và với các đường liên lạc vệ tinh lên và xuống để cải tiến hiệu quả mạng. Bên cạnh những công cụ từ xa được nhắc đến ở trên, các môi trường cộng tác sẽ cho phép các cuộc hội đàm dùng audio, video, text, và "bảng trắng" thực hiện được theo thời gian thực. Các ứng dụng khác hỗ trợ những hình thức cộng tác mới thông qua kỹ thuật trình diễn ảo 3 chiều. Cuối cùng, telemedicine, bao gồm chẩn đoán và theo dõi từ xa, sẽ được đẩy mạnh nhờ Internet2. Loại ứng dụng sử dụng tối đa khả năng đồ họa/multimedia cũng là những ứng cử viên chính đối với NGI nhằm phục vụ cho cho khả năng trực quan hóa các kết quả khoa học, thực tại ảo (Virtual Reality – VR) cộng tác, môi trường 3-chiều, chẳng hạn như môi trường ảo hỗ trợ bởi máy tính (CAVE – computer-assisted virtual environment); mạng nghiên cứu CAVE (CAVERN);ImmersaDesk; Narrative, Immersive, Contructivist/Collaborative Environment (NICE); và Tele-Immersion (tổ hợp VR và video nối mạng). Mặc dù những nhà tổ chức Internet2 ban đầu nghĩ rằng có ít hơn hai nhóm trường học có thể cần phần nào đó của mạng mới này, khi sự việc lan rộng ra đã có đến 114 viện đại học Hoa Kỳ muốn tham gia. Để tham gia, mỗi trường đại học phải cam kết bỏ ra nửa triệu USD để nâng cấp mạng WAN của chính họ, để trả chi phí điều phối hàng năm 25,000 USD cho nhóm trung tâm, và để tạo ra ít nhất là một ứng dụng. Tốc độ cỡ Terabits đã là hiện thực Không có gì ngạc nhiên khi cộng đồng nghiên cứu tiếp tục tìm kiếm những mạng nhanh hơn nữa để đưa vào sử dụng. Ông Roberts của Educom nói rằng đã có những cuộc thảo luận về mạng OC-192 (gần 10 Gbps) dành cho các nhà nghiên cứu cao cấp (khoảng từ 50 đến 100 người). "Những nhà triển khai ứng dụng tiên tiến nhất đang sẵn sàng cung cấp 40-60 Gbps trong một sợi quang … và giới hạn lý thuyết của một sợi quang là 100 Tbps", Craig Partridge của BBN/GTE nói – 2000 lần lớn hơn khả năng phân phối hiện thời và hơn 100 lần so với giới hạn của phòng thí nghiệm. "Điều đó có thể cần đến một thập niên nữa tùy thuộc vào mọi chuyện như thế nào … và tất nhiên, chúng ta cũng sẽ đặt nhiều sợi quang hơn", Partridge nói. Những công nghệ cần thiết cho Internet thế hệ mới
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu về tường lửa Firewall
74 p | 2320 | 1048
-
Tài liệu hướng dẫn sử dụng ETABS
133 p | 1365 | 518
-
Thuyết trình: Giới thiệu về mạng Internet
43 p | 2358 | 483
-
Tổng quan về Internet-web Mail
24 p | 928 | 279
-
Chương 1 - Giới thiệu về mạng internet và các dịch vụ của mạng internet
9 p | 706 | 205
-
Tài liệu tổng hợp về địa chỉ IP
50 p | 195 | 95
-
Giới thiệu về INTERNET
0 p | 543 | 89
-
Internet và kết nối mạng part 1
40 p | 236 | 87
-
GIỚI THIỆU VỀ MICROSOFT WORD
9 p | 350 | 84
-
Giới thiệu Internet-intranet
125 p | 197 | 71
-
Tổng quan về Internet và e-mail
24 p | 249 | 44
-
Tài liệu căn bản về network - Chương 2 Khảo sát Word Wide Web
17 p | 152 | 32
-
Xây dựng máy chủ VPN Trong bài này Quản Trị Mạng sẽ giới thiệu lần lượt
10 p | 92 | 17
-
giáo trình internet - web: phần 2
231 p | 90 | 14
-
Chương I Giới thiệu Internet và Intranet
123 p | 92 | 13
-
CÁCH GIỚI THIỆU VỀ ASP
27 p | 83 | 12
-
Bài giảng Chương 1: Giới thiệu chung về Công nghệ thông tin
118 p | 127 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn