Chương 1 - Giới thiệu về mạng internet và các dịch vụ của mạng internet
lượt xem 205
download
Mạng Internet là mạng máy tính lớn nhất trên toàn cầu. Internet hay gọi tắt là NET được xem là mạng của các mạng (network of networks) dùng để trao đổi thông tin trên toàn thế giới, còn gọi là Siêu xa lộ thông tin (Information Superhighway). Ngày nay mạng Internet là một mạng công cộng kết nối hàng trăm triệu máy tính trên toàn thế giới. Về mặt vật lý, mạng Internet sử dụng một phần của toàn bộ các tài nguyên của mạng viễn thông công cộng; về mặt kỹ thuật, mạng Internet sử dụng tập các giao thức TCP/IP do Vinton Gray Cerf và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương 1 - Giới thiệu về mạng internet và các dịch vụ của mạng internet
- Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ MẠNG INTERNET & CÁC DỊCH VỤ CỦA MẠNG INTERNET I. SƠ LƯỢC VỀ MẠNG INTERNET I.1. Lịch sử mạng Internet Mạng Internet là mạng máy tính lớn nhất trên toàn cầu. Internet hay gọi tắt là NET được xem là mạng của các mạng (network of networks) dùng để trao đổi thông tin trên toàn thế giới, còn gọi là Siêu xa lộ thông tin (Information Superhighway). Ngày nay mạng Internet là một mạng công cộng kết nối hàng trăm triệu máy tính trên toàn thế giới. Về mặt vật lý, mạng Internet sử dụng một phần của toàn bộ các tài nguyên của mạng viễn thông công cộng; về mặt kỹ thuật, mạng Internet sử dụng tập các giao thức TCP/IP do Vinton Gray Cerf và Robert Kahn xây dựng từ năm 1973 tại Trường Đại học Stanford. Hai mô phỏng của công nghệ mạng Internet là Intranet và Extranet. Từ năm 1969, Bộ Quốc phòng Mỹ đã xây dựng mạng ARPANET, (ARPA là từ viết tắt của Advanced Research Projects Agency), ý tưởng ban đầu của mạng Arpanet là dùng để trao đổi thông tin giữa các cơ quan chính phủ và các trung tâm nghiên cứu của các trường đại học Mỹ. Điều đặc biệt ở mạng này là mạng vẫn hoạt động khi một phần của nó bị phá hủy trong các trường hợp chiến tranh hoặc thiên tai. Sau đó mạng ARPANET chia làm hai mạng: MILINET chỉ dùng cho các mục đích quân sự Một mạng mới gọi là ARPANET dùng cho các mục đích phi quân sự Đến năm 1972, một mạng khác là CSNET (Computer Science Research Network) được nối với ARPANET. CSNET được tạo ra để liên kết các mạng độc lập khác. Tại thời điểm này được xem là ngày khai sinh ra mạng INTERNET. Vào năm 1980, tổ chức National Science Foundation đã xây dựng mạng NSFNET để liên kết đến các mạng chính, đây là mạng có tốc độ cao, dùng để kết nối các siêu máy tính trung tâm của NSF. Công nghệ mạng ngày càng phát triển, nhiều mạng mới được hình thành và kết nối với mạng ARPANET, CSNET và NSFNET. Tất cả mạng này kết nối với nhau và trở thành một mạng có tên gọi là INTERNET. Cuối cùng hai mạng Arpanet và Csnet ngưng họat động, mạng Nsfnet trở thành mạng chính nối kết các mạng khác trên Internet. (Có thể tham khảo về lịch sử Internet tại các địa chỉ : http://support.vnn.vn, tài liệu bằng Tiếng Việt; http://www.isoc.org/internet/history, đây là web site của tổ chức Internet Society do V.Cerf sáng lập từ năm 1992, có nhiều thông tin phong phú về Internet) 1
- Vint Cerf , nhà phát minh giao thức TCP/IP Vint Cerf được xem như là một trong những nhà khoa học lỗi lạc cuối thế kỷ XX. Năm 1973, trong khi làm việc tại DARPA với Bob Kahn, Cerf đã phát triển giao thức TCP/IP, đây là giao thức chuẩn trên mạng máy tính để truyền/nhân thông tin trên Internet, Ông được xem như là cha đẻ của mạng Internet. Hiện nay ông là Chủ tịch ICANN (Internet Corporation For Assigned Names and Numbers,Tổ chức mã số và tên miền quốc tế) một pháp nhân phi lợi nhuận có trụ sở ở Marina Del Ray, California (Mỹ) Nguồn: http://www.icann.org IAP INTERNET IAP Nhà cung cấp khả Nhà cung cấp khả năng truy cập năng truy cập Internet Internet Database Server ISP ISP Nhà cung cấp dịch Nhà cung cấp dịch vụ Internet vụ Internet Modem kết nối qua đường dây điện thoại Người sử dụng Internet Mô hình mạng Internet (Nguồn http://support.vnn.vn; 27.11.2004) I.2. Một số khái niệm liên quan đến mạng Internet I.2.1 Kiến trúc Client-Server Khái niệm Client-Server đề cập đến mối quan hệ logic giữa các máy tính trên mạng. Trong mạng client-server các máy tính được chia thành các máy server và các máy client, các quá trình xử lý được phân bổ cho cả máy server lẫn máy client, với mỗi máy có một vai trò chuyên biệt. Server là máy tính chuyên dụng, có khả năng xử lý mạnh, lưu trữ lớn. Chức năng chủ yếu của server là quản lý và lưu giữ các nguồn tài nguyên mà một máy tính khác trên mạng có thể truy cập, ngoài ra server có nhiệm vụ kiểm sóat sự truy cập và bảo mật dữ liệu. Tùy theo chức năng xử lý , ta có các loại : file server, web file server, database server, mail server, .... Server chạy trình chủ (server program). 2
- Client là máy tính truy cập dữ liệu từ server, client chạy trình khách (client program) chịu trách nhiệm về giao diện người sử dụng, và một số quá trình xử lý. Client là các máy tính thông thường được kết nối với Server qua mạng. Client gởi các yêu cầu của người sử dụng đến server, server xử lý yêu cầu và gởi kết quả về cho client. Mạng Internet là một mạng có kiến trúc client-server. Applications User input sent to server Run on server Database Virtual display sent CLIENT to User PC SERVER Mô hình kiến trúc client-server Kiến trúc client-server có nhiều ưu điểm, nhất là tính bảo mật và an toàn thông tin nhờ vào các tính năng: Các tài nguyên mạng được quản lý tập trung Có thể tạo ra các cấp kiểm soát chặt chẽ trong việc truy cập file dữ liệu Giảm nhẹ việc quản lý trên các máy client Bảo mật và backup dữ liệu Có thể mở rộng hệ thống khi cần. Tuy nhiên mô hình này cũng có nhược điểm: giá thành cao, server trở thành điểm tối yếu của hệ thống, có nghĩa là khi server bị hư hỏng thì toàn bộ hệ thống không thể họat động I.2.2 Địa chỉ IP Các máy tính trong mạng Internet/ Intranet trao đổi thông tin với nhau theo chuẩn truyền thông gọi là giao thức TCP/IP. Đây là giao thức cung cấp dịch vụ truyền các gói dữ liệu (IP datagrams) theo địa chỉ IP bằng cách chọn đường (routing) trong mạng thông qua cổng kết nối (geteway). Để việc trao đổi thông tin trong mạng Internet thực hiện được, mỗi máy tính trong mạng cần phải được cấp một định danh (Identify) để phân biệt các máy với nhau, mỗi máy được gán cho một nhóm số gọi là địa chỉ IP (IP Address) hay nói cách khác địa chỉ IP dùng xác định đối tượng nhận và gởi thông tin trên Internet. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số thập phân có giá trị từ 0 đến 255, phân các nhau bằng dấu chấm (.) Ví dụ : 203.162.115.53 là địa chỉ IP của Web server của Đại học Đà Nẵng. Trên thực tế, địa chỉ IP hiện tại (IP version 4) có 32 bit chia thành 4 octet (mỗi octet có 8 bit), các octet tách biệt nhau bằng dấu chấm (.) Ví dụ : 11001011. 01100010. 01010011.00110101 3
- Để tiện việc quản lý và phân phối địa chỉ, người ta chia các địa chỉ IP thành 3 phần : 31 0 Thứ tự các bit Class ID Network ID Host ID Các địa chỉ IP được chia thành 5 lớp tùy theo giá trị của 3 byte đầu tiên: A,B,C,D,E. Riêng lớp D và E, Tổ chức Internet đang để dành cho các mục đích khác, không phân phối. Địa chỉ IP tự nó không chứa thông tin về mô tả mạng, subnet đi kèm với mỗi địa chỉ cung cấp thông tin này. Class Vùng địa chỉ lý thuyết Số mạng sử Số máy chủ Subnet dụng tối đa trên từng mạng A 0.0.0.0 đến 127.0.0.0 126 16.777.214 255.0.0.0 B 128.0.0.0 đến 191.255.0.0 16.382 65.534 255.255.0.0 C 192.0.0.0 đến 223.255.255.0 2.097.150 254 255.255.255.0 Địa chỉ IP trên Internet do ICANN chịu trách nhiệm phân bổ. Địa chỉ IP thường được các ISP (Internet Service Provider) quản lý. Trung tâm mạng Internet vùng Châu Á - Thái bình dương (APNIC) phân phối cho VDC 8 địa chỉ ở lớp C, có thể phân phối cho 8 mạng từ 203.162.0.0 đến 203.162.7.0. Ở Việt Nam, cơ quan VNNIC (Vietnam Internet Network Inforrmation Center) thuộc Bộ Bưu chính-Viễn thông chịu trách nhiệm quản lý tên miền, địa chỉ IP (xem http://www.vnnic.net.vn) Do sự cạn kiệt địa chỉ IP theo IPv4(sử dụng 32 bit); hiện nay tại nhiều nước đã dùng IPv6 (sử dụng 128 bit) để cấp phát địa chỉ IP. I.2.3 Tên miền (Domain name) Do địa chỉ IP là một dãy số, không có tính gợi nhớ, trong mạng Internet người ta thường sử dụng Dịch vụ tên miền (Domain Name Service) cho các máy trong mạng. Mỗi tên miền có dạng : Host.Subdomain.Domain Trong đó : Host là tên máy, Domain là tên của một tổ chức mạng lớn, như các Cty đa quốc gia, các quốc gia, Subdomain là tên một tổ chức nhỏ hơn trong domain. Ví dụ : các tên miền www.ud.edu.vn, www.yahoo.com, www.google.com. Tên miền cấp 1 bao gồm các mã quốc gia của các nước tham gia Internet được quy định bằng 2 chữ cái theo tiêu chuẩn ISO-3166, ví dụ Việt Nam là vn, Nhật bản là jp, Pháp là fr, Anh quốc là uk, CHLB Nga là ru... và 5 lĩnh vực dùng chung toàn cầu: .com : (commercial) công ty thương mại .edu : (education) các trường học, tổ chức giáo dục .net : (network) các mạng .int : (international organizations) các tổ chức quốc tế .org : (other organizations) các tổ chức khác. 4
- II. CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA MẠNG INTERNET II.1. World Wide Web II.1.1 Lịch sử World Wide Web (gọi tắt là Web) là hệ thống các server trên Internet hỗ trợ riêng cho những tư liệu được định dạng bằng ngôn ngữ đánh dấu gọi là HTML (HyperText Markup Language) Những tư liệu này cho phép liên kết đến các tư liệu khác như các tệp tin đồ họa, âm thanh, video. Chú ý rằng không phải tất cả các server trên Internet là World Wide Web, do vậy Web không đồng nghĩa với Internet, tuy rằng Web là một tập con của Internet, là một ứng dụng quan trọng nhất trên Internet. (Theo http://www.webopedia.com) Web ra đời từ một dự án nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Châu Âu (CERN, Thụy Sĩ) vào năm 1989 do Berners-Lee lãnh đạo. Dự án này phát triển giao thức truyền và nhận các tệp tin siêu văn bản theo mô hình client-server gọi tắt là HTTP (HyperText Transfer Protocol), sau đó công bố thư viện chương trình nguồn của giao thức này cho các nhà phát triển khác để xây dựng các phần mềm duyệt Web. Web dựa trên ba cơ chế để có thể cho phép người sử dụng truy cập đến các nguồn tài nguyên trên web, đó là: Giao thức (Protocols) HTTP. Địa chỉ (Address) còn gọi là URL (Uniform Resourse Locators), được sử dụng để định danh (identify) các trang web và các nguồn tài nguyên trên web. Một URL cơ bản gồm một scheme (chỉ đến giao thức được sử dụng), tên máy chủ, đường dẫn và tên tệp tin như sau: Scheme Tên Web server Đường dẫn Tên tệp tin Trong trường hợp URL kết thúc với dấu gạch xéo tới (slash, /) mà không có tên tệp tin nằm sau, sẽ chỉ đến tệp tin mặc định trong thư mục cuối cùng (trong ví dụ này là web). Một số tệp tin mặc định là index.htm hay default.htm. Các scheme (sơ đồ) khác như: ftp để truyền tệp tin trên mạng, gopher dùng để tìm thông tin, news để gởi và nhận tin trong nhóm, mailto để gởi email, file để dẫn đến một tệp tin trong đĩa cứng cục bộ. Ví dụ: • ftp://ftp.netnam.com/pub/prog.exe • news:sos.culture.catalan • mailto:education@dng.vnn.vn • file:///d:/thuchanh/web/chuong1.htm HTML là ngôn ngữ chủ đạo để xây dựng các trang web. 5
- Tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) do Tim Berners-Lee lãnh đạo, có nhiệm vụ phát triển và chuẩn hóa các công nghệ về Web. Website của tổ chức này là www.w3c.org TIỂU SỬ TIM BERNERS-LEE Sinh ngày 9-6-1955 tại London 1976 tốt nghiệp Đại học Oxford, Anh quốc 1980 làm việc cho CERN, viết “Enquire” 1989 đề xuất dự án siêu văn bản toàn cầu gọi là “World Wide Web” 1991 web khởi sự hoạt động trên Internet 1993 Trường đại học Illinois tung ra phần mềm Berners - Lee bên phần mềm Web Browser đầu tiên, browser Mosaic trước cả Netscape 1994 gia nhập MIT, lãnh đạo tổ hợp W3 II.1.2. Các khái niệm liên quan: Webpage : trang web, trên www thông tin được hiển thị dưới dạng trang web , một webpage có thể chứa đựng văn bản đã được định dạng, hình ảnh, âm thanh, video. Một trang web còn chứa các siêu liên kết (hyperlink), siêu liên kết cho phép người sử dụng truy cập đến một trang web khác trong cùng website hay trên các website khác. HTML Document: là một tệp tin văn bản mã ASCII được viết bằng ngôn ngữ HTML, tệp tin tư liệu HTML được gọi là mã nguồn (source code) của một webpage. Tệp tin tư liệu HTML có phần mở rộng .htm hay .html Website : Một vị trí trên WWW, mỗi wesite có một trang chủ (home page) là trang web đầu tiên mà người sử dụng gặp đầu tiên khi truy cập vào website, trang chủ đóng vai trò như là mục lục chỉ đến các tư liệu khác trong website hay địa chỉ của các website liên quan. Một website còn chứa các thư mục, các tệp tin, các trang web khác. Website của các tổ chức hay cá nhân trên mạng bao gồm tập hợp các trang web liên quan đến tổ chức này. Web browser: Trình duyệt web, là một phần mềm ứng dụng dùng để định vị và hiển thị các trang web.Có 2 loại web browser: trình duyệt dựa trên văn bản, chỉ hiển thị các thông tin dưới dạng văn bản như Lynx; trình duyệt đồ họa, hỗ trợ hypermedia như âm thanh, hình ảnh, video... các web browser đồ họa thông dụng hiện nay: Microsoft Internet Explorer, Netscape Navigator, Mozilla Firefox, Opera... Web browser còn gọi là web client. Web editor: trình soạn thảo web, là một phần mềm soạn thảo các trang web. Các phần mềm FrontPage, Dreamwever là các phần mềm soạn thảo trang web một cách trực quan.Các phần mềm Edit Plus, HTML Kit ... cho phép trực tiếp tạo ra các tệp tư liệu HTML. Search Engines :Máy tìm kiếm , là chương trình tìm kiếm các tư liệu trên WWW dựa và các từ khóa và trả về danh sách các tư liệu phù hợp với từ khóa. Các máy tìm kiếm họat động dựa vào các Spider (con nhện) để có thể thu thập các tư 6
- liệu cần thiết, một số máy tìm kiếm khác sử dụng Indexer (người lập mục lục) dựa trên các từ chứa trong các tư liệu. Web portal: một trong những ứng dụng web quan trọng hiện nay, nhất là ứng dụng trong lĩnh vực chính phủ điện tử. Web portal còn được gọi là cổng thông tin (portal) bao gồm một mãng các nguồn tài nguyên và dịch vụ như e-mail, forums, máy tìm kiếm và các dịch vụ trực tuyến (online service) khác.. Web portal đầu tiên trên thế giới là AOL; tại Việt Nam các web portal là: www.hanoi.gov.vn (cổng thông tin của UBND thành phố Hà Nội), www.hochiminhcity.gov.vn (cổng thông tin của UBND thành phố Hồ Chí Minh), www.egov.gov.vn (cổng thông tin của Chính phủ Việt Nam) Những ứng dụng web (web-base applications) là những chương trình ứng dụng dựa trên cơ sở Internet và công nghệ web: E-commerce, E-learning, E- Supermarket, On-line courses... Webblog (còn gọi là blog) là một ứng dụng dựa trên nền tảng của web, còn gọi là trang web cá nhân dùng để tạo nhật ký trực tuyến, có thể trao đổi thông tin. Ngày nay có nhiều hãng phần mềm cũng đã xây dựng các server phục vụ xây dựng webblog. Ví dụ : http://www.blogvietnam.net là một webblog RSS là từ viết tắt của Really Simple Syndication (dịch vụ cung cấp thông tin cực kỳ đơn giản), dịch vụ này cho phép người sử dụng tìm kiếm thông tin cần quan tâm và đăng ký để được gửi thông tin đến trực tiếp. Ngày nay khối lượng web site ngày càng nhiều, việc duyệt web để tìm kiếm thông tin cần thiết khá mất thời gian, giờ đây ta có thể sử dụng tiện ích này thông qua một dịch vụ cung cấp thông tin mới gọi là RSS. Hiện nay, dịch vụ RSS ngày càng phổ biến. Các trang web như BBC, CNN, New York Times, Tuổi trẻ, Thanh niên, Người lao động ... đang cung cấp RSS. Để sử dụng dịch vụ này ta cần phải có một phần mềm đọc và hiển thị tệp tin RSS (viết bằng ngôn ngữ XML), các phần mềm đó gọi là RSS Feed hoặc New Feed. Hiện tại có một số trình duyệt đã tích hợp sẵn tính năng đọc tin RSS như Firefox, Opera, Safati. Nếu dùng Microsoft Internet Explorer có thể cài đặt một plug-in hỗ trợ đọc RSS như Pluck (tải từ http://www.pluck.com) Web server và địa chỉ của web server : các trang web mà người sử dụng có thể truy cập được trên Internet được lưu trữ trên một máy tính đặc biệt được gọi là Web server. Mỗi web server được định danh bằng một địa chỉ có dạng: www.tenwebsite.kiểuwebsite.mãquốcgia Riêng đối với các web server đặt tại Mỹ không có mã quốc qua. Một địa chỉ website được xem như là một URL. * Internet và Web khác nhau như thế nào? (Berners-Lee trả lời phỏng vấn) - Internet là mạng của các mạng. Về cơ bản nó được tạo thành từ những máy tính và các đường dây cáp. Những gì mà Vint Cerf và Bob Kahn đã làm là hình dung ra hệ thống đó nhằm gửi đi những “gói” nhỏ thông tin. Như Vint chỉ ra, mỗi gói thông tin giống như một tấm thiệp với một địa chỉ ghi trên đó. Nếu bạn ghi đúng địa chỉ trên “gói tin này” và trao cho bất kỳ máy tính nào đang kết nối Internet, các chiếc máy tính sẽ xác định xem sẽ sử dụng đường cáp gửi nó lên mạng để chuyển tới điểm đích. 7
- Hiện nay có rất nhiều chương trình sử dụng Internet, ví dụ: thư điện tử đã có mặt từ rất lâu trước khi hệ thống siêu văn bản được phát minh và sử dụng trên toàn cầu với tên gọi World Wide Web. Ngày nay có rất nhiều dịch vụ để mã hóa thông tin theo những cách khác nhau và sử dụng các ngôn ngữ khác nhau giữa các máy tính (giao thức) để cung cấp dịch vụ, ví dụ như: hội thảo video trực tuyến, các kênh truyền thanh trên mạng và một số loại hình dịch vụ khác cũng như chính bản thân mạng toàn cầu. Mạng toàn cầu (web) là một không gian ảo chứa thông tin. Trên mạng, bạn làm việc với các máy tính; còn trên web, bạn tìm được tài liệu, âm thanh, hình ảnh video… Trên net, kết nối là những sợi cáp nối các máy tính với nhau; còn trên web, kết nối là những đường liên kết siêu văn bản. Internet tồn tại được là nhờ những chương trình liên lạc giữa các máy tính trên net. Mạng toàn cầu không thể tồn tại nếu không có các mạng cơ sở, nhưng mạng toàn cầu cũng làm cho mạng cơ sở trở nên hữu ích hơn, bởi điều con người thật sự quan tâm là thông tin chứ không phải là máy tính và cáp truyền dữ liệu. Trích theo http://www.tuoitre.com.vn, 24/04/2004 *Những trình duyệt phổ dụng Microsoft IE 6.0: 80,95% ; Microsoft IE 5.0: 4,18%; Microsoft IE 5.5: 3,66%;Mozilla Firefox 0.1: 2,79%; Mozilla 1.x: 2,77%; Mozilla Firefox 1.0: 1,79%; Opera 7.x: 1,29% Theo http://vnexpress.net, 22.11.2004 II.2. Thư điện tử (E-mail) E-mail là dịch vụ trao đổi thông điệp điện tử bằng mạng viễn thông. Các thông điệp này thường được mã hóa dưới dạng văn bản ASCII, tuy nhiên ta có thể gởi những tệp tin hình ảnh, âm thanh, chương trình kèm theo e-mail. Giao thức thường dùng để nhận và gửi e-mail là SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) và POP3 (Post Office Protocol version 3). Để sử dụng dịch vụ e-mail cần phải có: • Đia chỉ email, có dạng name@domainname, ví dụ education@dng.vnn.vn • Địa chỉ email được quản lý bởi mail server: như Yahoo, HotMail... • Tên đăng nhập (Login name) và mật khẩu (password) truy cập hộp thư (mail box). II.3. Truyền tải tệp tin (FTP) FTP (File Transfer Protocol) là dịch vụ dùng để trao đổi tệp tin giữa các máy tính trên mạng Internet với nhau. FTP thường được dùng để tải các tệp tin từ người thiết kế Web lên các Web server, nó cũng được dùng để tải các tệp tin từ các máy chủ trên mạng. Các chương trình FTP: WS_FTP, CuteFTP, FTP Explorer... II.4. Tán gẫu (Chat) Dịch vụ chat cho phép người sử dụng có thể trao đổi trực tuyến với nhau qua mạng Internet, nội dung trao đổi có thể là văn bản, lời nói. Các phần mềm hỗ trợ chat thông dụng hiện nay: AOL Instant Messenger, Yahoo Messenger... 2.5. Điện thoại Internet : Còn được gọi là ứng dụng VoIP (Voice over Internet Protocol), hiện nay có hai sản phẩm khác nhau, gọi là Internet phone, một sản phẩm của Intel và một của VocalTec Ltd. VoIP là một dạng tổ hợp giữa phần cứng và phần mềm cho phép 8
- người sử dụng gọi điện thoại cho nhau qua đường truyền trung gian là Internet bằng cách gởi các gói dữ liệu tiếng nói (voice data in packets) theo giao thức IP. Các ứng dụng Internet phone: Cooltalk, NetMetting... III- MỘT SỐ WEBSITE HỮU ÍCH. III.1. Tra cứu thông tin • Các Search Engine: Google (http://www.google.com, http://scholar.google.com), AltaVista (http://www.altavista.com), Yahoo (http://www.yahoo.com), VNSeek (http://www.vnseek.vn). • Tự điển trực tuyến : Wikipedia (http://www.wikipedia.com) và Webopedia (http://www.webopedia.com) III.2. Thư viện phần mềm ZDNet (www.zdnet.com), Cnet(http://download.cnet.com) III.3. Nghiên cứu, khoa học, giáo dục • Codeguru (http://www.codeguru.com), MSDN (http://msdn.microsoft.com) • http://cntt.dhsph.edu.vn: Khoa CNTT Trường ĐHSP Hà Nội • http://www.is-edu.hcmuns.edu.vn, Khoa CNTT Trường ĐH KHTN-ĐHQG tp HCM 1. Phân biệt các khái niệm Intranet và Internet 2. Trình bày các khái niệm website thông tin và website điều hành 3. Phân biệt các thuật ngữ : dial-up modem, ADSL modem, cable modem 4. Site map là gì ? Trong những home page của các website sau, home page nào có liên kết đến site map : http://www.nhandan.org.vn, http://edu.net.vn 5. Nêu những đặc tính của hai trình duyệt mới nhất : Internet Explorer 7.0 và FireFox 3.0 6. Tìm hiểu thêm về khái niệm blog (một trong những dịch vụ web hiện đại, có thể tra cứu thông tin tại http://www.webopedia.com và http://www.wikipedia.com) 7. Tìm hiểu chức năng và website của hai tổ chức VNNIC và ICANN 8. Tại sao nói tên miền là một tài sản (giống như thương hiệu là một tài sản). 9. Cho biết website cá nhân của Donald E.Knuth, tác giả của bộ sách nổi tiếng "Nghệ thuật lập trình máy tính" (The Art of Computer Programming) 1. Ban điều hành đề án 112; Giáo trình thiết kế và quản trị Web, tổng quan Portal; Hà Nội, 2004 2. Công ty Lạc Việt; Những tính năng cơ bản của hệ thông tin nội bộ- Intranet portal (tài liệu huấn luyện sử dụng mạng Intranet của ĐHĐN), 2004 3. Tìm hiểu về Intranet và Internet, http://support.vnn.vn, 2005 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình AutoCad 3D - Chương 1
11 p | 693 | 311
-
TỔNG QUAN VỀ IPV6 - CHƯƠNG 1
8 p | 140 | 42
-
Minimem 1.31: Hết sợ chương trình ngốn nhiều RAM
9 p | 110 | 8
-
Bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học GDCD: Chương 1 - Thiều Thanh Quang Phú
11 p | 113 | 7
-
Lỗi khởi động máy tính khi cập nhật chương trình chống virus AVG
3 p | 132 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn