TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG - BÀI 6
lượt xem 75
download
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG BẢO HỘ LAO ĐỘNG Ở CƠ SỞ I. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG Ở CƠ SỞ SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG Ở CƠ SỞ:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG - BÀI 6
- Biên tập Đặng Thông TTHL -Cục ATLĐ BÀI 6 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO Đ ỘNG BẢO H Ộ LAO ĐỘNG Ở CƠ SỞ I. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG Ở CƠ SỞ SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG Ở CƠ SỞ: H ình 1: Sơ đồ bộ má y BHLĐ ở cơ sở C ông đoàn cơ sở NSDLĐ Hội đồng BHLĐ K hối trực tiếp sản xuất Quản đốc Phân xưởng Công đoàn bộ phận (tổ tổ trưởng công đoàn) An toàn vệ sinh viên ngư ời lao động Khối phòng, ban Q uan hệ giữa công đo àn với chuyên môn Q uan hệ chỉ đạo trực tiếp Hội đồng b ảo hộ lao động kiểm tra khối trực tiếp sản xuất Tư vấn 1. HỘI ĐỒNG BHLĐ TRONG DN 1.1. Tổ chức - Hội đồng BHLĐ (HĐBHLĐ ) ở DN là tổ chức phối hợp và tư vấn về các hoạt động BHLĐ ở DN và để đảm bảo quyền được tham gia và kiểm tra giám sát về BHLĐ của tổ chức công đo àn. - HĐ BHLĐ do người sử dụng lao động (NSDLĐ) quyết đ ịnh thành lập. - 96 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
- Biên tập Đặng Thông TTHL -Cục ATLĐ - Thành phần HĐBHLĐ : + Số lượng thành viên HĐ BHLĐ tuỳ thuộc vào số lượng lao động và quy mô của DN nhưng ít nhất cũng phải có các thành viên có thẩm quyền đại diện cho người sử đụng lao động và tổ chức công đoàn cơ sở, cán bộ làm công tác BHLĐ, cán bộ y tế. Ở các DN lớn cần có thêm các thành viên là cán bộ kỹ thuật... + Chủ tịch hội đồng: Đại diện NSDLĐ (thường là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật). + Phó chủ tịch hội đồng: Đại diện của Ban Chấp hành Công đoàn DN (thường là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch cô ng đoàn cơ sở). + U ỷ viên thường trực (kiêm thư ký hộ i đồ ng): là Trưởng b ộ phận BHLĐ hoặc cán bộ phụ trách cô ng tác BHLĐ của DN. 1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn - Tham gia và tư vấn với NSDLĐ và phối hợp các hoạt động trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình h ành đ ộng, kế hoạch BHLĐ và các biện pháp an to àn (AT), vệ sinh lao động (VSLĐ), cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và b ệnh nghề nghiệp của DN. - Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Hội đồng BHLĐ tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác BHLĐ ở các phân x ưởng sản xuất để có cơ sở tham gia vào kế hoạch và đánh giá tình hình công tác BHLĐ của DN. Trong kiểm tra nếu phát hiện thấy các nguy cơ mất AT, có quyền yêu cầu người quản lý sản xuất thực hiện các biện pháp lo ại trừ nguy cơ đó. 2. CÁC BỘ PHẬN CHỨC NĂNG TRONG DN 2.1. Bộ phận BHLĐ. a. Tổ chức - Tuỳ theo đặc điểm sản xuất và tổ chức sản xuất kinh doanh (mức độ nguy hiểm) của nghề, số lượng lao độ ng, địa bàn phân tán hoặc tập trung của từng DN, NSDLĐ tổ chức phò ng, ban hoặc cử cán bộ làm công tác BHLĐ nhưng phải đảm b ảo m ức tố i thiểu sau: Số người lao động Cán bộ làm công tác BHLĐ dưới 300 lao độ ng ít nhất một cán bộ bán chuyên trách từ 300 đến dưới 1.000 lao động ít nhất 1 cán bộ chuyên trách Trên 1.000 lao động ít nhất 2 cán b ộ chuyên trách BHLĐ hoặc tổ chức phòng hoặc ban BHLĐ - 97 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
- Biên tập Đặng Thông TTHL -Cục ATLĐ riêng để việc chỉ đạo của NSDLĐ đ ược nhanh chóng, hiệu quả. - Các Tổng Công ty Nhà nước quản lý nhiều DN có nhiêu yếu tố độc hại nguy hiểm phải tổ chức phò ng hoặc ban BHLĐ. - Cán bộ làm công tác BHLĐ cần được chọn từ những cán bộ có hiểu biết về kỹ thuật và thực tiễn sản xuất và phải được đào tạo chuyên m ôn và bố trí ổn định đ ể đi sâu vào nghiệp vụ công tác BHLĐ. - Ở các DN khô ng thành lập phòng hoặc ban BHLĐ thì cán bộ làm công tác BHLĐ có thể sinh ho ạt ở phòng kỹ thuật hoặc phòng tổ chức lao động nhưng phải được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của NSDLĐ. b. Nhiệm vụ - Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động xây dựng nộ i quy, quy chế quản lý công tác BHLĐ của DN; - Phổ b iến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, Quy chuẩn về AT- VSLĐ của Nhà nước và các nộ i quy, qui chế, chỉ thị về BHLĐ của lãnh đạo DN đ ến các cấp và N LĐ trong DN; đề xuất việc tổ chức các ho ạt độ ng tuyên truyền về AT, VSLĐ và theo dõi đôn đốc việc chấp hành; - Dự thảo kế ho ạch BHLĐ hàng năm, phối hợp với bộ phận kế hoạch đôn đ ốc các phân xưởng, các bộ p hận có liên quan thực hiện đúng các biện pháp đã đề ra trong kế hoạch BHLĐ. - Phối hợp với bộ phận kỹ thuật, quản đốc các phân xưởng xây dựng quy trình, biện pháp AT, VSLĐ, phòng chống cháy nổ, quản lý theo dõi việc kiểm định, xin cấp giấy phép sử dụng các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về AT - V SLĐ. - Phối hợp với bộ phận tổ chức lao độ ng, bộ p hận kỹ thuật, quản đốc các phân xưởng tổ chức huấn luyện về BHLĐ cho NLĐ. - Phối hợp với bộ phận y tế tổ chức đo đ ạc các yếu tố có hại trong môi trường lao độ ng, theo dõi tình hình bệnh tật, TNLĐ , đề xuất với NSDLĐ các biện pháp quản lý, chăm só c sức khoẻ lao động. - K iểm tra việc chấp hành các chế độ thể lệ BHLĐ ; tiêu chuẩn AT, VSLĐ trong phạm vi DN và đề xuất biện pháp khắc phục. - Điều tra và thống kê các vụ TNLĐ x ảy ra trong DN. - Tổng hợp và đề x uất với NSDLĐ giải quyết kịp thời các đề x uất, kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra. - 98 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
- Biên tập Đặng Thông TTHL -Cục ATLĐ - Dự thảo trình lãnh đ ạo DN ký các báo cáo về BHLĐ theo quy định hiện hành. - Cán bộ BHLĐ phải thường xuyên đ i sát các bộ p hận sản xuất, nhất là những nơi làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dễ xảy ra TNLĐ để kiểm tra đôn đố c việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa TNLĐ, BNN. c. Quyền hạ n - Được tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế ho ạch BHLĐ; - Đ ược tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập và duyệt các đề án thiết kế, thi cô ng, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử d ụng nhà xưởng, máy, thiết bị m ới xây dựng, lắp đặt hoặc sau cải tạo, mở rộng để tham gia ý kiến về mặt AT và V SLĐ; trong khi kiểm tra các bộ phận sản xuất nếu phát hiện thấy các vi phạm ho ặc các nguy cơ x ảy ra TNLĐ có q uyền ra lệnh tạm thời đình chỉ (nếu thấy khẩn cấp) hoặc yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đ ình chỉ công việc để thi hành các biện pháp cần thiết b ảo đ ảm ATLĐ, đồng thời báo cáo NSDLĐ. 2.3. Bộ phận y tế a. Tổ chức: - Tất cả các DN đều phải tổ chức bộ p hận hoặc bố trí cán bộ làm công tác y tế DN b ảo đảm thường trực theo ca sản xuất và sơ cứu, cấp cứu có hiệu quả. - Số lượng và trình đ ộ cán bộ y tế tuỳ thuộc vào số lao động và tính chất đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của DN, nhưng phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu sau đây: - Các DN có nhiều yếu tố độc hại: Số ng ười lao động Cá n bộ Y tế Dưới 150 lao động 1 y tá. Từ 150 đến 300 lao động ít nhất một y sĩ (hoặc trình độ tương đương). Từ 301 đến 500 lao động một bác sĩ và mộ t y tá. Từ 501 đến 1.000 lao động một bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có một y tá. Trên 1.000 lao động thành lập trạm y tế (ho ặc ban, phò ng) riêng - Cá c DN có ít yếu tố độc hạ i: Số ng ười lao động Cá n bộ Y tế Dưới 300 lao động 1 y tá - 99 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
- Biên tập Đặng Thông TTHL -Cục ATLĐ Từ 300 đến 500 lao động m ột y sĩ và mộ t y tá. Từ 501 đến 1.000 lao động b ác sĩ và một y sĩ Trên 1.000 lao động p hải có trạm y tế (hoặc ban, phòng) riêng Trong trường hợp thiếu cán bộ y tế có trình độ theo yêu cầu thì có thể hợp đồng với cơ quan y tế đ ịa phương để đáp ứng việc chăm sóc sức khoẻ tại chỗ. b. Nhiệm vụ - Tổ chức huấn luyện cho NLĐ về cách sơ cứu, cấp cứu, mua sắm, b ảo quản trang thiết bị, thuố c men phục vụ sơ cứu, cấp cứu và tổ chức tốt việc thường trực theo ca sản xuất để cấp cứu kịp thời các trường hợp TNLĐ. - Theo dõi tình hình sức khoẻ, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, tổ chức khám BNN; - Kiểm tra việc chấp hành đ iều lệ vệ sinh, phò ng chống dịch bệnh và phố i hợp với bộ phận BHLĐ tổ chức việc đo đạc, kiểm tra, giám sát các yếu tố có hại trong mô i trường lao đ ộng, hướng dẫn các phân xưởng và NLĐ thực hiện các biện pháp vệ sinh lao dộng. - Quản lý hồ sơ V SLĐ và mô i trường lao động; - Theo dõi và hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật (cơ cấu đ ịnh lượng hiện vật, cách thức tổ chức ăn uống) cho những người làm việc trong điều kiện lao động có hại đến sức kho ẻ; - Tham gia điều tra các vụ TNLĐ xảy ra trong DN; - Thực hiện các thủ tục để giám định thương tật cho NLĐ bị TNLĐ, BNN; - Đăng ký với cơ quan y tế địa phương và quan hệ chặt chẽ để nhận sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ; - Xây dựng các báo cáo về quản lý sức khoẻ, BNN; c. Quyền hạ n Ngoài các quyền hạn giống như của bộ phận BHLĐ , bộ phận y tế còn có quyền: - Được sử dụng con dấu riêng theo mẫu quy định của ngành y tế để giao dịch trong chuyên môn nghiệp vụ; - Được tham gia các cuộc họp, hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa phương, ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp cô ng tác; 2.4. Quản đốc phân xưởng (hoặc chức vụ tương đương) a. Trá ch nhiệm - 100 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
- Biên tập Đặng Thông TTHL -Cục ATLĐ - Tổ chức huấn luyện, kèm cặp hướng dẫn đối với lao động mới tuyển dụng hoặc mới được chuyển đ ến làm việc tại phân xưởng về biện pháp làm việc AT khi giao việc cho họ; - Bố trí NLĐ làm việc đúng nghề được đào tạo, đã đ ược huấn luyện và đã qua sát hạch kiến thức AT VSLĐ đạt yêu cầu; - Khô ng để N LĐ làm việc nếu họ khô ng thực hiện các biện pháp đảm bảo AT, VSLĐ, không sử dụng đầy đủ trang b ị phương tiện làm việc an to àn, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát; - Thực hiện và kiểm tra đôn đố c các tổ trưởng sản xuất và m ọi NLĐ thuộ c quyền quản lý thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, biện pháp làm việc an toàn và các quy định về BHLĐ; - Tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung kế hoạch bảo hộ lao dộng, xử lý kịp thời các thiếu sót qua kiểm tra, các kiến nghị của các tổ sản xuất, các đoàn thanh tra, kiểm tra có liên quan đ ến trách nhiệm của phân xưởng và b áo cáo với cấp trên những vấn đề ngoài khả năng giải quyết của phân xưởng; - Thực hiện khai b áo, đ iều tra TNLĐ xảy ra trong phân xưởng theo quy định của Nhà nước và p hân cấp của DN; - Phối hợp với Chủ tịch công đoàn bộ phận định kỳ tổ chức tự kiểm tra về BHLĐ ở đơn vị, tạo điều kiện đ ể mạng lưới AT, vệ sinh viên trong phân xưởng hoạt độ ng có hiệu quả; b. Quyền hạ n - Quản đố c phân xưởng có quyền từ chối nhận NLĐ khô ng đủ trình độ và đình chỉ công việc đối với NLĐ tái vi phạm các quy định đảm bảo AT, VSLĐ , phòng chống cháy nổ. 2.5. Tổ trưởng sản xuất (hoặc chức vụ tương đương) a. Trá ch nhiệm - Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc NLĐ thuộc quyền quản lý chấp hành đúng quy trình, biện pháp làm việc AT; quản lý sử dụng tốt các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân, trang bị p hương tiện kỹ thuật AT và cấp cứu y tế; - Tổ chức nơi làm việc bảo đ ảm AT và vệ sinh; kết hợp với AT vệ sinh viên của tổ thực hiện tốt việc tự kiểm tra để phát hiện và x ử lý kịp thời các nguy cơ đe doạ đến AT và sức khoẻ phát sinh trong quá trình lao động sản xuất; - Báo cáo kịp thời với cấp trên mọ i hiện tượng thiếu AT vệ sinh trong sản xuất mà tổ không giải quyết được và các trường hợp xảy ra TNLĐ, sự cố thiết bị để có biện pháp giải quyết kịp thời; - 101 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
- Biên tập Đặng Thông TTHL -Cục ATLĐ - Kiểm điểm đánh giá tình trạng AT VSLĐ và việc chấp hành các quy định và BHLĐ trong các kỳ họ p kiểm điểm tình hình lao động sản xuất của tổ. b. Quyền hạ n - Tổ trưởng sản xuất có quyền từ chối nhận NLĐ khô ng đủ trình độ nghề nghiệp và kiến thức về AT VSLĐ , từ chối nhận công việc hoặc dừng cô ng việc của tổ nếu thấy có nguy cơ đe doạ đ ến tính mạng, sức khoẻ của tổ viên và báo cáo kịp thời với phân xưởng đ ể xử lý. 2.6. An toàn vệ sinh viên Mạng lưới an toàn vệ sinh viên (ATVSV) là hình thức hoạt động về BHLĐ của NLĐ được thành lập theo thoả thuận giữa NSDLĐ và Ban chấp hành Công đo àn, nội dung hoạt động phù hợp với luật pháp, b ảo đảm quyền của NLĐ và lợi ích của NSDLĐ . a. Tổ chức: - Tất cả các DN đ ều phải tổ chức mạng lưới ATVSV, ATVSV bao gồm những NLĐ trực tiếp có am hiểu về nghiệp vụ, có nhiệt tình và gương mẫu về BHLĐ được tổ bầu ra. - Mỗi tổ sản xuất phải b ố trí ít nhất một ATVSV; đối với các cô ng việc làm phân tán theo nhóm thì nhất thiết mỗi nhóm phải có một ATVSV. - Để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động, ATVSV không được là tổ trưởng. - NSDLĐ phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ sở ra quyết định cô ng nhận ATVSV, thô ng báo công khai để mọi NLĐ biết. - Tổ chức công đoàn quản lý hoạt động của m ạng lưới ATVSV. - ATVSV có chế độ sinh hoạt, được bồi đương nghiệp vụ và đ ược động viên về vật chất và tinh thần để hoạt động có hiệu quả. b. Nhiệm vụ, quyền hạn - Đôn đốc và kiểm tra giám sát mọ i người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về AT và vệ sinh trong sản xuất, bảo quản các thiết bị AT và sử dụng trang thiết bị bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ trưởng sản xuất chấp hành các chế độ về BHLĐ; hướng dẫn biện pháp làm việc AT đối với công nhân mới tuyển dụng hoặc mới chuyển đ ến làm việc ở tổ; - Tham gia góp ý với tổ trưởng sản xuất trong việc đề xuất kế hoạch BHLĐ, các biện pháp đảm bảo AT, VSLĐ và cải thiện điều kiện làm việc; - K iến nghị với tổ trưởng ho ặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ BHLĐ, biện pháp đảm bảo AT VSLĐ và khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu AT vệ sinh của máy, thiết bị và nơi làm việc. II. N ỘI DUNG HOẠT ĐỘNG BHLĐ TẠI D OANH N GHIỆP - 102 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
- Biên tập Đặng Thông TTHL -Cục ATLĐ 1. LẬP BÁO CÁO KHẢ THI VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG, BẢO HỘ LAO ĐỘNG a. Lập báo cáo khả thi: chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập báo cáo khả thi về AT- VSLĐ khi: Xây d ựng mới; Mở rộng, cải tạo các công trình, cơ sở sản xuất, sử dụng bảo quản các vật tư, máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ b. Nội dung báo cáo khả thi gồm: - Đ ặc đ iểm, quy mô, khoảng cách công trình đến khu dân cư và các cô ng trình khác. - Những yếu tố nguy hiểm độ c hại phát sinh trong quá trình hoạt động - Các giải pháp phòng ngừa, xử lý. - Báo cáo khả thi phải đ ược cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải sao gửi cho cơ quan thanh tra Nhà nước về lao động ở địa phương để theo dõi, giám sát theo luật định. 2. LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO HỘ LAO ĐỘNG a. Mục đích yêu cầu - Kế hoạch phải tương ứng với quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Nội dung kế hoạch bảo hộ lao động phải được xác định trong hệ thống chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. b. Căn cứ lập kế hoạch - Kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của doanh nghiệp. - Những thiếu sót tồn tại về bảo hộ lao độ ng trong năm trước. - Các kiến nghị p hản ánh của người lao độ ng, tổ chức công đo àn, của đoàn thanh tra, kiểm tra. c. Nội dung - Các biện pháp kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ + Xây dựng quy trình đ ảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho từng loại máy móc thiết bị. + Khi thay đổi phương pháp sản xuất, thay đổi máy móc, đ ịa điểm… phải sửa đổi quy trình cho phù hợp. + Chế tạo, sửa chữa, mua sắm đầy đủ các thiết bị cần thiết như: thiết bị che chắn, thiết bị b ảo hiểm (thiết bị phòng ngừa), tín hiệu, báo hiệu, b ảng chỉ dẫn về an toàn - vệ sinh. + Mua các trang thiết bị p hòng cháy, chữa cháy. - 103 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
- Biên tập Đặng Thông TTHL -Cục ATLĐ + Di chuyển các bộ phận sản suấ t, kho chứa chất độ c hại, dễ cháy, nổ ra xa nơi có nhiều người đ i lại. - Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiệu điều kiện làm việc + Đo kiểm, đánh giá các yếu tố điều kiện vệ sinh lao động. + Lắp đặt hệ thống thông gió, hút bụi, hút khí độ c. + Nâng cấp, hoàn thiện, làm cho nhà xưởng thông thoáng, chống nóng, chống rung, đ ảm b ảo yêu cầu chiếu sáng… + Cải tạo nhà tắm, khu vệ sinh… - Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động + Căn cứ quy định chung, đơn vị cụ thể đố i với từng chức danh công việc để đảm bảo sự thố ng nhất trong toàn đơn vị. - Chăm sóc sức khoẻ người lao độ ng, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp + Khám sức kho ẻ khi tuyển dụng. + Khám sức kho ẻ định kỳ. + Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. + Điều dưỡng phục hồi chức năng lao động. - Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về ATLĐ + Huấn luyện, cập nhật các kiến thức, nhận thức về các biện pháp làm việc an toàn - vệ sinh, xử lý tình huố ng khi có sự cố. + H ình thức huấn luyện: lần đầu cho công nhân mới tuyển, định kỳ hàng năm cho công nhân cũ, kèm cặp tại chỗ cho công nhân mới. + Chiếu phim, tham quan, triển lãm bảo hộ lao động. + Tổ chức thi an toàn vệ sinh viên giỏi. + Tổ chức thi viết, vẽ, đề x uất các biện pháp về an toàn vệ sinh lao động. + Tổng kết thi đua khen thưởng… 3. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI TUẦN LỄ QUỐC GIA AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG, DOANH NGHIỆP a. Mục đích - Phát động phong trào quần chúng rộ ng rãi tham gia hoạt động AT- VSLĐ . - Nêu cao ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao đ ộng, người lao động đối với công tác ATVSLĐ - PCCN. - Đ ề ra chương trình hành động thực hiện tố t cô ng tác ATVSLĐ - PCCN. - 104 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
- Biên tập Đặng Thông TTHL -Cục ATLĐ b. Nội dung hoạt động + Trước Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN - Tổ chức thông tin tuyên truyền. - Phát hành ấn phẩm thông tin. - Tổ chức phổ b iến các quy định pháp luật về ATVSLĐ -PCCN. - Tổ chức giao lưu tìm hiểu về ATVSLĐ-PCCN, thi An toàn vệ sinh viên (ATVSV) giỏ i. - X ây dựng chương trình hành động thực hiện công tác ATVSLĐ - PCCN. + Trong th ời gian diễn ra Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ - PCCN - Tổ chức mít tinh diễu hành phát độ ng phong trào quần chú ng. - Tổng kết tuyên dương khen thưởng về ATVSLĐ -PCCN. Tổ chức toạ đàm và hội thảo về ATVSLĐ -PCCN. - Công bố kết quả thi tìm hiểu về ATVSLĐ - PCCN. - Tổ chức trưng bày, triển lãm về ATVSLĐ - PCCN. Ho ạt động văn hoá, văn nghệ, thăm hỏi động viên nạn nhân, gia đình nạn nhân b ị TNLĐ. c) Sau Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ - PCCN - Triển khai thực hiện chương trình hành động. - Tổng kết, đánh giá và b áo cáo kết quả hoạt động Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ-PCCN. c. Trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh - Xây dựng chương trình hành đ ộng và các biện pháp cải thiện điều kiện lao động. - Tuyên truyền huấn luyện về ATVSLĐ - PCCN. - Tự kiểm tra về ATVSLĐ - PCCN. - Tổ chức phát đ ộng hưởng ứng Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN do địa phương phát độ ng. - Treo băng rôn, khẩu hiệu, áp phích tại đơn vị để cổ độ ng cho Tuần lễ quố c gia ATVSLĐ - PCCN. - Triển khai thực hiện chương trình hành động và các biện pháp cải thiện điều kiện lao độ ng. - Tổng kết đ ánh giá và b áo cáo Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố. 4. TỰ KIỂM TRA VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG a. Đ ịnh kỳ kiểm tra - Cấp doanh nghiệp tự kiểm tra to àn diện: 03 tháng /lần. - 105 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
- Biên tập Đặng Thông TTHL -Cục ATLĐ - Cấp phân xưởng tự kiểm tra toàn diện: 01 tháng/ lần. - Tổ sản xuất tự kiểm tra hàng ngày vào đầu giờ làm việc. - Lập sổ biên bản ghi biên b ản kiểm tra và sổ ghi kiến nghị về ATVSLĐ. b. Nội dung kiểm tra - Hồ sơ sổ sách, nội quy, quy trình và biện pháp làm việc an toàn. - Việc thực hiện TCVN, QCVN về ATLĐ . - Tình trạng ATVSLĐ -PCCN của thiết bị, nhà xưởng. - Viêc sử dụng, bảo quản trang bị bảo vệ cá nhân. - Thực hiện kế hoạch BHLĐ . - Thực hiện các kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra. - Việc quản lý sử dụng các thiết b ị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ-PCCN. - Kiến thức ATVSLĐ - PCCN, khả năng xử lý sự cố và sơ cấp cứu. - Tổ chức ăn uống, bồi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ. - Hoạt động tự kiểm tra của cấp dưới, việc giải quyết các đề x uất, kiến nghị. - Trách nhiệm quản lý cô ng tác BHLĐ . c. Hình thức kiểm tra - Kiểm tra tổng thể - Kiểm tra chuyên đề - Kiểm tra sau đợt nghỉ sản xuất dài ngày - Kiểm tra trước và sau mùa mưa bão - Kiểm tra sau sửa chữa, sự cố - Kiểm tra định kỳ ho ặc chấm điểm thi đua. 5. HƯỚNG DẪN KHAI BÁO, ĐIỀU TRA, LẬP BIÊN B ẢN, THỐNG KÊ, BÁO CÁO ĐỊNH KỲ T AI NẠN LAO ĐỘNG (Thông tư Liên tịch 14/2005/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN - b an hành ngày 08.3.2005) - Nguyên tắc: + Tất cả các vụ tai nạn lao động mà nười lao độ ng nghỉ làm việc từ 1 ngày trở lên, cơ sở đều phải thố ng kê và báo cáo định kỳ, trong kỳ báo cáo nếu khô ng có tai nạn lao động, cơ sở vẫn phải có văn bản báo cáo ghi rõ "không có tai nạn lao động" - 106 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
- Biên tập Đặng Thông TTHL -Cục ATLĐ + Báo cáo định kỳ là 6 tháng và 12 tháng gửi về Sở Lao động - Thương binh và X ã hộ i nơi cơ sở có trụ sở chính, thời gian gửi báo cáo 10/7 (b áo cáo 06 tháng) và 15/1 (báo cáo cả năm) + Các vụ tai nạn lao động thuộc lực lượng vũ trang và các lĩnh vực phó ng xạ, dầu khí… ngoài việc báo với cơ quan lao độ ng địa phương còn phải báo với cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động. (Bộ Quốc phòng và Bộ Cô ng an có quy định riêng) + Tất cả các vụ tai nạn lao động đều phải được điều tra. Tai nạn lao động nặng và chết người phải được báo cáo nhanh nhất (điện thoại, fax…) với thanh tra nhà nước về lao động, Liên đoàn lao động, cơ quan cô ng an gần nhất + Trường hợp người của cơ sở A (hoặc nhân dân) bị tai nạn tại cơ sở B thì cơ sở B phải thực hiện việc khai báo như trường hợp người của cơ sở B bị tai nạn lao đ ộng, đồng thời thông b áo cho cơ sở A (hoặc thân nhân) biết, cơ sở A p hải phố hợp với cơ sở B trong việc giải quyết hậu quả trên cơ sở kết quả điều tra. - Trá ch nhiệm của cơ sở xảy ra tai nạn lao động + Kịp thời sơ cứu, cấp cứu người bị nạn + G iữ nguyên hiện trường những vụ tai nạn lao độ ng chết người và nặng, cho phép thay đổi hiện trường khi c ấp cứu nhưng phải ghi chép thành biên bản những thay đổ i, chỉ xó a bỏ hiện trường và chôn cất tử thi khi hoàn thành bước đ iều tra tại chỗ và được đoàn điều tra cho phép + Cung cấp tài liệu và vật chứng liên quan đến tai nạn lao độ ng theo yêu cầu của trưởng đoàn điều tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật; tạo đ iều kiện cho các nhân chứng cung cấp tình hình… + Chịu các kho ản chi phí phục vụ cho việc điều tra - Phân cấp điều tra tai nạn lao động + Cơ sở được quyền điều tra những vụ tai nạn lao độ ng nhẹ xảy ra tại đơn vị mình hoặc điều tra tai nạn lao động nặng nếu được uỷ quyền + Đo àn đ iều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm điều tra những vụ tai nạn lao độ ng chết người xảy ra trên đ ịa bàn địa phương. Riêng đối với các vụ tai nạn lao động nặng, chỉ điều tra khi xét thấy cần thiết. - 107 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
- Biên tập Đặng Thông TTHL -Cục ATLĐ + Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương điều tra tai nạn lao động chết người khi xét thấy cần thiết và có sự phối hợp của các cơ quan là thành viên đ oàn điều tra cấp địa phương; Điều tra lại những vụ tai nạn lao động mà đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh đã tiến hành điều tra nhưng có khiếu nại ho ặc tố cáo. + Tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở thuộ c lĩnh vực an ninh, quố c phòng do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định - Mục đ ích điều tra và trình tự tiến hành các bước đ iều tra + Mục đích của điều tra là tìm nguyên nhân vụ tai nạn lao đ ộng đ ể đề ra biện pháp khắc phục, quy trách nhiệm cá nhân và đề nghị xử lý những người có lỗi + Trình tự tiến hành điều tra: . Phối hợp với cơ quan cô ng an điều tra tại chỗ để lập biên b ản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu thập dấu vết, vật chứng, lấy lời khai. . Đề nghị giám định kỹ thuật khi cần thiết . Xác đ ịnh diễn biến vụ tai nạn lao động . Lập biên bản điều tra và công bố b iên b ản trong cuộc họp với các thành phần: Đo àn đ iều tra tai nạn lao động do trưởng đoàn chủ trì Người sử dụng lao động Đại diện tổ chức công đo àn cơ sở Những người biết sự việc hoặc liên quan đến vụ tai nạn lao động Trong trường hợp có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm và đủ đ iều kiện đề nghị khởi tố vụ án có thể mời đại diện Viện kiểm sát nhân dân, đại diện cơ quan Công an. Trường hợp người sử dụng lao động chưa nhất trí với nội dung biên b ản điều tra, được ghi ý kiến bảo lưu nhưng vẫn phải ký tên và thực hiện kiến nghị. - 108 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
- Biên tập Đặng Thông TTHL -Cục ATLĐ Biên b ản điều tra tai nạn lao động do trưởng đo àn và người sử dụng lao động ký. Biên b ản thông qua biên bản điều tra có đầy đủ chữ ký của những người thông qua cuộc họp. 6. sƠ K ẾT, TỔNG K ẾT VỀ BHLĐ Định kỳ: 6 tháng và hàng năm. Trình tự tổng kết: từ cấp phân xưởng, đội sản xuất đến công ty, tổng cô ng ty. Nộ i dung gồm báo cáo chung, báo cáo TNLĐ, BNN định kỳ 6 tháng/ lần. Cấp báo cáo: Cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan Lao động- Thương binh và Xã hội địa phương. B. HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN -V Ệ SINH LAO ĐỘNG I- KHÁI N IỆM V Ề H Ệ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN- V Ệ SINH LAO ĐỘNG (OSH -MS) 1 - Khái niệm: N gày nay, những tiến b ộ về công nghệ và áp lực cạnh tranh gay gắt đã dẫn đến những thay đổi nhanh chóng về điều kiện, quy trình và tổ chức lao động. Luật pháp là cố t lõi nhưng vẫn chưa đủ để quản lý những gì đ ang biến đổi hàng ngày cũng như đối phó kịp thời với những nguy cơ, rủi ro mới nảy sinh. Các cơ quan quản lý nhà nước và d oanh nghiệp cần có đ ủ khả năng để đối m ặt và xử lý tốt với những thách thức về an toàn- vệ sinh lao động trong quá trình quản lý và phát triển kinh tế- xã hội. Hướng d ẫn H ệ thố ng quản lý an toàn- vệ sinh lao động sẽ hỗ trợ cho các nỗ lực trên. H ướng dẫn hệ thố ng quản lý an toàn- vệ sinh lao đ ộng là sáng kiến của các tổ chức 3 bên của Tổ chức Lao động quốc tế, phản ánh các nguyên tắc, văn kiện về an to àn và bảo vệ sức khoẻ người lao động của Tổ chức Lao đ ộng quố c tế. Đ ây là một công cụ mạnh mẽ, song toàn đ ể phát triển “văn hoá an toàn bền vững” trong và ngoài doanh nghiệp và có tác độ ng tích cực đối với người sử dụng lao độ ng, người lao động, các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động và người lao độ ng, các cơ quan Nhà nước và cho tất cả các b ên có vai trò trong việc đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh. - 109 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
- Biên tập Đặng Thông TTHL -Cục ATLĐ H ệ thố ng quản lý an toàn - vệ sinh lao động: Hệ thống các yếu tố tác động hoặc ảnh hưởng lẫn nhau để thiết lập chính sách, m ục tiêu về an toàn- vệ sinh lao động và các biện pháp để đạt được các mục tiêu đó. Đ ây không phải là ràng buộc mang tính pháp lý và khô ng thay thế luật pháp, các quy định hay các tiêu chuẩn quốc gia. Khi áp d ụng hướng d ẫn khô ng cần có giấy chứng nhận. Thực hiện Hệ thống quản lý an toàn- vệ sinh lao động là phương cách hữu ích giúp người sử dụng lao động thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm về an to àn và vệ sinh lao động. Hướng dẫn là công cụ, biện pháp hỗ trợ thiết thực cho các tổ chức, cơ q uan có thẩm quyền nhằm không ngừng hoàn thiện cô ng tác an toàn và vệ sinh lao động. 2 - Mục tiêu: H ướng dẫn H ệ thống quản lý an to àn- vệ sinh lao động góp phần giảm thiểu các nguy cơ và tiến tới loại bỏ các sự cố nhằm bảo vệ người lao động khỏ i thương tật, ốm đ au, bệnh tật và tử vong có liên quan đến công việc. Ở cấp Quốc gia, các hướng d ẫn này sẽ: a/ Được sử dụng để xác lập chính sách của Nhà nước (thông qua các quy định pháp luật nhà nước) về hệ thống quản lý an toàn- vệ sinh lao độ ng ở cấp vĩ mô. b / Góp phần tăng cường việc chủ động thực hiện nghiêm chỉnh các quy định và các tiêu chuẩn của Nhà nước, nhằm không ngừng ho àn thiện công tác an toàn và vệ sinh lao động; c/ Gó p phần triển khai các hướng dẫn quốc gia và hướng dẫn chi tiết của hệ thống quản lý an toàn- vệ sinh lao động, nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu thực tế phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của Cơ sở1. 1 C¬ së: C«ng ty, c¬ së, h·ng, ph©n xëng, ®¬n vÞ, doanh nghiÖp, c¬ quan, hiÖp héi cña ®oµn thÓ, nhµ níc hoÆc t nh©n mµ cã chøc n¨ng vµ bé m¸y hµnh chÝnh riªng ®îc ph¸p luËt thõa nhËn. Tæ chøc cã nhiÒu ®¬n vÞ ®ang ho¹t ®éng th× - 110 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
- Biên tập Đặng Thông TTHL -Cục ATLĐ Ở cấp Cơ sở, H ướng dẫn nhằm: a/ Giúp đưa các nội dung của H ệ thống quản lí an toàn- vệ sinh lao đ ộng vào trong các chính sách và tổ chức quản lý của Cơ sở; b / V ận độ ng tất cả các thành viên trong Cơ sở, đặc biệt là chủ doanh nghiệp, các thành viên ban quản trị, người sử dụng lao độ ng, người lao động và các đ ại diện của họ áp dụng các nguyên tắc và phương pháp quản lý an toàn- vệ sinh lao động thích hợp nhằm khô ng ngừng cải thiện công tác an toàn- vệ sinh lao động. NĂM YẾU TỐ CHÍNH CỦA ILO – OSH 1. CHÍNH SÁCH 2. TỔ CHỨC 3. LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 4. ĐÁNH GIÁ 5. CẢI THIỆN (HÀNH ĐỘNG CẢI THIỆN) mçi ®¬n vÞ cã thÓ coi lµ mét C¬ së. - 111 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
- Biên tập Đặng Thông TTHL -Cục ATLĐ CHU TRÌNH CỦA ILO - OSH CHÍNH SÁCH HÀNH ĐỘNG CẢI THIỆN TỔ CHỨ C ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH VÀ THỰC HIỆN II- CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG QUỐC GIA MỐI QUAN HỆ GIỮA ILO- OSH 2 001 VÀ OSH QUỐC GIA VÀ OSH CƠ SỞ Các hướng dẫn của ILO – O SH 2001 Các hướng dẫn của O SH QG về OSH(OSH trong các quốc gia) cơ sở, doanh Các hướng dẫn chi nghiệp tiết về OSH(ngành nghề, loại hình DN) - 112 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
- Biên tập Đặng Thông TTHL -Cục ATLĐ 1 . Chính sá ch của Nhà nước 1 .1. Tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh của mỗi quốc gia, mộ t hay nhiều cơ quan có thẩm quyền sẽ được chọn để xây dựng, tổ chức thực hiện và định kỳ rà soát chính sách của nhà nước về Hệ thống quản lí an toàn- vệ sinh lao động trong Cơ sở. Công việc này phải được phối hợp thực hiện với các tổ chức đại diện tiêu biểu nhất của người sử dụng lao độ ng, người lao động và các cơ quan có liên quan khác. 1 .2. Chính sách của Nhà nước về Hệ thống quản lí an toàn- vệ sinh lao động cần đ ưa ra các nguyên tắc, thủ tục chung để: - Thú c đẩy việc thực hiện và đ ưa H ệ thống quản lý an toàn- vệ sinh lao động vào trong công tác quản lý ở Cơ sở; - Tạo điều kiện và chủ động tổ chức một cách có hệ thố ng việc đ ánh giá hiện trạng, xác định mục tiêu, lập kế hoạch, triển khai và ho àn thiện các hoạt động an toàn- vệ sinh lao động ở cấp quốc gia và cấp Cơ sở; - Thúc đẩy sự tham gia của người lao động và đại diện người lao đ ộng ở Cơ sở; - K hông ngừng hoàn thiện đồ ng thời loại bỏ thó i quan liêu, thủ tục hành chính và các chi phí không cần thiết; - Thú c đẩy sự hợp tác và hỗ trợ việc x ây dựng Hệ thống quản lí an toàn- vệ sinh lao độ ng ở Cơ sở thông qua thanh tra lao động, các cơ quan có chức năng về an toàn- vệ sinh lao đ ộng và các cơ quan liên quan khác, đồ ng thời hướng các ho ạt động của Cơ sở p hù hợp với các yêu cầu quản lý an toàn- vệ sinh lao động; - Đ ịnh kì đánh giá hiệu quả của cơ chế, chính sách nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động; - Đ ánh giá và công bố hiệu quả thực tiễn của hệ thống quản lý an toàn và vệ sinh lao động; - 113 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
- Biên tập Đặng Thông TTHL -Cục ATLĐ - Đảm bảo cho người sử dụng lao động và người lao động, kể cả lao động thời vụ, học nghề, tập nghề của Cơ sở thực hiện các quyền và nghĩa vụ về an toàn- vệ sinh lao động. 1 .3. Đ ể đảm bảo tính thống nhất chặt chẽ giữa chính sách của Nhà nước và việc tổ chức thực hiện, cơ q uan có thẩm quyền cần đưa ra một Hệ thống quản lí an toàn- vệ sinh lao độ ng nhằm: - X ác lập nhiệm vụ và trách nhiệm của các tổ chức trong việc thực hiện chính sách Nhà nước; đồng thời xây dựng cơ chế phố i hợp có hiệu quả giữa các tổ chức ; - Công b ố và đ ịnh kì rà soát các hướng dẫn của nhà nước đ ối với việc tổ chức thực hiện hệ thống quản lí an toàn- vệ sinh lao động trong các Cơ sở; - X ây d ựng các tiêu chuẩn phù hợp với các chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan chịu trách nhiệm chuẩn bị và xúc tiến các hướng dẫn chi tiết hệ thống quản lý an to àn- vệ sinh lao đ ộng; - Đ ảm b ảo hướng d ẫn phải phù hợp với người sử dụng lao động, người lao động, đại diện của họ trong việc áp dụng chính sách Nhà nước. 1 .4. Cơ quan có thẩm quyền cần cung cấp các hướng dẫn chuyên môn toàn diện, kể cả các hướng d ẫn về chăm só c sức kho ẻ cho các thanh tra lao động, các cơ quan an toàn vệ sinh lao động cũng như các cơ quan, tổ chức, đơn vị của tập thể và cá nhân khác có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động, để khuyến khích và giúp các Cơ sở thực hiện Hệ thống quản lí an to àn- vệ sinh lao động. 2 . Hướng dẫn quốc gia 2 .1. Việc biên soạn các hướng dẫn quốc gia để tổ chức thực hiện một cách có hệ thống Hệ thống quản lí an to àn- vệ sinh lao động cần dựa trên mô hình được trình b ày ở phần 3, có x ét tới điều kiện và thực tế của mỗi quốc gia. - 114 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
- Biên tập Đặng Thông TTHL -Cục ATLĐ 2 .2. Gắn việc xem xét các hướng dẫn quốc gia với các hướng d ẫn của Tổ chức Lao động quố c tế; Các hướng dẫn quốc gia và hướng dẫn chi tiết cần có đủ độ mềm dẻo cho phép áp d ụng trực tiếp hoặc cụ thể ở Cơ sở. 3 . Hướng dẫn chi tiết Hướng dẫn chi tiết cần phản ánh được các hướng dẫn của Tổ chức Lao động quốc tế, đồ ng thời bao hàm các nội dung của hướng dẫn quốc gia. Hư- ớng dẫn chi tiết được soạn thảo nhằm phản ánh các đ iều kiện và nhu cầu riêng của từng Cơ sở hay nhóm Cơ sở, do vậy cần đặc biệt chú ý đến: - Q uy mô và cơ sở hạ tầng của Cơ sở; - Các loại nguy cơ và mức độ rủi ro. III- HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN - V Ệ SINH LAO ĐỘNG Ở CƠ SỞ - 115 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình luật lao động cơ bản
0 p | 1318 | 437
-
Tài liệu huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động - Quy định chung
20 p | 1044 | 387
-
Tài liệu huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động - Công nhân vận hành trạm
35 p | 692 | 229
-
TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG - BÀI 5
15 p | 388 | 129
-
TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG - BÀI 3
3 p | 399 | 123
-
TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG - BÀI 7
7 p | 378 | 108
-
TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG - BÀI 4
8 p | 346 | 106
-
TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG - BÀI 9
30 p | 365 | 101
-
TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG - BÀI 8
10 p | 236 | 78
-
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay - Phần 7: Giấy phép nhân viên hàng không
126 p | 60 | 6
-
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay - Phần 13: Các yêu cầu bổ sung đối với việc chuyên chở hành khách đối với tàu bay có số lượng từ 20 ghế hành khách trở lên
17 p | 62 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn