Tài liệu hướng dẫn Thành lập nhóm kinh doanh: Nâng cao vị thế của phụ nữ và nam giới trong cộng đồng
lượt xem 8
download
Tài liệu hướng dẫn “Thành lập nhóm kinh doanh” là một công cụ giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ vượt qua những việc thúc đẩy các lợi thế của hoạt động theo nhóm. Tài liệu này cung cấp cho người đọc khái niệm về nhóm kinh doanh, các loại hoạt động kinh doanh mà các thành viên trong nhóm có thể cùng nhau thực hiện, cách thức tổ chức và tiến hành các hoạt động một cách hệ thống, những lợi ích mang lại từ các hoạt động kinh doanh của nhóm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu hướng dẫn Thành lập nhóm kinh doanh: Nâng cao vị thế của phụ nữ và nam giới trong cộng đồng
- Tài liệu Thành lập nhóm kinh doanh (BGF) được xây dựng nhằm giúp thúc đẩy việc thành lập nhóm kinh doanh như là một cách thức để nâng cao vị thế của phụ nữ và nam giới trong những cộng đồng có thu nhập thấp bằng cách làm cho họ có tiếng nói nhiều hơn và cải thiện công việc kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sống. Chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực của các thành viên hay thành viên tiềm năng của những nhóm kinh doanh phi chính thức trong việc thành lập, quản lý và củng cố nhóm của họ. Khóa đào tạo Thành lập nhóm kinh doanh dựa trên cách tiếp cận học có sự tham gia theo đó nhấn mạnh cách học thông qua thực hành và phù hợp với những học viên có trình độ học vấn thấp hay mù chữ – những người rất ít hoặc chưa được đào tạo chính thức về kinh doanh. Chương trình bao gồm những chủ đề liên quan tới các khía cạnh kĩ thuật của việc thành lập nhóm kinh doanh, tới các vấn đề bình đẳng giới cũng như tới các vấn đề cốt lõi trong thành lập nhóm kinh doanh và các kiến thức về kỹ năng sống nhằm giúp nâng cao năng lực của các học viên trong việc tổ chức hoạt động cho nhóm và cho cộng đồng một cách thành công. Nâng cao vị thế của phụ nữ và nam giới trong cộng đồng Thông tin liên hệ: Tổ chức Lao động Quốc tế Văn phòng khu vực Châu Á và Thái Bình Dương Văn phòng tiểu vùng Đông Á Tầng 11th, Tòa nhà Liên Hiệp Quốc Đường Rajdamnern Nok P.O. Box 2-3490 Bangkok 10200, Thailand Tel: + 66.2.288.1769; Fax: + 66.2.288.3060 E-mail: libroap@ilo.org or BANGKOK@ilo.org URL: http://www.ilo.org/asia/library/download/pub08-02.pdf
- Tổ chức Lao động Quốc tế THÀNH LẬP NHÓM KINH DOANH Nâng cao vị thế của phụ nữ và nam giới trong Cộng đồng Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên Eva Majurin Văn phòng tiểu vùng Đông Á
- Thành lập nhóm kinh doanh Bản quyền của Tổ chức Lao động Quốc tế 2009 Xuất bản lần đầu năm 2009 Các ấn bản của Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế có bản quyền theo Điều 2 của Công ước về bản quyền toàn cầu. Tuy nhiên, một số trích dẫn ngắn được phép xuất bản mà không cần phải xin phép, với điều kiện phải chỉ rõ nguồn thông tin. Để được phép tái bản hay dịch thuật, liên hệ Phòng xuất bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), International Labour Office, CH-1211 Geneva 22, Thụy Sỹ, hoặc qua email: pubdroit@ilo.org. Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế hoan nghênh mọi liên hệ xin phép tái bản. Các thư viện, tổ chức và người sử dụng đã đăng kí với các tổ chức bản quyền được phép tái bản theo giấy phép được cấp. Tham khảo thông tin về các tổ chức bản quyền ở các quốc gia tại trang web www.ifrro.org. Bản Tiếng Anh: Business Group Formation Empowering Women and Men in Developing Communities, Trainer's Manual (ISBN 978-92-2-121-3239; 978-92-2-121-0719 (web pdf), Bangkok: ILO, 2008. Bản Tiếng Việt: Thành lập nhóm kinh doanh, nâng cao vị thế của phụ nữ và nam giới trong cộng đồng, Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên (ISBN 978-92-2-822945-5 (print); 978-92-2-822946-2(web pdf), Vietnam, 2009. Danh mục các ấn phẩm của ILO Những chức danh được nêu trong các ấn phẩm của ILO hoàn toàn tuân theo các thông lệ của Liên Hiệp Quốc và không ám chỉ bất kì quan điểm nào của ILO về tình trạng hợp pháp của các quốc gia, khu vực hay vùng lãnh thổ, hay đề cập gì tới sự phân định biên giới quốc gia. Trách nhiệm về các quan điểm đưa ra trong các bài báo, bài nghiên cứu hay các ấn phẩm khác hoàn toàn thuộc về các tác giả của chúng, và ILO không đưa ra bất cứ sự chứng thực hay xác nhận nào đối với các quan điểm đưa ra trong các tài liệu đó. Việc dẫn chiếu tên các doanh nghiệp, sản phẩm và quy trình kinh doanh không ám chỉ sự xác nhận hay chứng thực của ILO đối với những doanh nghiệp, sản phẩm hay quy trình đó, và việc không nêu tên doanh nghiệp, sản phẩm hay quy trình cũng không có nghĩa là ILO không chấp nhận chúng. Các ấn phẩm và ấn phẩm điện tử của ILO có thể được tìm thấy ở các nhà sách lớn hay các văn phòng của ILO tại rất nhiều nước, hay trực tiếp tại Phòng phát hành của ILO, International Labour Office, CH- 1211 Geneva 22, Switzerland. Danh mục hay danh sách những ấn phẩm mới được cung cấp miễn phí tại địa chỉ trên hoặc qua email: pubvente@ilo.org Xem tại Website: www.ilo.org/publns In tại Việt Nam 2
- Thành lập nhóm kinh doanh MỤC LỤC Lời nói đầu ......................................................................................................................... 4 Giới thiệu ........................................................................................................................... 5 Hướng dẫn chung ............................................................................................................... 7 Bài 1: Giới thiệu thành phần tham dự và mong đợi của học viên từ chương trình đào tạo ........... 20 Bài 2: Nhóm kinh doanh là gì và thành lập như thế nào? ........................................................ 22 Bài 3: Tự đánh giá và liệt kê nhu cầu .................................................................................. 25 Bài 4: Bình đẳng giới trong các nhóm kinh doanh ................................................................. 29 Bài 5: Ưu điểm và nhược điểm của làm việc theo nhóm ......................................................... 36 Bài 6: Xác định những hoạt động chung của nhóm chúng ta có thể cùng nhau làm gì? ............. 40 Bài 7: Phân công công việc - ai làm gì? ................................................................................ 43 Bài 8: Các quy định và nguyên tắc của nhóm ....................................................................... 50 Bài 9: Làm thế nào để trở thành một lãnh đạo nhóm tốt ........................................................ 59 Bài 10: Làm việc cùng nhau ................................................................................................ 66 Bài 11: Giao tiếp ............................................................................................................... 73 Bài 12: Giải quyết vấn đề .................................................................................................... 81 Bài 13: Các vấn đề tài chính trong kinh doanh theo nhóm ....................................................... 90 Bài 14: Kế hoạch hành động ............................................................................................... 102 Phụ lục 105 Các biểu mẫu đánh giá ………...........................................………………………............................. 107 3
- Thành lập nhóm kinh doanh LỜI NÓI ĐẦU Doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như thiếu kiến thức, kỹ năng kinh doanh, không có năng lực để thực hiện những đơn hàng lớn… Các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực như đất đai, vốn, thông tin… và thường không được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ do họ không có tổ chức đại diện cho mình hay nói cách khác tiếng nói của họ thường không được lắng nghe. Tài liệu hướng dẫn “Thành lập nhóm kinh doanh” là một công cụ giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ vượt qua những khó khăn đó thông qua việc thúc đẩy các lợi thế của hoạt động theo nhóm. Tài liệu này cung cấp cho người đọc khái niệm về nhóm kinh doanh, các loại hoạt động kinh doanh mà các thành viên trong nhóm có thể cùng nhau thực hiện, cách thức tổ chức và tiến hành các hoạt động đó một cách hệ thống, những lợi ích mang lại từ các hoạt động kinh doanh của nhóm. Tài liệu cũng tập trung vào việc thúc đẩy vấn đề bình đẳng giới trong nhóm kinh doanh, bao gồm cơ hội bình đẳng cho cả phụ nữ và nam giới để có thể trở thành lãnh đạo nhóm kinh doanh và được hưởng lợi một cách công bằng. “Thành lập nhóm kinh doanh” là một trong những tài liệu hướng dẫn trong bộ công cụ đào tạo của dự án “Phát triển doanh nghiệp nữ và bình đẳng giới” (WEDGE) toàn cầu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Trong khuôn khổ Chương trình quốc gia về Việc làm bền vững của ILO tại Việt Nam, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm thông qua xúc tiến bình đẳng giới và phát triển doanh nghiệp nữ; dự án đã tổ chức dịch tài liệu hướng dẫn “Thành lập nhóm kinh doanh” sang tiếng Việt. Tài liệu này đã được thử nghiệm trong các khóa “Đào tạo giảng viên” tại hai tỉnh Quảng Nam và Phú Thọ, đồng thời đã được tổ chức lấy ý kiến đóng góp tại Hà Nội nhằm chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Chúng tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến Hội đồng doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các tổ chức khác đã có những ý kiến đóng góp quý báu cho tài liệu này. Chúng tôi cũng xin chân thành cám ơn tất cả những ý kiến đóng góp và sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong việc hoàn thiện và xuất bản tài liệu hướng dẫn này. Chúng tôi hy vọng tài liệu này sẽ là một trong những công cụ hữu ích cho việc xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ tại Việt Nam và được sử dụng rộng rãi nhằm mang lại lợi ích cho nhiều người. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn tài liệu được hoàn thiện hơn. Rie Vejs Kjeldgaard Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam. 4
- Thành lập nhóm kinh doanh GIỚI THIỆU Thành lập các nhóm kinh doanh là một phương thức giúp cho phụ nữ và nam giới trong những cộng đồng người nghèo cải thiện các hoạt động tạo thu nhập của mình và qua đó, nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng đồng. Các nhóm kinh doanh cũng có thể giúp giải quyết sự bất bình đẳng hay mất cân đối về quyền lực giữa phụ nữ và nam giới với mức thu nhập khác nhau bằng cách giúp các thành viên nâng cao sự tự tin, vị thế và tiếng nói của mình. Tuy việc thành lập các nhóm có thể tạo ra rất nhiều điều tích cực, nhưng vẫn còn tồn tại những thách thức như: • Phụ nữ và nam giới muốn bắt đầu hình thành một nhóm kinh doanh không phải lúc nào cũng biết cách để thành lập, tổ chức và điều hành nhóm một cách có hiệu quả. Việc giúp các thành viên của nhóm đạt được những kỹ năng, kiến thức và có thể tiếp cận được với những dịch vụ hỗ trợ phù hợp là chìa khóa để xây dựng các nhóm kinh doanh có khả năng tồn tại bền vững. • Nếu quá trình thành lập nhóm bỏ sót những mối quan hệ hiện hữu về kinh tế và xã hội trong cộng đồng thì nó chỉ có thể làm lợi cho những người đã ở những vị trí được hưởng đặc quyền. Các tác động tích cực của việc thành lập nhóm sẽ lớn hơn nếu các cơ cấu quyền lực và sự bình đẳng trong việc phân bổ các lợi ích được đảm bảo. • Đôi khi, việc ra quyết định, trách nhiệm, quyền lợi và các nguồn lực không được chia sẻ bình đẳng trong các nhóm kinh doanh. Các thành viên nữ thường không được hưởng lợi ngang bằng với nam giới hay với các trưởng nhóm nữ. Nếu quá trình thành lập nhóm bao gồm và đem lại những cơ hội và sự đối xử công bằng đối với tất cả các thành viên thì nó có thể trở thành phương tiện hiệu quả để nâng cao vị thế cho phụ nữ bằng cách nâng cao sự tự tin, địa vị xã hội và sự vững vàng về kinh tế của họ. Tài liệu này giúp cho các giảng viên muốn khuyến khích sự thành lập nhóm và sử dụng nó như một phương thức để nâng cao vị thế cho phụ nữ và nam giới trong cộng đồng có thu nhập thấp. Tài liệu này có thể được sử dụng trong các hội thảo để hỗ trợ quá trình thành lập nhóm và phát triển sự hợp tác trong sản xuất, kinh doanh và/hoặc trong các hoạt động xã hội, như cùng nhau mua nguyên vật liệu, dùng chung xưởng sản xuất, cùng nhau tiếp thị sản phẩm và hỗ trợ lẫn nhau khi gặp phải những trường hợp khẩn cấp trong gia đình. Tài liệu này dựa trên cách tiếp cận học có sự tham gia nhằm nâng cao năng lực của những người tham gia khóa đào tạo, các thành viên hiện tại hay thành viên tiềm năng của những nhóm kinh doanh phi chính thức về việc thành lập, quản lý và củng cố nhóm của họ. Tài liệu bao gồm hai phần: phần hướng dẫn chung cách sử dụng tài liệu như một công cụ của chiến lược thành lập nhóm một cách hiệu quả, phần hai gồm những nội dung liên quan đến các khía cạnh kĩ thuật, các vấn đề cốt lõi trong thành lập nhóm kinh doanh và các kiến thức về kỹ năng sống, như kỹ năng làm việc cùng nhau hay các kỹ năng giải quyết vấn đề. 5
- Thành lập nhóm kinh doanh Tài liệu này được biên soạn với sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác Phát triển Ailen. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới sự đóng góp to lớn của Linda Deelen và Nelien Haspels tại văn phòng ILO Bangkok, Heng Seltik của Dự án ILO-WEDGE tại Campuchia và Phetphim Champasith của Dự án ILO-WEDGE tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn tới Aya Matsuura và Young Vin của Dự án ILO-EEOW, Sa Siriphong của Văn phòng Khuyến khích và phát triển Các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Bộ Công nghiệp và Thương mại Lào, Chuth Leang Vanny thuộc Bộ các vấn đề về phụ nữ của Vương quốc Campuchia, Buakhai Phimmavong của Công ty Tư vấn Phát triển Doanh nghiệp (Enterprise Development Consultants LTD), Sem Sopha của CAMFEBA và sự hỗ trợ trong phần minh họa của ông Am Reaksmei. 6
- Giới thiệu HƯỚNG DẪN CHUNG Tài liệu này dành cho giảng viên của những tổ chức làm việc với phụ nữ và nam giới tại cộng đồng để bắt đầu thành lập hay đẩy mạnh việc thành lập các nhóm kinh doanh. Phần này cung cấp cho giảng viên những hướng dẫn về: • Cách thức để các tổ chức và giảng viên có thể tối đa hóa ảnh hưởng của khóa đào tạo • Cách thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của nhóm đối tượng mục tiêu • Cách lên kế hoạch và triển khai các chủ đề đào tạo I. CHUẨN BỊ CHIẾN LƯỢC ĐÀO TẠO 1 Tài liệu này hướng dẫn cách tổ chức các khoá tập huấn tại cộng đồng. Các chương trình đào tạo này phải là một phần của quá trình hỗ trợ tổng thể đối với sự phát triển của những nhóm yếu thế trong xã hội, và là một phần trong chiến lược hỗ trợ với quy mô lớn hơn. Vì vậy, ngoài việc lên kế hoạch cho những khoá tập huấn, các tổ chức phải thiết kế được một chiến lược hỗ trợ toàn diện để đảm bảo chương trình sẽ đạt được những ảnh hưởng mong muốn. Để thiết kế một chương trình đào tạo hiệu quả nên thực hiện theo các bước sau: 1. Lồng ghép các vấn đề về giới Chương trình đào tạo này hướng tới các hộ nghèo và không chỉ tập trung vào phụ nữ. Việc thành lập nhóm có thể tạo ra những ảnh hưởng quan trọng về kinh tế, tâm lý và xã hội góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ qua việc giúp cho họ tự tin hơn, có vị trí xã hội cao hơn và có những kỹ năng tốt hơn. Các nhóm giúp gia tăng sức mạnh của các cá nhân trong đàm phán, điều đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ và những nhóm yếu thế khác trong mối quan hệ với các nhóm có quyền lực hơn. Tuy nhiên, việc thành lập nhóm sẽ không tự động giúp cho việc nâng cao bình đẳng giới vì: • Trong bản thân các nhóm, việc ra quyết định, trách nhiệm, quyền và các nguồn lực có thể không được chia sẻ một cách bình đẳng. Chẳng hạn, phụ nữ có thể không có mặt trong ban lãnh đạo của các nhóm có sự tham gia của cả hai giới. Ngay cả với những nhóm chỉ có nữ giới, các lợi ích được tạo ra vẫn có thể bị điều khiển bởi gia đình khác hay các thành viên khác thuộc cộng đồng. • Việc thành lập nhóm có thể khiến khối lượng công việc của phụ nữ tăng lên, làm gia tăng gánh nặng mà không đem lại vị thế cho họ, trừ khi có sự điều chỉnh cân bằng giữa công việc gia đình và các hoạt động kinh tế. Để đảm bảo việc đào tạo có thể đem lại những tác động và kết quả bền vững, chiến lược đào tạo phải tính tới và chỉ ra khả năng tồn tại sự bất bình đẳng giới trong nhóm mục tiêu. Những gợi ý sẽ được đưa 1 Trích từ ILO. Quản lý các Hiệp hội kinh doanh nhỏ. Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên. ILO Campuchia, 2006 và ILO. Bộ 3-R dành cho giảng viên. Trao quyền cho Trẻ em, Thanh niên và Gia đình). 7
- Thành lập nhóm kinh doanh ra trong mỗi bước lập kế hoạch cho chiến lược đào tạo cũng như trong phần Kế hoạch bài giảng (xem Hướng dẫn chung Tài liệu hỗ trợ 2 phần các khái niệm cơ bản về giới). 2. Tiến hành đánh giá các đối tác Đào tạo là một hình thức xây dựng năng lực. Những hình thức khác của xây dựng năng lực bao gồm việc tiếp cận với hỗ trợ kĩ thuật, cơ sở hạ tầng, thiết bị và các dịch vụ tài chính. Để nâng cao kết quả của việc đào tạo, cần phải phối kết hợp với các chương trình, hoạt động của các đối tác khác đang triển khai trên địa bàn. Do đó, cần phải xem xét các điều kiện xây dựng năng lực khác một cách tổng thể để thực hiện việc đào tạo thành lập nhóm kinh doanh. Việc tìm hiểu các chương trình, hoạt động đang triển khai của các đối tác chủ chốt sẽ giúp ta có được một bức tranh hoàn thiện. 3. Xác định nhóm học viên mục tiêu Những người hưởng lợi dự kiến từ chương trình đào tạo này là nam và nữ giới ở trong những cộng đồng có thu nhập thấp đang kinh doanh ở quy mô nhỏ lẻ và những người sẽ có lợi từ việc tiến hành các hoạt động kinh doanh chung như cùng nhau sản xuất và tiếp thị sản phẩm. Những người được đào tạo thường là: Những hộ gia đình thuộc cùng một lĩnh vực kinh doanh, nhưng không làm việc thành nhóm. Những hộ gia đình tham gia vào các nhóm chỉ có một mục đích đơn lẻ, như các nhóm tín dụng hay nhóm tiết kiệm, có khả năng mở rộng hoạt động chung của họ, bao gồm cả công việc kinh doanh. Những nhóm mới thành lập/đang tồn tại có nhu cầu và khả năng phát triển. Mặc dù chương trình đào tạo hướng tới cả phụ nữ và nam giới nhưng nên dành sự quan tâm đặc biệt tới nhu cầu, cũng như khả năng tham gia và hưởng lợi từ khóa đào tạo của nữ giới (tham khảo Gợi ý về giới 1 lựa chọn người tham gia khóa học). Việc lựa chọn nhóm học viên được đào tạo cũng phải tính đến khả năng tồn tại và phát triển của những nhóm kinh doanh trong tương lai. Cụ thể, các tiêu chí lựa chọn phải bao gồm cả sự quan tâm và động cơ tham gia khóa học của phần lớn những thành viên của nhóm, cũng như năng lực của tổ chức của bạn và các đối tác trong việc tiếp tục hỗ trợ các nhóm sau đào tạo. 8
- Hướng dẫn chung Gợi ý về giới 1: Lựa chọn người tham gia khóa học (học viên) Việc đảm bảo sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong việc tiếp cận với đào tạo, và khuyến khích tất cả mọi người tham gia là rất quan trọng: Khi nội dung đào tạo liên quan tới những lĩnh vực mà theo truyền thống phụ nữ ít khi thực hiện, thì sự tham gia của họ sẽ rất hạn chế do những lý do khác nhau, chẳng hạn như do sự phân biệt đối xử, do thái độ về vai trò người phụ nữ, do phụ nữ thiếu kiến thức hay thiếu khả năng tiếp cận với các cơ hội đào tạo, hoặc không có khả năng tham dự do thời gian, địa điểm hay chi phí của khóa đào tạo. Mặt khác, trong một số trường hợp số lượng nam giới tham gia rất thấp chẳng hạn như khi nội dung đào tạo chú trọng chủ yếu về vấn đề giới là điều thường được hiểu theo quan niệm “chỉ dành cho phụ nữ”. Nam giới cũng ít tham gia vào những nhóm chỉ dành cho phụ nữ, điều này thường xảy ra khi các công việc trong nhóm liên quan tới các hoạt động “của nữ giới” theo truyền thống, ví dụ như thêu thùa, đan lát. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp đó, cũng nên mời nam giới (ví dụ như chồng hay họ hàng của những thành viên nhóm, hay trưởng thôn) tham gia vào khóa đào tạo. Sự tham gia của nam giới rất quan trọng vì: • Sự hỗ trợ của nam giới là người giữ những vị trí quan trọng trong làng, như trưởng thôn, là điều kiện tiên quyết cho sự tham gia một cách tích cực của các phụ nữ trong nhóm. • Sự hỗ trợ của những thành viên nam trong gia đình là điều rất quan trọng nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào nhóm và đảm bảo hiệu quả khi tham gia vào các hoạt động của nhóm. • Việc chỉ đào tạo cho phụ nữ về vấn đề bình đẳng giới sẽ không thể dẫn đến những thay đổi trong việc phân chia công việc và ra quyết định trong gia đình. Việc đào tạo về chủ đề này nên hướng tới cả những người chồng hay các thành viên nam khác trong cộng đồng. Vì những lý do đó, việc đặt ra chỉ tiêu về mặt số lượng sẽ rất có ích trong việc lựa chọn người tham gia khi lên kế hoạch đào tạo: • Khi đào tạo giảng viên, nên đào tạo đồng thời cả nam và nữ giới. • Nếu cần xây dựng một mô hình trong nhóm mục tiêu, hay nếu cần xây dựng năng lực cho những chuyên gia đào tạo hay trưởng nhóm là nữ giới, thì nên lập mục tiêu với số lượng hai phần ba là nữ và một phần ba là nam cho cả hai đối tượng là đào tạo giảng viên và đào tạo cho nhóm mục tiêu. Nhìn chung, nên cân nhắc tăng số phụ nữ trong nhóm để đảm bảo họ có thể tự tin khi phát biểu hay chủ động tham gia. Đó là vì những nữ thanh niên và phụ nữ có xu hướng giữ im lặng trong khi đó các nam thanh niên và đàn ông thường được phân công là người phát biểu. Nam giới có xu hướng trở thành lực lượng áp đảo dù họ chỉ chiếm thiểu số trong nhóm. Nói chung, tỉ lệ nam/nữ tham gia nên nằm trong phạm vi giữa 40 và 60 phần trăm để đảm bảo sự cân bằng về tiếng nói và quan điểm của cả hai giới. Đảm bảo tỉ lệ tham gia tối thiểu của một giới (nam hay nữ) phải bằng một phần ba tổng số người tham dự, nếu không sẽ rất khó để bên giới tính có số lượng thiểu số có thể có được tiếng nói khi tham gia đào tạo. 9
- Thành lập nhóm kinh doanh 4. Đánh giá nhu cầu đào tạo Việc đánh giá nhu cầu đào tạo của những nhóm học viên mục tiêu một cách hệ thống sẽ giúp nâng cao hiệu quả của khóa đào tạo. Điều này sẽ làm cho khóa đào tạo trở nên có ích nhất đối với những người tham gia. Việc đánh giá nhu cầu đào tạo có thể được thực hiện thông qua các hình thức như tư vấn, thảo luận nhóm hay bằng các phiếu điều tra. Gợi ý về giới 2: Phân tích nhu cầu đào tạo Phân tích nhu cầu đào tạo cần chỉ ra những tồn tại (có thể có) liên quan tới sự bất bình đẳng và sự phân biệt giữa phụ nữ và nam giới trong các lĩnh vực: Trình độ học vấn, kỹ năng, kiến thức và giáo dục. Những lĩnh vực họ làm việc và bản chất các công việc của họ Sự khác nhau trong khối lượng công việc và cơ hội ra quyết định Thái độ về đào tạo, sự sẵn sàng, khả năng tham gia và trả tiền đào tạo Những khóa đào tạo đã tham gia trước đó, và ảnh hưởng của chúng tới công việc và cuộc sống hàng ngày Các tổ chức tham gia vào Khóa Đào tạo giảng viên (TOT) cũng phải có một mức độ nhận thức nhất định về giới và những cam kết về bình đẳng giới. 5. Xác định các tổ chức đối tác Những cơ quan và tổ chức nào cần tham gia vào việc chỉnh sửa tài liệu, trực tiếp đào tạo, đánh giá và quản lý chất lượng đào tạo? Những gợi ý sau có thể có ích cho việc lựa chọn đối tác: ▪ Năng lực chuyên môn: Các đối tác của chương trình đào tạo thành lập nhóm kinh doanh cần phải có năng lực chuyên môn hoặc phải cam kết nâng cao năng lực trong cả hai lĩnh vực phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ (vi mô) và thúc đẩy bình đẳng giới (tham khảo Gợi ý về giới 3). Năng lực chuyên môn trong các lĩnh vực khác như tài chính vi mô, khuyến nông, đào tạo nghề hay hỗ trợ marketing là một lợi thế. ▪ Khả năng nhân rộng mô hình: Tổ chức nào có khả năng và năng lực sử dụng bộ tài liệu đào tạo này trong các chương trình hỗ trợ đang triển khai cho các gia đình có thu nhập thấp? ▪ Tài chính: Các tổ chức nào hỗ trợ việc phát triển doanh nghiệp vi mô và doanh nghiệp nhỏ, phát triển cộng đồng, và/hoặc nâng cao năng lực cho các tổ chức. Liệu họ có quan tâm tới việc (cùng) tài trợ cho những khóa đào tạo và những hỗ trợ sau đào tạo? Các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, các cơ quan chính phủ và các nhà tài trợ là những đối tác thường xuyên của các khóa đào tạo thành lập nhóm kinh doanh. ▪ Hỗ trợ về mặt chính trị: Sẽ rất hữu ích nếu thông báo cho các bộ, ngành liên quan và các cơ quan hữu quan sở tại về mục tiêu và kết quả mong muốn của khóa học. Họ có thể, ví dụ như tạo điều kiện cho những hoạt động hỗ trợ sau đào tạo. 10
- Hướng dẫn chung Gợi ý về giới 3: Lựa chọn đội ngũ giảng viên Khi lựa chọn đội ngũ giảng viên, cần chú ý: Đội ngũ giảng viên phải có đủ kiến thức và kinh nghiệm không chỉ trong lĩnh vực phát triển doanh nghiệp vi mô và thành lập nhóm kinh doanh mà còn cả trong các vấn đề về giới. Thành phần của đội ngũ giảng viên nên có sự cân bằng về số lượng giữa nam và nữ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, số lượng nữ giảng viên có thể nhiều hơn để tạo ra những hình mẫu và giúp xóa bỏ những định kiến truyền thống về vai trò của giới. Cần tránh tạo ra những định kiến như không nên bố trí nữ ở vị trí trợ giảng cho một nam giảng viên chính. 6. Lập kế hoạch cho những hoạt động hỗ trợ sau đào tạo Ngoài việc được học, người hưởng lợi còn cần được hỗ trợ nhiều hơn tùy theo nhu cầu và tình hình cụ thể để có thể hưởng lợi một cách toàn diện từ chương trình đào tạo. Đối với những nhóm chưa thành lập, các biện pháp hỗ trợ có thể gồm hướng dẫn thành lập ban quản lý, tổ chức bầu chọn các vị trí then chốt, hay thành lập các quỹ chung. Thêm vào đó, việc hỗ trợ trong tiếp thị sản phẩm, tạo điều kiện tiếp cận với những tổ chức hỗ trợ hay các mạng lưới kinh doanh, phân phối cũng rất cần thiết. Do đó, trước khi tiến hành đào tạo, các tổ chức cần phải xác định được những hoạt động hỗ trợ sau đào tạo cho các nhóm tham gia khóa học và đồng thời đánh giá khả năng về tài chính và các lĩnh vực hậu cần liên quan để thực hiện các hoạt động hỗ trợ này. II. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÀNH LẬP NHÓM KINH DOANH Chương trình đào tạo nhằm tăng cường kiến thức của người học trên các khía cạnh kĩ thuật liên quan đến thành lập và quản lý nhóm kinh doanh, bao gồm xác định những hoạt động chung, phân chia công việc, trách nhiệm của các thành viên, quá trình ra quyết định trong nhóm và tổ chức về tài chính. Ngoài ra, chương chình đào tạo cũng cung cấp cho người học một loạt những vấn đề cốt lõi và các kỹ năng sống có thể áp dụng trong những tình huống khác nhau. Các chủ đề như giao tiếp, làm việc theo nhóm, kỹ năng trong quan hệ cá nhân và kỹ năng giải quyết vấn đề luôn được lưu ý trong suốt chương trình đào tạo vì những kỹ năng này góp phần nâng cao năng lực của các học viên để giúp họ làm việc thành công trong các hoạt động của nhóm và trong cộng đồng. Tài liệu này bao gồm một bài giới thiệu, một bài kết thúc và 12 chủ đề kĩ thuật như sau: Các bước thành lập nhóm kinh doanh Tự đánh giá Bình đẳng giới trong nhóm Ưu điểm và nhược điểm của làm việc theo nhóm 11
- Thành lập nhóm kinh doanh Xác định những hoạt động chung của nhóm - Chúng ta có thể cùng nhau làm gì? Phân công công việc - Ai làm gì? (xác định cách tổ chức phân công công việc, trách nhiệm của các thành viên và việc ra quyết định trong nhóm) Các quy định và nguyên tắc của nhóm Làm thế nào để trở thành một trưởng nhóm tốt Cùng nhau làm việc Giao tiếp Giải quyết vấn đề Các vấn đề tài chính trong kinh doanh theo nhóm Các bài học được thiết kế cho một chương trình đào tạo từ 3 đến 4 ngày. Một chương trình đào tạo mẫu cho một nhóm (tiềm năng) trong 3 ngày có thể tham khảo ở phần Hướng dẫn chung Tài liệu hỗ trợ 1. Đối với Khóa đào tạo giảng viên, thời gian đào tạo tối thiểu là 4 ngày. Phải kết hợp cả việc minh hoạ, thực hành và trao đổi để giúp các giảng viên tương lai làm quen với các nội dung kĩ thuật của tài liệu và phương pháp đào tạo. III. CHUẨN BỊ VÀ CHUYỀN TẢI NỘI DUNG CỦA CÁC BÀI HỌC Phương pháp đào tạo là phương pháp học có sự tham gia và trên cơ sở học thông qua thực hành trong chu trình học từ trải nghiệm (tham khảo Hướng dẫn chung Tài liệu hỗ trợ 3). Mỗi bài học đều có cấu trúc như sau: bước giới thiệu bao gồm các câu hỏi cho phép những học viên chia sẻ kinh nghiệm với nhau về một chủ đề; một phần bài tập hay trò chơi; và một phần thảo luận nhằm phân tích và rút ra những điểm chính từ các bài tập. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc nâng cao vị thế cho những nhóm yếu thế thường là phụ nữ - khi tăng cường năng lực cho các nhóm kinh doanh, các vấn đề về bình đẳng giới không chỉ được nêu ra trong buổi học về chủ đề này mà còn phải được lồng ghép một cách phù hợp trong các chủ đề khác xuyên suốt khóa đào tạo (xem Gợi ý về giới 4 và 5 dưới đây và Hướng dẫn chung Tài liệu hỗ trợ 2 Những khái niệm cơ bản và các thông điệp về giới). 12
- Hướng dẫn chung Gợi ý về giới 4: Nội dung đào tạo Trong chương trình đào tạo có một chủ đề riêng về bình đẳng giới trong các nhóm. Tuy nhiên, điều quan trọng là việc thúc đẩy bình đẳng giới không chỉ được đề cập trong phạm vi bài học về bình đẳng giới, mà nó phải được lồng ghép trong suốt khóa học. Gợi ý về cách đề cập tới vấn đề giới được nêu ra trong phần hướng dẫn của một số chủ đề. Giảng viên phải tận dụng những cơ hội thích hợp để làm rõ hay mở rộng ra các vấn đề liên quan tới thúc đẩy bình đẳng giới. Tùy vào từng chủ đề, việc đó có thể bao gồm đặt câu hỏi cho những người tham gia xem trong vấn đề đang thảo luận có bất cứ sự phân biệt đối xử nào giữa phụ nữ và nam giới không, ảnh hưởng của nó là gì và hỏi xem họ có đề xuất gì để khắc phục tình trạng đó. Ví dụ về các điểm có thể thảo luận là: • Chủ đề “Ưu điểm và nhược điểm của làm việc theo nhóm”: thảo luận xem việc thành lập nhóm có thể hỗ trợ thế nào cho việc thúc đẩy bình đẳng giới. • Chủ đề “Phân công công việc - Ai làm gì”: thảo luận xem các hoạt động của nhóm nên được thực hiện bởi thành viên nữ hay nam hay cả hai. • Chủ đề “Các quy định và nguyên tắc của nhóm”: thảo luận xem liệu bình đẳng giới có phải là một nguyên tắc mà nhóm nên áp dụng hay không. • Chủ đề “Làm thế nào để trở thành một trưởng nhóm tốt”: thảo luận xem có gì khác nhau giữa trưởng nhóm nam và trưởng nhóm nữ và ai sẽ là trưởng nhóm trong nhóm của học viên. Khi lên kế hoạch cho các chủ đề đào tạo, giảng viên phải tính tới nhu cầu của những người tham gia. Tài liệu này cũng đề cập đến việc Lựa chọn các chủ đề đào tạo và các gợi ý về cách điều chỉnh các chủ đề đào tạo cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc biệt với các trường hợp sau: Đối với những những học viên có trình độ học vấn thấp thì các bài tập có liên quan tới đọc và viết được thay thế bởi phương pháp khác, chẳng hạn như vẽ hay kể chuyện. Trong hầu hết các chủ đề, tùy theo tình huống cần lựa chọn các nội dung phù hợp với việc người tham gia đã thành lập nhóm kinh doanh hay chưa. Trong trường hợp này, những câu hỏi và những điểm khác nhau mà giảng viên cần nhấn mạnh đã được nêu trong phần lên kế hoạch đào tạo cho các chủ đề. Giảng viên nên chuẩn bị kỹ để điều chỉnh nội dung các bài học khi cần. Trong một số bài, giảng viên được hướng dẫn lựa chọn giữa hai hình thức bài tập khác nhau nhằm tránh sự trùng lặp trong hình thức của các bài tập đối với những người đã từng tham dự các khóa đào tạo khác (một số bài tập dựa trên cơ sở những bài tập từ các chương trình đào tạo khác của ILO như Giới và Kinh doanh2). 2 ILO. Giới và Kinh doanh. ILO Bangkok, 2006. 13
- Thành lập nhóm kinh doanh Gợi ý về giới 5: Quá trình đào tạo Điều quan trọng là phải đảm bảo được sự tham gia một cách tích cực và đồng đều của tất cả các học viên vào các chủ đề đào tạo. Trong một vài tình huống, đôi khi sự tham gia vào các hoạt động đào tạo của một giới thường là phụ nữ - không được trọn vẹn. Đặc biệt, phụ nữ thường tỏ ra bị động hơn trong việc tham gia vào các hoạt động đào tạo khi có sự hiện diện của nam giới ở những vị trí cao hơn trong cộng đồng như trưởng thôn, hay nam giới có học thức cao hơn. Đây là điều thường xảy ra trong các khóa đào tạo thành lập nhóm kinh doanh. Do đó, cần đặc biệt chú ý tới sự tương tác lẫn nhau giữa các học viên và phải: Đảm bảo đủ “thời gian để phát biểu” cho cả hai giới, đặc biệt là cho phụ nữ. Đôi khi, một vài cá nhân hoặc một nhóm cá nhân có thể áp đảo cuộc thảo luận. Nam giới thường quen với việc phát biểu trước đám đông hơn và có xu hướng trả lời nhanh và dài hơn. Điều quan trọng là phải chú ý tới nhu cầu được tham gia vào các hoạt động đào tạo một cách đồng đều và có tiếng nói bình đẳng của các học viên bằng cách đặt ra các nguyên tắc của nhóm hay chủ động can thiệp trong suốt quá trình đào tạo để chia đều cơ hội cho mọi người. Tránh gây bất đồng giữa những học viên hay tạo sự chia rẽ giữa phụ nữ và nam giới - cần phải đảm bảo tất cả ý kiến của những người tham gia đều được tôn trọng và quan điểm của cả nam và nữ giới đều được lắng nghe. Tránh khái quát hóa vấn đề hoặc sử dụng những định kiến không phù hợp với thực tế có thể gây ra căng thẳng giữa những học viên (ví dụ “nam giới là kẻ hay gây hấn”/”nữ giới là nạn nhân”; “nam giới chống lại sự bình đẳng” “nữ giới luôn đấu tranh vì bình đẳng”). Đôi khi những chuyện cười về giới hay những nhận xét tiêu cực về bình đẳng giới và một số tình huống khó xử khác có thể gây khó khăn cho việc chuyển tải nội dung của bài học. Hãy phản ứng ngay lập tức đối với kiểu hành vi này bằng cách hỏi lại những người vừa đưa ra ý kiến/chuyện cười này xem họ có thực sự tin tưởng vào những gì họ nói và tại sao họ lại tin vào điều đó. Hỏi những học viên khác xem liệu họ có đồng ý hay không và tiến hành thảo luận về chủ đề này. Hướng dẫn chung Tài liệu hỗ trợ số 1: Kế hoạch bài giảng mẫu cho một khóa đào tạo 3 ngày Thời gian Ngày thứ 1 Ngày thứ 2 Ngày thứ 3 09.00-10.30 Khai mạc Xác định các hoạt động Giao tiếp chung của nhóm - Chúng ta Giới thiệu thành phần tham có thể cùng nhau làm gì? dự và chương trình đào tạo Nghỉ giải lao 10.30 - 11.00 11.00-12.30 Tự đánh giá và bản tóm Phân công công việc - Ai làm Giải quyết vấn đề tắt những yêu cầu gì? Ăn trưa 12.30-14.00 14.00-15.30 Bình đẳng giới trong Các quy định và nguyên Các vấn đề tài chính trong Nhóm kinh doanh tắc của nhóm kinh doanh theo nhóm Nghỉ giải lao 15.30-16.00 16.00-17.30 Ưu điểm và nhược điểm Làm thế nào để trở thành Kế hoạch hành động của làm việc theo nhóm một trưởng nhóm tốt Bế mạc Ghi chú: Trong kế hoạch bài giảng mẫu này, các bài/chủ đề “Thế nào là thành lập nhóm kinh doanh” và “Cùng nhau làm việc” không được đưa vào 14
- Hướng dẫn chung Hướng dẫn chung Tài liệu hỗ trợ số 2: Những khái niệm cơ bản và các thông điệp về giới 3 Những khái niệm cơ bản và thông điệp cốt lõi về giới Giới tính của đứa trẻ khi được sinh ra sẽ ảnh hưởng tới cơ hội của chúng trong cuộc sống, bên cạnh một số yếu tố quan trọng khác như tầng lớp kinh tế-xã hội hay đẳng cấp xã hội, chủng tộc, sắc tộc và cả những khuyết tật bẩm sinh. Những khác biệt về sinh học chỉ trở nên quan trọng khi đứa trẻ tới tuổi dậy thì, nhưng vai trò xã hội đã được sắp đặt từ khi chúng chào đời. Mọi xã hội đều phân chia vai trò, đặc tính và cơ hội khác nhau cho trẻ em nam và trẻ em nữ. Chúng được xã hội hóa để thực hiện những vai trò được mong đợi của nam và nữ giới dựa trên những quan niệm của mỗi xã hội về cách ứng xử mà phụ nữ và nam giới nên hay không nên làm. Giới tính chỉ sự khác nhau về sinh học giữa nam và nữ, là đặc tính riêng và không thay đổi. Ví dụ: chỉ phụ nữ có thể sinh nở và chỉ nam giới mới có râu. Giới chỉ sự khác biệt về mặt xã hội và mối quan hệ xã hội giữa con trai và con gái, đàn ông và đàn bà được hiểu và có sự khác nhau rất lớn trong một nền văn hóa và giữa các nền văn hóa với nhau. Nó cũng thay đổi theo thời gian và từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ví dụ, tại rất nhiều nước phụ nữ thường là người chăm sóc trẻ nhỏ, nhưng hiện nay ngày càng có nhiều nam giới cũng bắt đầu chăm sóc trẻ nhỏ. Tại một số nước, phụ nữ không làm việc tại các công trình xây dựng trong khi ở những nước khác phụ nữ làm việc trong lĩnh vực này khá nhiều. Những khác biệt về mặt xã hội này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như độ tuổi, tầng lớp hay đẳng cấp xã hội, chủng tộc hay sắc tộc và việc có phải là người khuyết tật hay không, cũng như bởi môi trường địa lý, kinh tế và chính trị. Vai trò của giới được củng cố bởi các giá trị về giới, những tiêu chuẩn hay định kiến về giới tồn tại trong mỗi xã hội. Tuy nhiên, chúng có thể và đang thay đổi. Trên thực tế, thói quen thường thay đổi nhanh hơn những quan niệm của xã hội về cách ứng xử mà con trai và con gái, đàn ông và đàn bà nên hay không nên thể hiện. Ví dụ, con gái và phụ nữ ở rất nhiều xã hội bị coi là phái yếu nên họ thường được bảo vệ để không phải làm các công việc nặng nhọc. Tuy nhiên, trên thực tế những bé gái và phụ nữ trưởng thành từ các cộng đồng nghèo thường phải tham gia vào các công việc nặng nhọc trong nhiều giờ cùng với con trai và đàn ông. Bình đẳng giới chỉ sự bình đẳng về quyền, trách nhiệm, cơ hội, cách đối xử và đánh giá đối với nam và nữ trong cả công việc và mối quan hệ giữa công việc và cuộc sống. Trong quá trình thành lập các nhóm kinh doanh, điều quan trọng là phải đảm bảo được nam và nữ có quyền, trách nhiệm, khối lượng công việc, quyền ra quyết định và thu nhập một cách bình đẳng. Trong quá trình đào tạo việc thành lập nhóm kinh doanh, những nguyên tắc cơ bản về thúc đẩy bình đẳng giới cần phải được nhấn mạnh: • Đạt được bình đẳng giới là trách nhiệm của tất cả mọi người và yêu cầu có sự đóng góp và tham gia của cả nam và nữ giới. • Việc thúc đẩy bình đẳng giới cũng đem đến lợi ích cho toàn xã hội. Nó không ám chỉ việc 3 Trích từ ILO. Giới và Kinh doanh. ILO Bangkok, 2006 và ILO. Bộ 3-R dành cho giảng viên. Trao quyền cho Trẻ em, Thanh niên và Gia đình. ILO, Bangkok, 2006 15
- Thành lập nhóm kinh doanh trao thêm quyền lực cho phụ nữ và lấy bớt đi quyền của nam giới, mà nó tạo nên tình huống cả-hai-cùng-có-lợi nhằm đem đến một chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn. • Đó không chỉ là một việc làm đúng đắn mà còn là việc sáng suốt nên làm đó là tạo ra những cơ hội được hưởng lợi từ sự phát triển một cách bình đẳng cho cả nam và nữ không chỉ là sự công bằng, mà nó còn mang ý nghĩa về kinh tế khi có thể tận dụng được mọi tài năng và nguồn lực trong gia đình và xã hội. • Bình đẳng giới cần được thể hiện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và trong mọi lĩnh vực hoạt động, ngay cả khi không có mối liên hệ “rõ ràng” nào về giới. Chẳng hạn như, khi mọi người nghĩ về các nhóm kinh doanh, họ có thể không thấy mối quan hệ về giới tuy nhiên, có thể tồn tại những sự khác biệt rất lớn giữa vị thế của các thành viên nam và nữ trong nhóm mà chúng ta cần phải tính đến. Cần có những biện pháp đặc biệt để trợ giúp những người ở vị thế bất lợi để nhằm thay đổi tình trạng bất bình đẳng. 16
- Thành lập nhóm kinh doanh Hướng dẫn chung Tài liệu hỗ trợ số 3: Thế nào là chu trình học từ trải nghiệm?4 Khái niệm chu trình học tập từ trải nghiệm mà tài liệu này căn cứ vào lấy ý tưởng từ suy nghĩ rằng con người học tốt nhất bằng cách “thực hành”, mà không phải bằng việc “được chỉ bảo” hay dạy dỗ. Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn trải qua một chu trình học tập từ trải nghiệm. Chu trình này là một quá trình liên tục được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm được đúc rút từ trước đó. Học từ trải nghiệm trong đào tạo là thực hiện các bài tập ứng dụng và từ đó rút ra những thông điệp quan trọng, những điểm cần chú ý hay những bài học để áp dụng trong tương lai, hơn là nhận thông điệp một cách thụ động. Chu trình bao gồm các bước sau: Bước 1: Trải nghiệm thông qua thực hành Bước 5: Bước 2: Áp dụng trong thực Chia sẻ về những tiễn gì đã xảy ra Bước 4: Bước 3: Rút ra các kết luận Phân tích những gì và thông điệp quan đã xảy ra trọng 4 Trích từ ILO. Giới và Kinh doanh. ILO Bangkok, 2006 17
- Thành lập nhóm kinh doanh Hướng dẫn chung Tài liệu hỗ trợ số 1: Kế hoạch bài giảng mẫu cho một khóa đào tạo 3 ngày Trải nghiệm thông qua Mời những học viên tham gia vào trò chơi hay các bài tập thực tế khác thực hành như xây một tòa tháp giấy. Chia sẻ về những gì đã Đầu tiên, mời những học viên tham gia thảo luận và trao đổi thông tin xảy ra về những gì đã xảy ra trong suốt bài tập thực tế. Mọi kết quả đều được chia sẻ với mọi người trước khi giảng viên giải thích về những gì đã xảy ra. Phân tích những gì đã Nhìn lại và phân tích những trải nghiệm của các học viên nhằm hiểu rõ xảy ra điều gì đã xảy ra trong suốt bài tập thực tế, ví dụ như: tại sao tòa tháp giấy không hiện ra như mong muốn ban đầu có điều gì “sai” và điều gì “gây ngạc nhiên”? Rút ra kết luận và thông Rút ra những điểm đáng học tập, những khám phá và kết luận từ điệp quan trọng những gì đã xảy ra. Ví dụ: khi làm việc trong nhóm cần phải lên kế hoạch cùng nhau và giao tiếp với nhau một cách hiệu quả. Áp dụng trong thực tiễn Trao đổi xem những học viêncó thể sử dụng những điểm đáng học tập, những khám phá và kêt luận đó trong cuộc sống của họ như thế nào. Qua chu trình học tập từ trải nghiệm trong khóa đào tạo về thành lập nhóm sẽ giúp cho học viên có cơ hội để nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề một cách có hệ thống trong một môi trường được bảo vệ. Họ học cách thử nghiệm và nhận biết được nguồn lực của riêng mình, điều này khiến cho họ có thể định hình, sắp xếp và quản lý các ý tưởng cũng như các dự án trong tương lai. 18
- Thành lập nhóm kinh doanh Hướng dẫn chung Tài liệu hỗ trợ số 4: Các biểu tượng trong bài giảng Để giúp giảng viên chuẩn bị cho các bài giảng, những biểu tượng sau sẽ xuất hiện trong mỗi bài: Mục tiêu (đưa ra một mục tiêu hay một danh sách những mục tiêu của bài tập ứng dụng) Thời gian (đưa ra gợi ý về khoảng thời gian dành cho bài tập ứng dụng) Sắp xếp chỗ ngồi (mô tả cách sắp xếp phòng và chỗ ngồi cho những người tham dự)* Dụng cụ giảng dạy (danh sách những vật dụng cần thiết cho bài tập ứng dụng) Tài liệu hỗ trợ đào tạo (liệt kê (những) tài liệu hỗ trợ đào tạo và (những) ghi chú ngắn gọn sẽ được phát sau mỗi bài tập ứng dụng) Trình tự bài giảng (hướng dẫn theo từng bước các trình tự và nội dung của bài giảng) • Trong mỗi bước, đưa ra hướng dẫn về cả nội dung và phương pháp đào tạo. • Những thông điệp quan trọng để kết luận đối với mỗi bài tập ứng dụng được nêu ra trong bước cuối cùng của trình tự giảng bài. • Những Ghi chú cho giảng viên đề cập tới cách giải quyết với các vấn đề đã được dự đoán trước hoặc như một kỹ thuật đào tạo thay thế. • Những gợi ý về giới đưa ra những hướng dẫn cách lồng ghép các vấn đề về giới trong các bài giảng. (*) Cũng cần phải xác định cách thức chia nhóm học viên trong các bài tập nhóm trong từng bài giảng như thế nào. Việc lập nhóm gồm các thành viên của cùng một nhóm kinh doanh (đang tồn tại hay trong tương lai) hay từ việc kết hợp ngẫu nhiên giữa các học viên. Trong nhiều bài, việc chia nhóm có thể là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các học viên; tuy nhiên, đặc biệt trong các bài 3, 6, 7,8,13 và 14, việc chia nhóm nên được thành lập trên cơ sở nhóm đang tồn tại trên thực tế hay nhóm gồm những học viên sống gần nhau trong một khu vực địa lý hay nhóm gồm những người kinh doanh trong cùng một lĩnh vực - những người mà trong tương lai có khả năng sẽ thành lập một nhóm kinh doanh. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG - ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCS VN
101 p | 397 | 185
-
Đề cương thi Lịch sử Đảng
35 p | 370 | 149
-
Hướng dẫn xây dựng chuẩn đầu ra
52 p | 483 | 123
-
Nghề làm báo độc lập
117 p | 166 | 51
-
HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ
4 p | 786 | 44
-
Nâng cao hiệu quả công tác dân vận của Ðảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới
14 p | 206 | 40
-
Kỹ thuật thiết lập biểu ghi Marc 21 cho tài liệu: Phần 1
69 p | 160 | 24
-
VIỆT NAM TỪ NHỮNG NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1986
14 p | 461 | 24
-
Kinh tế phát triển : Định chế
7 p | 94 | 12
-
Vận động chính sách vì sức khỏe - Một chương trình tập huấn về phát triển chiến lược (Tài liệu hướng dẫn cho trợ giảng)
211 p | 89 | 11
-
Ebook Tài liệu hướng dẫn học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị): Phần 1
55 p | 31 | 8
-
phương pháp thiết lập biểu ghi march 21 cho tài liệu: phần 2
81 p | 68 | 6
-
Tài liệu hướng dẫn thành lập và vận hành mô hình câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi
72 p | 25 | 4
-
Tiến triển về bình đẳng giới ở Việt Nam sau 20 năm đổi mới (Một phân tích từ các số liệu tổng điều tra dân số 1989, 1999, 2009)
18 p | 61 | 4
-
Tài liệu hướng dẫn thành lập và vận hành địa chỉ tin cậy
52 p | 16 | 3
-
Tài liệu hướng dẫn học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh: Phần 1
86 p | 8 | 2
-
Tài liệu hướng dẫn thực hiện quỹ sáng kiến cộng đồng (QSK)
4 p | 51 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn