intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Kỹ thuật trồng cây ca cao

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

705
lượt xem
104
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vườn uơm cần được bố trí nơi có bóng che, gần nguồn nước và chắn gió. Các vật liệu như lá dừa khô, rơm, các loại cây che bóng hay lưới che bóng 50% có thể dùng che bóng cho vườn ươm. Hai tuần trước khi trồng, bóng che nên được giảm dần để tăng sức chống chịu của cây con.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Kỹ thuật trồng cây ca cao

  1. Kỹ thuật trồng cây ca cao Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn I. Kĩ thuật vườn ươm 1. Chuẩn bị vườn ươm Vườn uơm cần được bố trí nơi có bóng che, gần nguồn nước và chắn gió. Các vật liệu như lá dừa khô, rơm, các loại cây che bóng hay lưới che bóng 50% có thể dùng che bóng cho vườn ươm. Hai tuần trước khi trồng, bóng che nên được giảm dần để tăng sức chống chịu của cây con. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là khi trồng ra đồng không cần che phủ nữa. Giữa các luống cần che phủ bằng nilon nhằm hạn chế cỏ dại và đặc biệt hạn chế sự văng bám các hạt đất mang nhiều nấm hại lên lá non. 2. Chuẩn bị bầu đất Hạt cacao được gieo ngay trong bầu đất vì hạt dễ mất sức nảy mầm sau khi tách khỏi trái. Đối với một số giống, hạt có thể nảy mầm ngay lúc còn trong trái. Bầu đất phải sẵn sàng trước khi đem hạt giống về. Hỗn hợp cho bầu gồm: 3 phần tro trấu, xơ dừa + 2 phần đất + 1 phần phân chuồng hoai. 1m3 hỗn hợp trên được trộn đều với 10kg vôi và 5kg supe lân. Bầu có kích thước 15x28cm được sử dụng cho cây con có thời gian lưu vườn 4-5 tháng. Trong giai đoạn đầu, bầu đất được xếp thành từng luống 4 hàng. Khi cây lớn (2-3 tháng), cầy đảo luống và xếp cây thành từng luống 2 hàng để đủ thông thoáng và ánh sáng cho cây. 3. Gieo hạt
  2. Hạt để nguyên trong trái sau khi hái có thể giữ được sức nảy mầm từ 1 đến 2 tuần lễ. Nên lấy hạt từ trái vừa chín. Hạt được bỏ lớp cơm nhầy bằng cách chà với tro trấu hay mùn cưa rồi đem rửa sạch. Ngâm hạt khoảng 10 phút trong dung dịch melalaxyl như mataxyl, rodomil, Apron, Acylon. Sau đó ủ giữa hai lớp bao gai đã thấm nước. Sau 1-2 ngày hạt bắt đầu nhú rễ. Cắm thẳng đứng hạt vào bầu đất theo chiều đầu rễ mầm quay xuống. Hạt chỉ cần cắm sâu vừa ngang bằng mặt bầu. Cắm sâu quá, đoạn thân dưới tử diệp ngắn sẽ khó khăn trong thao tác nghép sau này. 4. Chăm sóc cây con Cần giữ ẩm tốt và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Hàng tuần nên phun phân lá và bón gốc mỗi tháng một lần bằng các loại phân hỗn hợp NPK (16-16-8) với liều lượng 1-3gram/bịch tương ứng với cây còn nhỏ hay đã lớn. Bệnh chủ yếu trong vườn ươm là thối lá, héo thân do nấm Phythothora. Dùng các loại thuốc có gốc Metalaxyl hoặc Ethyl phosphonates (Alliette)... để phòng trị. Phun diệt ngay nếu thấy có các loại rệp, rầy bằng Methidathion (supracide, Suprathion) hoặc các loại thuốc khác có công dụng tương tự. Sâu xanh, sâu xám cũng thường gặp và dễ diệt bằng các thuốc trừ sâu thông dụng trên thị trường. Thường xuyên loại bỏ những cây yếu, kém phát triển, phân loại cây theo chiều cao, tán lá để tránh sự chênh lệch do cạnh tranh ánh sáng. 5. Nhân giống vô tính Để đảm bảo giữ được các đặc tính tốt của những cây đã chọn, cần nhân giống cây bằng phương pháp vô tính trong đó ghép được sử dụng phổ biến hiện nay. Ghép còn phát huy được các ưu điểm như tính chống chịu sâu bệnh hoặc thích ứng tốt đối với môi trường bất lợi.
  3. Ghép được thực hiện trên cây con từ 3-12 tuần tuổi. Vị trí ghép là đoạn thân dưới tử diệp. Cành ghép là những cành có đường kính nhỏ, các lá đã thành thục (không có lá non) được chọn từ những dòng thương mại đã chọn lọc. Cành ghép được cắt vát 2 phía và gắn vào dưới lớp vỏ ở phần dưới tử diệp của gốc ghép. Cố định cành ghép bằng dây và bao bọc cây đã ghép bằng nilon để khi trời tưới tránh nước bắn vào và giữ cho ẩm độ không khí cao. Sau 2-3 tuần lễ, chồi ghép phát triển mạnh. Ghép mắt thao tác giống như trên nhưng thay vì cành ghép ta lấy mầm tách ra từ cành có đường kính lớn. II. Kĩ thuật canh tác cây cacao 1. Giai đoạn chuẩn bị a. Trồng cây che bóng Che bóng cho cây cacao là yếu tố then chốt quyết định sự thành công trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Có thể nói chưa bảo đảm được bóng che thì chưa nên trồng cacao. Cây không được che sẽ bị cháy lá, thân khô cục bộ, chùn ngọn, chậm lớn, dễ bị sâu bệnh tấn công, cây phân cành sớm, lá rụng sớm. Yêu cầu độ che bóng khoảng 50% cho cây cacao là được. Cây che bóng phải được trồng khoảng 6-9 tháng trước khi trồng cacao ngoài đồng. - Che bóng vĩnh viễn Cây che bóng vĩnh viễn là cây trồng chung với cacao và tồn tại suốt chu kì sinh trưởng của cacao. Cây che bóng vĩnh viễn có thể là kep dậu, anh đào giả, cau, dừa, vông nem, sầu riêng, các cây rừng có tán lá thưa như muồng đen, sao...
  4. Cách tiện lợi nhất và hiệu quả kinh tế là trồng cacao ở những nơi đã thiết lập sẵn bóng che như dưới vườn dừa, điều, sầu riêng, rừng đã tỉa thưa. - Che bóng tạm thời Cây che bóng tạm thời là những cây tăng trưởng nhanh như muồng hoa vàng, chuối, keo dậu… những cây này sẽ được đốn bỏ khi cacao lớn. Trong trường hợp cây che bóng trồng trễ không không đủ bóng che cho cây con, ta có thể dùng bất kí vật liệu sẵn có nào để che tạm như lá dừa, lá mía, tranh, thân bắp, bao đựng phân... b. Chắn gió cho vườn cacao Lá cây cacao có bản rộng và cuống dài dễ bị gãy hoặc trầy nát khi gặp gió mạnh, kéo dài gây hậu quả cây bị còi cọc chậm lớn. Gió làm long gốc, rụng lá đối với cacao lớn. Gió thổi mạnh thường xuyên sẽ làm lệch tán cacao khó tạo hình đúng kĩ thuật. Chính vì các lí do trên mà việc trồng cây chắn gió chung quanh vườn cacao rất cần thiết nhất là thời kỳ kiến thiết cơ bản. Cây chắn gió có thể là cây rừng như xà cừ, keo lai, muồng đen, tràm bông vàng hay cây ăn trái như xoài, nhãn, chôm chôm... bao quanh vườn cacao. Đối với cacao 2-3 năm tuổi trở lên chắn gió quan trọng hơn che nắng. Trong giai đoạn này do có nhiều tầng lá nên cacao có thể tự che và nắng trực tiếp không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng. Tuy nhiên nếu gió mạnh sẽ làm rụng lá, trái hoặc trái đậu nhưng hạt bị lép. Ánh sáng trên thân tạo tổn thương cục bộ làm cây rất dễ bị bệnh. Muồng hoa vàng gieo thành hàng liên tục có tác dụng chắn gió rất tốt đồng thời là cây che bóng tạm thời cho thời kì kiến thiết cơ bản. 2. Trồng ngoài đồng
  5. a. Chuẩn bị hố trồng - Mật độ và khoảng cách trồng Hiện nay cacao trồng khoảng 3x3m cho thấy là hợp lí đối với cả cây thực sinh lẫn cây ghép. Nếu trồng mật độ dày hơn năng suất tối đa đạt nhanh hơn nhưng vốn đầu tư ban đầu (giống, công trồng) cao hơn và công tỉa cảnh, tạo tán khi cây vào chu kì kinh doanh cũng cao hơn. Nếu cacao trồng xen, tùy mật độ, và loại cây trồng đã có để bố trí cho thích hợp. Thông thường nếu xen với điều, dừa mật độ có thể từ 400-700cây/ha. - Đào hố trồng cây Cacao trồng trên vùng cao cần đào hố. Hố lớn nhỏ tùy theo thành phần cơ giới và lượng phân hữu cơ sử dụng. Thường hố trồng có kích cỡ 40x40x40cm. Tuy nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long như Bến Tre, Cần Thơ có mực thủy cấp cao và ảnh hưởng bởi nước triều cần phải trồng bằng mặt hoặc lên mô thay vì đào hố. Lên mô tránh được nước đọng vào mùa mưa nhưng rất dễ bị hốc trong mùa khô. Lân, vôi, phân chuồng cần đưa vào hố ngay sau khi đào và ủ 1 tháng trước khi trồng cây. Trước khi trồng ở những vùng đất mới, gần rừng nơi có nhiều mối cần xử lí hố trồng với các thuốc trừ sâu có hoạt chất imidacloprid (Confidor, Admire) hoặc Chlorpyrifos (Lorsban). Thuốc cần phun dưới đáy và quanh thành hố trước khi đặt cây vào. Sau khi trồng xong cần phun thuốc trên mặt đất chỗ trồng vây và toàn thân cây. Bằng cách này không những phòng trị được mối mà còn trị cả những côn trùng chích hút và ăn lá. - Bón lót
  6. Để cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây cacao trong thời gian đầu, nên trộn chung vào đất hỗn hợp phân bón gồm 100gram super lân+ 50gram phân tổng hợp 20-15-20+ phân hữu cơ để lấp đầy hố trồng vào quanh bầu cây. Các loại phân lân vi sinh như Komix cũng rất tốt để dùng bón lót. b. Trồng cây - Chọn cây con Nên chọn trồng những cây khỏe, lá phát triển đều, màu xanh đậm, thân không dị dạng. Những cây có lá non mới hình thành không nên đem trồng ngay chờ khi các lá non đã thuần thục để trồng đợt tiếp theo. Nhìn chung tuổi cây con thích hợp để đem trồng là 4-6 tháng tuổi có chiều cao khoảng 40-50cm. Cây con phải được tưới đẫm nước trước khi đem ra đồng. Cần nhẹ nhàng khi vận chuyển, tránh cây bị sốc mạnh làm long gốc, dập lá và tổn thương bộ rễ. - Cách trồng Trồng cây khi cây che bóng đã được thiết lập hoặc vật liệu che bóng tạm thời đã sẵn sàng. Dùng dao bén cắt bỏ phần đáy bầu và phần rễ cái bị cong(nếu có). Đặt nguyên bầu đất đã cắt đáy vào hố. Lấp đất lại chung quanh bầu, nén nhẹ và từ từ kép bịch nhựa ra khỏi bầu đất. Không nên lấp đất trồng cây con quá sâu khó phát triển, nên lấp đất bằng mặt bịch là được. Tưới nước ngay sau khi trồng. Nếu cây che bóng chưa được thiết lập hoặc có nhưng chưa đủ bóng che cần che phủ bằng bất kì vật liệu nào sẵn có miễn là có thể cản được 50-75% ánh sáng trực tiếp. Nên trồng cây vào sáng sớm hoặc chiều mát. - Trồng dặm cây chết Sau khi trồng, tỉ lệ cây chết có thể lên tới 10% hoặc cao hơn nếu gặp hạn và mối. Kiểm tra vườn thường xuyên phát hiện cây chết và trồng dặm lại ngay.
  7. Thường sau 1 năm mật độ cây phải hoàn chỉnh. Nếu để lâu, cây trồng dặm không đủ sức cạnh tranh với những cây trồng chung quanh đã lớn. 3. Chăm sóc a. Tưới nước và giữ ẩm Nguồn nước tưới có thể từ sông, hồ hay nước giếng không bị ô nhiễm mặn hay phèn. Tưới theo hàng hay tưới từng cây nhưng không nên tưới giữa lúc trời nắng nóng. Khi cây còn non cần tránh để với nước phun thẳng vào cây vì có thể gây dễ ngã. Kết hợp bón phân trước khi tưới cho hiệu quả cảu phân bón cao hơn. Tưới nhỏ giọt luôn là biện pháp tưới hữu hiệu nhất trong việc tiết kiệm nước, công lao động và tăng hiệu quả bón phân. Ủ gốc là biện pháp tốt để giữ ẩm độ đất vào mùa khô và tránh cỏ vào mùa mưa nhưng có bất lợi là tạo môi trường tốt cho mối phát triển và các loại côn trùng có hại ẩn lấp. b. Bón phân Trong năm đầu tiên tổng lượng phân cung cấp cho mỗi cây trong khoảng 150-200gram phân tổng hợp NPK(16-16-8). Trong năm thứ 2 lượng phân cần tăng lên vào khoảng từ 300-400gram/gốc. Năm thứ 3 là 500-600gram/gốc. Từ năm thứ 4 trở đi (thời kì kinh doanh) dùng phân tổng hợp 20-15-20, lượng phân bón vào 800-1000gram/gốc. Lượng phân được chia ra bón nhiều lần trong mùa mưa hoặc đều quanh năm nếu sử dụng biện pháp tưới nhỏ giọt. Trong những năm đầu bón phân cần chôn quanh gốc những cây đã giao tán chỉ cần rải lên mặt là được sau đó phủ đậy bằng lá mục vốn có sẵn trong tất cả các vườn cacao. Tuy nhiên, để bón phân chính xác cần tham vấn các nhà chuyên môn trên từng vùng đất cụ thể.
  8. Phân bón lá luôn cho hiệu quả cao. Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cần chú ý đến nguyên tố vi lượng kẽm (Zn) thường hay bị thiếu, biểu hiện qua triệu chứng lá hẹp và dài. Nên sử dụng phân bón lá có hàm lượng kẽm cao như Komix superzinc-K. - Cỏ dại và biện pháp hạn chế Đối với vườn cacao trưởng thành đã khép tán thì cỏ dại không còn là vấn đề. Tuy nhiên trong những năm đầu cây cacao còn nhỏ cần phải làm cỏ sạch để tránh côn trùng ẩn nấp và sự cạnh tranh về dinh dưỡng. Việc làm sạch cỏ có thể tiến hành thủ công, dùng máy cắt hay dùng thuốc trừ cỏ Glyphosate. Cacao rất nhạy cảm với thuốc diệt cỏ nên cẩn thận khi sử dụng. Tránh phun vào lá và phần thân còn xanh. 4. Tỉa cành và tạo tán Nguyên lí chung của việc tỉa cành tạo tán là: - Điều chỉnh cây phát triển cân đối, cành vươn đều mọi hướng. - Tán lá phải tỏa kín không gian dành riêng cho từng cây - Dưới tán lá phải thông thoáng để giảm thiểu sâu bệnh - Chiều cao cây hợp lí để dễ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch. Kỹ thuật tạo hình, tạo tán tùy thuộc vào cây trồng từ hạt hay cây ghép. a. Cây từ hạt (thực sinh) Trái cacao phát triển từ thân nhưng không phải nhiều thân cho nhiều trái. Xét về mặt hình thái, sự phát triển cân đối tròn đều của tán lá là yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất. Chỉ giữ một thân chính để việc tạo tán được thuận lợi.
  9. Điều chỉnh điểm phân cành đầu tiên có độ cao 1,5-2m từ mặt đất. Trường hợp cây phân cành thấp do thiếu nước, không che bóng, nhiệt độ cao hoặc thiếu dinh dưỡng cần phải cắt bỏ ngay ngọn ở vị trí dưới điểm phân cành và điều chỉnh các yếu tố giới hạn (tưới nước, bón phân, che bóng...) sau khi cắt ngọn chồi vượt ở nách lá sẽ mọc và phát triển thẳng đứng. Bằng cách này có thể đưa vị trí phân cành lên thêm khoảng 50cm khi chồi vượt mới mọc phân cành trở lại. Ngoài ra, ta có thể giữ tầng cành thứ nhất và nuôi thêm chồi vượt để tạo cành thứ 2. Khi tầng cánh thứ 2 phát triển tốt, tỉa bỏ hoàn toàn tầng cành thứ nhất. Cây sinh trưởng tốt chỉ giữ cố định một tầng cành là đủ. Tất cả chồi vượt mọc ra sau đó cần được tỉa bỏ để thúc đẩy cây phát triển các cành ngang. Khi cây đã giao tán, nên tỉa thoáng vùng thân chính và chung quanh điểm phân cành để kích thích phát triển trái và hạn chế được sâu bệnh. Cần đặc biệt lưa ý không tỉa quá nặng ngay một lần để tránh thân cành bị lộ ra ánh sáng trực tiếp thời gian dài sẽ bị cháy nắng mặc bệnh. b. Cây ghép Do mầm ghép lấy từ cành ngang cây không phát triển tầng cành. Để đảm bảo tán lá phát triển đều các hướng nên tạo dạng nhiều thân (từ 3-7). Các nhánh phụ ở phần gốc, cành bị che khuất hay mọc hướng xuống, cành mọc đan xen lẫm nhau cần được tỉa bỏ để tạo sự thông thoáng cho cây, hạn chế sâu bệnh, kích thích ra hoa và tiện việc chăm sóc thu hoạch. Tạo hình cây ghép cần tiến hành từ từ và thường xuyên. Tỉa bỏ hoàn toàn các cành thứ cấp trên các thân chính trong khoảng 1 mét cách mặt đất khi cây vào giai đoạn kinh doanh. Cũng như cây thực sinh, tránh để thân, cành lộ ra ánh sáng trực tiếp trong thời gian dài sau khi tỉa. 5. Điều chỉnh bóng che
  10. Khi cây phát triển, lá cacao tự che phủ lẫn nhau, khi đó cây che bóng cần được tỉa bỏ vào năm thứ 3. Đối với cây che bóng vĩnh viễn nên giữ lại từ 70- 120cây/ha tùy theo dạng cây. Không nên tỉa bỏ cây che bóng đột ngột sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng cây cacao. Giảm bóng che dần dần bằng cách lột vỏ cây, tỉa bớt nhánh cây che bóng sau đó một thời gian đốn bỏ cây. Khi cây cacao hoàn toàn giao tán có thể không cần bóng che nhưng phải cung cấp đầy đủ phân bón nhằm tránh cây bị lão suy nhanh. Tuy nhiên giữ bóng che ở mức 25% giúp sinh thái trong vườn ổn định và còn có tác dụng làm giảm tốc độ gió, tránh sự tổn thương lá non. Cần giới hạn sự cạnh tranh nước và phân bón của cây che bóng vĩnh viễn, đặc biệt trong mùa khô, bằng cách chặt bớt rễ, tỉa bớt cành hoặc lột một phần vỏ trên thân cây che bóng. 6. Ghép cải tạo cacao Khi trồng cacao từ hạt, kể cả sử dụng hạt lai khuyến cáo F1, sẽ có tỉ lệ tuy rất ít cây phân li theo hướng năng suất kém. Tỉ lệ này rất cao khi sự chọn lựa không có cơ sở, không biết được nguồn gốc cây cha mẹ. Những cây này không cần nhổ bỏ mà có thể ghép cải tạo. Ghép cải tạo có ưu điểm là sử dụng được hệ thống rễ và thân đã phát triển của cây cũ nên cành ghép sinh trưởng, phát triển và chuyển sang sinh trưởng sinh sản rất nhanh sau khi ghép. - Thao tác Chọn đoạn cành bánh tẻ (2-3 đốt) của dòng chọn lọc. Sử dụng kĩ thuật ghép dưới vỏ để ghép bằng cách mở cửa sổ trên thân chính ở khoảng cách 1m từ mặt đất. Một cây nên ghép 2 mắt điểm ở vị trí đối diện trên thân. Khi ghép thành công, tán lá cũ cần tỉa dần trong 4 đợt, mỗi đợt bỏ 25%. Nếu chăm sóc tốt, cây ghép sẽ cho năng suất cao ngay trong vụ đầu tiên sau khi ghép 15-20 tháng. 7. Chống cháy
  11. Sau đợt tỉa cành chính, vào cuối vụ thu hoạch, có một lượng lớn cánh lá lưu lại trên vườn. Lớp hữu cơ này làm giảm xói mòn và rửa trôi đất trong mùa mưa, tăng độ phì nhiêu khi được thủy phân. Trái lại, vào mùa khô có nhiều nguy cơ bị cháy. Do đó, vào cuối mùa mưa cần làm vệ sinh đồng ruộng, một phần dư thừa thực vật được phủ gốc để giữ ẩm đồng thời làm nơi lưu trú cho côn trung thụ phấn, phần còn lại nên rạch hàng chôn để vừa giảm nguồn bệnh, đồng thời tăng lượng hữu cơ cho đất. 8. Xử lí vỏ trái Sau khi thu hoạch, hạt thường được tách khỏi trái ngay tại vườn. Việc này có lợi là giảm công vận chuyển một lượng vỏ rất lớn. Tuy nhiên, đây là môi trường rất tốt cho nhiều sâu bệnh hại phát triển, phát tán và lây lan. Cũng có thể phun thuốc định kì trên đống vỏ cacao nhằm hủy diệt côn trùng hại và mầm bệnh Phytophthora. Do đó, sau khi tách hạt vỏ phải được bỏ vào hố chôn. Sau thời gian vỏ trái đã hoai có thể sử dụng như nguồn phân hữu cơ. Ở các nước có dịch sâu đục trái (Conopomorpha cramenella) như Malaysia, Indonesia, việc chôn vỏ trái sau khi tách hạt là quy trình bắt buộc nếu muốn phòng trừ sâu hại này một cách hiệu quả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2