Tài liệu ôn môn chính trị
lượt xem 74
download
-Thế giới quan duy vật cho rằng: giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Họ còn cho rằng thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được. -Thế giới quan duy tâm cho rằng: ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu ôn môn chính trị
- 1) Cau 1 : Vật chất quyết định ý thức vì: • -Thế giới quan duy vật cho rằng: giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Họ còn cho rằng thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được. -Thế giới quan duy tâm cho rằng: ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên. + Thực tế khẳng định rằng, thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học, nâng cao vai trò của con người đối với tự nhiên và sự tiến bộ xã hội. Ngược lại, thế giới quan duy tâm thường là chỗ dựa về lí luận cho các lực lượng xã hội lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Nên ta phải xem xét sự vật hiện tượng theo thế giới quan duy vật , vì vậy vật chất quyết định ý thức là đúng. 2) Ví dụ để chứng minh giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau Như bạn biết, sau ngày 30/4/1975, nhà nước ta phát triển XHCN và xem Liên Xô như là một "hình mẫu" và rập khuôn 1 cách giáo đều theo mô hình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những hoàn cảnh và điều kiện đất nước khác biệt so với Liên xô như : Tập thể hóa công – nông nghiệp nhà nước nắm độc quyền về kinh tế dẫn đến việc hình thành cơ chế quan liêu bao cấp về kinh tế, ( việc bao cấp nền kinh tế cũng là từ Liên Xô.) Thế nhưng, đến năm 1986, ta nhận thấy rằng đối với Việt Nam, ta không có được bước đà vững chắc và cao lớn như của Liên Xô nên đến năm 1986, Liên Xô không còn là hình mẫu của việc xây dựng XHCN ở Việt Nam nữa. Việc đổi mới cải cách năm 1986 là một bước đi tất yếu của lịch sử, Quan điểm Đổi Mới về kinh te đã được hoàn thiện dần trong quá trình thực hiện, Đổi Mới về kinh tế : Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cap sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo mối quan hệ biện chứng như thì vật chất quyết định ý thức (Quan điểm về vật chất và ý thức của Triết học Mác Lênin) và vận động là phương thức tồn tại của vật chất nên việc bao cấp hoàn toàn nền kinh tế sẽ dẫn đến việc vận động bị trì trệ, vật chất không được tạo ra và ý thức trở nên thấp kém. Nền kinh tế bao cấp đã cho thấy những nhược điểm rất lớn của nó là không thể tạo được sự cạnh tranh trong lực lượng sản xuất. Ngày đó vác cuốc ra đồng, giơ cuốc lên mà nghe tiếng kẻng thì cầm về luôn, ko thèm cuốc xuống đất nữa vì cuốc hay ko cuốc thì vẫn đc hưởng phần lương giống nhau, làm hay không làm cũng đc hưởng như nhau, dẫn đến vận động bị trì trệ, vật chất không được sản xuất và ý thức không được nâng cao. Như hợp tác xã giao cho 2 nhà mỗi nhà một con trâu chẳng hạn , nhưng có nhà có hôm
- lại không đi chăn trâu mặc kệ trâu gầy trâu béo mặc kệ , vì những con trâu này không phải của nhà mình . Vì chăn hay không chăn vẫn được hưởng phần lương giống nhau , làm hay không lam vẫn được hưởng phần như nhau , dẫn đến vận động bị trì trệ, vật chất không được sản xuất và ý thức không được nâng cao. Ta thấy nền kinh tế bao cấp sẽ không thể tạo ra sự cạnh tranh trong lực lượng sản xuất , và nó kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển . Vậy bạn dễ thấy rằng vì giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Ý thức chỉ có thể tác động đối với vật chất khi nó được thực hiện thông qua hoạt động thực tiễn . nên nếu thực tiễn trì trệ thì ý thức cũng trì trệ theo . Nhờ có hoạt động thực tiễn , ý thức của Đảng được nưng cao và đã đề ra đường lối đổi mới và cải cách . Trước sự trì trệ và chậm chạp ấy, cuộc đổi mới và cải cách năm 1986 là cần thiết. Công cuộc đổi mới và cải cách ấy đã chấp nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần để tạo nên sự cạnh tranh, thúc đẩy quá trình vận động của vật chất , tạo nên sự cạnh tranh trong san xuất , thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển , nhằm nâng cao ý thức của con người. 3) Phân tich Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Ý nghia ́ ̃ cua nó đôi với công cuôc đôi mới ở nước ta hiên nay? ̉ ́ ̣ ̉ ̣ Lịch sứ của triết học cũng là lịch sử của những cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề cơ bản của triết học với hai phạm trù lớn: vật chất và ý thức. Song, để đi đến được những quan niệm, định nghĩa khoa học và tương đối hoàn chỉnh về chúng cũng phải đến một giai đoạn lịch sử nhất định với sự ra đời và phát triển của chủ nghỉa duy vật biện chứng. Vật chất, theo Lênin. “là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác,được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” Vật chất tồn tại bằng cách vận động và thông qua vận động để thể hiện sự tồn tại của mình.Không thể có vật chất không vận động và không có vận động ở ngoài vật chất.Đồng thời vật chất vận động trong không gian và thời gian.Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất,là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể . Ý thức lẩn phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội.Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan,là sự phản ánh tích cực,tự giác,chủ động,sáng tạo thế giới khách quan và bộ não người thông qua hoạt động thực tiễn.Chính vì vậy,không thể xem xét hai phạm trù này tách rời,cứng nhác, càng không thể coi ý thức (bao gồm cảm xúc,ý chí,tri thức,….) là cái có trước ,cái sinh ra và quyết định sự tồn tại ,phát triển của thế giới vật chất. 2. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức - Vật chất quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức.Vật chất là cái có trước,nó sinh ra và quyết định ý thức: Nguồn gốc của ý thức chính là vật chất : bộ não ngưòi – cơ quan phản ánh
- thế giơí xung quanh,sự tác động của thế giới vật chất vào bộ não ngưòi,tạo thành nguồn gốc tự nhiên . Lao động và ngôn ngữ(tiếng nói,chữ viết )trong hoạt động thực tiễn cùng với nguồn gốc tự nhiên quyết định sự hình thành,tồn tại và phát triển của ý thức . Mặt khác,ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.Vật chất là đối tượng,khách thể của ý thức,nó quy định nội dung,hình thức,khả năng và quá trình vận động của ý thức . -Tác động trở lại của ý thức Ý thức do vật chất sinh ra và quy định,nhưng ý thức lại có tính độc lập tương đối của nó.Hơn nữa,sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh tinh thần,phản ánh sáng tạo và chủ động chứ không thụ động,máy móc,nguyên si thế giới vật chất,vì vậy nó có tác động trở lại đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người . Dựa trên các tri thức về quy luật khách quan,con người đề ra mục tiêu,phương hướng,xác định phương pháp,dùng ý chí để thực hiện mục tiêu ấy.Vì vậy,ý thức tác động đến vật chất theo hai hướng chủ yếu :Nếu ý thức phản ánh đúng đắn điều kiện vật chất,hoàn cảnh khách quan thì sẽ thúc đẩy tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của đối tượng vật chất.Ngược lại,nếu ý thức phản ánh sai lệch hiện thực sẽ làm cho hoạt động của con người không phù hợp với quy luật khach quan,do đó:sẽ kìm hãm sự phát triển của vật ́ chất. Tuy vậy,sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ với một mức độ nhất định chứ nó không thể sinh ra hoăc tiêu diệt các quy luật vận động của ̣ vật chất được.Và suy cho cùng,dù ở mức độ nào nó vẫn phải dựa trên cơ sở sự phản ánh thế giới vật chất . Biểu hiện ở mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống xã hội là quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội,trong đó tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội,đồng thời ý thức xã hội có tính độc lập tương đối và tác động trở lại tồn tại xã hội . Ngoài ra, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức còn là cơ sở để nghiên cứu,xem xét các mối quan hệ khác như: lý luận và thực tiễn,khách thể và chủ thể,vấn đề chân lý Ý nghĩa phương pháp luận . Do vật chất là nguồn gốc và là cái quyết định đối với ý thức, cho nên để nhận thức cái đung đắn sự vật, hiện tượng, trước hết phải xem xet nguyên ́ ́ nhân vật chất, tồn tại xã hội_ để giải quyết tận gốc vấn đề chứ không phải tìm nguồn gốc, nguyên nhân từ những nguyên nhân tinh thần nào.“tính khách quan của sự xem xét” chính là ở chỗ đó . Mặt khác, ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại đối với vật chất, cho nên trong nhận thức phải có tính toàn diện, phải xem xét đến vai trò
- của nhân tố tinh thần. Trong hoạt động thực tiễn, phải xuất phát từ những điều kiện khách quan và giải quyết những nhiệm vụ của thực tiễn đặt ra trên cơ sở tôn trọng sự thật. Đồng thời cũng phải nâng cao nhận thức, sử dụng và phát huy vai trò năng động của các nhân tố tinh thần,tạo thành sức mạnh tổng hợp giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả cao. Không chỉ có vậy, việc giải quyêt đúng đắn mối quan hệ trên khắc phục thái ́ độ tiêu cực thụ động, chờ đợi, bó tay trước hoàn cảnh hoặc chủ quan, duy ý chí do tách rời và thổi từng vai trò của từng yếu tố vật chất hoặc ý thức. Cau 4 :Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? * Phạm trù thực tiễn: Triết học MácLênin, cho rằng: Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có tính chất lịch sử – xã hội của con người, nhằm cải tạo thế giới khách quan. Hoạt động thực tiễn có ba hình thức cơ bản, đó là: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị – xã hội và hoạt động quan sát thực nghiệm khoa học. * Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức: Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức:Vd : Đào đất thấy đất mềm . - Đập đá thấy đá rắn hơn đất . ? Sử dụng đất vào viêc gì ! ? Sử dụng đá vào việc gì ! - Những tri thức về thiên văn , toán học , trồng trọt .của người xưa đều được hình thành từ việc quan sát thời tiết , . - Khi biết chế tạo công cụ lao động tư duy con người đã phát triển hơn Mọi hiểu biết của con người đều tực tiếp nảy sinh từ thực tiễn . + Mọi nhận thức cuả con người, xét đến cùng đều có nguồn gốc từ thực tiễn. Thực tiễn cung cấp những tài liệu hiện thực, khách quan làm cơ sở để con người nhận thức. Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới khách quan, bắt đối tượng bộc lộ ra những đặc trưng, thuộc tính, những quy luật vận động, phát triển, để con người nhận thức, qua đó làm cho nhận thức không ngừng được nâng cao. + Thông qua hoạt động thực tiễn, con người đã sáng tạo ra những công cụ, phương tiện ngày càng tinh xảo hơn để nhận thức thế giới. + Thông qua hoạt động thực tiễn, các giác quan con người ngày càng phát triển, ngôn ngữ ngày càng phong phú, hình thành cả một hệ thống khái niệm, phạm trù và thường xuyên được bổ sung, đổi mới… tạo điều kiện cho con người nhận thức thế giới ngày càng sâu rộng hơn. Thực tiễn là động lực và mục đích của nhận thức:
- + Thực tiễn thường xuyên vận động, phát triển, nên nó luôn đặt ra những nhu cầu, nhiệm vụ, phương hướng mới cho nhận thức. + Chính thực tiễn thúc đẩy sự ra đời và phát triển mạnh mẽ các ngành khoa học tự nhiên và xã hội. + Hoạt động của con người bao giờ cũng có mục đích, phương hướng, biện pháp. Mục đích, phương hướng, biện pháp là kết quả của quá trình nhận thức. + Mục đích nhận thức của con người không phải chỉ để nhận thức, mà suy đến cùng là để cải tạo hiện thực, cải tạo thế giới, theo nhu cầu, lợi ích của con người. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: + Chân lý là những tri thức của con người phù hợp với hiện thực khách quan, đã được thực tiễn kiểm nghiệm. + Chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn của chân lý, vì thực tiễn cao hơn nhận thức, nó vừa có tính hiện thực trực tiếp, lại vừa có tính phổ biến. + Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, vừa có tính tuyệt đối lại vừa có tính tương đối. Bởi vì: Thực tiễn là cái duy nhất làm tiêu chuẩn của chân lý, ngoài nó ra không có cái nào khác có thể làm tiêu chuẩn cho chân lý được. Tuy nhiên, thực tiễn ngay một lúc, không thể khẳng định được cái đúng, bác bỏ cái sai một cách tức thì. Nó không cho phép người ta hiểu biết bất kỳ một cái gì hoá thành chân lý vĩnh viễn, bất biến. 5) Cau 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng? Người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong giai đoạn cách mạng hiện nay phải rèn luyện như thế nào để trở thành con người toàn diện? * Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng: + Đạo đức là cái gốc của người cách mạng. Người cách mạng không có đạo đức cũng giống như cây không có gốc, suối không có nguồn. + Đạo đức phải gắn với tài năng. Người hay nói đến đức và tài, hồng và chuyên để chỉ quan hệ khăng khít giữa rèn luyện đạo đức và tài năng. + Đạo đức tồn tại, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, từ sinh hoạt thường ngày đến những công việc lớn lao của cách mạng, từ quan hệ xã hội, đoàn thể đến quan hệ gia đình và thái độ đối với bản thân. Hồ Chí Minh nói nhiều về tính phổ biến và tầm quan trọng của đạo đức. + Đạo đức cách mạng phải qua rèn luyện, đấu tranh gian khổ với bản thân mới đạt được, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng tinh. * Nội dung đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh: Trung với nước – hiếu với dân:
- Đây là phẩm chất đạo đức cao quý nhất của người Việt Nam. + Trung với nước: là trung thành với tổ quốc, hy sinh vì tổ quốc, cống hiến suốt đời vì lợi ích của tổ quốc, của nhân dân. + Hiếu với dân: là biết quý trọng nhân dân, học hỏi nhân dân, là đầy tớ của nhân dân. Yêu thương con người: Thương người như thể thương thân là truyền thống đạo đức của dân tộc, là tinh thần nhân văn của nhân loại. Được thể hiện: + Trước hết, là yêu thương người lao động bị áp bức bóc lột. Tình yêu đó phải trở thành động lực đấu tranh cho sự giải phóng triệt để người lao động. + Yêu thương con người còn có yêu thương người thân, bạn bè, đồng chí, những người sống gần gũi với mình,…. Cần tạo điều kiện cho mọi người phát triển tiến bộ. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư: Đó là lao động cần cù, sáng tạo; là tiết kiệm sức lao động, thì giờ và tiền của; là giữ mình trong sạch trước những cám dỗ về vật chất và tinh thần; là trung thực, thẳng thắn, không nịnh bợ người trên, ức hiếp người dưới; là hết mình vì lợi ích chung, không vun vén cho lợi ích riêng tư. Những yếu tố tố đó quan hệ chặt chẽ với nhau, thiếu một yếu tố nào cũng không thành người có đức. Tinh thần quốc tế trong sáng: Cách mạng VN luôn có quan hệ quốc tế. Đó chính là đoàn kết quốc tế trên tinh thần độc lập, tự chủ, cùng có lợi. Không ỷ lại và cũng không lợi dụng lòng tốt của bạn bè thế giới. Phải thấy rõ lợi ích của dân tộc mình đồng thời phải thấy rõ nghĩa vụ và trách nhiệm với dân tộc khác. Giúp bạn là giúp mình. Đó là tinh thần quốc tế của HCM. * HCM nêu ra 3 nguyên tắc cơ bản để rèn luyện đạo đức: + Nói đi đôi với làm, nêu gương bằng những hành động thực tế. + Xây đi đôi với chống; trong đó, xây là yếu tố quan trọng nhất. + Phải tu dưỡng suốt đời, phải bền bỉ và có quyết tâm cao. * Rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ chiến sỹ công an, theo tư tưởng HCM: Cán bộ chiến sỹ công an phải rèn luyện toàn diện để phấn đấu thành con người toàn diện. Con người toàn diện: Là con người có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, tri thức và năng lực nghề nghiệp chuyên sâu về thể chất sức khỏe, lối sống lành mạnh. Đó là con người đủ đức và tài để lập thân lập nghiệp, để phục
- vụ Tổ quốc phục vụ nhân dân. Nội dung xây dựng con người toàn diện: Phải được cụ thể hóa cho từng người, tùy điều kiện hoàn cảnh học tập công tác để xác định cho mình những nội dung cụ thể, xây dựng kế hoạch phấn đấu trong từng giai đoạn nhất định. Biện pháp rèn luyện: Rèn luyện là một quá trình phấn đấu suốt cả đời. * Những phẩm chất cần rèn luyện để trở thành con người toàn diện của người cán bộ, chiến sỹ công an: Rèn luyện phẩm chất chính trị: + Là nâng cao tinh thần yêu nước. Kết hợp chủ nghĩa yêu nước với lập trường, quan điểm của Chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng HCM. Kiên định sự kết hợp ấy trong hoàn cảnh thuận lợi cũng như khó khăn. Giữ vững mục tiêu ĐLDT và CNXH là nội dung cốt lõi của quá trình rèn luyện phẩm chất chính trị của mỗi cá nhân. + Phải nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, những nhận thức và hành động sai trái và phản động, để thực hiện tốt những nhiệm vụ cụ thể được phân công. Rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng: + Biết lấy nội dung tư tưởng đạo đức HCM làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho mình. + Rèn luyện đạo đức là một quá trình gian khổ, vừa xây dựng nội dung đạo đức thành thói quen, thành tâm lý, thành nhân cách … vừa đấu tranh với chính mình để xóa bỏ những thói quen, những cám dỗ, những phi đạo đức trong chính mình. + Xây dựng đạo đức người CAND trong giai đoạn hiên nay phải biết vận dụng sáng tạo tư tương HCM. Cụ thể: là phải thấm nhuần sâu sắc và thực hiện 6 điều dạy của Bác Hồ với lực lượng CAND. 1. “Đối với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính”. Điều này, trước hết Bác muốn nhắc nhở từng cán bộ, chiến sỹ CA phải tự giác phát huy vai trò làm chủ bản thân của mỗi người, tự bản thân phải rèn luyện những đức tính cơ bản của người chiến sỹ cách mạng chân chính: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. 2. “Đối với đồng sự phải thân ái giúp đỡ”. Điều này bắt nguồn từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước, phải thương nhau cùng”. Đồng thời, bắt nguồn từ tình thân ái giai cấp của giai cấp vô sản, cùng chung lý tưởng và sự nghiệp. Người công an đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau là tăng thêm sức mạnh của nhiều người, sức mạnh của tổ chức. Đoàn kết thân ái giúp đỡ nhau trong học tập công tác dể cùng tiến bô, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- 3. “Đối với Chính phủ phải tuyệt đối trung thành”. Là trung thành với Đảng, với nhân dân, với Tổ quốc. Trung thành với Đảng của cán bộ, chiến sỹ CA là trung thành với lý tưởng, sự nghiệp của Đảng, suốt đời hy sinh phấn đấu vì ANTQ, vì chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, vì độc lập dân tộc, vì CNXH. 4. “Đối với nhân dân phải kính trọng lễ phép”. Chủ tịch HCM là một tấm gương trong mỗi lời nói và hành động của mình đều thể hiện sự kính trọng đối với nhân dân. Lo cho dân, cho nước. “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi”. Đối với CA Bác căn dặn phải di đúng đường lối của dân, thì dân mới tin CA, mới giúp đỡ CA và công an mới hoàn thành nhiệm vụ. 5. “Đối với công việc phải tận tụy”. Theo Bác tận tuỵ là hết lòng, hết sức, toàn tâm, toàn ý phục vụ công việc chung, tận tuỵ là biểu hiện lòng trung thành với nước, hiếu với dân. Bác đã dành cả tâm lực trí tuệ của mình cống hiến trọn đời mình cho nước, cho dân, tận tuỵ vì dân, vì nước. Do đó, người CA phải tận tuỵ hy sinh dũng cảm, mưu trí sáng tạo mới hoàn thành được công việc được phân công. 6. “ Đối với địch phải cương quyết khôn khéo”. Cương quyết là một mặt biểu hiện quan điểm lập trường của người CA CM. Người cán bộ chiến sỹ CA phải có thái độ cương quyết trước kẻ địch, phải xác định rõ kẻ thù mà ta phải đấu tranh, trấn áp. Trong giai đoạn hiện nay, đối tượng của CA cần trấn áp là các thế lực chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH của nhân dân ta. Hiện nay kẻ dịch tấn công ta từ nhiều phía , nếu ta không cảnh giác, cương quyết khôn khéo trước kẻ địch, nắm chắc tình hình mới mong hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng. Hiện nay kẻ địch chống phá ta bằng chiến lược “DBHB” rất nguy hiểm bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, đòi hỏi người CA càng phải mưu trí, dũng cảm, cương quyết, khôn khéo. Rèn luyện tri thức và năng lực nghề nghiệp: Học tập để tích lũy tri thức phải có trọng tâm, có định hướng. Tri thức nghề nghiệp là quan trọng nhất. Phải có vốn tri thức phong phú trên lĩnh vực mình công tác. Tri thức chỉ có ích khi chuyển thành năng lực nghề nghiệp, chuyển thành hoạt động thực tiễn, phục vụ xã hội. Phải gắn tri thức với lao động, học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn là tri thức hữu ích. Lao động sẽ làm giàu thêm tri thức,
- tri thức lại giúp cho lao động sáng tạo, nguồn gốc của sáng chế, phát minh chính là quá trình lao động nghiêm túc. Rèn luyện thể chất: Rèn luyện thể chất là yêu cầu của cán bộ mọi người, ở mọi lứa tuổi. Phải thường xuyên rèn luyện thể chất và biết sử dụng sức khỏe. Ở độ tuổi lao động càng cần rèn luyện thể chất. Thể chất lành mạnh, dẻo dai đem lại hạnh phúc cho cuộc sống vừa đảm bảo năng lực lao động bền bỉ và minh mẫn. Phải thường xuyên rèn luyện thể chất và biết sử dụng sức khỏe. Trong điều kện kinh tế thị trường hiện nay, đòi hỏi người lao động phải cần có trí tuệ, năng động, sáng tạo và có thể chất mạnh khỏe tinh thần minh mẫn. Vì vậy, rèn luyện sức khỏe phải được thường xuyên đó là yêu cầu cấp thiết trong điều kiện hiện nay. Tóm lại: Sự nghiệp đổi mới đòi hỏi người lao động phải nhậy bén và linh hoạt, phải làm việc hết sức mình. Vì vậy, thể chất là yêu tố quan trọng của năng xuất lao động và sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. Câu 6 : Ý nghĩa lịch sử của sự kiện Đảng SCVN ra đời? - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh đầu tiên của Đ ảng đã m ở ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam: thời kì đấu tranh giành đ ộc l ập dân t ộc ti ến lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác đ ịnh đ ược nh ững nội dung cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh ra đ ời đã đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của lịch sử và trở thành ng ọn c ờ t ập hợp, thống nhất các tổ chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và toàn th ể dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc và ch ủ nghĩa xã h ội. Cách mạng Việt Nam từ đây có đường lối cách mạng đúng đ ắn và t ổ ch ức cách mạng tiên phong lãnh đạo, chấm dứt sự khủng hoảng và bế t ắc về con đường cứu nước: “Từ cuối thế kỷ XIX đến những thập niên đầu thế kỷ XX, nhân dân ta liên tiếp nổi dậy chống chủ nghĩa thực dân. Tiếp nối các phong trào Văn Thân và Cần Vương, phong trào yêu nớc ba mươi năm đầu thế kỷ XX diễn ra vô cùng anh dũng, từ khởi nghĩa Yên Thế và các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân đến khởi nghĩa Yên Bái… nhưng không thành công vì thiếu một đường lối đúng”. “Năm 1930, kế thừa “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” và các tổ chức cộng sản tiền thân, Đảng cộng sản Việt Nam ra đ ời, đánh d ấu b ước ngoặt của cách mạng Việt Nam”. - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu n ước Vi ệt Nam. Đi ều đó nói lên quy luật ra đời của Đảng và cũng chứng t ỏ giai cấp công nhân mà đ ội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam đã trưởng thành và có đ ủ nh ững y ếu t ố c ơ bản nhất để khẳng định sự đảm nhiệm vai trò lãnh đạo đối với cách mạng Vi ệt Nam. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đánh dấu bước phát tri ển v ế chất của cách mạng Việt Nam. - Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập khẳng định dứt khoát con đ ường đi lên
- của dân tộc Việt Nam từ 1930 là con đường cách mạng vô sản. Đó là s ự l ựa chọn của chính nhân dân Việt Nam, chính lịch sử dân t ộc Vi ệt Nam trong quá trình tìm con đường giải phóng dân tộc. Sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh được thông qua ở Hội nghị thành lập Đảng, từ năm 1930 cách mạng Việt Nam có được đường lối chính trị toàn diện đề ra mục tiêu và phương pháp đấu tranh thích hợp, giải quyết triệt đ ể những mâu thuẫn cơ bản của xã hội, đồng thời có được tổ chức Đảng cách mạng để lãnh đạo và tổ chức phong trào cách mạng. Sự ra đời của Đảng đã tạo những tiền đề và điều kiện để đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trên con đường giải phóng dân t ộc, th ống nh ất T ổ qu ốc và xây dựng đất nước . Sự đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã đ ược khẳng đ ịnh b ởi quá trình khảo nghiệm của lịch sử đấu tranh giải phóng dân t ộc và xây d ựng đ ất n ước quá độ đi lên CNXH của dân tộc ta từ khi Đảng ra đ ời và đ ến nay vẫn là ng ọn cờ dẫn dắt nhân dân ta trong công cuộc đổi mới theo định h ướng xã h ội ch ủ nghĩa, vì mục tiêu "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân ch ủ văn minh". Câu 7 :Những vấn đề cua thoi dai hiện nay Nhịp độ chuyển biến của thế giới nhanh chóng đến mức khó hình dung. Quá trình đó làm cho tính chất của thời đại càng phức tạp thêm bởi những biểu hiện mới của nó. Sau khi Liên Xô tan rã, chủ nghĩa tư bản thay đổi chiến lược ra sức lợi dụng quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa để tư bản hóa toàn thế giới. Đó là sự áp đặt giá trị, đồng hóa thế giới theo màu sắc tư bản chủ nghĩa; là sự đe dọa, chà đạp, phá vỡ các giá trị truyền thống của các dân tộc và các quốc gia có chủ quyền. Vì thế, vấn đề nổi bật trên đời sống chính trị quốc tế hiện nay là các tầng lớp, giai cấp bị áp bức, bóc lột và các dân tộc, các quốc gia độc lập quyết tâm chống lại sự áp đặt và can thiệp, bảo vệ chủ quyền, bảo vệ giá trị truyền thống và định hướng phát triển xã hội của mình. Trong bối cảnh ấy, định hướng xã hội chủ nghĩa là xu hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người. Quá trình toàn cầu hóa, một mặt, tạo điều kiện cho sự hội nhập và vươn lên của tất cả các nước, nhưng mặt khác, nó cũng là sự phân chia thành hai thái cực giàu ngèo, tạo thế độc quyền chưa từng thấy của các trung tâm công nghiệp phát triển trong các lĩnh vực tài chính, kỹ thuật công nghệ. Do đó, một số nước "sinh sau đẻ muộn" khi bước vào quá trình công nghiệp hóa gặp rất nhiều khó khăn. Bản thân các nước tư bản phát triển cũng gặp nhiều thách thức lớn. Do tư bản tập trung cao độ, do sự phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình "toàn cầu hóa" ngày càng đi vào chiều sâu, trong khi đó các thể chế thuộc kiến trúc thượng tầng vẫn chưa vượt khỏi phạm vi các quốc gia, dân tộc tư sản, nên mâu thuẫn vốn có giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội tư bản không hề giảm, mà ngày càng tăng. Các công ty xuyên quốc gia sáp nhập, liên kết chặt chẽ với nhau về tổ chức, vốn đầu tư, kỹ thuật, quản lý để chi phối thị trường quốc tế, làm cho các đạo luật, quy tắc, trật tự của các quốc gia tư bản
- chủ nghĩa bị phá vỡ, không kiểm soát được. Trong khi đó, ngay trong lòng các nước tư bản giàu có nhất vẫn chứa đựng sự nghèo đói và đặc biệt là sự bất công. Tất cả những điều đó thực sự là những quả bom nổ chậm, đe dọa xã hội của các nước tư bản phát triển. Cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu diễn ra từ 2008 đến nay bắt đầu từ Mỹ và lan ra toàn thế giới đã chứng tỏ những mâu thuẫn nội tại của nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa không hề dịu đi mà có phần sâu sắc hơn, khủng hoảng kinh tế là căn bệnh trầm kha không thể thoát được của các thể chế kinh tế tư bản chủ nghĩa. Quá trình toàn cầu hóa khi được gắn với việc tập trung tư bản thì đồng thời cũng làm cho quy mô bóc lột của chủ nghĩa tư bản mở rộng, làm cho mâu thuẫn thời đại thêm sâu sắc. Vì thế việc giải quyết những mâu thuẫn thời đại đòi hỏi phải có sự tự giác cao, đồng thời cần có sự phối hợp khu vực và quốc tế, cần có nội dung, phương pháp thích hợp. Chính trong bối cảnh thế giới phức tạp như vậy, các dân tộc càng phải độc lập, tự chủ và không ngừng sáng tạo, càng hội nhập thì càng cần phải phát huy bản sắc dân tộc, giá trị chuẩn mực của dân tộc "hội nhập mà không hoà tan". Đúng là thế giới phát triển theo quy luật của nó, nhưng cách thức phát triển và bước đi là vô cùng phong phú, đa dạng. Mỗi nước phải tìm ra định hướng phát triển cho mình trên cơ sở những xu hướng vận động của thời đại. Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam đang ra sức phát huy những thành tựu đã đạt được, tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới có bước phát triển mới, sáng tạo mô hình phát triển kinh tế- xã hội đậm nét Việt Nam, đưa nước ta tiến bước vững chắc trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, phù hợp với xu thế thời đại.. Cau 8 : Phai lam gi de doi moi nhan thuc ? - Day manh cong tac hoc tap lý luan Mac-lenin , tu tuong HCM . -Tiep thu co chon loc nhung thanh tuu ly luan , nhung kinh nghiem thuc tien xay dung CNXH cua cac Dang , cac nuoc anh em ,nhung gia tri van hoa , tri thuc khoa hoc ky thuat cua nhan loai vba thoi dai . -Thuyen xuyen tong ket kinh nghiem thuc tien cach mang nuoc ta ,nang len thanh ly luan de van dung trong cong cuoc doi moi dat nuoc . -Tao dieu kien thuan loi cho viec doi moi nhan thuc , kien quyet dau tranh chong khuynh huong , tu tuong bao thu , tri tre ,cung nhu non nong , cuc doan , thieu than trong ,thieu trach nhienm trong nhan thuc va hoat dong thuc tien . - Dai hoi dai bieu toan quoc lan thu X :Thanh tuu 20 nam doi moi :” chung to duong loi doi moi cua dang ta la dung dan va sang tao , phu hop voi thuc tien VN ”
- Vat chat quyet dinh y thuc (triet hoc Mac)? Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức đồng thời vạch ra sự tác động trở lại vô cùng quan trọng của ý thức đối với vật chất. Ý thức do vật chất sinh ra và quyết định, song sau khi ra đời, ý thức có tính độc lập tương đối lên có sự tác động trở lại to lớn đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nói đến vai trò ý thức là nói đến vai trò của con người vì ý thức là ý thức của con người. Bản thân ý thức tự nó không thể thay đổi được gì trong hiện thực. Ý thức muốn tác động trở lại cuộc sống hiện thực phải bằng lực lượng vật chất, nghĩa là phải được con người thực hiện trong thực tiễn. Điều ấy có nghĩa là sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người được bắt đầu từ khâu: - nhận thức cho được quy luật khách quan, - biết vận dụng đúng đắn quy luật khách quan, - phải có ý chí, - phải có phương pháp để tổ chức hành động. Vai trò của ý thức là ở chỗ trang bị cho con người những tri thức về: - bản chất quy luật khách quan của đối tượng, - trên cơ sở ấy con người xác đinh đúng đắn mục tiêu và đề ra phương pháp hoạt động phù hợp. Con người với ý thức của mình xác định các biện pháp để thực hhiện tổ chức các hoạt động tực tiễn để thực hiện mục tiêu đề ra. Ở đây ý thức có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và thành công khi phản ánh đúng thế giới khách quan. Ngược lại nếu ý thức phản ánh sai sự thật khách quan thì sẽ dẫn đến sai lầm và thất bại. Vì vậy phải phát huy tính năng động và sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động cải tạo thế giới khách quan. Tuy nhiên, cơ sở để phát huy tính năng động sáng tạo chủ quan của ý thức là việc thừa nhận và tôn trọng tính khách quan của thế giới vật chất. Nếu như thế giới vật chất và những quy luật của nó tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người thì trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tiễn khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình. Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì tôi hay bạn, chúng ta sẽ rơi vào không tưởng và duy ý chí. Câu 8: Chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với việc phát triển các thành phần kinh tế? Chủ trương và chính sách phát triển các thành phần kinh tế: * Chủ trương: Nắm vững định hướng XHCN trong việc xây dựng nền kinh tế với các chủ trương sau: Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, lấy việc giải phóng lực lượng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và XH, cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và các hình thức tổ chức kinh doanh.
- Chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, làm cho kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác dần dần trở thành nền tảng. Tạo điều kiện để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm đầu tư kinh doanh lâu dài.áp dụng linh hoạt và sáng tạo các hình thức kinh tế tư bản nhà nước. Xác lập, củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động trong nền sản xuất XH, thực hiện công bằng XH ngày một tốt hơn. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời, phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi XH. Phân phối và phân phối lại hợp lý nhằm khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo; không để diễn ra sự chênh lệch quá đáng về mức sống và trình độ phát triển giữa các vùng, các tầng lớp dân cư, tránh sự phân hóa xã hội thành hai cực đối lập. Tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của Nhà nước, phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục, ngăn ngừa và hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường. Giữ vững độc lập, chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia, độc lập dân tộc trong quan hệ kinh tế với nước ngoài. * Chính sách đối với từng thành phần kinh tế: Đối với kinh tế nhà nước: + Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước thực sự hoạt động trong môi trường cạnh tranh, công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả. + Đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa. + Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, tầm cỡ khu vực, có sự tham gia cổ phần của nhà nước, của tư nhân trong và ngoài nước, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư… trong đó Nhà nước giữ cổ phần chi phối. Đối với kinh tế tập thể: + Tiếp tục đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể. + Tổng kết thực tiễn, sớm có chính sách, cơ chế cụ thể khuyến khích phát triển mạnh hơn các loại hình kinh tế tập thể đa dạng về hình thức sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. + Khuyến khích việc tăng vốn góp và các nguồn vốn huy động từ các thành viên để tăng nguồn vốn hoạt động của hợp tác xã, tăng vốn đầu tư phát triển, tăng tài sản và quỹ không chia trong hợp tác xã. Đối với kinh tế tư nhân: + Phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân. + Mọi công dân có quyền tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh với quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo hộ. + Xóa bỏ mọi rào cản, tạo tâm lý xã hội và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp của tư nhân phát triển không hạn chế quy mô trong mọi ngành nghề,
- lĩnh vực. Đối với kinh tế tư bản nhà nước: Phát triển đa dạng kinh tế tư bản nhà nước dước các hình thức liên doanh, liên kết. Thực hiện một cách rộng rãi và lâu dài các hình thức kinh tế tư bản nhà nước để phát triển lực lượng sản xuất phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đối với Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: + Thu hút mạnh nguồn lực của nhà đầu tư nước ngoài. + Cải thiện môi trường pháp lý và kinh tế, đa dạng hóa các hình thức và cơ chế để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài vào những ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh quan trọng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin
7 p | 982 | 282
-
109 Câu trắc nghiệm kinh tế chính trị chủ nghĩa Mác - Lênin
13 p | 3777 | 240
-
Đề thi kết thúc môn học - Kinh tế chính trị
11 p | 736 | 217
-
Ôn tập môn Chính trị
5 p | 642 | 180
-
Đề cương ôn thi tốt nghiệp 2012 môn chính trị - Nguyễn Ngọc Tùng
18 p | 941 | 169
-
Đáp Án Đề thi tự luận môn Chính Trị
13 p | 1365 | 129
-
Trắc nghiệm môn kinh tế chính trị
13 p | 297 | 62
-
NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN CHÍNH TRỊ
4 p | 249 | 49
-
Đề thi tốt nghiệp kinh tế chính trị
1 p | 250 | 45
-
Đề thi kết thúc học phần môn: kinh tế chính trị
11 p | 483 | 42
-
Một số câu hỏi môn Trung cấp lý luận chính trị hành chính hệ trung cấp
7 p | 816 | 33
-
5 Câu hỏi ôn tập môn chính trị học
15 p | 174 | 14
-
Tài liệu ôn tập môn khoa học chính trị
18 p | 106 | 7
-
Câu hỏi ôn tập thi tốt nghiệp môn Chính trị hệ trung cấp chuyên nghiệp
2 p | 254 | 6
-
Tài liệu ôn môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh
17 p | 69 | 5
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Kinh tế chính trị Mác - Lê Nin năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp (Đề 1)
2 p | 40 | 4
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Chính trị học năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 18 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn