Tài liệu ôn tập môn “Tư tưỏng Hồ Chí Minh”
lượt xem 37
download
Bất cứ một TT nào cũng phải có nguồn gốc, cơ sở hình thành, đó chính là tuân theo qui luật hình thành TT từ ít đến nhiều, từ hình thức đến nội dung, bản chất. Vì vậy, TTHCM cũng ko nằm ngoài qui luật đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu ôn tập môn “Tư tưỏng Hồ Chí Minh”
- Ôn tập “Tư tửơng Hồ Chí Minh” Tài liệu ôn tập môn “Tư tưỏng Hồ Chí Minh” Diễn đàn dientuvienthong.net sưu tầm Câu 1: Trình bày nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh Đáp án: Bất cứ một TT nào cũng phải có nguồn gốc, cơ sở hình thành, đó chính là tuân theo qui luật hình thành TT từ ít đến nhiều, từ hình thức đến nội dung, bản chất. Vì vậy, TTHCM cũng ko nằm ngoài qui luật đó. 1. Nguồn gốc: a. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc: - Lòng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước được hình thành từ rất sớm và trở thành một tính chất của mọi người dân Việt và đây là một yếu tố quan trọng nhất để Nguyễn Tất Thành đi vào con đường cách mạng (Lòng yêu nước là cái vốn có của người dân Việt. Vấn đề đặt ra là Đảng phải khơi gợi). - Cho đến nay, mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam kể cả thắng lợi công cuộc đổi mới đều có cội nguồn từ lòng yêu nước, với học thuyết được du nhập vào Việt Nam đều phải thông qua lòng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước của người dân Việt. - Truyền thống đoàn kết, đoàn kết là sự gắn bó hợp tác với nhau để tạo nên sức mạnh. Truyền thống đoàn kết được hình thành cùng với sự hình thành của dân tộc Việt và cũng là cội nguồn của sức mạnh dân tộc Việt. Có 4 hình thức đoàn kết cơ bản: + Đoàn kết gia đình + Đoàn kết trong cộng đồng và dòng họ + Đoàn kết trong cộng đồng làng xã. + Đoàn kết quốc gia dân tộc thể hiện ở chỗ: Có tính nội dung, có văn hóa chung và có ngày giỗ tổ chung (10/3. âm lịch) - Truyền thống nhân văn nhân ái quý trọng con người, hướng con người vào làm điều thiện, đồng thời xử lý tinh tế các mối quan hệ, gia đình, vợ chồng, anh em, họ hàng và đề cao tình nghĩa, quy tắc ứng xử trong xã hội. Do đó người Việt sống tình cảm hơn, nhân nghĩa hơn, thông minh hơn. - Trong lối sống của người Việt: giản dị, khiêm nhường, cởi mở và đặc biệt không cực đoan, cố chấp. Vì vậy có thể tiếp thu những cái hay, cái tốt, cái đẹp của dân tộc khác. - Truyền thống văn hiến: Văn hiến là sự kết hợp nhuần nhuyễn của 3 yếu tố sau đây. Tri thức, đạo đức, cái đẹp. - Dân tộc Việt có khả năng học, hiếu học, coi trọng sự học, luôn luôn tôn vinh những người học cao, đỗ đạt. b. Tinh hoa nhân loại: - Tinh hoa văn hoá phương Đông: Người tiếp thu Đạo phật và Nho giáo + HCM ra đời trong 1 gia đình Nho giáo nên Người đã tiếp thu những quan điểm tốt đẹp của Nho giáo. Người đánh giá rất cao Khổng Tử. Ngày 19/5/1966, -1-
- Ôn tập “Tư tửơng Hồ Chí Minh” Người đến thăm Khổng Tử, khắc chữ lên bia đá: “Khổng Tử là người thầy vĩ đại nhất của nhân loại”. + Người dùng rất nhiều những khái niệm, phạm trù nho giáo như: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” (Thập niên thụ mộc, bách niên thụ nhân) + Người đánh giá rất cao tư tưởng bình đẳng của nhà Phật: “Ta là Phật đã thành còn chúng sinh là Phật sẽ thành” - Trong tinh hoa văn hóa phương Tây. + HCM đã nghiên cứu tiếp thu TT văn hoá dân chủ và CM của CM Pháp, CM Mỹ, trong đó có Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp và Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ. + Người đánh giá rất cao về chúa Jêsu. Người tiếp thu những tư tưởng của những nhà khai sáng Pháp. c. Chủ nghĩa Mác-Lênin Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam mà còn là mặt trời soi sáng đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản” Đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã nắm vững cái cốt lõi, linh hồn sống của nó, là phương pháp biện chứng duy vật, học tập, lập trường quan điểm, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin để giải quyết các vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Các tác phẩm, bài viêt của Hồ Chí Minh phản ánh bản chất tư tưởng cách mạng của Người theo thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Là yếu tố quan trọng nhất, quyết định việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. d. Những phẩm chất cá nhân riêng của Hồ Chí Minh - Hồ Chí Minh có một tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cùng với một đầu óc phê phán tinh tường sáng suốt trong việc tìm hiểu tinh hoa tư tưởng văn hoá cách mạng trong nước và trên thế giới. - Sự khổ công rèn luyện học tập để chiếm lĩnh những tri thức phong phú của thời đại và với kinh nghiệm đấu tranh trong phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân quốc tế để tiếp cận với chủ nghĩa Mác Lênin một cách khoa học. - Có một tâm hồn của nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành và một trái tim yêu nước thương nòi, yêu thương những người cùng khổ, sãn sàng chịu đựng hi sinh cao nhất vì độc lập của tổ quốc, vì hạnh phúc của đồng bào. Kết luận: Tóm lại, TTHCM là sản phẩm của sự tổng hoà và phát triển biện chứng TT văn hoá truyền thống của dân tộc, tinh hoa TT văn hoá của phương Đông và phương Tây với chủ nghĩa M-L làm nền tảng, cùng với thực tiễn của dân tộc và thời đại qua sự tiếp biến và phát triển của HCM - một con người có tư duy sáng tạo, có PP biện chứng, có nhân cách, phẩm chất CM cao đẹp tạo nên. TTHCM là TT VN hiện đại -2-
- Ôn tập “Tư tửơng Hồ Chí Minh” Câu 2: Trình bày nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Dân tộc là vấn đề rộng lớn. Mác-Ănghen không đi sâu giải quyết vấn đề dân tộc vì thời đó ở Tây Âu vấn đề dân tộc đã được giải quyết trong cách mạng tư sản. Trong giai đoạn quốc tế chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc trở thành một bộ phận của cuộc cách mạng vô sản thế giới. Mác, Ănghen và Lênin đã nêu những quan điểm biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, tạo cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc xác định chiến lược, sạh lược của các Đảng Cộng sản về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Nhưng trong điều kiện từ đầu thế kỷ XX trở đi, cần vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận Mác-Lênin cho phù hợp với thực tiễn, chính Hồ Chí Minh là người đáp ứng yêu cầu đó. 1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. 1.2 Tất cả các dân tộc trên TG đều bình đẳng - TT này của HCM thể hiện rõ trong hành động và trg rất nhiều bài nói, bài viết của mình, song rõ nhất và tập trung nhất là ở “Tuyên ngôn độc lâp” khai sinh ra nước VNDCCH năm 1945. Mở đầu bản Tuyên ngôn, HCM đã trích 1 đoạn của bản Tuyên ngôn năm 1776 của Mỹ nói về quyền bình đẳng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền ko ai có thể xâm phạm được. Trg những quyền ấy có quyền đc sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Người nhận định đây là lời bất hủ, suy rộng ra câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên TG đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Đồng thời Người còn trích dẫn Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của CMTS Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra có quyền tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tụ do và bình đẳng”. Người khẳng định: “Đó là những lẽ phải ko ai chối cãi được”. - Thiên tài HCM là người đã sử dụng Tuyên ngôn TS để đấu tranh cho lợi ích của dân tộc mình, biến quyền tự do, bình đẳng, hạnh phúc cá nhân theo kiểu TS thành quyền bình đẳng của cả dân tộc VN, của các dân tộc trên TG, ko phân biệt màu da, chủng tộc. => TT vĩ đại này của HCM mang tính quốc tế, tính thời đại và tính nhân văn sâu sắc. 1.2 Độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn. - Một dân tộc không những có quyền bình đẳng với các dân tộc khác trên thê giới mà còn phải được hửong nền độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn. Chỉ khi nào được hưởng độc lập thật sự thì dân tộc đó mới thật sự bình đẳng. - Độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn theo Hồ Chí Minh phải đảm bảo những nguyên tắc sau: + Dân tộc đó có đầy đủ chủ quyền quốc gia về chính trị, kinh tế, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ. + Mọi vấn đề chủ quyền quốc gia Việt Nam phải do người Việt Nam giải quyết. Mọi sự ủng hộ giúp đỡ Việt Nam đấu tranh giành độc lập tự do đều được nhân dân Việt Nam hoan nghênh ghi nhớ song nhân dân Việt Nam không chấp nhận bất cứ sự can thiệt thô bạo nào. -3-
- Ôn tập “Tư tửơng Hồ Chí Minh” + Giá trị và ý nghĩa thật sự của độc lập dân tộc phải thể hiện ở quyền tự do hanh phúc của nhân dân. Theo Người, quyền độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, là trên hết. Dù có phải hy sinh đến đâu cũng phải giành và giữ cho được độc lập. 1.3 Độc lập dân tộc trong hòa bình chân chính + Hồ Chí Minh luôn giơ cao ngọn cờ đấu tranh giành độc lập, bảo vệ chủ quyền quốc gia. + Hồ Chí MInh là hiện thân của khát vọng hòa bình, tư tưởng này của Người được thể hiện rất rõ mỗi khi nên độc lập dân tộc bị đe dọa. 2. Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đấu tranh giành độc lập. Theo Hồ Chí Minh, do kinh tế còn lạc hậu, chưa phát triển nên sự phân hóa giai cấp ở Đông Dương chưa triệt để, vì thế cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra giống như ở phương Tây. Từ sự phân tích đó, Người kiến nghị về Cương lĩnh hành động của Quốc tế cộng sản là: “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế cộng sản.....Khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi...nhận định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa Quốc tế. Như vậy, xuất phát từ sự phân tích quan hệ giai cấp trong xã hội thuộc địa, từ truyền thống dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộcmà những người cộng sản phải nắm lấy và phát huy và Người cho đó là “một chính sách cách mạng mang tính hiện thực tuyệt vời”. 3. Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế. Ngay từ khi lựa chọn con đường cách mạng vô sản, ở Hồ Chí Minh đã có sự gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấo, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Người xã định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là: “Tư sản dân quyền cách mạng” (tức là cách mạng dân chủ tư sản) và “Thổ địa cách mạng” (tức là cách mạng ruộng đất) để đi tời xã hội cộng sản. Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Xóa bỏ ách áp bức dân tộc mà không xoá bỏ tình trạng bóc lột và áp bức giai cấp thì nhân dân lao động vẫn chưa giải phóng được. Chỉ có xóa bỏ tận gốc tình trạng áp bức bóc lột, chỉ có thiết lập một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân mới đảm bảo cho người lao động quyền làm chủ, độc lập dân tộc với tự do và hạnh phúc của con người. Theo Hồ Chí Minh, độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc. Là một chiến sĩ quốc tế chân chính, Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mà còn đấu tranh cho độc lập dân tộc của tất cả các dân tộc bị áp bức. Nêu cao tinh thần dân tộc tự quyết, nhưng Hồ Chí Minh không quên nghĩa vụ quốc tế trong việc ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Người nhiệt liệt ủng hộ kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia, đề ra khẩu hiệu: “giúp bạn là tự giúp mình và chủ trương phải bằng thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới. -4-
- Ôn tập “Tư tửơng Hồ Chí Minh” Kết luận: Tóm lại, TTHCM về vấn đề dân tộc là hệ thống quan điểm vừa mang tính KH đúng đắn, vừa có tính CM sâu sắc thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vấn đề dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với CNXH, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế. TT này ko chỉ có giá trị trg lịch sử CMVN mà còn có ý nghĩa lớn lao đối với CMTG trg thời đại ngày nay. Câu 3: Trình bày nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Cách mạng giải phóng dân tộc, chỉ ra sự sáng tạo và sự phát triển của chủ nghĩa Mác- Lênin và của Hồ Chí Minh. Đáp án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Cách mạng giải phóng dân tộc là hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về con đường cứu nước, chiến lược CM, sách lược CM và PPCM nhằm giải phóng ách áp bức, nô dịch, XD một nước VN hoà bình thống nhất, độc lập và CNXH. * Cơ sở hình thành - Lý luận: Theo chủ nghĩa M-L: CM là sự nghiệp của quần chúng, còn ở VN: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”. - Thực tiễn: Khảo sát những PTCM GPDT (CM Pháp, Mỹ, Nga). => Muốn thoát khỏi ách áp bức phải tiến hành CMTS. * Nội dung 1. CMGPDT muốn thắng lợi phải đi theo con đường CMVS - Ngay từ khi mới ra đời, gc TS đóng vai trò là người lãnh đạo các tầng lớp ND đấu tranh chống chế độ PK, chống ách áp bức bóc lột PK đối với các dân tộc, góp phần hình thành nên các QG dân tộc cơ bản. - Khi CNTB chuyển sang giai đoạn ĐQCN chính nó đã trở thành kẻ áp bức bóc lột các dân tộc khác một cách dã man và tàn bạo, ngọn cờ dân tộc đã chuyển sang tay gc VS, người đại diện cho LLSX tiên tiến của thời đại. - Gc VS là gc lãnh đạo CMGPDT vì mang những phẩm chất: + Là người CM triệt để nhất + Có tính kỷ luật và đoàn kết cao + Đại diện cho LLSX mới + Có hệ tư tưởng riêng - Sau khi khảo sát các PT trg nước và trên TG, Người thấy sau CM người dân vẫn chưa được hưởng tự do, hạnh phúc, Người đã gọi đó là cuộc CM chưa đến nơi. Còn ở CM Nga, Người đã gọi đó là cuộc CM đến nơi. Vì thế VN phải đi theo con đường CM Nga. HCM khẳng định: Sự nghiệp GPDTVN phải đặt dưới sự lãnh đạo của gc CN, phải đi theo con đường CMVS, phải đặt CMDTDCND trong quĩ đạo của CMVS, là một bộ phận của CMTG. “Đây là sự phát hiện đầy sáng tạo của HCM”. 2. CMGPDT phải do ĐCS lãnh đạo - Các vấn đề đặt ra trong CMGPDT là: + Ai là người lãnh đạo PT? + Những giai cấp nào, những liên minh giai cấp nào là lực lượng nòng cốt? -5-
- Ôn tập “Tư tửơng Hồ Chí Minh” - Người khẳng định: Trong điều kiện CMVN muốn thành công phải có ĐCM lãnh dạo, Đảng có vững CM mới thành công, Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm nòng cốt. - Theo HCM: Trong thời đại ngày nay, CMGPDT phải chống lại một kẻ thù tàn bạo và to lớn, giữa chúng có sự liên minh mang tính quốc tế, muốn đánh thắng chúng cần có bộ tham mưu đủ khả năng, đường lối đúng đắn, PP đấu tranh khoa học, đó chính là ĐCSVN. 3. Lực lượng của CMGPDT là toàn dân tộc. - CM là việc chung của cả dân tộc có nghĩa là: Sĩ, Nông, Công, Thương đều nhất trí chống lại cường quyền. Trong lực lượng đó Công, Nông là gốc của kách mệnh còn học trò, điền chủ nhỏ cũng bị TS áp bức song không cực khổ bằng công nông. 3 lực lượng ấy đều là bạn của cách mệnh. - Người xác định: Kẻ thù chính của CMVN là bọn đế quốc + PK tay sai, còn phải tập trung lực lượng của toàn dân tộc để đánh đổ chúng giành lấy chính quyền. - Khi phát động cuộc khánh chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. Người kêu gọi toàn dân đánh giặc và đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay. Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người VN thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu nước. - Tính sáng tạo: Theo Lênin: mới chỉ là lời kêu gọi, còn trg TTHCM, cuộc CMGPDT lực lượng là toàn dân. 4. CMGPDT cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CM vô sản ở chính quốc - Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của CM vô sản ở chính quốc. Đề cương về phong trào CM ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa được thông qua tại Đại hội VI Quốc tế cộng sản (1/9/1928) cho rằng: “Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến”. Quan điểm này vô hình chung đã giảm tính chủ động, sáng tạo của các phong trào CM ở thuộc địa. Còn theo HCM: Ko nhất thiết phải như vậy mà CMVS ở thuộc địa có thể thắng lợi trc CMVS ở chính quốc; và thực tế đã chứng minh điều đó là đúng. - Trong tác phẩm Đường kách mệnh, HCM có sự phân biệt về nhiệm vụ của CM và CM giải phóng dân tộc và cho rằng: hai thứ CM đó tuy có khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn; một cống hiến rất quan trọng của HCM vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đã được thắng lợi của phong trào CM giải phóng dân tộc trên toàn thế giới trong gần một thế kỷ qua chứng minh là hoàn toàn đúng đắn. 5. CMGPDT phải được tiến hành bằng con đường CM bạo lực - Bạo lực CM trong CM giải phóng dân tộc ở Việt Nam: Các thế lực đế quốc sử dụng bạo lực để xâm lược và thống trị thuộc địa, đàn áp dã man các phong trào yêu nước. Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu. Chưa đè bẹp ý chí xâm lược của chúng thì chưa thể có thắng lợi hoàn toàn. Vì thế con đường để giành và giữ độc lập dân tộc chỉ có thể là con đường cách mạng bạo lực. Đánh giá đúng bản chất cực kỳ phản -6-
- Ôn tập “Tư tửơng Hồ Chí Minh” động của bọn đế quốc tay sai. Hồ Chí Minh cho rằng: Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”. - Phương châm chiến lược đánh lâu dài trong CMGPDT: Trước những kẻ thù lớn mạnh, HCM chủ trương sử dụng phương châm chiến lược đánh lâu dài. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người nói: “Địch muốn tốc chiến, tốc thắng. Ta lấy trường kỳ kháng chiến trị nó, thì địch nhất định thua, ta nhất định thắng”. Kháng chiến phải trường kỳ vì đất nước ta hẹp, nước ta nghèo, ta phải chuẩn bị lâu dài và phải có sự chuẩn bị của toàn dân. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Người khẳng định chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Các thành phố có thể bị tàn phá song nhân dân ta quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng, to đẹp hơn. Độc lập tự chủ, tự lực, tự cường kết hợp với tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế là một quan điểm nhất quán trong TTHCM. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Người động viên sức mạnh của toàn dân tộc, đồng thời ra sức vận động, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế to lớn và có hiệu qủa cả về vật chất và tinh thần kết hợp với sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để kháng chiến thắng lợi. Câu 4: Con đường hình thành tư duy Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của Chủ nghĩa xã hội. Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay? Đáp án: 1. Con đường hình thành tư duy HCM về CNXH a. Các nhà kinh điển tiếp cận CNXH - Các nhà kinh điển của CN M-LN đã làm sáng tỏ bản chất của CNXH từ những kiến giải KTXH, CTrị, Triết học ở Tây Âu. Từ đó các ông đã thấy rõ vai trò và sứ mệnh của giai cấp VS là đào mồ chôn CNTB và CNTB tất yếu sẽ bị thay thế bằng 1 chế độ XH cao hơn, tiến bộ hơn, chế độ CSCN. Vì thế học thuyết về CNXH của các ông được coi là vũ khí lí luận để g/c VS thực hiện sứ mệnh của mình và trên cơ sở đó nhân dân tiến bộ thế giới hướng tới 1 XH vì con người. - Khi CNTB chuyển từ tự do cạnh tranh sang CNĐQ, Lê Nin đã bổ sung, phát triển và hiện thực hóa học thuyết XHCN KH ở Liên Xô. CNXH KH với tư cách là 1 chế độ XH sau khi được hoàn thiện sẽ là bước phát triển cao hơn và 1 bước PTriển về chất so với CNTB b. HCM tiếp cận học thuyết CNXH KH - HCM cũng tiếp cận CNXH từ những phân tích kinh tế, Ctrị, xã hội, triết học của CN M-L. Cụ thể là từ học thuyết về sứ mệnh lịch sử của g/c công nhân. Tuy nhiên từ 1 người yêu nước đến với CN M-L, HCM còn tiếp cận CNXH -7-
- Ôn tập “Tư tửơng Hồ Chí Minh” KH từ lập trường yêu nước và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc đặc biệt là về phương diện đạo đức. - Toàn bộ những quan điểm của HCM về CNXH là sự thống nhất biện chứng giữa nhân tố kinh tế XH, Ctrị với các nhân tố nhân văn, đạo đức văn hóa tạo ra những nét riêng trong sự kế thừa làm cho nó phù hợp với điều kiện lịch sử và khát vọng dân tộc VN. Từ bản chất ưu việt của CNXH, HCM khẳng định tính tất yếu của sự lựa chọn khi đi lên CNXH ở nước ta hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thời đại và sự phát triển của lịch sử nhân loại. 2. Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của Chủ nghĩa xã hội: - Theo Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa xã hội có 5 đặc trưng bản chất. + Về kinh tế: CNXH là chế độ xã hội có lực lượng sản xuất phát triển cao, gắn với sự phát triển khoa học, kỹ thuật, văn hóa, dân giàu, nước mạnh. + Nền tảng kinh tế là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất, thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. + Về chế độ chính trị: Có chế độ chính trị dân chủ, do nhân dân lao động là chủ và làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân, vì dân, dựa trên nền tảng liên minh công-nông-trí thức, do Đảng Cộng Sản lãnh đạo. + Về xã hội: Có hệ thống các quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không còn bóc lột, áp bức, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển giữa xã hội và tự nhiên. + Về lực lượng: Chủ nghĩa xã hội là của quần chúng nhân dân và do quần chúng nhân dân tự xây dựng lấy. Các đặc trưng này phản ánh bản chất dân chủ, nhân đạo của Chủ nghĩa xã hội, vượt hẳn các chế độ xã hội trước đó. 3. Ý nghĩa quan niệm của Hồ Chí Minh Quan niệm của Hồ Chí Minh định hướng tư tưởng lý luận cho Đảng ta, nhân dân ta hoàn thiện, cụ thể hóa mô hình Chủ nghĩa xã hội được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Mô hình đó bao gồm 6 đặc trưng cơ bản. Nêu 6 đặc trưng này: Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội: - Do nhân dân lao động làm chủ; - Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; - Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; - Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; - Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; - Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. -8-
- Ôn tập “Tư tửơng Hồ Chí Minh” Câu 5: Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, các chuẩn mực đạo đức và các biện pháp xây dựng nền đạo đức mới? Đáp án: 1. Nguồn gốc hình thành a, Truyền thống đạo đức của dân tộc VN - Đạo đức luôn luôn khuyên con ng sống phải có tình nghĩa, thuỷ chung, biết trung biết hiếu. - Dân tộc VN là dân tộc đề cao đạo lý làm ng, trg đó yêu nước giữ vị trí trung tâm, đứng đầu bảng giá trị đạo đức, đó chính là tình yêu và lòng trung thành đối với tổ quốc và ND. - Thông qua lối hành xử của nhg người thân trg gia đình Bác. b, TT đạo đức phg Đông và phg Tây - HCM chú trọng, chắt lọc nhg tinh hoa đạo đức nhân loại: Nho giáo, Phật giáo…và tinh thần của CM DCTS (nhân nghĩa, tương thân của Nho giáo; từ bi của Phật giáo; nhân đạo, bác ái của Thiên chúa giáo). c, Quan điểm của Mác, Angghen, Lênin về đạo đức - HCM ko chỉ tiếp thu nhg quan điểm, TT chính trị của các nhà sáng lập CNXHKH mà còn học tập nhg tấm gương cao đẹp của họ để lại. - HCM cho rằng: Với ng phg Đông, 1 tấm gương sáng còn giá trị hơn 100 bài diễn thuyết. d, Thực tiễn hoạt động CM của HCM - HCM trải qua 1 quá trình hoạt động đầy bão táp, rất sôi nổi. Người đã chứng kiến sự tàn bạo, vô đạo đức của chủ nghĩa thực dân trg việc nô dịch các dân tộc thuộc địa. - Người đã tìm đến 1 học thuyết nhân đạo nhằm giải phóng và phát triển con ng, tạo ra mqh tốt đẹp giữa ng với ng, 1 học thuyết đấu tranh cho sự tự do, ấm no, hạnh phúc với NDLĐ. Đó là CN M-L. 2. Nội dung a. Quan điểm về vai trò của đạo đức cách mạng - HCM là lãnh tụ quan tâm đến đạo đức, xây dựng đạo đức mới ngay từ rất sớm, được thể hiện trong bài giảng tập huấn ở Quảng Châu 1927 “Đường cách mệnh”, nêu lên 23 điều về tư cách của người chiến sĩ cách mạng. - Nâng cao đặc điểm CM, quyết sach chủ nghĩa cá nhân. - Mỗi chiến sĩ CM phải có đạo đức CM. Để có được phẩm chất đặc điểm tốt đẹp ấy cần trang bị cho họ lý luận thực tiễn thực hành đạo đức . Người quan tâm đến cả 2 phương diện. - HCM đã xây đựng được quan điểm, chuẩn mực đạo đức đúng đắn phù hợp mang tính chiến đấu cao. -9-
- Ôn tập “Tư tửơng Hồ Chí Minh” - HCM đã để lại 1 tấm gương đạo đức sáng ngời, tiếp thu đạo đức từ nhiều yếu tố, học thuyết nhất là tấm gương của LNin. - HCM coi đạo đức là gốc, là nền tảng của người CM. Đạo đức là lòng cao thượng của con người. Đạo đức là động lực giúp chúng ta vượt lên khó khăn. - Người quan niệm nước là nước của dân, dân là chủ của nước vì vậy trung với nước, hiếu với dân là thể hiện trách nhiệm dựng nước và giữ nước. - Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới: Nói đi đôi với lám; phải neo gương đạo đức; Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi; Tu dưỡng rèn luyện đạo đức thường xuyên. b. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, có 4 chuẩn mực đạo đức cách cơ bản. - Trung với nước, hiếu với dân: Đây là chuẩn mực đạo đức nền tảng, điều chỉnh hành vi giữa cá nhân với cộng đồng. Trung, hiếu là các khái niệm đạo đức truyền thống, nhưng được Hồ Chí Minh sử dụng và đưa vào những nội dung mới. + Trung với nước: yêu nước, gắn liền với yêu Chủ nghĩa xã hội; trung thành với lý tưởng, con đường cách mạng mà đất nước, dân tộc đã lựa chọn; có trách nhiệm bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. + Hiếu với dân: Thương dân, quý dân, lấy dân làm gốc; chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân một cách tự giác; đấu tranh giải phóng quần chúng nhân dân để dân trở thành người chủ và làm chủ. - Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: Đây là chuẩn mực đạo đức trung tâm, điều chỉnh hành vi ứng xử trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Phân tích nội hàm các khái niệm: Cần: Cần cù, siêng năng, chăm chỉ, dẻo dai, biết phân công, tổ chức hoạt động hợp lý, lao động với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Kiệm: Tiết kiệm, không hoang phí, tiêu dùng hợp lý; không chỉ tiết kiệm của cá nhân mà còn tiết kiệm của công; tiết kiệm toàn diện: tiền của, nguyên vật liệu, thời gian, sức lao động. Liêm: Liêm khiết, trong sạch, không tham tiền tài, địa vị, danh vọng. Chính: Chính trực, ngay thẳng, thật thà đối với mình, đối với người, đối với việc. Chí công vô tư: Đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết, hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Mối quan hệ giữa các khái niệm: Các tiêu chuẩn đạo đức này có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo tiền đề cho nhau. Hồ Chí Minh xác định cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cần thiết của một con người, là thước đo trình độ văn minh, tiến bộ của một dân tộc. - Yêu thương con người: Yêu thương tất cả mọi người, trước hết là người lao động nghèo khổ, bị bóc lột, áp bức, những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội: trẻ em, người già, phụ nữ; yêu thương con người trên lập trường của giai cấp công nhân; chăm lo mọi mặt đời sống con người để con người được thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. - 10 -
- Ôn tập “Tư tửơng Hồ Chí Minh” - Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung: Chuẩn mực đạo đức này điều chỉnh hành vi ứng xử của con người trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc; nó có cơ sở từ bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, của chế độ xã hội chủ nghĩa. Về nội dung, chuẩn mực đạo đức này bao gồm: Tôn trọng, thương yêu các dân tộc; ủng hộ, giúp đỡ các dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng; xây dựng khối đoàn kết quốc tế trên cơ sở cùng có lợi, có lý, có tình. c. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới * Nói phải đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức: - Người nhấn mạnh đổi mới với mỗi người thì lời nói phải đi đôi với việc làm mới đem lại hiệu quả cho bản thân mình và mới tác dụng cho những người khác. Nếu nói nhiều mà làm ít, nói mà không làm, nói 1 đằng làm 1 nẻo thì chỉ đem lại những hậu quả phản tác dụng. Đó là thói đạo đức giả của những g/c bóc lột trong lịch sử, phải xây dựng 1 nền đạo đức mới về chất so với nền đạo đức trước đó. - Để xây dựng đạo đức mới cho con người, HCM nhấn mạnh phương pháp nêu gương. Người ta coi đó là phương pháp thiết thực nhất, có sức mạnh thuyết phục to lớn trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho mọi người. - Đối với HCM, tấm gương đạo đức có thể hiểu theo nghĩa rộng phải có những tấm gương chung, riêng, lớn, nhỏ, xa gần chẳng hạn như trong gia đình đó là tấm gương cha mẹ đối với con cái; trong tổ chức đoàn thể, trong XH ..... - Người coi một nền đạo đức mới chỉ được xây dựng trên cái nền rộng lớn vững chắc khi có những phẩm chất đạo đức, những chuẩn mực đạo đức đã trở thành thói quen hành vi đạo đức hàng ngày phổ biến trong toàn XH mà tấm gương đạo đức có ý nghĩa và thúc đảy qúa trình ấy. ** Xây dựng đi đôi với chống phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi. - HCM khẳng định muốn xây dựng đạo đức mới, muốn bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cách mạng cho hàng triệu con người cán bộ Đảng viên thì cùng với việc xây dựng bồi dưỡng phẩm chất tốt đẹp phải nhất thiết phải chống những biểu hiện xấu xa, trái với yêu cầu của đạo đức mới. - Theo Người, việc xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới từ trong gia đình, nhà trường và ngoài XH. - Theo Người để xây và chống có hiệu qủa phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi nhằm thôi thúc trách nhiệm đạo đức cá nhân để với mọi người phấn đấu, tự bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng. Người đặc biệt nhấn mạnh phải quýet sạc chủ nghĩa cá nhân vì nó nảy sinh nhiều căn bệnh nguy hiểm như tham ô, lãng phí.... *** Phải tu dưỡng đạo đức bền bỉ suốt đời - HCM chỉ rõ, đạo đức cách mạng không phải từ trên trời xa xuống mà nó do đáu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố cũng như ngọc càng mài càng sáng, vậy càng luyện cang trong. - Theo HCM việc tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ XH và mối quan hệ qtế. - 11 -
- Ôn tập “Tư tửơng Hồ Chí Minh” Kết luận: TTHCM về đạo đức cách mạng là những quan niệm, tư tưởng về 1 nền đạo đức mới (cách mạng và tiến bộ). Cùng với tư tưởng, tấm gương đạo đức HCM mãi soi sáng cho nhân dân VN học tập và noi theo đặc biệt là trong xây dựng dân tộc VN ngày càng văn minh như mong ước của Người. Câu 6: Luận điểm của Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam. Đáp án: I. TTHCM về ĐCSVN Cơ sở hình thành: TTHCM về ĐCSVN bắt nguồn từ học thuyết của CN Mác về ĐCS mà trực tiếp là học thuyết về Đảng kiểu mới của g/c công nhân đã được LêNin đưa ra từ những năm đầu TK20. Nhưng xuất phát từ những điều kiện cụ thể của VN, HCM đã vận dụng sáng tạo để đua đến việc thành lập Đảng CSVN 1930. Với những luận điểm mới làm phương pháp thêm học thuyết M-LN về Đảng CS và giải đáp những yêu cầu thực tiễn cách mạng VN đặt ra. Bên cạnh cơ sở về tư tưởng, TTHCM về ĐCS cần được hình thành trên cơ sở đúc rút những kinh nghiệm hoạt động tư tươtng của sự thành lập các ĐCS trên thế giới. Bằng năng lực hoạt động tu tưởng sôi nổi đã học hỏi ở các chiến sĩ cộng sản và các vị lãnh tụ của g/c VS trên thế giới để đưa tới sự thành lập ĐCSVN. 1. Những luận điểm cơ bản của HCM về ĐCSVN - ĐCSVN là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng VN đến thắng lợi - Xuất phát từ những quan điểm của chủ nghĩa M-LN cũng như truyền thống dân tộc HCM KD. Nhưng sức mạnh của QCND chỉ được phát huy thành 1 lực lượng to lớn khi được giác ngộ, được tổ chức, được lãnh đạo theo 1 đường lối đúng đắn. - Người KĐ CM trước hết phải có Đảng CM để trong thì vận động tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và CMVS mọi nơi. Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy đúng hướng. - ĐCS là chính Đảng của giai cấp công nhân, là đơn vi tiên phong, bộ tham mưu của g/c VS, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng luôn tận tâm, tận lực phục sự tổ quốc và nhân dân, trung thành tuyệt đối với lợi ích của g/c, của nhân dân và của dân tộc. Ngoài lợi ích đó ra thì Đảng không có lợi ích gi khác. 2. ĐCSVN là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa M-LN với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. - Xuất phát từ những quan điểm của chủ nghĩa M-LN về sự ra đời của các ĐCS là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa M-LN với phong trào công nhân. HCM từ 1 người VN yêu nước đã bắt gặp ánh sáng của chủ nghĩa M- LN và vận dụng vào TT cách mạng VN. Người khái quát quy luật ra đời của ĐCSVN là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa M-LN với PTCN và PTYN. - Sự ra đời của ĐCSVN tất yếu phải dựa vào cơ sở XH là PTYN vì đó là phong trào rộng lớn nhất chiếm 90% dân số, trong đó có g/c công nhân. Giai cấp - 12 -
- Ôn tập “Tư tửơng Hồ Chí Minh” công nhân là nòng cốt có vai trò vạch ra đường lối chủ chương đúng đắn để lãnh đạo PTYNVN giành thắng lợi cuối cùng. - Từ sự nhận thức cần giác ngộ sức mạnh dân tộc với sức mạnh giai cấp, HCM kiên định cần phải gắn bó chặt chẽ với PTCN và PTYN. Phải nắm lấy vũ khí sắc bén là CN M-LN và ngọn cờ dân tộc. Mỗi người cộng sản trước hết phải là 1 người yêu nước, thường xuyên truyền bá chủ nghĩa M-LN, quan điểm đường lối của Đảng trong PTCN và QCND để thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng. Vì vậy ĐCS là Đảng của g/c công nhân đại biểu cho lợi ích của cả dân tộc, lãnh đạo dân tộc thấy được thắng lợi to lớn. 3. ĐCSVN là đảng của g/c công nhân đồng thời cũng là Đảng của dân tộc. - Xuất phát từ những quan điểm của chủ nghĩa M-LN cho rằng: không có Đảng siêu g/c mà bất cứ 1 Đảng nào ra đời cũng đều mang tính giai cấp, đều đại diện cho quyền lợi và lợi ích của 1 g/c nhất định. Do đó HCM chỉ ra ĐCSVN là Đảng của g/c công nhân đồng thời là Đảng của dân tộc VN. - Bản chất g/c công nhân của Đảng được thể hiện ở chỗ: + Nền tảng TT của Đảng là chủ nghĩa M-LN + Mục tiêu đường lối của Đảng thực sự vì độc lập dân tộc gắn liền với CNXH vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng XH và giải phóng con người. + Đảng nghiêm túc tuân thủ những nguyên tắc Đảng kiểu mới của g/c công nhân. - Sự thống nhất giữa bản chất g/c công nhân với tính dân tộc của Đảng thể hiện: + Lợi ích của g/c công nhân thốngnhât với lợi ích của dân tộc. Đó là mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền CNXH nhằm giải phóng g/c, xh và con người. + Cơ sở XH để thành lập Đảng là được quần chúng nhân dân ủng hộ và thừa nhận. + Thành phần kết nạp Đảng không phải chỉ có g/c công nhân mà bao gồm những người ưu tú với mọi tầng lớp nhân dân có sức mạnh lãnh đạo nhân dân thực hiện lợi ích chung: GPDT, GPCN, trong đó con người làm nòng cốt. Vì vậy mà Đảng vừa mang tính bản chất g/c, vừa mang tính dân tộc. 4. HCM khẳng định ĐCSVN phải lấy chủ nghĩa M-LN làm nòng cốt - CM muốn thành công thì trước hết phải có Đảng lãnh đạo. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm nòng cốt. Trong Đảng ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng không có chủ nghĩa như người không có trí khôn, không có bảy chỉ Nam. Trong thế giới bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa M-LN. - Khi nhấn mạnh chủ nghĩa M-LN làm nòng cốt, HCM nhấn mạnh phải nắm vững tinh thần và phương pháp của nó đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, kinh nghiệm của các nước để vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của VN. Từ đó người lưu ý phải tách 2 khuynh hướng giáo điều và xem xét lại chủ nghĩa M-LN. 5. Hồ Chí Minh khẳng định Đảng cộng sản Việt Nam fải xây dựng theo những nguyên tắc của Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. - 13 -
- Ôn tập “Tư tửơng Hồ Chí Minh” - Nguyên tắc tập trung dân chủ: Đây là nguyên tắc tổ chức của Đảng: + Theo Hồ Chí Minh dân chủ và tập trung là 2 mặt có quan hệ gắn bó và thống nhất với nhau theo một nguyên tắc. Dân chủ là đi đến tập trung, dân chủ là cơ sở của tập trung chứ không phải theo kiểu phân tán tuỳ tiện vô tổ chức. Còn tập trung trên cơ sở dân chủ chứ không phải tập trung quan liêu theo kiểu độc đoán chuyên quyền. + Tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. Đây là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng: -> Người phân tích 1 người dù tài giỏi máy cũng không thể thấy hết được mọi việc càng không thể hiểu hết được một vấn đề. -> Về cá nhân phụ trách Người chỉ rõ việc gì đã bàn bạc kỹ lưỡng rõ ràng cần giao cho một người phụ trách. Vì vậy tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách phải luôn đi đôi với nhau. + Nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Đây là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng: -> Người chỉ rõ một Đảng mà dấu khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng, một Đảng mà có gan thừa nhận những khuyết điểm của mình, vạch rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách sửa chữa khuyết điểm đó như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn chắc chắn chân chính. -> Nhấn mạnh tự phê bình và phê bình Người coi giống như việc soi gương rửa mặt hàng ngày phải thường xuyên tự giác và nghiêm túc thực hiện. -> Hồ Chí Minh chỉ rõ tự phê bình và phê bình không những là một vấn đề của khoa học c/m mà còn là của nghệ thuật c/m đòi hỏi mỗi cán bộ Đảng viên phải khéo dùng. Trong đó mỗi người phải trung thực, chân thành với bản thân mình cũng như với người khác, phải có tính đồng chí thương yêu lẫn nhau tránh những thái độ lệch lạc sai trái như che dấu khuyết điểm của bản thân mình hay lợi dụng phê bình để nói xấu. ->Kỷ luật nghiêm minh và tự giác. Đây là một nguyên tắc của Đảng kiểu mới, của giai cấp công nhân trong đó: * Nghiêm minh là thuộc về tổ chức Đảng, là kỷ luật đối với mỗi cán bộ Đảng viên không phân biệt cán bộ lãnh đạo cao hay thấp mà mọi Đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. * Tự giác: Là thuộc về mỗi cán bộ Đảng viên tự nguyện đứng trong hàng ngũ của Đảng vì vậy phải thực hiện chủ trương nghị quyết của Đảng, có như vậy Đảng mới hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo của mình. + Đoàn kết thống nhất trong Đảng. Đây là một nguyên tắc quan trọng của Đảng kiểu mới của Lênin: -> Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng đoàn kết thống nhất trong Đảng cũng như khối đại đoàn kết toàn dân. Trong đó đoàn kết trong Đảng là nòng cốt cho việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân. -> Cơ sở để xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong đảng là đường lối quan điểm và điều lệ Đảng. Đây là cơ sở để tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, tổ chức và hành động của Đảng nhằm biến những chủ trương của Đảng thành hành động của giai cấp nông dân. - 14 -
- Ôn tập “Tư tửơng Hồ Chí Minh” -> Để xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, Người yêu cầu phải nghiêm túc thực hiện những nguyên tắc của Đảng kiểu mới, mỗi Đảng viên phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, chống tham ô lãng phí. KL: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng theo những nguyên tắc của Đảng kiểu mới là sự kế thừa lý luận về Đảng kiểu mới của Lênin vào điều kiện cụ thể của VN. Đó là nguyên tắc cơ bản có quan hệ chặt chẽ trong quá trình xây dựng một Đảng kiểu mới. ND nguyên tắc này được Đảng ta tiếp tục phát huy và vận dụng trong giai đoạn hiện nay. 6. Đảng vừa là người lãnh đạo vừa là đầy tớ thật trung thành của nhân dân. - Đảng phải thường xuyên chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân. - Đây là một luận điểm lớn và nhất quán khi Người xác định vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ Đảng viên. Người chỉ rõ: Khi Đảng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền xây dựng chính quyền và lãnh đạo chính quyền xây dựng mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH thì Đảng là Đảng cầm quyền. Nhưng Đảng phải ý thức được mình là người đầy tớ của dân. Đảng lãnh đạo Nhà nước trong đó dân là chủ. Do đó mối quan hệ ở đây là Đảng là cầm quyền nhưng dân là chủ. - HCM khẳng định là đầy tớ trung thành của nhân dân Đảng có quyền lợi gì riêng ngoài quyền lợi giai cấp, quyền lợi dân tộc. Vì vậy Đảng phải thường xuyên chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân. Đảng không ở trên dân, ngoài dân mà ở trong dân, Đảng phải lấy dân làm gốc. 7. Đảng phải thường xuyên đổi mới, tự chỉnh đốn để thực sự trong sạch vững mạnh. - Để xứng đáng là một đảng cách mạng chân chính lãnh đạo sự nghiệp to lớn của dân tộc, một Đảng vừa là đạo đức vừa là văn minh tiêu biểu cho trí tuệ danh dự lương tâm của dân tộc và thời đại thì Đảng phải thường xuyên chăm lo đến việc chỉnh đốn và đổi mới. - Chỉnh đốn và đổi mới Đảng là làm cho Đảng thực sự trong sạch vững mạnh cả về 3 mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức ; làm cho đội ngũ cán bộ Đảng viên nâng cao phẩm chất và năng lực trước những yêu cầu nhiệm vụ cách mạng. - Khi nhấn mạnh vài trò cầm quyền của Đảng Người chỉ rõ: quyền lực của Đảng có sức mạnh to lớn để cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới trong lĩnh vực của đời sống. Nhưng nó cũng có sức phá hoại nếu người cầm quyền thoái hóa biến chất đi ngược với quyền lợi giai cấp nd. - “Người khẳng định một dân tộc một Đảng và mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại có sức hấp dẫn lớn không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi nếu lòng dạ không trong sạch nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. KLC: Tư tưởng HCN về ĐCSVN là hệ thống những luận điểm cơ bản về ĐCS dựa trên sự kế thừa quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, các phong trào cách mạng trên thế giới và những tư tưởng tiến bộ của nhân loại để vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của VN. ND tư tưởng ấy không chỉ có vài trò chỉ đạo cho Đảng lãnh đạo c/m giành thắng lợi mà đặc biệt trong giai đoạn hiện nay trước - 15 -
- Ôn tập “Tư tửơng Hồ Chí Minh” những biến cố mới của LS, Đảng vẫn không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo nhân dân thực hiện lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Sự lãnh đạo của ĐCS là nhân tố quyết định thắng lợi của c/m VN trong thời kỳ lịch sử. Đảng đó là Đảng của dân tộc VN đồng thời là Đảng của mỗi con người VN. - 16 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
19 Câu hỏi ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
47 p | 16659 | 7776
-
31 Câu hỏi ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
25 p | 5149 | 862
-
Ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
4 p | 1716 | 611
-
Câu hỏi ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
50 p | 2877 | 581
-
Đề cương ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
46 p | 1265 | 577
-
Câu hỏi ôn tập môn Tâm lý học tư pháp
8 p | 2684 | 541
-
Tài liệu ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
52 p | 1046 | 352
-
Tài liệu ôn lịch sử học thuyết kinh tế
8 p | 868 | 340
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH DÙNG CHO CÁC LỚP ĐÀO TẠO ĐHTX
1 p | 1209 | 336
-
Hướng dẫn ôn tập môn tư tưởng
115 p | 504 | 217
-
Đề cương ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
60 p | 772 | 177
-
Tài liệu ôn thi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
25 p | 713 | 154
-
14 câu hỏi ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
32 p | 494 | 97
-
Ôn tập cuối kỳ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
25 p | 634 | 88
-
Đề cương ôn tập môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2015
14 p | 373 | 77
-
Câu hỏi ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 1
38 p | 247 | 28
-
Tài liệu ôn tập môn triết học MacLenin
21 p | 208 | 22
-
Vấn đề ôn tập môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
16 p | 138 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn