intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu phục vụ Hội thảo - Hội thảo giáo dục Việt Nam 2020 (Quyển 1)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:583

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu phục vụ Hội thảo - Hội thảo giáo dục Việt Nam 2020 (Quyển 1) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Quản trị và tài chính của giáo dục đại học Việt Nam: các ưu tiên chính sách; Tự chủ đại học - từ góc nhìn của cơ quan lập pháp, giám sát; Quy định pháp luật về tự chủ đại học ở Việt Nam - Những vấn đề đặt ra;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu phục vụ Hội thảo - Hội thảo giáo dục Việt Nam 2020 (Quyển 1)

  1. QUỐC HỘI KHÓA XIV ỦY BAN VĂN HÓA, GIÁO DỤC, THANH NIÊN, THIẾU NIÊN VÀ NHI ĐỒNG HỘI THẢO GIÁO DỤC VIỆT NAM 2020 “Tự chủ trong giáo dục đại học - từ chính sách đến thực tiễn” (Tài liệu phục vụ Hội thảo - Quyển 1) Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2020
  2. MỤC LỤC STT Tên bài Tác giả/cơ quan thực hiện Tr. A BÁO CÁO TRÌNH BÀY TẠI HỘI THẢO I Phiên chung 1. Quản trị và tài chính của giáo dục đại học The World Bank 3 Việt Nam: các ưu tiên chính sách 2. Tự chủ đại học - từ góc nhìn của cơ quan Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, 11 lập pháp, giám sát Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng II Phiên 1: Thể chế tự chủ trong giáo dục đại học 3. Quy định pháp luật về tự chủ đại học ở Vũ Thị Lan Anh 21 Việt Nam - Những vấn đề đặt ra Trường Đại học Luật Hà Nội 4. Mối quan hệ giữa cơ quản chủ quản và Trần Đức Viên 33 trường đại học Học viện Nông nghiệp Việt Nam 5. Cơ chế quản trị của hội đồng trường Nguyễn Mai Hương 65 trong thực hiện tự chủ đại học Trường Đại học Mở Hà Nội 6. Tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình Nguyễn Hữu Đức 73 của chủ sở hữu cơ sở giáo dục đại học Đại học Quốc gia Hà Nội III Phiên 2: Tự chủ tài chính trong giáo dục đại học 7. Quy định pháp luật về tự chủ tài chính và Hoàng Đức Long 81 một số kiến nghị Trường Đại học Tài chính - Marketing 8. Trách nhiệm của Nhà nước trong đầu tư Nguyễn Đông Phong 91 phát triển giáo dục đại học Phan Thị Bích Nguyệt Trường Đại học Kinh tế TP.HCM 9. Học phí trong đào tạo Y khoa Trần Diệp Tuấn 97 Đại học Y Dược TP.HCM 10. Sở hữu tài sản trong tự chủ đại học Hoàng Văn Cường 109 Trường ĐH Kinh tế Quốc dân B BÀI THAM LUẬN CỦA ĐẠI BIỂU I Phiên chung 11. Tự chủ Đại học: Những vướng mắc cần Từ Quang Hiển 117 được tháo gỡ Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 12. Điều chưa nói trong tự chủ đại học Hoàng Xuân Sính 123 Trường Đại học Thăng Long
  3. 13. Tự chủ đại học và những bước đi cho Trần Trung 125 phát triển bền vững Trường Đại Học Hòa Bình 14. Tự chủ trong giáo dục đại học - một số Phạm Hồng Quang 133 vấn đề từ thực tiễn Đại học Thái Nguyên 15. Tự chủ đại học – từ chính sách đến thực Đỗ Thị Hồng Tươi 137 tiễn Ngô Quốc Đạt Trần Diệp Tuấn Đại học Y Dược TP.HCM 16. Tự chủ giáo dục đại học – một số vấn đề Hồ Văn Thống 143 từ góc nhìn phát triển Trần Quang Thái Trường Đại học Đồng Tháp 17. Tăng cường nghiên cứu khoa học, đổi Huỳnh Đăng Chính 149 mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ Huỳnh Quyết Thắng trong tự chủ giáo dục đại học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 18. Sự tự chủ bền vững của trường đại học - Nguyễn Văn Phúc 153 nhìn từ lý thuyết tổ chức Viện Kinh tế- Xã hội và Công nghệ 19. Tự chủ đại học trong nền kinh tế chuyển Trần Ngọc Giao 165 đổi ở Việt Nam Học viện Quản lý Giáo dục 20. Nghiên cứu đánh giá thực trạng lộ trình Nguyễn Đức Vượng 175 tự chủ trong giáo dục đại học địa phương Nguyễn Văn Chung - từ cơ chế đến thực tiễn Trường Đại học Quảng Bình 21. Phát huy vai trò của tổ chức đảng, đoàn Bùi Đức Hùng 181 thể trong trường đại học tự chủ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 22. Ba điểm cần lưu ý khi giám sát thực thi Phạm Duy Nghĩa 191 tự chủ đại học ở Việt Nam Trường Đại học Fulbright 23. Thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo Lê Thị Kim Dung 195 dục đại học theo quy định của luật giáo Bộ Giáo dục và Đào tạo dục đại học, một số đề xuất, kiến nghị 24. Một số ý kiến về tự chủ đại học Vũ Ngọc Hoàng 209 Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam 25. Nhân tố cốt lõi trong thành công của tự Nguyễn Thị Nội 213 chủ giáo dục đại học ở Việt Nam Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên 26. Vấn đề tự chủ trong giáo dục đại học Hoàng Văn Thái 219 Việt Nam hiện nay Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
  4. 27. Làm gì khi sinh viên là khách hàng là Lê Văn Tư 225 thượng đế trong nền giáo dục đại học tự Công ty TNHH Khởi nghiệp Hoa chủ? Sinh Tân HD 28. Cơ chế bảo đảm quyền tự chủ của các Phan Thị Lan Hương 245 trường đại học ở Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Tú Trường Đại học Luật Hà Nội 29. Giải pháp đảm bảo cho tự chủ đại học Nguyễn Thị Hiền Oanh 257 trước xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 Trường Đại học Sài Gòn 30. Tự chủ đại học: Một trào lưu đang đi Châu Dương Quang 265 chệch hướng Educational Policy & Leadership Department SUNY Albany 31. Tự chủ đại học từ góc nhìn của một Lê Trường Tùng 269 trường tư thục Trường Đại học FPT 32. Thực trạng tự chủ đại học Việt Nam: từ Phạm Đỗ Nhật Tiến 277 văn bản đến thực tế Bộ GD&ĐT 33. Tự chủ đại học công lập tại khoa chuyên Nguyễn Đình Thúy Hường 285 ngành: vấn đề và giải pháp khuyến nghị Nguyễn Mạnh Cường Nguyễn Thành Lê Trường ĐH Hàng Hải Việt Nam Ngô Hồ Anh Khôi Trung Tâm UNESCO Khoa Học Nhân Văn và Cộng Đồng 34. Một số nội dung về tự chủ đại học và Bùi Thị Vân 291 trách nhiệm giải trình trong bối cảnh đổi Trường Đại học Giao thông vận tải mới giáo dục ở Việt Nam 35. Tự chủ giáo dục đại học_ Từ chính sách Phạm Huy Dũng 301 đến thực tế: tiếp cận phân tích dựa trên Trường Đại học Thăng Long quan niệm hệ thống đại học và lý thuyết giáo dục 36. Chính sách tự chủ đại học của nhà nước Nguyễn Mậu Hùng 315 và năng lực thực tế của hệ thống giáo dục Trường Đại học Khoa học, Đại đại học Việt Nam hiện nay học Huế 37. Một số vấn đề đặt ra về tự chủ đại học ở Ngô Văn Hùng 341 Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nghiệp 4.0 38. Giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về Nguyễn Văn Hưng 349 tự chủ tại các trường đại học công lập Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 39. Một số giải pháp đẩy nhanh quá trình tự Chu Thị Thanh Tâm 361 chủ trong giáo dục đại học công lập ở Trường Đại học Công Đoàn Việt Nam hiện nay
  5. 40. Tự chủ trong giáo dục đại học - từ chính Võ Thị Tuyết Mai 375 sách đến thực tiễn Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG HCM 41. Những điểm nghẽn cần tháo gỡ khi thực Nguyễn Thị Ngọc 381 hiện tự chủ ở các trường đại học công lập Phân viện Học viện Hành chính hiện nay Quốc gia khu vực Tây Nguyên 42. Tự chủ đại học vẫn còn nhiều khó khăn, Mai Thu Phương 391 bỡ ngỡ Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM 43. Tự chủ đại học ở các trường đại học địa Nguyễn Đức Vượng 401 phương: những khó khăn - thách thức và Lê Trọng Đại lộ trình tiến tới tự chủ Trường Đại học Quảng Bình 44. Tự chủ trong giáo dục đại học- Từ chính Dương Mạnh Cường 413 sách đến thực tiễn Đại học Mỹ tại Việt Nam 45. Giải pháp phối hợp giữa cơ sở giáo dục Hoàng Công Dụng 417 đại học với các doanh nghiệp, đơn vị sử Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và dụng nhân lực trình độ đại học nhóm Cung ứng nhân lực, Bộ GD&ĐT ngành kỹ thuật - công nghệ Nguyễn Thế Hà Cục Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 46. Trường Đại học Bạc Liêu chuẩn bị tiến Nguyễn Phước Hoàng 435 tới cơ chế tự chủ Trường Đại học Bạc Liêu 47. Mặt hạn chế và mặt tốt trong việc tự chủ Nguyễn Thị Thanh Mai 447 của các trường Đại học tại TP.HCM Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG HCM 48. Cơ hội của mô hình Trường Đại học An Nguyễn Mậu Hùng 455 Giang đối với sự phát triển của hệ thống Hiển Duy Quảng đại học địa phương ở Việt Nam trong bối Trường Đại học Khoa học, Đại cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp học Huế 4.0 49. Tự chủ đại học: Nghiên cứu đối sánh Mai Ngọc Anh 469 giữa Trung Quốc và Việt Nam Trường ĐH Kinh tế Quốc dân 50. Kiểm định chất lượng và cơ chế tự chủ Đặng Ứng Vận 485 đại học Trường Đại học Hòa Bình Tạ Thị Thu Hiền Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội 51. Tự chủ đại học nhìn từ thế giới và thực Nguyễn Thị Huyền Thảo 491 trạng của Việt Nam trong bối cảnh hiện Trường Đại học KHXH&NV, nay ĐHQG HCM
  6. 52. Tự chủ đại học ở Việt Nam hiện nay từ Nguyễn Công Đức 503 kinh nghiệm thế giới Trường Đại học Công đoàn 53. Mô hình tự chủ trong giáo dục đại học ở Đặng Danh Hướng 515 Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Israel, Trường THPT Hoàng Văn Thụ, Australia và những đề xuất cho Việt Nam Hà Nội 54. Tự chủ giáo dục đại học theo mô hình Trần Thị Trang 523 Singapore - bài học kinh nghiệm cho các Trường Đại học Công nghiệp trường đại học ở Việt Nam Việt Trì 55. Hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển Lê Lâm 533 mô hình đại học tư thục không vì lợi Trường Cao đẳng Đại Việt Sài nhuận để thành công tự chủ đại học Gòn 56. Học phí, chất lượng, cạnh tranh và công Nguyễn Trọng Hoài 541 bằng xã hội Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Trần Bá Linh King’s College London & Cardiff University 57. Tự chủ tài chính trong tự chủ đại học Trần Diệp Tuấn 553 theo Luật giáo dục đại học Trương Thị Thùy Trang, Thái Khắc Minh, Đại học Y Dược TP.HCM 58. Kiểm định chất lượng - công cụ giải trình Phạm Văn Tuấn 561 để tự chủ đại học Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng 59. Tự chủ tài chính đại học công lập và Trần Quang Trung 569 những vướng mắc cần tháo gỡ Nguyễn Thị Lan Trần Đức Viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  7. BÁO CÁO TRÌNH BÀY TẠI HỘI THẢO 1
  8. 2
  9. QUẢN TRỊ VÀ TÀI CHÍNH CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM CÁC ƯU TIÊN CHÍNH SÁCH World Bank 3
  10. 4
  11. 5
  12. 6
  13. 7
  14. 8
  15. 9
  16. 10
  17. TỰ CHỦ ĐẠI HỌC - TỪ GÓC NHÌN CỦA CƠ QUAN LẬP PHÁP, GIÁM SÁT Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đặt vấn đề Tự chủ đại học là một khái niệm không mới đối với giáo dục đại học (GDĐH) trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tùy bối cảnh mỗi quốc gia, khái niệm tự chủ đại học được hiểu một cách rộng – hẹp khác nhau song nhìn chung, tự chủ đại học có thể được coi là phương thức tổ chức và quản trị hoạt động của nhà trường trong mối quan hệ với các bên có lợi ích liên quan, đặc biệt là vai trò của Nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang phát triển và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, nhất là thời đại mà công nghệ, tri thức giữ vai trò là động lực phát triển của các quốc gia, thì việc phát triển giáo dục đại học, đặc biệt tự chủ đại học có một vai trò đặc biệt quan trọng. Ở Việt Nam, nội dung tự chủ đại học đã được đề cập đến trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam từ khá sớm và chính thức được chi tiết hóa bởi Luật Giáo dục đại học (GDĐH) năm 2012 với một số quy định mang tính chất nguyên tắc chung và được cụ thể hóa cơ chế thực thi bởi quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH năm 2018. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai, vẫn còn nhiều vấn đề lúng túng, vướng mắc cả về thể chế, cơ chế và năng lực thực hiện tự chủ; tồn tại “một khoảng cách lớn giữa chính sách và thực tiễn triển khai tự chủ trong GDĐH ở Việt Nam”1. Phần trình bày của chúng tôi bao gồm một số ý kiến về tự chủ đại học trên 03 bình diện, gồm: thứ nhất, quy định pháp luật về tự chủ đại học; thứ hai, thực tiễn triển khai tự chủ (nhìn nhận qua hoạt động giám sát thực thi pháp luật của Ủy ban VHGDTNTN&NĐ) và thứ ba, một số vấn đề đặt ra, gợi mở để các đại biểu thảo luận nhằm thúc đẩy thực hiện tự chủ một cách thực chất và hiệu quả. I. Quy định pháp luật về tự chủ đại học Nhận thức về tự chủ đại học và các nội dung tự chủ đại học đã được đề cập đến trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam từ khá sớm. Điều 55 Luật Giáo dục 1998 đã có quy định về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường đại học, cao đẳng về hoạt động chuyên môn (xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập; tuyển sinh, tổ chức và quản lý quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng, hợp tác quốc tế), về tổ chức bộ máy và về huy động các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Nội dung này tiếp tục được cụ thể hóa hơn tại Điều 60 Luật Giáo dục (sửa đổi) năm 2005 liên quan đến hoạt động chuyên môn (tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh) và nhân sự (tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ nhà giáo, cán bộ, nhân viên). 1 Parajuli D., 2018, “Higher education financing – case of Vietnam: Current status and future directions”, Kỷ yếu Hội thảo giáo dục 2018 - Giáo dục đại học: Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế, Nxb ĐHQG HCM, p.5. 11
  18. Tuy nhiên, việc tự chủ của các trường phải tuân thủ “theo quy định của pháp luật và theo điều lệ nhà trường” (do cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo ban hành – khoản 3 Điều 52 Luật Giáo dục 2005). Vì vậy, trên thực tiễn, “các cơ sở GDĐH vẫn ít được trải nghiệm trong việc tự điều hành hoặc theo đuổi các mục tiêu riêng biệt”2 bởi Nhà nước vẫn giữ quyền kiểm soát gần như toàn bộ đối với các cơ sở GDĐH cả trong vấn đề chuyên môn, học thuật cho tới tổ chức, nhân sự và quản lý, sử dụng tài chính, tài sản trong nhà trường. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở GDĐH “còn chưa được thực hiện đầy đủ và thiếu đồng bộ”3. Nội dung tự chủ đại học đã dần được mở rộng. Năm 2012 Luật GD ĐH được Quốc hội thông qua. Luật đã quy định về nguyên tắc thực hiện quyền tự chủ đại học; đồng thời, thúc đẩy thực hiện tự chủ đại học thông qua các quy định chi tiết về hoạt động chuyên môn, tổ chức, nhân sự và tài chính, tài sản tại các điều khoản có liên quan khác với mục tiêu là hoàn thiện công tác quản lý nhà nước và quản trị cơ sở GDĐH theo hướng phát huy quyền tự chủ đại học. Tuy nhiên, thực tế triển khai tự chủ đại học còn nhiều vướng mắc, hạn chế, đặc biệt là đối với cơ sở GDĐH công lập do nội hàm khái niệm tự chủ cũng như cơ chế thực hiện theo quy định của Luật còn chưa được chi tiết hóa; đồng thời, các quy định của hệ thống pháp luật liên quan đến nội dung tự chủ còn chưa được đồng bộ, thống nhất nên đã tạo thành những rào cản đối với việc triển khai tự chủ đại học trong thực tiễn. Năm 2014, Chính phủ đã ban hành Chính phủ ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017 để tạo cơ chế, hành lang pháp lý thuận lợi hơn giúp các cơ sở GDĐH thoát khỏi những ràng buộc, rào cản hiện hữu nhằm khuyến khích các cơ sở GDĐH chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực vì mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo. Cơ chế tự chủ ngày càng được cụ thể hoá. Năm 2018, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH (Luật số 34/2018/QH14) với nội dung cốt lõi là mở rộng và nâng cao hiệu quả thực hiện tự chủ đại học. Luật đã cụ thể hóa nội hàm khái niệm cũng như cơ chế, phương thức tổ chức triển khai nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện. Luật quy định tự chủ trên các mặt về chuyên môn, học thuật; tổ chức, nhân sự và tài chính; xác định trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học. Đặc biệt vai trò của thiết chế Hội đồng trường được cụ thể và nâng cao trong tổ chức quản trị hoạt động của cơ sở GDĐH. Tóm lại, xét về quy định của Luật, vấn đề tự chủ đại học tại Việt Nam cũng đã được đề cập đến từ khá sớm. Nội dung tự chủ ngày càng được mở rộng, từ tự chủ một phần về chuyên môn theo quy định của Luật Giáo dục 1998 đến tự chủ thực hiện nhiệm vụ ở các mặt học thuật, tổ chức, nhân sự và tài chính theo quy định của Luật GDĐH 2018; cơ chế thực hiện tự chủ ngày càng được cụ thể hóa trong các đạo luật. 2 John Fielden (2008). “Global Trends in University Governance”. World Bank Report (dẫn theo Phạm Đỗ Nhật Tiến, 2020) 3 Quốc hội, 2010, Nghị quyết số 50/2010/QH12 ngày 19/6/2010 về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2