Tài liệu: Tập san Nghiên cứu Văn Sử - Địa và vấn đề viết văn học sử Việt Nam
lượt xem 5
download
3.2. Vấn đề văn học do người Việt Nam viết bằng chữ Hán Sự thực vấn đề văn học do người Việt Nam viết bằng chữ Hán có được kể vào văn học sử Việt Nam hay không vốn đã được khơi gợi ngay từ trước Cách mạng tháng Tám(5) và cơ bản đã được giải quyết ngay từ cuối năm 1956 sau khoảng ba năm trao đổi, tranh luận khá sôi nổi và cũng khá… tốn công sức trên tập san Nghiên cứu Văn - Sử - Địa...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu: Tập san Nghiên cứu Văn Sử - Địa và vấn đề viết văn học sử Việt Nam
- Tập san Nghiên cứu Văn - Sử - Địa và vấn đề viết văn học sử Việt Nam
- 3.2. Vấn đề văn học do người Việt Nam viết bằng chữ Hán Sự thực vấn đề văn học do người Việt Nam viết bằng chữ Hán có được kể vào văn học sử Việt Nam hay không vốn đã được khơi gợi ngay từ trước Cách mạng tháng Tám(5) và cơ bản đã được giải quyết ngay từ cuối năm 1956 sau khoảng ba năm trao đổi, tranh luận khá sôi nổi và cũng khá… tốn công sức trên tập san Nghiên cứu Văn - Sử - Địa! Với những mức độ đậm nhạt khác nhau, có thể nói tất cả các nhà nghiên cứu khi bàn tới việc viết/ biên soạn văn học sử Việt Nam như Trần Đức Thảo, Nguyễn Đức Nam, Văn Tân, Minh Tranh, Nguyễn Đổng Chi, Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Nguyễn Minh Văn, Lê Tùng Sơn, Nguyễn Lộc, Nguyễn Thế Phương, Lê Trọng Khánh… đều phải bộc lộ chính kiến trước vấn đề tiên quyết này. Vấn đề văn học do người Việt Nam viết bằng chữ Hán có được liệt vào văn học sử Việt Nam đã chia đôi các nhà nghiên cứu thành hai phái rõ nét. Phái phủ định viện dẫn tính dân tộc của ngôn ngữ, có ưu tiên cộng điểm những tác phẩm nêu cao tinh thần yêu nước và chú ý phân chia giới hạn: “Gạt những bài văn viết bằng chữ Trung Quốc ra ngoai cuốn Lịch sử văn học Việt Nam không có nghĩa là bỏ rơi những bài ấy đi, không bao giờ nhắc đến cả. Một cuốn lịch sử văn học không phải là một cuốn lịch sử văn hóa cũng không phải là một cuốn lịch sử tư tưởng. Có thể có những tác phẩm người ta không nhắc đến trong một cuốn lịch sử văn học, nhưng trái lại trong một cuốn lịch sử văn hóa chẳng hạn thì lại được ghi bằng những chữ lớn. Lọt sàng thì xuống nia, có đi đâu mà lo” (tr.360); đồng thời xác định đây chỉ là “những tài liệu văn hóa rất quý của chúng ta về các phương diện lịch sử xã hội, tư tưởng chính trị” (tr.458)… Ban đầu, có nhà nghiên cứu kỳ vọng vào trọng tài trong nước: “Chúng tôi vẫn có ý chờ đợi việc xuất bản nốt những tập kế tiếp của cuốn Đại cương về văn học sử Việt Nam của ông Nguyễn Khánh Toàn” (tr.433) nhưng sách đã không có và sẽ không bao giờ có tiếp nữa. Rút cuộc những người thuộc phái khẳng định (Minh Tranh, Lê Tùng Sơn, Nguyễn Lộc, Nguyễn Thế Phương, Lê Trọng Khánh…) thắng thế. Điều này được đảm bảo bằng bài tổng thuật của ông Văn Tân với sự viện dẫn ý kiến của trọng t ài ngoại - một đồng chí Triều Tiên am hiểu văn học: “Chúng tôi hỏi đồng chí này về thái độ của các nhà văn học Triều Tiên đối với những bài văn chữ Hán do người Triều Tiên xưa đã viết, thì đồng chí cho biết: “Ở Triều Tiên, các nhà văn học Triều Tiên nhận rằng trong
- hoàn cảnh xưa kia khi nhân dân Triều Tiên chưa có văn tự, thì người Triều Tiên có thể mượn chữ Hán để trước thư lập ngôn, do đó những tác phẩm văn học viết bằng chữ Hán trong những điều kiện như thế có thể coi là văn học dân tộc của Triều Tiên được”… Thêm nữa là ý kiến khẳng định của ông Vi Xác, Thứ trưởng Bộ Giáo dục nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Trưởng đoàn đại biểu văn hóa và giáo dục của nước bạn sang thăm Việt Nam hồi tháng 10-1956 khi kể lại: “Hồi ông sang Triều Tiên cũng có rất nhiều tác phẩm do người Triều Tiên thời xưa viết bằng chữ Hán, những tác phẩm ấy ngày nay được nhân dân Triều Tiên coi là văn học dân tộc […]. Rồi ông Vi kết luận bằng một giọng quả quyết: - Con đường của văn học Triều Tiên là con đường của văn học Việt Nam. Những bài văn bằng chữ Hán do người ViệtNam thời xưa viết là văn học Việt Nam. Người nào coi những bài văn ấy không phải là văn học Việt Nam sẽ mắc sai lầm”(6)… Tuy nhiên, trong thực tiễn xây dựng các bộ văn học sử, nhóm tác giả Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (ba tập, 1957) chủ ý lược bỏ các tác phẩm viết bằng chữ Hán trong khi các tác giả Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (năm quyển, 1959-1960) lại chính thức ghi nhận bộ phận văn học viết bằng chữ Hán vào di sản văn học dân tộc. 3.3. Phạm vi và vấn đề phân kỳ chia đoạn văn học sử Việt Nam Nằm ở dòng chảy trung tâm của vấn đề viết/ biên soạn lịch sử văn học Việt Nam trên tập san Nghiên cứu Văn - Sử - Địacó ba nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi, Vũ Ngọc Phan và Văn Tân. Trong một chừng mực nhất định, các ông đã nêu lên một số quan niệm, định hướng và bàn đến những phương pháp cụ thể liên quan đến phạm vi và vấn đề phân kỳ chia đoạn văn học sử Việt Nam. Vốn là người đã trực tiếp viết văn học sử với bộ Việt Nam cổ văn học sử từ hơn một con giáp trước đó, Nguyễn Đổng Chi thực sự có kinh nghiệm và thẩm quyền chuyên môn để bàn về cách thức viết/ biên soạn lịch sử văn học dân tộc. Trong tiểu luận Vấn đề chữ viết trong văn học sử Việt Nam, sau khi đi sâu khảo sát các vấn đề học thuật Trước lúc chữ Hán truyền sang, chúng ta đã có chữ viết chưa? - Chữ Nôm được sáng tạo ra vào lúc nào và trong điều kiện nào? - Nhân dân Việt Nam đấu tranh cho
- việc dùng chữ Nôm như thế nào?, ông tập trung thảo luận chủ đề Những sáng tác bằng chữ Hán do người Việt viết có thể được liệt vào kho tàng văn học Việt Nam không? và đi đến xác định: “Nói tóm lại, những sáng tác bằng Hán văn xưa do người Việt viết có một nội dung dân tộc, nói lên được ý nghĩ và nguyện vọng dân tộc cần phải được liệt vào văn học dân tộc. Nhìn vào thực chất của vấn đề là quan điểm căn bản mà chúng ta cần phải nắm vững trong lúc phê phán văn học cũ của tiền nhân. Đồng ý với bạn Nguyễn Minh Văn là giai cấp phong kiến Việt Nam đóng góp cho văn học dân tộc Việt Nam cũng ít ỏi, nhưng không phải vì thế mà chúng ta nhắm mắt gạt tất cả những sáng tác bằng Hán văn của họ đã phản ánh được xã hội của thời đại. Ngược lại, cũng không phải tham lam vơ đũa cả nắm như cái lầm của một số các nhà chép văn học sử gần đây. Cả hai phái “hữu” và “tả” đó đều là do không nêu đúng tiêu chuẩn nội dung của văn học dân tộc”(7)… Không sa đà vào câu chuyện bản quyền văn chương chữ Hán, ngay sau đó Nguyễn Đổng Chi tiếp tục có tiểu luận Một vài vấn đề về văn học sử bàn rộng tới các nội dung: Giới thuyết văn học và văn học sử (bản chất văn học - văn chương gồm hai yếu tố nội dung và hình thức, văn học phản ánh đời sống hiện thực bằng lời nói “ngôn từ nghệ thuật”; văn học - học thuật bao gồm văn học sử ghi lại những phong trào văn học phản ánh quá trình đấu tranh của con người, phản ánh sinh hoạt xã hội, văn học truyền khẩu chưa được thể hiện trên giấy trắng mực đen thì chưa thể kể vào văn học sử, đối tượng của văn học sử là các tác phẩm văn học và đội ngũ tác giả…) – Văn học bắt nguồn từ đâu? (những hoạt động của tư tưởng, cảm tình và tưởng tượng của con người là điều kiện sinh ra văn học và đều do lao động sản xuất mà có…) – Văn học đối với hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc(văn học là một bộ phận của thượng tầng kiến trúc, là một món ăn tinh thần của con người…) – Văn học phát triển trên cơ sở nào? (văn học gắn với cơ sở xã hội, có ảnh hưởng qua lại giữa các vùng miền, dân tộc, đồng thời gắn với sự phát triển của ngôn ngữ và tài năng nhà văn…). Tuy chưa hướng vào các vấn đề phân kỳ văn học sử và hình thức cấu trúc các chương mục song nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi đã phác vẽ những quan niệm về đối tượng, đường hướng cơ bản của các khía cạnh nội dung và chú ý đến quá trình phát triển văn học. Chắc chắn nhiều ý kiến của ông đã được thể hiện trong bộ Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam(8) mà ông là một thành viên.
- Đồng thời với Nguyễn Đổng Chi, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng có nhiều bài viết liên quan đến các vấn đề văn học sử (Mấy ý kiến về vấn đề văn học cổ điển Việt Nam, Mấy ý kiến về quyển “Văn học sử Việt Nam tiền bán thế kỷ thứ XIX”, Đáp lại một bạn về mấy điểm trong “Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam”…), đặc biệt với mục bài Mấy ý kiến về những đặc điểm và những giai đoạn của lịch sử văn học Việt Nam. Sau khi soát xét lại lịch sử vấn đề, phân tích mối quan hệ giữa văn học với lịch sử đấu tranh giai cấp, đặc điểm xã hội với sự phát triển văn học, ảnh hưởng qua lại giữa văn học nhân dân và văn học phong kiến, ông nhấn mạnh tính chất, đặc điểm sự phát triển văn học Việt Nam và việc phân định các giai đoạn văn học sử. Về tính chất, ông dung hòa: “Còn theo ý chúng tôi, trong sử văn học Việt Nam, trong sự phát triển của văn học Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, chúng ta phải kể những tác phẩm chữ Hán có nội dung dân tộc rõ rệt và do người Việt Nam viết, nhưng chủ yếu vẫn là nghiên cứu văn thơ ca quốc âm trên bước đường tiến triển của nó […]. Những tác phẩm chữ Hán có nội dung dân tộc do người Việt Nam viết, theo ý chúng tôi, ta không coi là những văn phẩm hoàn toàn Việt Nam nhưng chúng ta phải nhận là nó đã có đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của văn học Việt Nam” (tr.489). Về đặc điểm, ông chia thành 7 nội dung chính: “yêu hòa bình, yêu độc lập, yêu tự do” - “văn học dân gian chiếm quá nửa toàn bộ văn học dân tộc” - “đặc tính truyền khẩu kéo dài” - “mỗi ngày một tăng về chữ Trung Quốc mà ta đã phiên âm từ lâu theo tiếng Việt” - “phát triển rất nhiều về văn vần” - “thể thơ Việt Nam (lục bát và song thất lục bát) rất ăn nhịp với nhạc điệu của tiếng Việt Nam” - “đều mượn đề tài trong các truyện cổ của Trung Quốc”… Hơn nữa, Vũ Ngọc Phan đã là người duy nhất hướng tới phân định lịch sử văn học Việt Nam thành 6 giai đoạn: 1- Thời kỳ trước thế kỷ XIII; 2- Từ thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XV; 3- Từ đầu thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XIX; 4- Từ nửa cuối thế kỷ XIX đến 1930; 5- Từ 1930 đến Cách mạng tháng Tám; 6- Từ 1945 đến ngày nay… Việc viết/ biên soạn văn học sử tất yếu phải tính đến chuyện phân kỳ chia đoạn. Cách phân kỳ của Vũ Ngọc Phan sau này không được hưởng ứng, nhất là với thời trung đại, nhưng vẫn có thể coi đây là bước đi khơi mở ban đầu để các nhà văn học sử sau này tiếp tục góp ý kiến, rút kinh nghiệm và hoàn chỉnh thêm. Bên cạnh hai nhà nghiên cứu trên còn có ông Văn Tân cũng đóng góp hai bài viết quan trọng góp bàn về việc viết/ biên soạn văn học sử. Trong tiểu luận có tính cương
- lĩnh Vấn đề viết văn học sử Việt Nam, ông nêu những nội dung cơ bản nhưNhiệm vụ văn học sử - Văn học sử Việt Nam phải là một võ khí đấu tranh - Vấn đề đánh giá các tác phẩm văn học - Không nên lẫn lộn văn học sử với văn hóa sử - Ngữ ngôn Việt Nam trong văn học sử - Vấn đề ca dao tục ngữ trong văn học sử Việt Nam - Truyện cổ tích, truyện tiếu lâm và các hình thức văn học truyền miệng khác. Đặc biệt ông còn nhấn mạnh tới ba nội dung liên quan tới phạm vi và phương pháp viết/ biên soạn lịch sử văn học gồm Phương thức xây dựng văn học sử Việt Nam - Vấn đề phân định thời kỳ văn học sử - Vấn đề văn học sử Việt Nam và văn học sử các dân tộc thiểu số trên đất Việt Nam(9)… Có điều kiện cập nhật thông tin và tham khảo các bộ lịch sử văn học Nga, Trung Quốc, Mông Cổ, ông đã trình bày lại bài học kinh nghiệm về cách thức triển khai các nội dung liên quan đến tác gia, tác phẩm và yêu cầu tất yếu của việc cần thiết phân định các thời kỳ văn học sử. Như đã nêu trên, với bài viết Đã đến lúc tạm kết thúc cuộc tranh luận về vấn đề “Có nên liệt những bài văn do người Việt Nam trước kia viết bằng chữ Hán vào văn học dân tộc của ta không?”, ông Văn Tân đã công phu tổng kết lại các ý kiến trong cuộc trao đổi, đưa thêm dẫn chứng thuyết phục để đi đến giải quyết dứt điểm và khẳng định tác phẩm văn học chữ Hán do người Việt Nam viết chính là một bộ phận cơ hữu của nền văn học dân tộc. 4. Kết luận Qua hơn nửa thế kỷ nhìn lại những bước đi ban đầu của ngành khoa học xã hội có thể thấy rõ công sức đặt nền móng của một thế hệ với tất cả những ưu điểm và hạn chế thời đại không tránh khỏi. Xét cho cùng, hạn chế khách quan của thời đại cũng chính là do con người và cơ chế tạo lập. Bài học nói riêng cho các cuộc trao đổi, luận bàn về việc viết/ biên soạn lịch sử văn học Việt Nam chính là yêu cầu người làm công tác khoa học phải có tư cách khoa học, đặt mục đích khoa học lên trên hết và trung thực trước hết với chính mình. Thực tế cho thấy tất cả những trích dẫn, biện giải, tranh luận nếu chỉ dựa trên những uy tín ở đường biên và bên ngoài khoa học, cơ hội và hình thức chủ nghĩa thì sớm muộn cũng bị vượt qua, đào thải. Qua thời gian dài, các bộ văn học sử ngày càng khắc phục được lối bình tán xã hội học đơn giản, ngày càng gia tăng tính khoa học, phản ánh đúng hơn bản thân tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Rút kinh nghiệm từ bài học quá khứ, hy vọng việc xây dựng bộ lịch sử văn học Việt Nam trường thiên hiện nay của Viện Văn học
- mang tầm quốc gia chính là sự thể hiện khả năng tự ý thức về đối tượng, hướng đến xác định những giá trị căn cốt và bao quát đầy đủ tính qui luật của nền văn học dân tộc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trắc nghiệm Sinh học 11_Chương 4: Sinh sản ở thực vật
11 p | 1602 | 412
-
ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT
8 p | 264 | 31
-
Giáo án điện tử tiểu học môn lịch sử: Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời
18 p | 145 | 20
-
Kiến thức lớp 10 Sử thi Đam săn-suy nghĩ về nhân vật
8 p | 219 | 18
-
BÀI 14: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HÒA. 1. MỤC TIÊU: a. Kiến
7 p | 279 | 15
-
Bài văn mẫu tả sân trường sau cơn mưa
1 p | 843 | 11
-
Giáo án điện tử tiểu học môn lịch sử: Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
16 p | 97 | 10
-
Địa lý lớp 9 - THỰC HÀNH SO SÁNH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ VỚI TÂY NGUYÊN
5 p | 232 | 9
-
Địa lý lớp 9 - THỰC HÀNH ĐỌC BẢN ĐỒ,PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
3 p | 297 | 7
-
Tập san Nghiên cứu Văn Sử - Địa và vấn đề viết văn học sử Việt Nam
6 p | 116 | 7
-
Địa lý 7 - HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI NÓNG
6 p | 191 | 6
-
Giáo án Địa Lý 7 : Tên bài dạy : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI NÓNG
5 p | 119 | 6
-
QUẦN THỂĐỊNH NGHĨA
6 p | 50 | 6
-
Nhà thơ Hữu Loan và di sản để lại cho con-phần 2
9 p | 99 | 6
-
Bài giảng Lịch sử 9 - Bài 18: Tìm hiểu Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
14 p | 88 | 5
-
SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG – NHIỆT ĐIỆN VÀ THUỶ ĐIỆN
5 p | 58 | 4
-
Phân tích vẻ đẹp của Đăm Săn trong đoạn trích chiến thắng "Mtao Mxây"
4 p | 128 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn