Tài liệu tham khảo: Âm điệu trong thơ Hàn Mặc Tử
lượt xem 5
download
Cái cách điệp lại hai mô hình thanh điệu thế này là một sáng tạo tân kỳ của Hàn Mạc Tử (người vốn rất am hiểu những luật lệ gò bó của Đường thi) khi tạo lập khổ thơ, ông đã không theo cái lẽ thông thường của thơ Thất ngôn tứ tuyệt vốn chỉ có 04 con đường cắt khúc từ bài Bát cú: a) Cắt khúc bốn câu đầu (1, 2, 3, 4), với 03 khuôn Bằng Trắc
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu tham khảo: Âm điệu trong thơ Hàn Mặc Tử
- Âm điệu trong thơ Hàn Mặc Tử
- Cái cách điệp lại hai mô hình thanh điệu thế này là một sáng tạo tân kỳ của Hàn Mạc Tử (người vốn rất am hiểu những luật lệ gò bó của Đường thi) khi tạo lập khổ thơ, ông đã không theo cái lẽ thông thường của thơ Thất ngôn tứ tuyệt vốn chỉ có 04 con đường cắt khúc từ bài Bát cú: a) Cắt khúc bốn câu đầu (1, 2, 3, 4), với 03 khuôn Bằng Trắc. b) Cắt khúc bốn câu cuối (5, 6, 7, 8), với 04 khuôn Bằng Trắc. c) Cắt khúc bốn câu giữa (3, 4, 5, 6), với 04 khuôn Bằng Trắc, như Huy Cận đã làm. d) Cắt khúc hai câu đầu và hai câu cuối (1, 2, 7, 8), với 03 khuôn. Bằng Trắc. Hàn Mạc Tử cũng rất đặc biệt ở câu mở đầu khổ thơ. Ông biến cách đặt thanh Bằng vào tiếng thứ ba (không), và nhất là ông đã táo bạo phá cách (thất lệ) ở tiếng thứ tư: đặt một thanh Bằng (về) thay vì theo thi luật vị trí này phải là một thanh Trắc (theo lệ “Nhị Tứ Lục phân minh”). Giá sử rằng đã từng thoáng qua trong tâm trí ông một thanh Trắc như thế (để đúng luật thơ!): Sao anh không ghé chơi thôn Vĩ ? hay giá sử rằng đã từng thoáng qua trong tâm trí ông một thanh Bằng cao hơn: Sao anh không ra chơi thôn Vỹ ? (từ Quy Nhơn ra Huế) hay giá sử xuôi tai hơn, nhưng… tầm thường hơn: Thôn Vĩ sao anh không về chơi ?
- Nhưng đó sẽ là một tình ý khác, một thanh âm khác… và đó không thể là cái cách của ông. Ông phải như Thôi Hiệu kia, phá luật trong Hoàng Hạc lâu: Tích nhân dĩ thừa Hoàng hạc khứ Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu. Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản, Bạch vân thiên tải không du du... (Người xưa cưỡi hạc đi đâu Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ Hạc vàng đi mất từ xưa Nghìn thu mây trắng bây giờ còn bay) (Tản Đà dịch) Chính là nhờ sự thất lệ tài hoa ấy của Hàn Mạc Tử mà mở đầu Đây thôn Vĩ Dạ ta đã có được một câu thơ Bảy chữ tới những 06 thanh Bằng, nghe thực dịu dàng, êm ái. Hơn thế nữa, không giống Huy Cận dùng Thể Trắc cho khổ thơ của mình, với câu mở đầu này Hàn Mạc Tử chọn Thể Bằng, nhờ ở tiếng thứ hai “anh” (tiếng thứ nhất “Sao” và tiếng thứ sáu “chơi”) - nó tạo đà cho một loạt thanh Bằng tiếp theo trước khi kết thúc bởi thanh Trắc vút cao ở “Vĩ”: Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
- Thể Bằng ấy, ở Hàn Mạc Tử, nó cũng không hẳn là Thể Bằng cộng với Vần Bằng, có phần đều đều tĩnh tại, như ở Hồ Xuân Hương trong bài thất ngôn tứ tuyệt Mời trầu: Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi hay ở Thâm Tâm: Đưa người ta không đưa qua sông Về mặt ngôn từ, câu thơ của Hàn Mạc Tử cũng thực giản dị, nó giống như một câu hỏi rất tự nhiên, trong trẻo và hiện đại, mà ta vẫn gặp bây giờ trong cuộc sống thường nhật của ta: - Sao anh không đi nghỉ Cửa Lò? - Sao anh không về thăm quê Bác? Bây giờ, nếu ta thử đặt sóng đôi hai câu thơ mở đầu của Đây thôn Vĩ Dạ và của Tràng giang, ta sẽ thấy âm hưởng của chúng rất khác nhau: - Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? - Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Nếu ta dùng một lược đồ để biểu diễn ước lệ cái âm điệu Bằng Trắc và cái âm vực Cao Thấp của hai câu thơ ấ y, ta sẽ thấy rõ hơn, bằng cảm quan thị giác, cái thanh thoát của Hàn Mạc Tử đối lại với cái trúc trắc của Huy Cận: + câu mở đầu Đây thôn Vĩ Dạ:
- về chơi Vĩ Sao anh không thôn + câu mở đầu Tràng giang: gợn buồn điệp điệp Sóng tràng giang Mở rộng hơn sự so sánh, ta có thể thêm vào đây hai câu thơ mở đầu những bài thơ rất hay của Chế Lan Viên và Xuân Diệu; song cái cảm quan ấy về sự trong sáng và u tối hình như không có gì thay đổi trong ta - rõ một bên là Đây thôn Vĩ Dạ và Thu, rõ một bên khác là Tràng giang với Nguyệt cầm: - Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? - Chao ôi ! Thu đã tới rồi sao ! (Chế Lan Viên)
- - Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp - Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh (Xuân Diệu) Điều này không có gì là lạ; cổ nhân xưa khi nói về việc thẩm âm các thanh từng đã chỉ giáo rằng: + thanh Bằng (Bình thanh) thì uyển chuyển du dương, như con đường bằng phẳng, (nghe) buồn nhưng êm ả; + thanh Trắc thì không du dương uyển chuyển, như con đường mấp mô lên xuống, trong đó: Khứ thanh (Sắc, Nặng) thì nghe buồn nhưng trong mà xa; Thượng thanh (Hỏi, Ngã) thì nghe mạnh, đẹp và cao; Nhập thanh (Sắc, Nặng trong các tiếng có âm cuối là các phụ âm -p,- t,- c,- ch ) thì nghe ngắn, thẳng mà gấp gáp, thúc dục. Đem cái ý ấy của cổ nhân mà soi vào hai khổ thơ của Huy Cận và Hàn Mạc Tử, ta có thể ít nhiều thấy được sự khác nhau về thanh âm nhạc điệu của chúng: + Khổ thơ mở đầu của Tràng giang: có 15 tiếng mang thanh Bằng, và 13 tiếng mang thanh Trắc trong đó Thượng thanh: 02 (Hỏi, không có Ngã), Khứ thanh: 06 (Sắc: 03, Nặng: 03), Nhập thanh: 05 (Sắc: 02, Nặng: 03). + Khổ thơ mở đầu của Đây thôn Vĩ Dạ: có 17 tiếng mang thanh Bằng, và 11 tiếng mang thanh Trắc trong đó Thượng thanh: 02 (Ngã, không có
- Hỏi), Khứ thanh: 05 (Sắc: 05, không có Nặng), Nhập thanh: 04 (Sắc: 02, Nặng: 02). Sự khác nhau ấy, tuy nhiên, sẽ trở nên rõ ràng hơn, nếu bây giờ ta xem xét thêm một phương diện khác của thanh điệu tiếng Việt: âm vực thấp cao của chúng. Truyền thống Từ chương và Thi pháp xưa thường nói đến những phẩm chất âm học của các thanh như: Đục (Trọc) - Trong (Thanh), Bổng (Dương) - Chìm (Ức),… vốn đều có liên quan tới độ Cao (Phù) - Thấp (Trầm) của thanh. Theo tiêu chí này, sáu thanh tiếng Việt chia làm hai nhóm: nhóm Cao gồm các thanh Ngang (không dấu), Ngã, Sắc, và nhóm Thấp gồm: Huyền, Hỏi, Nặng. Nói chung, thanh Cao thường bổng và trong; thanh Thấp thường trầm và đục. Khổ thơ đầu của Đây thôn Vĩ Dạ có 17 tiếng Bằng thì tới 12 tiếng là thanh Cao, chỉ 05 tiếng là thanh Thấp; nhờ vậy âm hưởng của nó nghe có phần “trong” hơn, “bổng” hơn khổ thơ đầu của Tràng giang với 15 tiếng Bằng trong đó 07 tiếng là thanh Cao và 08 tiếng là thanh Thấp (một tỷ lệ quân bình). Mặt khác, trong số 11 tiếng Trắc của khổ thơ đầu Đây thôn Vĩ Dạ có tới 09 tiếng là thanh Cao (07 Sắc, 02 Ngã) và chỉ 02 tiếng là thanh Thấp (toàn Nặng); nhờ vậy âm hưởng của nó nghe có phần “cao” hơn, “xa” hơn khổ thơ đầu của Tràng giang vốn có 13 tiếng Trắc - 05 tiếng là thanh Cao (toàn Sắc: 5) và tới 08 tiếng là thanh Thấp (06 Nặng, 02 Hỏi). Gộp chung lại, bức tranh toàn cảnh về độ Cao-Thấp của các thanh ở mỗi khổ thơ là như sau: khổ thơ đầu của Tràng giang có 12 tiếng là thanh Cao và tới 16 tiếng là thanh Thấp, rất khác so với khổ thơ đầu của Đây
- thôn Vĩ Dạ chỉ có 07 tiếng là thanh Thấp và tới 21 tiếng là thanh Cao. Sự chênh lệch này hẳn là một nguyên nhân quan trọng tạo ra cái nhạc cảm trong sáng, thanh thoát của Đây thôn Vĩ Dạ và u ẩn, nặng nề ở Tràng giang. Để kiểm chứng cho nhận định vừa nêu, ta có thể tính toán thêm các tiếng Bằng-Trắc Cao-Thấp ở hai khổ thơ thứ hai và thứ ba củaĐây thôn Vĩ Dạ, và thật đáng kinh ngạc: cấu trúc thanh điệu của chúng không có gì khác với khổ mở đầu. Cụ thể, khổ thơ thứ hai: Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay khổ này có 16 tiếng mang thanh Bằng, 12 tiếng mang thanh Trắc; và có tới 21 tiếng là thanh Cao, trong khi chỉ có 07 tiếng là thanh Thấp (y như ở khổ mở đầu). Khổ thơ thứ ba: Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà? khổ này có 17 tiếng mang thanh Bằng, 11 tiếng mang thanh Trắc; và cũng có tới 21 tiếng mang thanh Cao, trong khi chỉ có 07 tiếng mang thanh Thấp (cũng y như ở khổ thứ hai và khổ mở đầu).
- Tổng quan lại, cả bài Đây thôn Vĩ Dạ với 03 khổ thơ, 12 dòng, 84 tiếng, ta có: - 50 tiếng mang thanh Bằng, 34 tiếng mang thanh Trắc; - 63 tiếng là thanh Cao, 21 tiếng là thanh Thấp. Cái tỷ lệ ấy tự nó đã nói lên vì sao Đây thôn Vĩ Dạ đẹp mà buồn, buồn như nhạc cổ điển nghe trong chiều mưa, những âm hưởng nền du dương êm ả của các thanh Bằng và trên cái nền đó là những âm sắc Cao, trong trẻo, thiết tha. Và cái tỷ lệ ấy, tôi thiết nghĩ, cũng nói hộ cho tài hoa Hàn Mạc Tử, cho sự dụng công, rất dụng công của ông… * Tôi đang lang thang trong khu trại phong Tuy Hoà. Bờ biển, những bức tượng bán thân... Con đường nho nhỏ, những ngôi nhà nho nhỏ; những người đàn ông và đàn bà khuyết tật vì bạo bệnh… Tôi ngồi xuống một chiếc ghế đá, nhắm mắt lại, hít một hơi thật sâu và bắt đầu thiền định. Mươi phút sau, bằng tâm tưởng, tôi trò chuyện với thi sĩ họ Hàn…
- Đêm đó, theo những gì được ông mách bảo, tôi đã phác hoạ rất nhanh những điều chính yếu nhất cho bài báo này - bài báo mà tôi hằng mong được viết từ lâu…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án lớp 7 môn Âm Nhạc: ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC:Một số thể loại bài hát
5 p | 363 | 28
-
Giáo án Âm Nhạc lớp 8: HỌC HÁT BÀI: Ngôi nhà của chúng ta
6 p | 463 | 25
-
Giáo án lớp 7 môn Âm Nhạc: TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 8
6 p | 357 | 22
-
Giáo án Âm Nhạc lớp 8: NHẠC LÍ: NHỊP6 8
7 p | 344 | 21
-
Giáo án tiết 4: Học hát: Bạn ơi lắng nghe - Âm nhạc 4 - GV:Bích Huân
3 p | 399 | 20
-
Giáo án Âm Nhạc lớp 8: Bài Mùa Thu Ngày Khai Trường
9 p | 390 | 17
-
Giáo án tiết 10: Học hát: Khăn quàng thắm mãi vai em - Âm nhạc 4 - GV:Bích Huân
3 p | 282 | 14
-
Giáo án Âm nhạc 2 bài 9: Học hát Chúc mừng sinh nhật
3 p | 146 | 13
-
Giáo án phòng hoạt động âm nhạc chủ đề: Trường Mầm non - Sinh hoạt văn nghệ tổng kết chủ đề trường Mầm non
5 p | 724 | 11
-
Giáo án Âm nhạc 1 bài 13: Học hát Sắp đến tết rồi
3 p | 181 | 11
-
Giáo án lớp 7 môn Âm Nhạc: : TĐN Số 1
5 p | 511 | 11
-
Giáo án tiết 11: Tập đọc nhạc: TĐN số 3 - Âm nhạc 4 - GV:Bích Huân
3 p | 199 | 7
-
Bài giảng Trò chơi băng reo bài hát cử điệu
32 p | 83 | 7
-
Bài giảng Âm nhạc 1 bài 14: Ôn tập hát Sắp đến tết rồi
7 p | 106 | 7
-
Giáo án Âm nhạc 2 bài 8: Ôn tập hát Thật là hay. Múa vui. Xòe hoa
3 p | 123 | 5
-
Bài giảng Âm nhạc 1 bài 32: Tập biểu diễn bài hát Tiếng chào theo em
6 p | 103 | 3
-
Tài liệu tham khảo: Ca dao dân ca - Nét đẹp tâm hồn người Việt
17 p | 83 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn