Tài liệu tham khảo: Văn học Nga 'Thế kỷ bạc' như một chỉnh thể phức tạp (phần cuối)
lượt xem 4
download
Vậy mối quan hệ giữa “nghệ thuât mới” với bản thân lịch sử và thực tiễn xã hội-lịch sử đương thời hình thành như thế nào?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu tham khảo: Văn học Nga 'Thế kỷ bạc' như một chỉnh thể phức tạp (phần cuối)
- Văn học Nga "Thế kỷ bạc" như một chỉnh thể phức tạp (phần cuối) Vậy mối quan hệ giữa “nghệ thuât mới” với bản thân lịch sử và thực tiễn xã hội-lịch sử đương thời hình thành như thế nào? Trong khoa học về văn học có thể bắt gặp quan điểm, theo đó ở nghệ thuật giao thời thế kỉ, khác với thế kỉ XIX, kiểu “cảm quan thế giới” đã trở thành “chủ đạo” là kiểu cảm quan trong đó “sự quan tâm tới lịch sử yếu đi rất nhiều, vị trí của lịch sử đã bị thay thế bởi triết học, bằng cách này hay cách khác, gắn với thần học”. Ở thế kỉ trước, giọng điệu của văn xuôi gắn với chủ nghĩa hiện thực “lịch sử-xã hội”, còn ở thế kỉ mới – thơ ca gắn với cảm hứng về “cái vĩnh cửu”: “Người của thế kỉ thực chứng gắn với chủ nghĩa lịch sử, người của thế kỉ thi ca gắn với vĩnh cửu”. Những trích dẫn này lấy từ công trình nghiêm túc đã nêu của E.G. Etkin Sự thống nhất của “thế kỉ bạc” (tr.7, 19, 21), (tuy nhiên, trong đó, tác giả tỏ ra hơi thái quá trong việc đối lập hai thế kỉ văn học). Nhưng chính ở thế kỉ XIX – trước hết trong văn xuôi – tư tưởng triết học lớn lao trở thành thành tựu của những hiện tượng đỉnh cao trong văn học Nga (Tolstoi, Dostoevski), đã tác động ở mức độ đáng kể tới văn học “thế kỉ bạc”. Mặt khác, những yếu tố xã hội và lịch sử tiếp tục tồn tại ở mảnh đất Nga và là những yếu tố có tầm ảnh hưởng cao ngay cả trong văn học giao thời thế kỉ. Rõ ràng rằng đưa ra giả thuyết về “tính vĩnh hằng” (eternizm), nhà nghiên cứu, trong trường hợp này, không hướng vào văn học “thế kỉ bạc” nói chung, mà hướng vào tính chất hiện đại chủ nghĩa của nó. Nhưng ngay cả vấn đề chủ nghĩa hiện đại cũng phức tạp hơn nhiều.
- Trong văn học giao thời thế kỉ, sự xa lánh những cương lĩnh tư tưởng trước hết không đồng nghĩa với sự thoát li lịch sử lớn (bất chấp những tuyên ngôn văn học). Ngược lại, cuối cùng cũng diễn ra sự gần gũi không tránh khỏi với lịch sử ngày càng xâm nhập mạnh mẽ vào cuộc sống cá nhân, riêng biệt, trước giai đoạn kết thúc thế kỉ. Giữa những khuynh hướng văn học khác của “thế kỉ bạc”, chính là các nhà tượng trưng chủ nghĩa đã cảm nhận một cách đặc biệt và sâu sắc những kịch biến của lịch sử đương thời. Sự hướng tới nội dung xã hội, xã hội - lịch sử đã phân biệt chủ nghĩa tượng trưng Nga với những trào lưu gần với nó trong văn học thế giới. Về sự “không giống nhau giữa chủ nghĩa tượng trưng Nga với chủ nghĩa tượng trưng phương Tây” A. Blok cũng đã nói tới và cho rằng sự không tương đồng đó là đương nhiên, là “điều quá dĩ nhiên”(64). Vấn đề khác, đó là sự thay đổi bản thân tính chất tiếp nhận lịch sử. Chính ở đây vai trò quan trọng của tư tưởng về “tồn tại” trong văn học giao thời thế kỉ đã gia tăng đột biến. Lịch sử nhất thiết phải được nâng lên những phạm trù rộng lớn hơn là những phạm trù lịch sử cụ thể, được đo bằng những thước đo lịch sử to lớn, điều được truyền cho cả những khuynh hướng hậu tượng trưng chủ nghĩa. Tiếp nhận lịch sử khác so với các nhà tượng trưng chủ nghĩa, song vẫn trong chiều kích của đời sống, là điều đã diễn ra nơi Mandelstam, Khlebnhikov, Maiakovski thời kì đầu... Nó có cả trong sáng tác của Akhmatova giai đoạn đầu với mẫn cảm sâu sắc bi kịch thời đại mình, có vẻ như “gián tiếp” toát ra từ tính thính phòng lộ liễu của đề tài thơ ca (phê bình văn học từ lâu đã chỉ ra sự tiếp nhận hời hợt trữ tình của Akhmatova thời kì đó). Thức ăn cho những suy nghĩ về sự gắn kết giữa tính bản thể và tính lịch sử trong nghệ thuật thế kỉ XX, đó là hiện tượng “Tân huyền thoại”. Thực ra đây là đặc tính thuộc giống loài của văn học hiện đại chủ nghĩa Nga (cùng những khuynh hướng văn học gần với nó) và thế giới và nó đã tạo được tư tưởng phê phán hiệu quả, trong đó có cả ở khoa học nước nhà”(65). Song, mặt khác, hiện tượng “tân huyền thoại” phổ biến gây sự hao phí tinh thần - trước hết là sự mở rộng thái quá việc sử dụng khái niệm. Các nhà khoa học lưu ý tới cách tiếp cận không thể chấp nhận tìm thấy “ở tác phẩm văn học chỉ mỗi “mặt nạ” huyền thoại” (E.M. Meletinski)(66), tới “sự nguy hiểm khi làm mất đi những ranh giới rõ ràng của huyền thoại trong văn học (S.S. Averinsev)(67). Người ta thiên về lí giải sáng tác “tân huyền thoại” như chỗ cư trú duy nhất của những yếu tố bản thể khởi nguyên và những cái này lại không dung hợp với tư duy lịch sử. (Thường gặp, thí dụ, những định thức kiểu: “triết lí trong văn học – đó là xây dựng huyền thoại”, “huyền thoại luôn là cuộc đấu tranh chống lại thời gian). Sự đối lập giữa thi pháp huyền thoại và tính lịch sử
- trong quan hệ đối với văn học hiện đại chủ nghĩa là hiển nhiên và là quy luật, song chỉ khi nó thoát khỏi sự nhìn nhận máy móc. Trong những hiện tượng thực sự tiêu biểu của nó, huyền thoại không loại trừ lịch sử, mà vượt lên trên nó, điều cho thấy ưu thế không còn nghi nghờ của các tiêu chuẩn thuộc đời sống, nhưng vẫn giữ được sự quan tâm sâu sắc tới tiến trình lịch sử. Điều này vừa được đề cập tới ở bình diện chung nhất. Dẫn chứng về “tân huyền thoại” hướng trước hết tới chất liệu đề tài “siêu thời gian”, tuy nhiên lại thấu hiểu thời gian, có thể nói là khá rõ ràng. Văn học Nga đã hơn một lần khẳng định điều này. Cũng có thể, ở môi trường nước Nga, tính huyền thoại tự nhiên đã phải chịu một áp lực đặc biệt của các ấn tượng lịch sử. Trong bản tính đối lập của huyền thoại gắn cái phi lí, tương đối, với cái “trật tự” hợp lôgíc, “khả năng hướng tới (...) phân tích, cái hỗn độn gắn với cảm hứng “cải biến hỗn độn”(68) - yếu tố cấu thành “ý nghĩa nội hàm quan trọng nhất của mọi huyền thoại”, nghệ thuật “thế kỉ bạc” đã xác định mẫu gốc của thời đại mang tính đối lập của mình, yếu tố “dionysos” và “apollon” của nó. Ngay trong cội nguồn của “chủ nghĩa hậu tượng trưng”, huyền thoại về ngày tận thế rõ ràng không chỉ “được nuôi dưỡng” bằng những ấn tượng mang tính lịch sử nói chung, mà còn tính xã hội-chính trị cụ thể. Về yếu tố thi pháp huyền thoại, tính cấu thành phức tạp của nó (trong ý nghĩa nêu trên) trong sáng tác của Blok, Belyi và nhiều nhà tượng trưng chủ nghĩa khác, có một lượng tư liệu tham khảo phong phú. Sự thống nhất của hai mặt đối lập – “huyền thoại - lịch sử” có nơi Vch. Ivanov với sự xâm nhập độc đáo vào tư duy huyền thoại. Một thí dụ sinh động, đó là trường ca Con người của ông đã nhắc tới ở trên. Về tác phẩm được ghi nhận đạt tầm cao tư tưởng, tính trừu tượng và tính nghệ thuật (“trường ca thể hiện một cách toàn vẹn cảm quan thế giới thần bí của tôi”), về giọng điệu “tiên tri thần bí”, tác giả đã nói tới trong thời gian xây dựng “thánh kịch” của mình: “những tâm trạng đó, tất nhiên, do chiến tranh tạo ra”(69). “Kẻ sáng tạo huyền thoại” nổi tiếng khác, đó là A.M. Remizov, người gần gũi với chủ nghĩa tượng trưng, đã hướng tới việc tái tạo lại bản chất sơ khởi của thần thoại cổ đại một cách khách quan và chân thực tối đa, điều thậm chí gây ra những lời buộc tội đạo văn phi lí(70). Song tái cấu trúc mẫu gốc huyền thoại – gần như hoàn toàn trên cơ sở tư liệu, với sự kĩ lưỡng của khoa học - với tư cách trung tâm của cái vĩnh cửu, cái bất biến -, gắn một cách cầu kì với sự biến thể tự do những mô tip cụ thể trong các tác phẩm của ông, thậm chí với việc đưa vào cả các lớp hình tượng của thực tại lịch sử hiện đại”(71). Ngay từ cuốn sách áp dụng thi pháp huyền thoại đầu tiên của ông Limonar. Ngụy
- thư xuất bản năm 1907, đã thể hiện rõ ràng kịch tính mãnh liệt của những tâm trạng xã hội (những sự kiện của năm tháng cách mạng). Nguyên tắc “quan hệ ngược chiều” - diện mạo của “cái vĩnh hằng” thông qua lăng kính của “cái nhất thời” - vẫn được bảo toàn trong những tác phẩm cuối cùng của Remizov. Quan hệ của chủ nghĩa tượng trưng với huyền thoại – chính là ở phẩm chất này - có vẻ gần gũi với kinh nghiệm nghệ thuật vị lai chủ nghĩa của Velimir Khlebnikov. Nhà nghiên cứu sáng tác của ông chú ý tới định hướng đặc biệt của Khlebnikov với sự “xâm nhập kì lạ vào ý thức khảo cổ”, tới “nhận thức mới mẻ về lịch sử hiện đại và con người thông qua huyền thoại”. Những cái tương tự như vậy chúng ta bắt gặp trong các tác phẩm của các nhà văn “nông thôn mới”, trước hết là N.A. Kliuev. Tất cả điều đó là những dẫn chứng điển hình cho việc tiếp nhận thế giới một cách gián tiếp bằng thi pháp huyền thoại. Tuy nhiên, còn một dạng then chốt khác trong kho huyền thoại của “thế kỉ bạc”, đó là - huyền thoại được trình bày trong sự thể hiện lịch sử trực tiếp. Ý tôi muốn nói tới cái gọi là “văn bản Peterburg” của văn học Nga được lí giải kĩ lưỡng trong ngành khoa học của chúng ta. Ở đây chỉ cần trích dẫn những lí giải này một cách ngắn gọn và chung chất. Hình thành chủ yếu ngay từ những năm 1820- 1830, “văn bản” được nhắc tới có nội dung rộng lớn mang tính kí hiệu về cả nội dung lịch sử (“sự tiên đoán về đề tài lịch sử Nga được nhìn nhận bởi sub specie Peterburg”(72)), lẫn nội dung huyền thoại mà “tính tiên tri thần bí”(73) đã trở thành “yếu tố tư tưởng cơ bản”. Trong văn học hiện đại chủ nghĩa đầu thế kỉ XX, trước hết là văn học tượng trưng chủ nghĩa, phương diện “lịch sử siêu hình” trở thành đề mục (được chỉ ra nhiều lần bởi Peteburg của Gogol và Dostoevski); nhưng cùng lúc lại không làm mất đi một ý nghĩa khác của nó mà nhờ ý nghĩa này “những tác phẩm tượng trưng chủ nghĩa về Peterburg đóng vai trò quan trọng trong việc “nghệ thuật mới” hướng tới lịch sử, tới vấn đề chính trị, xã hội, tới việc xây dựng những hình tượng được định vị trong không gian và thời gian”(74). Trong hiện tượng “tân huyền thoại” cũng tìm thấy những khoảng ráp ranh vốn có của văn học - những khuynh hướng hướng tâm, “gặp nhau” trên con đường tiến tới sự xích lại gần nhau của các phe nhóm văn học. *
- Các quá trình phong cách cũng diễn ra tương tự. Tính ưu thắng của yếu tố cá nhân, tính tối cao của các yếu tố đời sống đi liền với sự gia tăng tính chủ quan và cùng lúc là tính khái quát của hình thức. Diễn ra sự dịch chuyển điểm nhấn chủ đạo từ “miêu tả” sang “biểu hiện”. Cùng với nền “nghệ thuật mới”, hướng tới sự dịch chuyển này còn có những cái thuộc “truyền thống”. Những tiến triển quan trọng diễn ra ngay từ những năm 80 thế kỉ XIX trong sáng tác của L. Tolstoi, người (chẳng hạn, với tư cách là tác giả của “Cái chết của Ivan Ilich”) đã đóng “vai trò đặc biệt quan trọng” trong sự “hình thành” chủ nghĩa hiện thực mới đó, gọi một cách ước lệ, là “chủ nghĩa hiện thực biểu cảm” (...)”, nơi “những nhiệm vụ “biểu hiện” thay thế cho những nhiệm vụ “miêu tả”(75). Những nhà hiện đại chủ nghĩa đã không đúng khi gán cho toàn bộ phong trào hiện thực cùng thời với họ màu sắc của chủ nghĩa thực chứng. Tuy nhiên, trong chủ nghĩa tự nhiên với sự miêu tả quá mức những cái bên ngoài, những khiếm khuyết của bản thân chủ nghĩa hiện thực cũng bị cường điệu (tính miêu tả cực đoan thái quá). Cùng với các nhà hoạt động của “nền nghệ thuật mới”, những vị tiên khu của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX cũng đã hiểu điều đó một cách rõ ràng. Thí dụ như V.M. Garshin ở một trong những bức thư đã tuyên bố gay gắt theo kiểu luận chiến: “Thây kệ chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa biên bản và những thứ khác... Những thứ giờ đây đang thời kì nở rộ, hay đúng hơn đang chín muồi, nhưng bên trong quả của nó đã bị nẫu. Tôi nhất quyết không muốn nhai hết bốn – năm mươi năm cuối này (…)”. Gắn với Chekhov, Korolenko, Garshin là sự mở đầu của những con đường mới của chủ nghĩa hiện thực (ở Chekhov chúng đã khá hoàn tất), điều mà ở thời của mình đã được G.A. Bialyu làm sáng tỏ sâu sắc. Từ những năm 1890 sự biến chuyển nghệ thuật mới được khẳng định dứt khoát – văn học hiện đại chủ nghĩa hình thành đã xây dựng một “vũ trụ biểu hiện” đặc biệt của mình. Tính vượt trội của việc “xây dựng lại” đối với việc “tái tạo lại” mà nó ngụ ý phù hợp gần gũi với bản chất của thơ trữ tình “thế kỉ bạc” cùng những phát hiện nghệ thuật của nó. Bên cạnh đó, nguyên tắc “tính biểu hiện” đã vượt ra ngoài những giới hạn đó. Đặc điểm quan trọng nhất của những biến thể phong cách trong văn học hiện đại chủ nghĩa, đó là sự tác động gián tiếp của chất trữ tình lên những cấu trúc được khách thể hoá theo kiểu truyền thống. Trong lĩnh vực này, những mẫu mực hoàn chỉnh trong típ thể loại của mình là kịch trữ tình của A. Blok và văn xuôi Belyi - trước hết là tác phẩm “Peterburg” mang tính cách tân sâu sắc của ông mà “độ sâu của tượng trưng, tính đa lớp lang và đa
- nghĩa” chịu ơn “sức nặng ngữ nghĩa của kết cấu mô tip” vốn thuộc trữ tình, cái xem ra còn quan trọng hơn là “những vị thế và những mối liên hệ được văn xuôi tiểu thuyết cổ điển lựa chọn”(76). Nhãn quan nghệ thuật đổi mới thể hiện cả ở sự cải biến thể loại nơi một số các hiện tượng đỉnh cao văn xuôi của chủ nghĩa hiện thực, và hoàn toàn theo cách của mình. Ở những hiện tượng này, tip nghệ thuật khách thể hoá theo kiểu truyền thống dường như được giữ lại. Tuy nhiên nó thay đổi nhờ một điểm mới về nguyên tắc – đó là độ đậm đặc của những khái quát. Đó là văn xuôi thể loại nhỏ được cách mạng hoá bởi Chekhov, người đưa vào khung khổ chật hẹp gần như dung lượng của tiểu thuyết(77), và “sử thi cô đậm” đặc biệt (Khatzi-Murat của L. Tolstoi, Nông thôn của Bunin), vượt ra khỏi truyền thống đã hoàn tất của thế kỉ “cổ điển”, - trong đó có truyền thống L. Tostoi - của tự sự sử thi lớn. Ở sử thi đã được đổi mới, tính cô đọng của hình thức đạt được không làm mất đi độ rộng lớn của nội dung, mà làm cho tính cô đọng nghệ thuật của nó trở nên tối đa, phô diễn sự “can thiệp” gia tăng của tác giả vào văn bản của mình. Bunin có những nhận xét rất hay về hình thức thể loại cho phép “cô đậm”, “nén chặt” tư tưởng tới mức tối đa, song cùng lúc lại cung cấp “khoảng không gian cho những khái quát rộng lớn”(78). Thật ra trong trường hợp này vấn đề được đề cập tới là loại hình kịch và sự mong muốn “viết bi kịch”. Nhưng cả thể loại văn xuôi nhỏ của Bunin, cũng như sáng tác của nhiều nhà viết truyện ngắn khác thời kì đó, đều có cùng những khuynh hướng giống nhau(79). Chính là trong những “cô đậm”, “nén chặt” đó, hay nói cách khác, trong sự gia tăng tính “chuyên chế” của tác giả đối với chất liệu - thể hiện sự “làm lại” chức năng của “tính biểu hiện”. Ở những tham biến phong cách khác, như trong ngôn ngữ nghệ thuật của văn học giao thời thế kỉ, cũng khuynh hướng chung đó thể hiện ở sự bành trướng của ngôn ngữ hình tượng đầy chất trữ tình. Nhưng, nếu ở các nhà hiện đại chủ nghĩa sự tự thể hiện là khởi thuỷ của hòn đá tảng trong cảm quan thế giới nghệ thuật, thì các nhà hiện thực chủ nghĩa, để tiếp nhận được khuynh hướng này, trong chừng mực nhất định, buộc phải thay đổi ý thức nghệ thuật. Về phương diện này có những bằng chứng đáng lưu ý. Xin dẫn ra đây một vài bằng chứng trong số đó và chúng thú vị ở chỗ mặc dù rất giống nhau, song chúng lại thuộc về các nhà văn có những khái niệm văn học khác nhau. Một trong những dẫn chứng đó là về A.I. Ertel - một nhà văn “duy truyền thống” điển hình. Dẫn chứng khác về nhà hoạt động thuộc thế hệ “trẻ” của chủ nghĩa hiện thực - I. Bunin. Dẫn chứng
- thứ ba - về L. Andreev ở giai đoạn chuẩn bị chuyển từ chủ nghĩa hiện thực sang “nghệ thuật mới”. Năm 1899 Ertel viết cho ông chủ xuất bản V.C. Miroliubov: “Tất cả, bồ câu nhỏ ạ, đã được nói hết và được viết hết rồi, cái giành cho những tài năng loại hai. Cái “nói hết”, “viết hết” các nhà văn loại hai có thể làm mới – không phải bằng tài miêu tả, mà bằng trữ tình chân thành và sáng rõ (…) Còn sự miêu tả độc đáo và tinh khôi ở thời đại chúng ta thì chỉ L. Tolstoi là xứng đáng, thi thoảng lắm có cả A. Chekhov”(80). Về L. Tolstoi và A. Chekhov, ở giai đoạn sáng tác cuối của hai tác giả này cũng gia tăng rõ rệt yếu tố cá nhân: ở L. Tolstoi là giọng báo chí, ở Chekhov - tổ chức hình tượng trữ tình gia tăng hơn nhiều so với những sáng tác trước đó. Song nhận xét có tính chất báo hiệu trước hết về “các nhà văn loại hai” đã chỉ ra sự thay đổi những định hướng – không chỉ về phương diện nội dung (điều chúng tôi đã nói), mà còn về phương diện nghệ thuật, - trong phong trào văn học rộng lớn nhất. Năm 1901 Bunin cũng viết cho Miroliubov, theo quan điểm của một nhà báo, về sự chú ý quá mức tới thiên nhiên trong các tác phẩm của ông: “(…) Tôi không mô tả thiên nhiên trần trụi, theo cách viết biên bản. Tôi miêu tả hoặc là cái đẹp, có nghĩa bất kì cái gì, hay tôi hiến tặng độc giả, theo khả năng của mình, cùng với thiên nhiên, là một phần tâm hồn mình (…) Chẳng lẽ một phần tâm hồn tôi lại xấu hơn của một Ivan Petrovich nào đó mà tôi miêu tả? Đó là những sở thích cũ kĩ mà ở ta đang còn nhiều – hãy đưa ra những “trường hợp”, “sự kiện”(81). Và đây là dẫn chứng cuối cùng – chúng tôi xin trích dẫn đoạn mở đầu truyện ngắn của L. Andreev với tiêu đề khá đặc trưng Nhà hiện thực (1899) được lưu giữ trong lưu trữ Nga của trường Đại học Lid (Anh quốc) và lần đầu tiên được lấy ra từ đó. Tôi xin đưa ra đây trích đoạn đầy đủ: “Tất cả các nghệ sĩ và các nhà phê bình đều cho rằng Olsufiev là một nhà hiện thực chủ nghĩa trong ý nghĩa nghiêm nhặt nhất của từ đó, và bản thân ông cũng hoàn toàn nhất trí với quyết định thống nhất đó và tự hào về nó. Ông hoàn toàn không hiểu loại sáng tác đặt cho mình mục đích tự thân và ông đòi hỏi ở tác phẩm tư tưởng mang ý nghĩa đạo đức xã hội. Chính vì vậy ông là kẻ thù không đội trời chung của phong cảnh, mặc dù bản thân ông tìm thấy trong những bức tranh của mình sự hiểu biết thiên nhiên tinh tế và khả năng tryền đạt tâm trạng hiếm có. Song phong cảnh ở ông luôn đóng vai trò phụ, thì ít nhất ông cũng mu ốn như vậy. Có một ngày rất xấu đối với ông, đó là khi
- trên một bức tranh của ông cả người xem, lẫn giới phê bình đều chú ý tới phong cảnh và ngỡ ngàng vì nó, còn cảnh gã say rượu gập người nôn mửa và người đàn bà khoanh tay đứng bên, thì không một ai để mắt tới. Nhưng ông không chỉ phải chiến đấu với mỗi giới phê bình: ông tìm thấy kẻ thù ngay trong chính bản thân. Kẻ thù đó là những tâm trạng lạ lùng và những cảm giác không rõ ràng về cái đẹp, lòng thương hại và sự khủng khiếp, những thứ không tìm được sự thể hiện trong (…)”. Đến đây văn bản bị đứt đoạn. Trong trích đoạn, chắc chắn phản ánh sự tìm kiếm của bản thân tác giả, cái gần với Bunin không chỉ con đường tư tưởng chung, mà còn là “những bằng chứng” cho tư tưởng đó (đời thường và phong cảnh thiên nhiên trong trường hợp này là những dấu hiệu của cái truyền thống và cái đang được đổi mới trong nhãn quan nghệ thuật). Cũng trong năm 1901 ấy, khi Bunin phàn nàn trong bức thư gửi Mirliubov về “những thị hiếu cũ”, nhà phê bình A.A. Izmailovski đã dự báo trước “một tương lai to lớn” của “trữ tình văn xuôi” của ông(82). Còn trong một bài báo khác viết muộn hơn, nhà phê bình bảo vệ luận điểm chung: “Chúng ta ở vào một giai đoạn gần như cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực thuần tuý”. Phong trào “tân hiện thực” cuối những năm 1900 - đầu những năm 1910 E.A. Koltonovskaia đặt tên là “chủ nghĩa hiện thực trữ tình”(83). Quá trình chung của “trữ tình hoá” có những diện mạo nghệ thuật cực kì khác nhau thể hiện ở những thi pháp “chủ quan” và ở những ranh giới của phong cách “khách quan”, ở những hình thức ước lệ và miêu tả khách thể. Cùng lúc diễn ra sự trao đổi lẫn nhau rất thú vị. “Nghệ thuật mới” thoải mái sử dụng, chẳng hạn, nguyên tố cơ bản của miêu tả khách quan được rọi sáng bởi văn xuôi Nga truyền thống, đổi mới nó cho phù hợp với thi pháp của mình. A. Belyi viết: “Nét đặc trưng của chủ nghĩa tượng trưng trong nghệ thuật, đó là sự hướng tới việc sử dụng hình tượng của thực tại như một phương tiện chuyển tải nội dung trải nghiệm của tâm thức. Sự phụ thuộc của các hình tượng nhìn thấy được vào những điều kiện của tâm thức tiếp nhận chuyển trọng tâm từ hình tượng sang phương thức tiếp nhận nó trong nghệ thuật. Như vậy chủ nghĩa hiện thực đã chuyển sang chủ nghĩa biểu hiện”(84). Những người thừa kế trực tiếp truyền thống xử lí kinh nghiệm của phong cách “xa lạ” cũng theo tinh thần thi pháp của mình. Ở trường hợp đầu, một dẫn chứng hùng hồn - đó là trữ tình biểu cảm của I.F. Annenski mà trong cấu trúc liên tưởng phức tạp của nó, yếu tố đồ vật, đời sống biến đổi lạ lùng. Sự gia tăng (và sự biến hoá) yếu tố đời sống mang tính thực chứng trong ngôn
- ngữ hình tượng – nhìn chung là dấu hiệu đặc trưng của quá trình tiến triển phong cách của chủ nghĩa hiện đại Nga (từ chủ nghĩa tượng trưng tới chủ nghĩa hậu tượng trưng, cũng như trong lòng chủ nghĩa tượng trưng). Quá trình chiếm lĩnh yếu tố nghệ thuật khách quan bằng thi pháp “chủ quan” thể hiện lão luyện trong sáng tác của A.A. Akhmatova. Những lời của O. Maldemstam khá nổi tiếng: “Khởi nguyên của Akhmatova nằm ở văn xuôi Nga, chứ không phải ở thơ”(85). Mặt khác, phong cách hiện thực của “thế kỉ bạc”, trong sự vận động của mình, ngày càng tiếp nhận mạnh mẽ hơn mạch đập của nghệ thuật “chủ quan”, chẳng hạn như điều mà chúng ta vừa nói tới – “trữ tình văn xuôi” của Bunin đầu những năm 1900. Tuy nhiên, trong sáng tác tiếp theo của nhà văn (nửa sau những năm 1900-1910) sự ảnh hưởng ngược lại của văn xuôi hiện thực nghiêm nhặt của Bunin đối với thơ của ông trở nên mạnh mẽ và rõ rệt, trong đó tràn ngập yếu tố mô tả, những chi tiết của cuộc sống “bên ngoài”, thế giới đồ vật, ngữ điệu văn xuôi trần thuật. Cùng lúc sự mô tả đó lại thường mang ý nghĩa trữ tình - tượng trưng hoá. Điều tương tự ta cũng bắt gặp trong các hiện tượng khác của “chủ nghĩa tân hiện thực” những thập niên trước cách mạng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luyện Thi Đại Học Môn Tiếng Anh 2011 Phần 1
14 p | 465 | 109
-
Tài liệu Ôn thi Đại học môn Toán - ThS. Lê Văn Đoàn
253 p | 365 | 45
-
Tài liệu hướng dẫn tự học dành cho học sinh trung học phổ thông
6 p | 171 | 27
-
TÀI LIỆU THAM KHẢO: SỬ DỤNG ĐÚNG 'THAT' VÀ 'WHICH'
7 p | 121 | 12
-
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2010 – 2011 MÔN: TIẾNG ANH – ĐỀ 011
5 p | 79 | 12
-
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2010 – 2011 MÔN: TIẾNG ANH – ĐỀ 005
6 p | 77 | 11
-
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2010 – 2011 MÔN: TIẾNG ANH – ĐỀ 004
6 p | 59 | 10
-
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2010 – 2011 MÔN: TIẾNG ANH – ĐỀ 006
6 p | 81 | 10
-
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2010 – 2011 MÔN: TIẾNG ANH – ĐỀ 002
5 p | 78 | 9
-
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2010 – 2011 MÔN: TIẾNG ANH – ĐỀ 007
6 p | 74 | 9
-
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2010 – 2011 MÔN: TIẾNG ANH – ĐỀ 008
6 p | 64 | 7
-
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2010 – 2011 MÔN: TIẾNG ANH – ĐỀ 009
6 p | 60 | 7
-
Tài liệu tham khảo: Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
7 p | 89 | 7
-
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2010 – 2011 MÔN: TIẾNG ANH – ĐỀ 003
8 p | 72 | 6
-
Tài liệu tham khảo: Văn học Pháp ngữ Việt Nam
10 p | 60 | 4
-
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐẠI HỌC NĂM 2011
12 p | 47 | 4
-
Tham khảo thi tốt nghiệp 2011 Anh văn 12
11 p | 34 | 3
-
Tham khảo bài thi tốt nghiệp Phổ thông của học sinh Trung Quốc Test 2011
10 p | 59 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn