Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Bằng Lăng Nước
lượt xem 7
download
Cây gỗ trung bình, rụng lá, cao 12-18m, đường kính 20-40cm. Tán hình trứng rộng, dầy, xanh thẫm. Thân không thật thẳng, phân cành sớm, cành mọc ngang với rất nhiều cành nhỏ mang lá. Vỏ nâu xám, ít nứt, thịt vỏ mỏng màu vàng nhạt, dày 11,2cm, Cành nhẵn, màu xanh. Lá đơn, nguyên, mọc cách hay gần đối, không lá kèm, hình trứng rộng hay bầu dục, dài 1018cm, rộng 6-12cm; phiến dai, dày, khi non màu xanh nhạt, khi già màu đỏ....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Bằng Lăng Nước
- BẰNG LĂNG NƯỚC Lagerstroemia speciosa (L.) Pers., 1806 Tên đồng nghĩa: Lagertroemia flos – reginae Retz. 1789; L. reginae Roxb. 1795 Tên khác: Tử vi tàu, bàng lang tiên H ọ: Tử vi - Lythraceae Tên thương phẩm: Queen Crape Myrtle, Entravel Hình thái Cây gỗ trung bình, rụng lá, cao 12-18m, đường kính 20-40cm. Tán hình trứng rộng, dầy, xanh thẫm. Thân không thật thẳng, phân cành sớm, cành mọc ngang với rất nhiều cành nhỏ mang lá. Vỏ nâu xám, ít nứt, thịt vỏ mỏng màu vàng nhạt, dày 1- 1,2cm, Cành nhẵn, màu xanh. Lá đơn, nguyên, mọc cách hay gần đối, không lá kèm, hình trứng rộng hay bầu dục, dài 10- 18cm, rộng 6-12cm; phiến dai, dày, khi non màu xanh nhạt, khi già màu đỏ. Cụm hoa chùm, mọc ở đỉnh cành, hình tháp, mang nhiều hoa, Nụ hoa hình cầu, màu tím hồng. Lá đài 6 hợp thành ống với 6 dải lồi và 6 rãnh nông. Cánh hoa 6, nhăn nheo trong nụ và khi mới nở, màu đỏ tím hay tím hồng, có cựa ngắn. Nhị đực nhiều, đính ở giữa ống đài; ô phấn có trung đới tròn; bầu 6 ô. Quả nang, hình trứng, kích thước 20x18mm, nằm trong đài tồn tại, mở theo 6 mảnh, tồn tại rất lâu trên cây. Hạt có cánh mềm. Các thông tin khác về thực vật Bàng lăng nước Lagerstroemia speciosa(L.) Pers. Bàng lăng (Lagertroemia L.) là một chi lớn của họ Tử Vi. Riêng ở Việt Nam đã 1. Cành mang hoa; 2. Nụ hoa; 3. Quả thống kê được trên 20 loài thuộc chi này. Do có hoa to đẹp, với nhiều màu sắc, nên nhiều loài thuộc chi Bàng lăng đã được sử dụng làm cảnh từ lâu đời. Gần đây các nhà chơi cảnh có đưa thêm một số loài thuộc chi Bàng Lăng (Lagertroemia) vào trồng ở các thành phố lớn làm cây cảnh và cây bóng mát như: 1/ Tường vi / Tử vi tàu (L. indica Linn. hay L. chinensis Lam.). Cây bụi hay gỗ nhỏ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Lá nhỏ dài 3-3,5cm. Hoa màu tím hay tím hồng, cánh hoa có móng dài, phiến mảnh, nhăn nheo, rất đẹp. Hoa nở vào mùa hè thu. 2/ Bàng lang tím / Bàng lang tiên (L. regia Roxb.). Cây gỗ, cao 10m, hoa màu tím. 3/ Bàng lăng xoan (L. ovalifolia Teijm& Binn.). Cây gỗ to, cao tới 30m, hoa tím.
- 4/ Bàng lăng trung (L. lecomtei Gagn.) Cây từ vùng núi đá và rừng còi vùng Phan Rang, miền Trung, có gốc xù xì, lá nhỏ 6x3cm, hoa lớn màu hồng tím đậm rất đẹp để làm bonsai và cây cảnh. Phân bố Việt Nam: Bàng lang nước mọc hoang dại ở các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ như: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế; vùng Tây Nguyên như: KonTum, Gia Lai, Đắk Lắk và vùng Đông Nam Bộ: Đồng Nai, Bình Phước. Hiện nay được trồng ở hầu hết các thành phố và thị xã của các tỉnh ở Việt Nam. Thế giới: Bàng lang nước phân bố ở các nước vùng Nam và Đông Nam Á như: Myanmar, Malaysia, Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Philippine. Ở Nam Trung Quốc và Australia cũng gặp loài này. Đặc điểm sinh học Ở Việt Nam bàng lang nước là loài cây phân bố trong các kiểu rừng nửa rụng lá và rừng khô rụng lá cùng với loài bàng lang vỏ nhẵn (Lagertroemia calyculata), nhưng không phổ biến và nhiều cá thể bằng loài bàng lăng này, vì bàng lang nước đòi hỏi đất sâu. dày và ẩm hơn. Cây có biên độ sinh thái rộng; thường gặp mọc ven bờ sông suối, hồ và đầm nước ngọt, thường phân bố ven các rừng nguyên sinh hoặc rừng thứ sinh của các khu rừng nêu trên. Độ cao phân bố của Phân bố của bàng lăng nước ở bàng lang nước không quá 700m trên mặt biển, thường mọc Việt Nam trên đất feralit đỏ vàng phát triển trên sa thạch hoặc phiến thạch sét, ở vùng có khí hậu nhiệt đới với hai mùa mưa và khô rõ rệt. Thường mọc xen với các loài cây rụng lá khác như: Bàng lang ổi, chiêu liêu đen, dầu song nàng, gáo lá tim… Bàng lang nước là cây ưa sáng khi trưởng thành, nhưng khi non hơi ưa bóng, vì vậy nên nó phát triển tốt dưới tán rừng có tàn che nhẹ 0,2-0,3. Cây tái sinh bằng chồi tốt; tái sinh tự nhiên bằng hạt kém, thường tái sinh thiên nhiên tốt nơi quang trống, trên các đất đã bị bỏ hóa, nhưng khả năng cạnh tranh với cỏ dại kém, nên quanh cây mẹ thường ít gặp cây bàng lăng con. Cây rụng lá vào đầu mùa đông, ra lá non tháng 3,4. Mùa hoa tháng 5-6, mùa quả từ tháng 8 tháng 10. Công dụng Cây có dáng đẹp: thân xù xì, ít thẳng, cành nhiều gần như nằm ngang làm cho tán cây có nhiều tầng; lá lớn màu xanh đậm, khi già chuyển màu đỏ hay tím, mùa đông rụng lá, đầu xuân ra lá non xanh biếc hay nâu hồng; hoa đẹp rực rỡ, màu tím hồng, có thể biến màu (buổi sáng màu hồng, buổi chiều chuyển sang màu tím), rất hấp dẫn, lại nở vào dịp đầu hè, lúc nhiều cây đường phố khác đã tàn nên được nhiều người ưa thích và đã được trồng trong công viên, trong vườn nhà, vườn công sở. Bàng lang nước lại có chiều cao trung bình, không vượt quá tầm cao của dây điện nên thường được chọn làm cây bóng mát và cây cảnh trồng ven đường ở các khu phố có nhà xây thấp tầng, trong các đô thị, thị trấn và thị xã. Sau khi trồng 4 năm, cây đã bắt đầu ra hoa. Các kiến trúc sư đô thị thường sử dụng cây bàng lăng cùng với một số cây hoa và bóng mát khác để tạo nên nhưng cảnh quan vui mắt ở các đường phố, các vườn hoa, công viên hoặc nhiều nơi khác trong đô thị. Quả bằng lăng nước kết thành chùm, không ăn được,
- không hấp dẫn ruồi nhặng; khi khô quả mở ra cho hạt rụng xuống, còn quả vẫn tồn tại lâu trên cây với màu nâu đen. Đây là một nhược điểm của cây, nên khi thu hoạch hạt cần hái toàn bộ quả trên cây. Cây mọc khỏe, nẩy chồi mạnh nên có thể xén tỉa dễ dàng và rất thích hợp trồng làm cây bonsai, cây thế. Bàng lang nước cũng được trồng làm gốc ghép để ghép các chồi cây có hoa đẹp khác thuộc chi Bàng lăng (Lagertroemia). Hoa chứa tinh dầu có mùi thơm dịu nên có thể dùng chế nước hoa. Cây cho gỗ kích thước trung bình, thường không thẳng, nhưng cứng và bền, tỷ trọng 0,5- 0,8 dùng làm cột, các dụng cụ thông thường, đồ gỗ, khung cửa. Cũng dùng làm nguyên liệu cho công nghệ bột giấy. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Hạt giống. Hạt có cánh, màu nâu nhạt, hơi cứng, thường bị bất thụ. Hạt nhẹ, khoảng 200.000 hạt/kg. Có thể cất trữ ở điều kiện không khí bình thường trong 2 năm. Do hạt nhẹ, kích thước rất nhỏ nên việc gieo thẳng thường ít áp dụng mà chỉ áp dụng việc gieo ươm. Gieo ươm. Tỷ lệ nảy mầm của hạt thấp, thường chỉ 30-40%. Hạt nảy mầm sau khi gieo khoảng 12 ngày. Cần phải che bóng nhẹ và tưới thường xuyên trong giai đoạn vườn ươm. Cũng thường trồng bằng stump (với đoạn chồi có chiều dài 5-10cm), bằng hom rễ dài 10- 20cm, đường kính cổ rễ 0,5-2cm. Kỹ thuật trồng. Trồng trong công viên, đường phố phải để cây con ở vườn ươm trong thời gian 2 năm đến 2 năm rưỡi hoặc 3 năm, khi cây đạt chiều cao trên 2m mới có thể đem trồng. Nếu trồng nơi quang trống, thân thường bị cong, vì vậy trong trồng rừng cần trồng mật độ dầy 2,5x1m, sau tỉa tưa dần. Có thể trồng với các cây ưa sáng khác. Trong trồng rừng có thể trồng xen với giáng hương, bản xe, xoan và một số cây họ đậu khác. Cây chịu khô kém, nên phải trồng trên đất đủ ẩm. Tăng trưởng. Cây tăng trưởng chậm, đặc biệt trong năm đầu tiên, thường chỉ đạt chiều cao 2-3m khi cây 1 tuổi. Sau đó tăng dần, cây 3 tuổi đạt chiều cao 3m. Sâu bệnh. Quả thưòng bị sâu cánh cứng (Ctenomones lagertroemiae) và sâu sén tóc (Pyraldae) phá hoại. Trong giai đoạn vườn ươm cũng dễ bị côn trùng thuộc nhóm Chrysomelidae phá hại. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn Bàng lang nước là loài cây bản địa. Đây còn là một loài cây cảnh và cây bóng mát quí và đẹp của nước ta. Ngoài giá trị hoa đẹp, bàng lang nước lại là cây chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khả năng chống gió bão tốt; trong các trận bão lớn ở Hà Nội, hầu như cây bàng lăng nước không bị đổ gãy. Có thể phát triển trồng rộng rãi ở các khu đô thị, khu dân cư và trong các công viên. Cũng có thể chọn làm cây trồng chống gió bảo ở các rừng bảo vệ đô thị, bảo vệ đầu nguồn…Cần nghiên cứu tinh dầu lấy từ hoa để chế biến nước hoa. Tài liệu tham khảo 1. Phạm Hoàng Hộ (2000). Cây cỏ Việt Nam, T.II: 28-33. Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh; 2. Trần Hợp (2000). Cây cảnh, hoa Việt Nam. trang 359 và 441. Nxb Nông Nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh; 3. Trương Hữu Tuyên (1983). Trồng cây xanh đô thị. Trang 60-62. Nxb Nông nghiệp - Hà Nội; 4 . Anon, (?). Trees species for restoration of inland forest of South Vietnam. p: 140- 141; 5. Vu Van Dung (Editor) (1996). Vietnam Forest Trees. A gricultural Publishing House – Hanoi; 6. De Padua L.S. et all (Editors) (1999). Plant Resources of South - East Asia. Medicinal and poisonous Plants 1. No12(1), p: 183-184. PROSEA foundation. Leiden, Netherlands;
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ
5 p | 299 | 54
-
Một số nét cơ bản về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Neem
6 p | 194 | 35
-
Kỹ thuật trồng rau
79 p | 110 | 15
-
Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Sến Mật
5 p | 178 | 14
-
Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Trám Đen
5 p | 120 | 11
-
Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Hồi
6 p | 83 | 11
-
Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Giổi Ăn Quả
4 p | 101 | 9
-
Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Dừa Nước
4 p | 100 | 8
-
Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Trẩu
5 p | 118 | 8
-
Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Thông Đuôi Ngựa
4 p | 93 | 8
-
Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Xoan Nhừ
5 p | 116 | 7
-
Atisô - Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, sơ chế và bảo quản theo tiêu chuẩn GACP-WHO
40 p | 27 | 7
-
Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Sao Đen
4 p | 98 | 7
-
Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Sấu
4 p | 81 | 6
-
Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Quế Quan
5 p | 95 | 5
-
Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Sấu Tía
4 p | 82 | 5
-
Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Cọ Bầu
3 p | 72 | 4
-
Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Sơn
6 p | 71 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn