Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Sở
lượt xem 7
download
Cây bụi hay gỗ nhỏ, thường xanh, cao 3-6(-11)m; vỏ ngoài màu xám nhạt; cành mảnh. Lá đơn, mọc so le; phiến hình bầu dục, hình mác, hình trứng hoặc hơi tròn; kích thước (1,6-)4-8(-12)x(1,2-)2,5-3,5(-5)cm; đầu nhọn hoặc hơi tù; gốc hình nêm; mép khía răng cưa nhỏ, đều; gân mờ; cuống lá ngắn, dài 0,3-0,5cm, nhẵn, có rãnh. Hoa mọc đơn độc hoặc đôi khi dạng chùm 2-3 hoa, ở kẽ lá gần đầu cành.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Sở
- SỞ Camellia sasanqua Thunb., 1783 Tên đồng nghĩa: Camellia drupifera Lour., 1790; Camellia oleifera C. Abel, 1818; Thea sasanqua (Thunb.) Pierre, 1887; Thea drupifera (Lour.) Pierre, 1887. Tên khác: Sở, Chè dầu, trà mai, du trà, mạy slở (Tày) H ọ: Chè – Theaceae Tên thương phẩm: Oil tea Hình thái Cây bụi hay gỗ nhỏ, thường xanh, cao 3-6(-11)m; vỏ ngoài màu xám nhạt; cành mảnh. Lá đơn, mọc so le; phiến hình bầu dục, hình mác, hình trứng hoặc hơi tròn; kích thước (1,6-)4-8(-12)x(1,2-)2,5-3,5(-5)cm; đầu nhọn hoặc hơi tù; gốc hình nêm; mép khía răng cưa nhỏ, đều; gân mờ; cuống lá ngắn, dài 0,3-0,5cm, nhẵn, có rãnh. Hoa mọc đơn độc hoặc đôi khi dạng chùm 2-3 hoa, ở kẽ lá gần đầu cành. Hoa lưỡng tính, kích thước lớn, đường kính (4-)6- 8(-10)cm; lá bắc nhỏ; đài có lông ở phía ngoài; 5-6 cánh hoa, màu trắng hơi phớt hồng hoặc hơi đốm vàng, hình trứng ngược hay hình nêm và luôn có khía ở đầu; nhị nhiều, thường dính nhau ở phía dưới và xếp thành 2 vòng, bao phấn đính lưng; bầu 3-4 ô, vòi nhuỵ 3-4(-5), dính nhau một phần ở phía dưới hoặc rời hoàn toàn. Quả nang, thường có dạng gần hình Sở - Camellia sasanqua Thunb. cầu, hình cầu dẹt, hình trứng hoặc hình trái 1- Cành mang lá và hoa; 2- Quả mở và hạt; 3 - Hạt. lê, kích thước (2,5-)3,5-5(-5,8)x(1,8-)3,3-5,5(- 5,9)cm. Hạt có các góc lồi, dài khoảng 2-3cm, rộng 2-2,5cm, màu nâu đậm hoặc nâu sáng, nhân hạt chứa dầu béo. Các thông tin khác về thực vật Sở đã được đưa vào trồng như một cây lấy dầu từ rất lâu đời ở nước ta cũng như ở các nước Đông Nam Á, Nam Á và Đông Á, nên là loài rất đa dạng và gồm hàng trăm giống khác nhau. Tại Nhật Bản, người ta đã xếp các giống (cultivar) sở trồng vào 4 nhóm giống (cultivar groups) chủ yếu: Hiemalis, Oleifera, Sasanqua và Vernalis. Những nghiên cứu đã có cho biết, các giống sở hiện có ở Việt Nam rất đa dạng về hình thái, sinh thái cũng như năng suất quả, hạt và hàm lượng dầu trong nhân. Căn cứ vào các đặc
- điểm hình thái, sinh thái có thể sắp xếp các giống sở trồng tại các tỉnh phía Bắc nước ta vào 2 nhóm chủ yếu (Lã Đình Mỡi và cộng sự, 1978): - Nhóm các giống sở Bl: Cây cao 1,5-3m, tán hẹp; lá nhỏ, hình bầu dục, hình trứng hoặc gần hình tròn, kích thước 1,6-7,4x1,1-4cm. Hoa nhỏ, đường kính của hoa thường trong khoảng 4-6cm. Quả nhỏ, dạng hình trứng, hình trái lê hay hình cầu dẹt; vỏ quả mỏng; vỏ hạt mỏng. Tỷ lệ nhân trong hạt khoảng 67-73% và hàm lượng dầu trong nhân thay đổi từ 32-57%. Cây bắt đầu ra hoa bói quả ở giai đoạn 2-3 năm tuổi. Cây chịu lạnh tốt, được trồng tại các khu vực có độ cao tới trên 1.000m (Bảo Lạc - Cao Bằng, Mẫu Sơn - Lạng Sơn, Phong Thổ - Lai Châu, Đồng Văn – Hà Giang). - Nhóm các giống sở Bv: cây có kích thước tương đối lớn, cao 6-8(-11)m. Lá khá to, kích thước 3,9-12x1,3-5,1cm. Hoa có đường kính trong khoảng 6-10cm. Quả có dạng hình cầu, gần hình cầu, rất ít khi hình trứng; vỏ quả dày (0,3-0,6cm). Tỷ lệ nhân trong hạt 20-39%, vỏ hạt dày. Hàm lượng dầu trong nhân đạt 41-56%. Cây thương được trồng ở độ cao dưới 500m và bắt đầu ra hoa, kết quả ở giai đoạn 6-8 năm tuổi. Phân bố Việt Nam: Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lai Châu, Phú Thọ, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị. Thế giới: Trung Quốc, Lào, Singapor, Indonesia, Myanmar, Nhật Bản, Ấn Độ và Georgia. Đặc điểm sinh học Sở thường sinh trưởng tốt ở những khu vực có nhiệt độ trung bình năm khoảng 18-240C. Tuy vậy sở vẫn có khả năng chịu lạnh tốt (có thể chịu nhiệt độ tối thấp 00C, thậm chí -30C như tại Đồng Văn - Hà Giang) và cũng có thể phát triển bình thường ở các khu vực có khí hậu khô nóng (đôi khi nhiệt độ lên tới 390C hoặc 400C như tại Quỳ Châu - Nghệ An). Sở là cây ưa sáng và ẩm; nhưng không chịu úng ngập. Cây sinh trưởng, phát triển tốt trên các khu vực có lớp đất mặt sâu, dày, tơi, xốp và mầu mỡ. Tuy vậy sở cũng có thể chịu được điều kiện khô hạn, có thể sinh trưởng trên những Phân bố của sở ở Việt Nam khu vực đất đồi đã bị rửa trôi, xói mòn, kết vón hoặc hơi chua. Cây có tốc độ sinh trưởng chậm, có thể sống tới 70-80 năm, thậm chí hàng trăm năm. Mùa hoa tháng 10 đến tháng 1 năm sau, mùa quả tháng 9-11 hàng năm. Từ khi hoa thụ phấn, tạo quả đến khi quả chín kéo dài khoảng trên 10 tháng.
- Công dụng Thành phần hoá học: Hàm lượng dầu béo trong nhân hạt ở các giống sở nhóm Bl. và Bv. có khác nhau. Chỉ số iod của dầu thấp, thường chỉ trong khoảng 72-90, còn chỉ số xà phòng thay đổi trong khoảng 170-196. Các acid béo chủ yếu của dầu gồm oleic (60-85%), linoleic (7-10%), palmitic (5-6%) cùng một lượng nhỏ stearic, myristic và arachidic. Khô bã dầu sở chứa khoảng 9-14,5% protein thô, 18,0-37,5% các chất đường bột và 25- 30% saponosid. Là và vỏ cây chứa tanin. Công dụng: Dầu sở sau khi tinh chế có thể dùng làm dầu ăn thay thế dầu ôliu. Dầu sở thuộc loại dầu không khô và có thể là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp (sản xuất xà phòng, các chất tẩy rửa, hoá mỹ phẩm, chất hoá dẻo, dầu in và để thắp sáng). Khô dầu sở dùng làm phân bón hoặc sản xuất thuốc trừ sâu thảo mộc và để duốc cá. Lá và vỏ có thể dùng để lấy tanin. Gỗ sở cứng, dẻo được dùng làm nông cụ và đồ gia dụng. Hoa sở là nguồn mật quý cho nghề nuôi ong, nhất là vào mùa khô. Sở là cây có tính chống chịu khoẻ, là đối tượng trồng và phục hồi rừng ở miền núi và trung du. Cây vừa là nguồn cung cấp dầu béo, vừa góp phần bảo vệ đất, chống xói mòn. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Nhân giống: Sinh dưỡng: Mùa xuân thời tiết ấm áp, có mưa phùn rất thích hợp cho việc giâm cành và chiết cành. Chọn cành bánh tẻ, không bị sâu bệnh từ những cây mẹ ở giai đoạn 20-30 năm tuổi; sinh trưởng khoẻ, nhiều quả, có tỷ lệ hạt, nhân, dầu cao, vỏ quả và vỏ hạt mỏng. Đây là biện pháp được áp dụng để nhân nhanh một vài giống sở có phẩm chất tốt, sạch bệnh từ những cây đầu dòng nhằm tạo ra những quần thể sở thuần chủng. Ngoài ra còn có thể sử dụng biện pháp ghép mắt. Bằng cách này có thể tạo ra những quần thể có chất lượng tốt, thuần chủng và sớm cho quả. Nhân giống bằng hạt: Hiện nay việc nhân giống sở từ hạt vẫn là biện pháp được áp dụng phổ biến trong sản xuất đại trà. Cách tuyển chọn cây mẹ cũng tương tự như đã trình bày ở trên. Chọn những hạt chắc từ quả chín đem gieo ngay. Nếu chưa gieo kịp cần bảo quản trong cát ẩm. Hạt sở chứa dầu béo, nên mất sức nẩy mầm rất nhanh. Có thể gieo hạt theo rạch trên luống trong vườn ươm hoặc gieo trong các bầu đất đã được chuẩn bị sẵn. Cũng có thể gieo hạt trực tiếp vào các hố được đào từ trước. Cách làm này tuy
- đỡ tốn công, song cần lượng hạt giống nhiều hơn và khó chăm sóc, nên cây con sinh trưởng kém hơn, đôi khi còn phải giặm lại nhiều lần. Trồng và chăm sóc: Vùng trồng: các khu vực miền núi hoặc trung du phía Bắc và khu Bốn cũ. Trồng sở nên chọn các sườn đồi có lớp đất mặt sâu, dầy trên 50cm, nhiều mùn, thoát nước tốt và hơi chua (pH: 5-6). Thời vụ trồng tốt nhất là vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa. Khi cây sở non đạt chiều cao khoảng 20-30cm là có thể đưa ra trồng. Mật độ trồng tuỳ thuộc vào từng giống sở cũng như điều kiện dinh dưỡng của đất. Với các giống sở nhóm Bl. cây có kích thước nhỏ, sớm cho thu hoạch, nên trồng dầy 1x2m hoặc 1,5x2,0m (4.000-5.000 cây/ha); còn với các giống sở thuộc nhóm Bv. nên trồng thưa hơn, với khoảng cách 3x3m hoặc 4x5m (mật độ khoảng 500-1.000 cây/ha). Đồng bào tại một số xã thuộc các huyện Phù Ninh, Cẩm Khê (Phú Thọ) trước đây thường trồng sở xen với sơn (Rhus succedanea) hoặc trẩu (Vernicia montana). Thời gian đầu, khi cây sở chưa khép tán nên trồng xen các cây nông nghiệp (ngô, đậu, sắn…). Sở sinh trưởng, phát triển tương đối chậm, vì thế trong những năm đầu cần làm sạch cỏ quanh gốc, vun xới bón phân và giữ đất đủ ẩm. Khi đồi sở đã khép tán, cần đốn tỉa những cành già cỗi, sâu bệnh, kết hợp tạo bộ tán có độ cao vừa phải và được chiếu sáng đẩy đủ. Như vậy cây vừa cho năng suất quả, hạt cao vừa đỡ bị sâu bệnh. Cây sở khi còn non có thể bị bệnh thối, lở cổ rễ; ở cây trưởng thành có thể gặp bệnh chết cành, thối quả do nấm Colletotrichum camelliae. Để phòng trừ, cần dùng thuốc diệt nấm xử lý hạt và đất trong vườn ươm trước khi gieo. Với cây trưởng thành, có thể áp dụng các biện pháp loại bỏ những cành, những chồi hoặc những quả đã bị nhiễm bệnh để hạn chế lây lan; đồng thời phun thuốc diệt nấm. Sử dụng hỗn hợp cerezan + boocđô (bổ sung thêm 10% nước khô bã sở) để phòng trừ loại bệnh này đã cho hiệu quả rất tốt tại nhiều khu vực trồng sở tập trung ở Trung Quốc. Loài sâu hại chủ yếu ở quả sở là mọt (Curculio chinensis). Đây là loại sâu hại có vòng đời tới 2 năm. Chúng đẻ trứng vào trong quả sở và ấu trùng gây hại, nên biện pháp phòng trừ tích cực là diệt trừ mọt ở giai đoạn trưởng thành, trước khi sinh đẻ. Khai thác, chế biến và bảo quản Cần thu hái quả sở ở giai đoạn vừa chín tới, như vậy cả chất lượng hạt và hàm lượng dầu trong hạt đểu cao. Mùa vụ thu hái quả đồng thời cũng là lúc cây sở chuẩn bị bước vào giai đoạn ra nụ, nở hoa cho mùa quả tiếp theo. Do đó các biện pháp thu hái quả cần đảm bảo không ảnh hưởng tới hoa quả của vụ tiếp theo. Biện pháp tạo dáng cây có độ cao và bộ tán hợp lý, thuận tiện cho việc thu hái quả là rất cần thiết. Hạt sở sau thu hoạch cần phơi khô, bảo quản ở nơi thoáng mát trước khi chế biến. Kỹ thuật tách nhân, ép lọc và tinh chế dầu cũng tương tự như với các loại hạt có dầu khác. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn Dầu sở qua tinh chế có thể dùng để ăn thay dầu oliu. Tại Trung Quốc, Nhật Bản sở đã được trồng với diện tích khá lớn, chủ yếu để lấy dầu. Ở nước ta, trong thời kỳ 1960-1970, hàng năm ngành thương nghiệp quốc doanh cũng đã thu mua được hàng ngàn tấn.
- Dầu sở không chỉ dùng để ăn thay mỡ mà còn là nguồn nguyên liệu, nguồn năng lượng cho nhiều ngành công nghiệp. Một số nghiên cứu gần đây cho biết, đã phát hiện nhiều hoạt chất có trong lá, hoa, vỏ thân cây sở có triển vọng đối với công nghiệp dược và công nghiệp hoá mỹ phẩm. Trong những năm gần đây diện tích trồng sở ở nước ta đã bị thu hẹp. Nguồn gen di truyền đa dạng của loài sở ở nước ta đang bị suy thoái. Nghiên cứu để bảo tồn tính đa dạng của loài sở cũng như giá trị sử dụng của chúng đã và đang là vấn đề có tính thời sự. Tài liệu tham khảo 1. Nhiều tác giả (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập II. Tr. 749-751. Nxb. Khoa học và kỹ thuật – Hà Nội; 2. Lã Đình Mỡi, Nguyễn Ngọc Khang, Trần Minh Hợi (1978). Góp phần nghiên cứu sự đa dạng về hình thái và hoá học của 2 dạng sở Bl và Bv tại Cao Lạng. Báo cáo nghiên cứu khoa học sinh vật học. Tr. 47-52. Hà Nội; 3. Nguyễn Hữu Hiến (2003). Theaceae D. Don. 1825 - Họ Chè (Trà). Danh lục các loài Thực vật Việt Nam. Tập II (Nguyễn Tiến Bân - Chủ biên). Tr. 341-360. Nxb. Nông nghiệp; 4. Phạm Hoàng Hộ (1991). Cây cỏ Việt Nam. Q.I, T.I. Tr. 527- 539. Mekong printing; 5. Phạm Văn Nguyên (1984). Những cây có dầu béo ở Việt Nam. Tr. 159-165. Nxb. Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội; 6. Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (1966). Trung Quốc kinh tế Thực vật chí. Tập I. Tr. 895-904. Khoa học xuất bản xã (Tiếng Trung); 7, Ackerman, W. L. (1978). The Camellia sasanqua dilemma – are C. oleifera hybrids the answer? In: American Camellia Yearbook 1978. pp. 117-121. American Camellia Society. Fort Valley, Georgia, United States; 8. Akihisa, T., Kimura, T., Koike, T., Shibata, T., Yoshida, Z., Nikaido, T. & Tamura, T., (1998). Isoheliol: a 3,4-seco-triterpene alcohol from sasanqua oil. Journal of Natural Products 61: 409-412; 9. Akihisa, T., Yasukawa, K., Kimura, Y., Takase S., Yamanouchi, S., & Tamura, T. (1997). Triterpene, alcohols from Camellia sasanqua oils and their anti-inflammatory effects. Chemical and Pharmaecutical Bulletin 45: 2016-2023; 10. Bonelli, F. (1942). Produits oleagineux de l’ Indochine – Ha Noi; 11. Cre’vost, Ch., Lemarie, Ch. (1935). Catalogues des produits de l’Indochine – Ha Noi. 1917-1935; 12. Fishman, G. M. & Ban-dyukova, V. A., (1991). chemical composition of the leaves of Camellia sasanqua. Chemistry of Natural Compounds 27: 371; 13. Hakoda, N. (1990). Sasanqua – its variety and histories. International Camellia Journal 22: 55-57.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hỏi đáp về kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh trong nhà part 1
15 p | 419 | 146
-
Hỏi đáp về kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh trong nhà part 2
15 p | 277 | 97
-
Hỏi đáp về kỹ thuật trồng cây thanh long theo phương pháp mới part 2
11 p | 311 | 94
-
Hỏi đáp về kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh trong nhà part 3
15 p | 264 | 87
-
Hỏi đáp về kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh trong nhà part 4
15 p | 224 | 77
-
Hỏi đáp về kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh trong nhà part 5
15 p | 224 | 73
-
Hỏi đáp về kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh trong nhà part 6
15 p | 226 | 71
-
Hỏi đáp về kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh trong nhà part 8
15 p | 213 | 69
-
Hỏi đáp về kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh trong nhà part 7
15 p | 188 | 66
-
Hỏi đáp về kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh trong nhà part 10
11 p | 224 | 66
-
Hỏi đáp về kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh trong nhà part 9
15 p | 202 | 65
-
Tài liệu về kỹ thuật sản xuất giống nghêu Bến Tre
36 p | 214 | 39
-
Một số nét cơ bản về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Neem
6 p | 194 | 35
-
Hỏi đáp về kỹ thuật trồng rừng: Phần 2
137 p | 153 | 24
-
Hỏi đáp về kỹ thuật trồng rừng: Phần 1
95 p | 93 | 16
-
Atisô - Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, sơ chế và bảo quản theo tiêu chuẩn GACP-WHO
40 p | 27 | 7
-
Tìm hiểu về kỹ thuật trồng nấm
32 p | 32 | 7
-
Nấm - Kỹ thuật trồng cho năng suất cao: Phần 2
238 p | 67 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn