intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Xoay

Chia sẻ: Nguyen Phuong Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

80
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây gỗ lớn rụng lá từng phần, cao 25-35 m, đường kính 60-80 cm; tán hình ô, phân nhiều cành. Thân hình trụ thẳng, gốc có bạnh lớn, cao đến 3m; vỏ thân màu trắng xám, có các mảnh bong nhỏ hình đa giác không đều, thịt vỏ có lớp trong màu xanh, lớp ngoài dày 6-8 mm, gồm 2 phần: phần ngoài màu nâu không chứa nhựa, phần trong có vân tím mịn chứa nhựa mủ đỏ, dày 2 mm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Xoay

  1. XOAY Dialium cochinchinensis Pierre, 1767 Xay, xây, lá mét, (kiền kiền) Tên khác: Họ: Vang - Caesalpiniaceae Tên thương phẩm: Velvet tamarind (Anh); Tamarind prunier (Pháp) Hình thái Cây gỗ lớn rụng lá từng phần, cao 25-35 m, đường kính 60-80 cm; tán hình ô, phân nhiều cành. Thân hình trụ thẳng, gốc có bạnh lớn, cao đến 3m; vỏ thân màu trắng xám, có các mảnh bong nhỏ hình đa giác không đều, thịt vỏ có lớp trong màu xanh, lớp ngoài dày 6-8 mm, gồm 2 phần: phần ngoài màu nâu không chứa nhựa, phần trong có vân tím mịn chứa nhựa mủ đỏ, dày 2 mm. Cành non mảnh, mềm, gần hình 4 cạnh, có rãnh và có lông tơ mịn. Lá kép một lần lông chim lẻ, cuống chung dài 15 cm, nhẵn, có 5-7 lá chét hình trứng không đều, dài 4- 7 cm, rộng 1,5-3,5 cm, đầu thuôn nhọn, gốc tròn hoặc tù, không đối xứng, có 6-7 gân bên hình cung; cuống lá có lông thưa, mịn; lá kèm sớm rụng. Cụm hoa hình chuỳ, phân nhánh nhiều, mọc ở kẽ lá, dài 20-30 cm hoặc hơn, có lông, mang nhiều hoa. Hoa rất nhỏ, màu trắng, cuống có lông mịn; lá đài 5 hợp thành ống ngắn ở dưới, đỉnh có 5 thuỳ, nhẵn; không có tràng; nhị 2, chỉ nhị ngắn, nhẵn; bầu Xoay - Dialium cochinchinensis Pierre hình trứng, có lông, vòi hình dùi. 1. Cành mang quả; 2. Hoa Quả hình trứng dài, hơi dẹt, dài 1,8 cm,rộng 1,3-1,5 cm, có phủ lông mềm màu nâu hoặc nâu xám rất mịn như nhung; vỏ quả ngoài mỏng, giòn dễ vỡ, vỏ quả giữa mềm và xốp như bột, có vị chua ngọt như cơm quả me; vỏ quả trong là lớp màng dai. Hạt 1-2, hình bầu dục hơi dẹt, có vỏ cứng màu vàng nâu bóng và một đường vân nhạt. Các thông tin khác về thực vật khác Xoay có hình thái bên ngoài rất giống các loài thuộc chi Cẩm lai (Dalbergia). Chúng có thể phân biệt với các loài cẩm lai ở đặc điểm sau: Gốc xoay có bạnh vè, vỏ có nhựa mủ đỏ; quả nhỏ hình trứng và có lớp lông như nhung; còn các loài cây thuộc chi Cẩm lai không có bạnh vè lớn, vỏ không có nhựa mủ, quả dạng quả dẹt thành cành, không có lông nhung. Phân bố Việt Nam: Cây gỗ lớn khá phổ biến của Việt Nam, phân bố từ phía TâyThanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, qua Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế trở vào Nam. Ba tỉnh Tây nguyên là vùng tập
  2. trung nhiều xoay nhất, đặc biệt là ở Kon Tum và Gia Lai. Ở Đăk Lăk và Lâm Đồng cũng có xoay mọc, nhưng ít hơn. Cũng gặp xoay ở các tỉnh Vùng Nam Trung Bộ như: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận và các tỉnh Đông và Tây Nam Bộ như: Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Tháp... Thế giới: Xoay phân bố ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á bao gồm Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Lào và Campuchia. Đặc điểm sinh học Cây mọc chủ yếu trong các rừng lá rộng thường xanh, ẩm ở trạng thái nguyên sinh hoặc mới bị tác động nhẹ hoặc rừng nửa rụng lá, ở độ cao từ 500m đến 1.600 m trên mặt biển. Vùng có xoay phân bố 0 thường có nhiệt độ bình quân năm trên 20 C, lượng mưa trên dưới 2.000 mm/năm. Xoay có thể mọc trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng đều có tầng đất dày, lượng mùn cao. Ít khi gặp xoay mọc trên đất có tầng mỏng, bị xói mòn mạnh. Cây rất ưa đất bazan, feralit màu nâu đỏ và phù sa cổ, Phân bố xoay ở Việt Nam địa hình thường gặp xoay là chân các núi thấp, trên cao nguyên, trong các thung lũng tương đối bằng phẳn g, độ dốc không lớn, ít mọc ven sông suối; thường mọc xen lẫn các loài cẩm lai (Dalbergia oliveri), trắc (D. cochinchinensis), giáng hương quả to (Pterocarpus macrocarpus), chiêu liêu (Terminalia chebula), bàng lang (Lagertroemia calyculata), và một số loài cây thuộc chi Dầu (Dipterocarpus spp.). Ở Kon Hà Nừng, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai, xoay mọc cùng với các loài dẻ gai, dẻ tía ( Lithocarpus spp.), trâm, cóc đá, giổi nhung (Michelia braiensis)... Trong rừng xoay luôn vươn lên tầng cao nhất của rừng, tạo nên tầng vượt tán cùng với các loài gỗ lớn nêu ở trên. Cây trưởng thành ưa sáng, nhưng trong giai đoạn còn non là cây chịu bóng tốt. Do có quả và hạt nhiều nên cây mạ tái sinh rất tốt dưới tán rừng. Nhưng dưới tán các rừng giầu, có độ tàn che cao, cây mạ bị chết rất nhiều trước khi chuyển thành cây con. Trong khi đó ở các loại hình rừng thưa, xen kẽ cây họ Dầu, độ mở tán cao, hạt giống nảy mầm tốt (khoảng 50%); cây con cũng xuất hiện nhiều hơn. Hạt xoay có thể nảy mầm tự nhiên sau 50 tuần lễ. Trong vòng 5-7 năm đầu cây sinh trưởng chậm. Qua điều tra tăng trưởng ở Kon Hà Nừng, độ cao trên 600 -800 m, cho thấy: cây 10 tuổi cao 4,2 m, cây 50 tuổi cao 12,2 m, đường kính 15,6 cm; cây 100 tuổi cây cao 22,8 m, đường kính 42 cm. Lượng tăng trưởng bình quân mỗi năm cao được 0,25 m và tăng đường kính 0,48 cm. Sau 145 năm cây vẫn chưa biểu hiện ngừng sinh trưởng, khi đó thể tích của toàn 3 3 cây là 10,54 m và thể tích dưới cành 4,31 m . Hoa tháng 4-6, quả tháng 9 và rải rác đến tháng 12. Ở Gia Lai, chu kỳ sai quả của xoay là 5 năm. Công dụng Cây ăn quả khá phổ biến ở miền Nam Việt Nam. Hàng năm nhân dân vùng có xoay phân bố thường vào rừng nhặt hàng chục tấn quả xoay, sau đó vận chuyển về các đô thị để bán. Có cây thu được 2-3 tạ quả/năm.
  3. Quả xoay ăn ngon, được trẻ em và phụ nữ ưa thích vì cơm quả có vị chua dịu rất hấp dẫn. Quả được bầy bán tại các chợ vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ rất nhiều trong vụ quả chín, nhất là vào dịp cuối năm. Ở một số vùng thuộc Tây Nguyên, các cụ cao tuổi thường ngâm quả xoay chín đã bóc vỏ, 0 lấy cơm để ngâm với rượu 25-30 . Để càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần. mỗi lần một chén nhỏ trước bữa ăn để làm thuốc bổ, kích thích tiêu hoá và làm ngon miệng. Cao cơm quả xoay có tác dụng nhuận tràng. Cách chế biến như sau: Lấy 100 g cơm quả xoay, nghiền nát với nước. Lọc, rồi dùng dung dịch lọc cô với lửa nhỏ đến khi thành cao mềm. Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 4-8 g. Cây cũng cho gỗ rất cứng, khó chặt, thớ mịn, nặng, màu trắng có các vân màu vàng nhạt 2 và nâu đỏ. Gỗ chịu ẩm và chịu mối mọt, rất bền, tỷ trọng 1,15-1,2; lực kéo ngang thớ 40 kg/cm , 2 2 lực nén dọc thớ 800 kg/cm ; oằn 2331 kg/cm ; hệ số co rút 0,73. Được dùng làm gỗ xây dựng trong các công trình lớn, đóng bệ xe, tàu, làm trục ép mía, tà vẹt, dụng cụ thể thao, trụ c bánh xe, làm đồ tiện. Theo tài liệu nước ngoài, vỏ thân cây xoay có tác dụng làm săn, chữa tiêu chảy ở trẻ em và bệnh nấm da (ringworm). Gỗ thân cây xoay phối hợp với một vài loại gỗ muồng ( Cassia) như muồng đen (C. siamea) để chế thành dạng chè thuốc, uống chữa bệnh mề đay hoặc bệnh ỉa chảy ở trẻ em. Vỏ thân có nhiều tanin, có thể dùng ăn trầu thay vỏ chay. Do mọc ở tầng cao, nhiều cành ngang, tán lại thoáng nên ong rừng rất thích làm tổ trên cây xoay. Ở Kon Hà Nừng, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai, có cây xoay đếm được hàng chục tổ ong trên cành. Nhiều dân tộc ở Tây Nguyên rất chú ý bảo vệ loài cây quí này. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Hiện nay chưa có nơi nào trồng xoay, việc khai thác gỗ và quả xoay hoàn toàn dựa vào các cây mọc trong rừng tự nhiên. Giá trị kinh tế, khoa hoch và bảo tồn Xoay là một cây LSNG đa tác dụng cần phải nghiên cứu để đưa vào trồng trọt. Quả xoay là một nguồn lợi lớn của dân địa phương, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho họ. Cần phải xây dựng các lâm phần vừa lấy gỗ vừa thu hái quả. Hiện nay rừng xoay bị khai thác mạnh để lấy gỗ; một sỗ nơi dân đã chặt cây để lấy quả. Đây là một kiểu khai thác không bền vững, cần phải sớm loại bỏ để bảo đảm nguồn lợi lâu dài. Xoay được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (Tập II, phần thực vật, năm 1996). Tài liệu tham khảo 1. Nhiều tác giả, 2004. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập I: 394 -395. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội; 2. Lê văn Chẩm, 1987. Cây xoay. Thông tin chuyên đề: Những loài thực vật rừng quí hiếm cần bảo vệ của Việt Nam. Bộ Lâm Nghiệp; Viện Điều tra Qui Hoạch rừng, trang: 62-6; 3. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. Tập I: 846. Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh; 6. Võ Văn Chi, 1997. Từ điển cây thuốc Việt Nam: 1345-1346. Nxb Y học. 4. Nguyễn Đăng Khôi (chủ biên) 2003. Caesalpiniaceae R. Br. 1814 – Họ Vang. Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập II (Nguyễn Tiến Bân – Chủ biên): 741. Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội; 5. E.W.M. Verheij and R.E. Coronel (Editors) (1991). Edible fruits and nuts. No2. Plants Resources of South- East Asia. Pudoc Wageningen, Netherland. 375.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2