intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tai nạn… ngay trong nhà

Chia sẻ: Bambi Bambi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

58
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Để con được an toàn, nhiều phụ huynh hạn chế đưa con ra ngoài. Thế nhưng, ngay trong tổ ấm gia đình, cũng có biết bao hiểm nguy rình rập các bé. Phỏng Trong nhà, nơi nguy hiểm nhất là bếp. Sau khi nấu xong, các món thường được đưa ra vị trí trung chuyển: nền nhà, mặt bàn…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tai nạn… ngay trong nhà

  1. Cha mẹ cần đảm bảo an toàn cho trẻ cả ở trong nhà. (Ảnh minh họa). Tai nạn… ngay trong nhà - Để con được an toàn, nhiều phụ huynh hạn chế đưa con ra ngoài. Thế nhưng, ngay trong tổ ấm gia đình, cũng có biết bao hiểm nguy rình rập các bé. Phỏng Trong nhà, nơi nguy hiểm nhất là bếp. Sau khi nấu xong, các món thường được đưa ra vị trí trung chuyển: nền nhà, mặt bàn… Đã có không ít trường hợp tai nạn thương tâm xảy ra do bé tò mò với, kéo, vọc đồ ăn còn nóng hoặc vấp té vào nồi canh, ấm nước sôi… Vì vậy, khi trong nhà có trẻ em, cần chú ý tuyệt đối không cho trẻ xuống bếp. Không vừa bế con, vừa làm bếp, vì dễ khiến bé bị phỏng hơi, dầu mỡ sôi văng vào mắt, phỏng tay chân do bé quơ quào, mẹ và bé mất thăng bằng, trượt té vào đồ ăn nóng… Với trẻ còn nhỏ, tốt nhất đặt bé vào cũi, nôi. Với trẻ lớn hơn, nên đợi cho trẻ ngủ hãy làm bếp hoặc tranh thủ làm từ sáng sớm, lúc mọi người trong gia đình chưa đi làm. Với trẻ đã biết phân biệt
  2. sự nguy hiểm, cần giải thích cho trẻ về các tai nạn và tuyệt đối không cho trẻ lại gần khu vực nấu nướng. Ngay trong nhà cũng có rất nhiều nguy hiểm rình rập các bé. (Ảnh minh họa). Đứt tay, uống nhầm hóa chất, điện giật Trẻ đang độ tuổi lớn vốn hiếu động, thích khám phá môi trường xung quanh. Vì thế, trẻ dễ bị đứt tay, điện giật, thậm chí uống nhầm hóa chất, ăn nhầm thuốc do tưởng là nước, sữa, kẹo… Vì vậy, cha mẹ phải cẩn trọng canh chừng trẻ, không để dao, kéo, vật nhọn, thuốc, hóa chất, dầu xăng… trong tầm tay của trẻ. Nút chặt các ổ điện dưới thấp. Thú vật cắn
  3. Trẻ em rất yêu vật nuôi, vì thế, khi nhìn thấy thú vật, bé thường sà vào đòi bắt, nắm đuôi, ôm chặt các con thú. Tất cả những hành động này đều có thể dẫn đến sự phản kháng tự vệ của vật nuôi. Vì thế, không cho trẻ đến gần, bồng bế vật nuôi, kể cả quen và lạ. Hóc, nhét dị vật vào tai, mũi Trẻ cũng dễ hóc đồ chơi hoặc nhét đồ chơi vào lỗ mũi, lỗ tai… gây viêm tai, viêm mũi. Đã có không ít trường hợp phải phẫu thuật mới lấy được dị vật. Cần chú ý quan sát khi trẻ chơi, nhắc nhở trẻ về những điều không được làm. Chọn đồ chơi phù hợp lứa tuổi của trẻ. Sơ cứu Phỏng: Với vết phỏng diện tích lớn, cần nhanh chóng rửa bằng nước sạch rồi đưa trẻ đến cơ quan y tế gần nhất. Với vết phỏng diện tích nhỏ, rửa sạch bằng nước vô trùng rồi thoa thuốc trị phỏng, dầu mù u… Bài liên quan: Tai nạn… ngay trong nhà Đảm bảo an toàn cho con Trẻ bị hóc – phải cẩn thận Tránh cho con bị bỏng Uống nhầm hóa chất: Nếu các bé uống nhầm lượng hóa chất nhỏ và không độc hại, chỉ cần cho trẻ súc miệng bằng nước. Với hóa chất độc hại, cần đưa trẻ đến cơ quan y tế gần nhất. Khi đi nhớ cầm theo lọ hóa chất để nhân viên y tế tham khảo. Bị thú vật cắn: Trẻ bị chó mèo cắn, cào chiếm số lượng lớn nhất ở các bệnh viện nhi. Khi trẻ bị tấn công, cần rửa vết
  4. thương bằng xà bông và băng lại, đưa đến cơ sở y tế. Cần đưa bé đi chích ngừa dại ngay sau khi bị chó, mèo, khỉ… cắn. Khi tay chân trẻ chảy máu: Cần kê tay, chân ở vị trí cao để máu ngưng chảy, sau đó băng lại và đưa đi bệnh viện nếu vết thương lớn. Nếu bị đứt lìa, cần gói phần đứt vào vải sạch, bảo quản trong nước đá và nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được phẫu thuật nối lại. Điện giật: Trường hợp bé bị điện giật, cần ngắt dòng điện bằng dụng cụ không dẫn điện như: quần áo khô, gỗ khô, cây nhựa… và gọi cấp cứu để bác sĩ kiểm tra tình trạng thương tích của bé. Hóc: Khi trẻ bị hóc đồ chơi, cần làm động tác vỗ lưng, ấn ngực (tạo áp lực trong lồng ngực tăng đột ngột để tống dị vật ra ngoài). Đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay, đầu thấp và giữ chặt đầu trẻ. Dùng tay vỗ năm cái thật mạnh vào lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai. Sau đó lật ngửa trẻ, nếu thấy trẻ vẫn khó thở, dùng hai ngón tay ấn mạnh ngực trẻ năm cái ở vùng nửa dưới xương ức. Nếu vẫn còn khó thở, lặp lại thủ thuật vỗ lưng ấn ngực năm, sáu lần. Kem đánh răng, nước mắm… thường được dùng để xịt, bôi vào vết thương do phỏng. Đây là điều không nên làm vì dễ gây nhiễm trùng vết thương, khiến nhân viên y tế gặp nhiều khó khăn trong xử lý vết thương. Bàn thờ ông thần tài với ngọn đèn nhấp nháy rất thu hút bé, các bé hay chộp bóng đèn, gây bể và bị điện giật. Cần đặt bàn thờ ở vị trí mà bé không thể tiếp cận. Khi nuôi thú, cần chủng ngừa bệnh cho chúng, bởi
  5. chỉ một cái liếm của chó cũng có thể gây bệnh dại cho người nếu bé có vết thương nhỏ đúng vị trí chó liếm. BS Đinh Tấn Phương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2