Tại sao chúng ta mất người tài?
lượt xem 30
download
Tại sao chúng ta mất người tài? Một số sinh viên mới ra trường chỉ công tác khoảng 10 năm đã có lưng vốn khá, tậu được ô tô đi làm là một hiện tượng không thiếu. Vì vậy, công việc với thu nhập cao sẽ giúp mưu sinh dễ dàng hơn và thu hút được người lao động trình độ cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tại sao chúng ta mất người tài?
- Tại sao chúng ta mất người tài? Một số sinh viên mới ra trường chỉ công tác khoảng 10 năm đã có lưng vốn khá, tậu được ô tô đi làm là một hiện tượng không thiếu. Vì vậy, công việc với thu nhập cao sẽ giúp mưu sinh dễ dàng hơn và thu hút được người lao động trình độ cao. Tại sao các cơ quan ngoài nhà nước lại trả thu nhập cao cho họ và thật sự đã đúng sức lao động của họ chưa là điều ít ai nghĩ tới. Trước hết tôi rất hoan nghênh và cám ơn PGS. Nguyễn Thu Linh và Vietnamnet đã nêu chủ đề này, chủ đề tìm hiểu về suy nghĩ của công chức
- và lý giải phần nào hiện tượng một số công chức muốn xin ra khỏi các cơ quan nhà nước. Trả lương cao - một cách làm khôn ngoan Về suy nghĩ của các công chức, có thể có sự khác biệt nào đó theo lứa tuổi, trình độ nhưng rõ ràng ngoài công việc, kiếm sống họ còn để ý đến sự “an tâm”, an tâm về cường độ làm việc không cao, thời gian không quá khắt khe, an tâm về tính ổn định trong các cơ quan nhà nước, an tâm vì được nhận đồng lương chân chính và coi như mình đã góp công góp sức cho sự phát triển đất nước,… Vậy những người làm việc ở các cơ quan ngoài nhà nước có “được” những điều này không? Đây là điểm cần làm rõ để có sự so sánh tiến tới giải thích lý do một số người muốn chuyển sang làm việc ở cơ quan ngoài nhà nước. Trước hết về lương hay nói đúng hơn là thu nhập từ các cơ quan ngoài nhà nước thì “có lẽ" - vì tôi không nắm hết - cao hơn. Thật ra người ta cũng chỉ nghe đồn chỗ này thu nhập cao ngất nhưng thực hư thì không biết thế nào - vì ít khi họ công khai thu nhập. Tuy nhiên, một số sinh viên mới ra trường chỉ công tác khoảng 10 năm đã có lưng vốn khá, tậu được ô tô đi làm là một hiện tượng không thiếu. Vì vậy, công việc với thu nhập cao sẽ giúp mưu sinh dễ dàng hơn và thu hút được người lao động trình độ cao. Tại sao các cơ quan ngoài nhà nước lại trả thu nhập cao cho họ và thật sự đã đúng sức lao động của họ chưa là điều ít ai nghĩ tới. Theo lý thuyết kinh tế thì thu nhập của người lao động phải được trả theo
- đúng sức lao động và hiệu quả công việc của người ấy. Con người, muốn biết được rõ hơn sức lao động và hiệu quả lao động của mình phải thông qua chi phí cơ hội của lao động được thẩm định bằng thị trường lao động. Đây là những điều cần được làm rõ trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì những khái niệm này chưa được làm rõ nên khó có khả năng đánh giá sức lao động và hiệu quả lao động của cán bộ, công chức và người lao động nói chung. Theo tôi được biết (thông qua cảm nhận và quan sát của cá nhân) thì ở các cơ quan ngoài nhà nước, sức lao động, cường độ lao động khá cao, thậm chí thời gian lao động cũng ngặt nghèo hơn so với cơ quan nhà nước. Vì vậy, tuy thu nhập nhiều hơn nhưng không chắc là đã đúng với sức lao động bỏ ra hay chưa và phần chưa đúng này chắc chắn vào tay ai khác chứ không phải vào tay nhà nước như đối với các công chức. Tại sao công chức có vẻ yên tâm về tính ổn định trong công việc trong khi ở các cơ quan ngoài nhà nước thì tính ổn định này không cao? Phải chăng nhà nước tuyển công chức chưa thật sự theo công việc và công việc do nhà nước đặt ra có thời hạn dài hơn. Chắc chắn là không. Vậy lý do có thể là theo các quy định hành chính chăng? Lúc đầu có thể tuyển vì công việc nhưng vì tuyển biên chế không quy định thời gian nên không thể giữa đường thải hồi người lao động. Trong khi ở các cơ quan ngoài nhà nước họ tuyển người thường trong khoảng thời gian nhất định và hết hạn thì không có lý do gì để đòi hỏi việc làm nếu chủ không muốn. Trong các cơ quan công quyền bây giờ cũng có loại lao động ký theo hợp đồng ngắn hạn nhưng mức thu nhập của người lao động lại thấp hơn nhiều nên chỉ dành cho những người chờ biên chế, hoặc chưa tìm được chỗ làm.
- Thế nào là thu nhập chân chính, hợp pháp? Tại sao công chức lại coi thu nhập của mình là chân chính? Vậy, thu nhập của người lao động ở các cơ sở ngoài nhà nước là không chân chính hay sao? Thật ra khái niệm chân chính ở đây không rõ ràng lắm và nó có vẻ như đo bằng giá trị đạo đức truyền thống. Ở nhiều nước, người ta không lấy thu nhập chân chính là thước đo mà thay bằng thu nhập hơp pháp. Vậy có loại thu nhập hợp pháp mà không chân chính hay không? Ở các nước khác, họ cho phép hoạt động mại dâm nên tiền thu từ hoạt động này, sau khi đóng thuế, sẽ là thu nhập hợp pháp. Trong khi đó, theo quan điểm của đại đa số dân Việt Nam, đây là thu nhập không chân chính. Có lẽ vì vậy mà chúng ta loại trừ tệ nạn này. Liên quan đến vấn đề công việc hợp pháp, vai trò của Nhà nước có tính quyết định. Nhà nước phải quy định được loại hình việc làm hợp pháp để các cơ sở , “ông chủ” muốn tạo việc làm phải tuân thủ cả về loại hình và số lượng. Người lao động muốn làm việc cũng phải chứng minh được khả năng làm việc thông qua bằng cấp, giấy chứng nhận đào tạo từ các cơ quan có thẩm quyền do nhà nước quy định. Và, hợp đồng làm việc giữa “chủ” và “thợ” cũng phải được xác nhận của chính quyền theo thủ tục đơn giản. Khi đó thu nhập của người lao động sẽ là hợp pháp. Ở nước ngoài, sinh viên đang học chỉ được làm việc khi có “sổ” và không được làm quá thời gian quy định. Ở nước ta, công việc này có vẻ chưa tốt lắm?. Tính hợp pháp còn thể hiện ở việc đóng thuế khi có thu nhập theo quy định hiện hành. Quốc hội thảo luận nên miễn thuế cho các đối tượng thu nhập thấp, đặc biệt là nông dân. Đó là sự ưu ái, là sự quan tâm của xã hội ta đối với người nghèo. Nhưng như vậy cũng chưa phải là tối ưu vì đóng thuế thu
- nhập không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền lợi của công dân. Họ có quyền được đóng thuế để xác nhận đồng tiền họ có được là hợp pháp. Nhà nước có thể ưu tiên cho các ngành (như nông nghiệp chẳng hạn), các công việc thu nhập thấp bằng mức thuế thấp hơn. Vì vậy, thay vì đánh thuế thu nhập theo thu nhập từng người thì đánh thuế theo từng loại hình ngành nghề, loại hình công việc với mức thuế khác nhau. Ví dụ, tôi là một giảng viên thì lương nhận được đóng thuế 5% nhưng thu nhập từ viết sách phải đóng 10% còn thu nhập từ hợp đồng với doanh nghiệp về chuyển giao công nghệ có thể lên tới 30%. Đây là cách các nước vẫn làm nhưng có lẽ do thủ tục hành chính, do mức thu từ người thu nhập thấp “không đáng bao nhiêu” nên được miễn chăng? Mất người tài là do quản lý không chặt? Cuối cùng tôi muốn góp phần lý giải hiện tượng một số cán bộ công chức xin chuyển sang làm việc tại các cơ quan ngoài nhà nước. Nguyên nhân sâu xa nhất đó là nhà nước để họ lựa chọn. Trước đây, trong thời gian “bao cấp”, sinh viên lứa chúng tôi gần như được nhà nước nuôi ăn học nên ra trường chịu sự phân công của nhà nước là lẽ đương nhiên, kể cả lên công tác ở vùng sâu vùng xa. Bây giờ nhà nước không “bao cấp” được hết nên sinh viên ra trường có thể “chọn” chỗ làm?. Thật ra nhà nước ta cũng phải bỏ vốn rất lớn để đào tạo, kể cả đào tạo cử nhân tài năng, cử nhân chất lượng cao với nhiều hỗ trợ kinh phí nhưng rồi chúng ta vẫn không thu hút được sinh viên ra trường công tác ở các cơ quan nhà nước. Đây chính là “mâu thuẫn” còn rơi rớt lại do quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Nhà nước không thể ép buộc được sinh viên ra trường làm việc cho mình trong khi vẫn đầu tư không nhỏ,
- thậm chí không tăng học phí cho mục đích nâng cao chất lượng đào tạo. Trong khi đó chúng ta mở cửa, thậm chí cấp học bổng cho sinh viên đi học nước ngoài nhưng liệu họ có về nước làm việc không? Chưa nói làm việc trong các cơ quan công quyền. Nhà nước ta cũng công nhận nhiều loại hình hoạt động kinh tế ngoài nhà nước và như vậy tạo khả năng “lựa chọn” việc làm và việc nhiều người “ra đi”, chuyển sang làm việc ở cơ quan ngoài nhà nước là điều dễ hiểu. Nhìn nhận vấn đề này như thế nào và làm sao thu hút người tài làm việc trong các cơ quan công quyền rất cần được thảo luận. Bản thân tôi cũng muốn trình bày suy nghĩ của mình. Theo Lanhdao.net
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
6 cách nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề
3 p | 386 | 128
-
Kỹ Năng Giao Tiếp Qua Email
5 p | 298 | 74
-
Team work - làm việc theo nhóm
5 p | 277 | 50
-
Làm gì khi đồng nghiệp bạn là người khó tính?
5 p | 151 | 27
-
Đau khổ
4 p | 116 | 19
-
Làm sao khám phá khả năng tiềm ẩn và nuôi dưỡng niềm đam mê học tập của con trẻ?
8 p | 143 | 13
-
Hãy lắng nghe từ số 0
3 p | 85 | 9
-
Sự tham lam (Bài 4/5)
4 p | 75 | 4
-
Tại sao thế hệ Google lại kém thông minh?
5 p | 86 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn