intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tại sao một số người không thích vị xúp-lơ xanh?

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

64
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các tế bào cảm thụ vị giác tập trung trong nụ vị giác trên lưỡi và phần trên của miệng. Chúng có phản ứng riêng biệt với các vị mặn, ngọt, chua và đắng. “Những người có nhiều tế bào cảm thụ với một số hóa chất đặc thù trong thức ăn sẽ cảm nhận vị đó mạnh hơn. Vị đắng mà một số người cảm nhận khi ăn món xúp-lơ xanh liên quan tới một tế bào thụ cảm đặc thù và cũng liên quan tới một hóa chất khác mà các nhà nghiên cứu thường sử dụng trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tại sao một số người không thích vị xúp-lơ xanh?

  1. Tại sao một số người không thích vị xúp-lơ xanh? Các tế bào cảm thụ vị giác tập trung trong nụ vị giác trên lưỡi và phần trên của miệng. Chúng có phản ứng riêng biệt với các vị mặn, ngọt, chua và đắng. “Những người có nhiều tế bào cảm thụ với một số hóa chất đặc thù trong thức ăn sẽ cảm nhận vị đó mạnh hơn. Vị đắng mà một số người cảm nhận khi ăn món xúp-lơ xanh liên quan tới một tế bào thụ cảm đặc thù và cũng liên quan tới một hóa chất khác mà các nhà nghiên cứu thường sử dụng trong nghiên cứu vị giác có ký hiệu hóa học là N-6-tropyluracil. Chất này giống như một dấu hiệu nhận biết của một số tế bào cảm thụ vị giác. Do vậy, một số người cảm nhận vị đắng của xúp-lơ xanh được gọi là những người có vị giác ‘siêu nhạy’’, Phó Giáo sư Russell Keast từ Khoa Khoa học Dinh dưỡng và Thể dục thuộc Đại học Deakin cho biết. Vị giác siêu nhạy “Nhìn chung, 20% dân số là những người có vị giác siêu nhạy, 30% là những người không cảm nhận được vị thức ăn và số còn lại có khả năng vị giác trung bình”, ông Keast nói. Ông Keast cũng lưu ý rằng giữa các nền văn hóa có sự khác biệt và phụ nữ chiếm đa số trong số những người có vị giác ‘siêu nhạy’ so với nam giới. Những người có khả năng vị giác nhạy có xu hướng thiên về làm các nghề như nếm rượu vang hoặc liên quan tới nghệ thuật ăn uống.
  2. “Tuy nhiên, nếu có thể nếm một hợp chất tinh hơn không có nghĩa là bạn sẽ nhạy cảm với các hợp chất. Thậm chí nếu nhạy cảm, điều đó cũng không chứng tỏ rằng bạn có thể thực hiện tốt những nhiệm vụ của một người làm nghề nếm rượu vang hoặc dầu ô-liu. Những khả năng như nhận biết một số hương liệu nhất định và đánh giá mức độ đậm đặc của nó là nhờ quá trình tập luyện”, ông Keast nhận định. Trên thực tế có nhiều cách khác để giải thích tại sao mỗi người thích một vị nào đó hơn chứ không chỉ thông qua số lượng tế bào cảm thụ vị giác. Cảm nhận độ mịn và mùi vị cũng đóng vai trò quan trọng. Sự khác biệt trong khả năng cảm nhận cùng một hương vị liên quan tới những trải nghiệm và những gì đã được tiếp xúc, ví dụ một số người Australia có thể cho rằng một vài món ăn Trung Quốc có mùi khó chịu do thói quen cảm nhận mùi vị khác biệt. Tuy nhiên, nếu lớn lên với những món ăn này, bạn sẽ không sẽ cảm thấy mùi thức ăn này khó chịu. Hồi tưởng về những món ăn không ngon Phó Giáo sư Keast cho biết việc từng ăn một món ăn ‘kinh khủng’ sẽ có tác động tới tâm lý lâu dài. “Nếu bạn ăn một món ăn khó nuốt và đột nhiên bị đau quặn bụng và nôn mửa, đó sẽ là cảm giác mạnh khiến bạn nhớ mãi món ăn này thậm chí nhiều giờ và nhiều ngày sau. Khi có một trải nghiệm không thú vị, cảm giác về nó có thể ám ảnh suốt cuộc đời’, ông Keast nói. Giống như phản ứng khác nhau với cà phê, nguyên nhân có thể do ấn tượng ban đầu về hương vị.
  3. Cà phê là một ví dụ điển hình về một loại đồ uống mà ban đầu người ta không cảm nhận được vị ngon nhưng nó có tác dụng sau tiêu hóa tuyệt vời. Con người có thể ăn hay uống một thứ gì đó có vị kinh khủng khiến họ cảm thấy khó chịu nhưng cũng có thể thưởng thức một thứ như caffeine giúp họ cảm thấy thoải mái và thích thú. Khả năng vị giác là kết hợp giữa yếu tố di truyền và trải nghiệm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2