Tầm nhìn văn hóa thời hội nhập
lượt xem 91
download
Vào WTO, doanh nhân nước ta đứng trước cơ hội lớn để phát triển. Đó là sân chơi lớn toàn cầu, thị trường lớn toàn cầu và hệ thống luật pháp minh bạch, công bằng, dễ dự đoán.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tầm nhìn văn hóa thời hội nhập
- Văn hóa doanh nhân Tầm nhìn văn hóa thời hội nhập Vũ Quốc Tuấn Từ ngày 11-1-2007, nước ta chính thức là thành viên thứ 150 của WTO, tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh, điều tiết 85% thương mại hàng hóa và 90% thương mại dịch vụ toàn cầu. Hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, doanh nhân nước ta đứng trước những đòi hỏi mới về tầm nhìn, về kiến thức kinh doanh cũng như kỹ năng quản lý, v.v... Tầm nhìn toàn cầu Vào WTO, doanh nhân nước ta đứng trước cơ hội lớn để phát triển. Đó là sân chơi lớn toàn cầu, thị trường lớn toàn cầu và hệ thống luật pháp minh bạch, công bằng, dễ dự đoán. Đương nhiên, có những thách thức lớn đối với nền kinh tế đang còn nhiều yếu kém, chưa thật bền vững của nước ta. Cơ hội là to lớn, nhưng như Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đã nói, “không có chuyện khi vào WTO là sẽ “đổi đời” ngay”, dễ từ lạc quan chuyển sang “lạc quan tếu”. Cơ hội chỉ đến với những người biết nắm lấy cơ hội và có những biện pháp chuyển cơ hội từ tiềm năng thành hiện thực để phát triển. Điều kiện quyết định để doanh nghiệp, doanh nhân giành được thắng lợi trong cuộc hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay chính là tầm nhìn của mỗi doanh nhân – tầm nhìn toàn cầu để có tư duy toàn cầu trong từng hoạt động sản xuất, kinh doanh cụ thể. Từ nay, mỗi doanh nhân Việt Nam đã là doanh nhân “toàn cầu”, với ý nghĩa là có tầm nhìn toàn cầu, tư duy toàn cầu, hoài bão toàn cầu, ý chí kinh doanh toàn cầu, và từ đó, đề ra và quyết định những giải pháp để đưa doanh nghiệp của mình ra thị trường toàn cầu một cách thắng lợi, giảm thiểu những thua thiệt có thể xảy ra. Đó là tầm nhìn rộng hơn, xa hơn, nắm bắt thông tin thị trường thế giới để định vị được sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình, và điều quan trọng là “biết mình, biết người”, biết chỗ hay, chỗ dở của người cũng như chỗ hay, chỗ dở của mình, rồi từ đó tìm ra những giải pháp đối phó. Nắm bắt chỗ hay của người là cần thiết, nhưng biết được chỗ dở của người lại càng có ích hơn, vì qua đó, ta biết được kẽ hở của họ, ta nên chọn mặt hàng nào là lợi thế của ta để đưa hàng hóa, dịch vụ đó ra thế giới. Tầm nhìn toàn cầu cũng đòi hỏi đổi mới kỹ năng kinh doanh, làm ăn có tính toán căn cơ, quản lý kinh doanh cũng như điều hành doanh nghiệp một cách khoa học, bài bản, khắc phục lối kinh doanh cò con, đánh quả, chụp dựt. Trong doanh nghiệp, rất cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản
- 2 xuất, kinh doanh, áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế để có tiếng nói chung trong đánh giá giá trị của hàng hóa. Đáng chú ý là từ nay, hoạt động sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đã bước ra sân chơi toàn cầu với những đối thủ mới, trong đó, không ít đối thủ già dặn hơn ta về kinh nghiệm cạnh tranh trên thương trường, có những kỹ thuật để bảo vệ hàng hóa, sản phẩm của họ. Chính vì vậy, doanh nhân nước ta phải nắm bắt được pháp luật quốc tế, biết cách đối phó với những vụ kiện cáo của nước đối tác về nhãn mác hàng hóa, về chống bán phá giá, v.v... để tránh thua thiệt. Đối với mỗi doanh nhân, với nhận thức rõ ràng mình là nhân vật trung tâm của hội nhập, điều quan trọng là nêu cao ý chí tự tôn dân tộc, kiên cường khắc phục khó khăn, dũng cảm, mưu trí, chấp nhận rủi ro, thách thức, quyết tâm cùng toàn dân nhanh chóng xóa tình trạng kém phát triển của đất nước, có hoài bão làm ăn lớn, biết liên kết, liên doanh để tăng thêm sức mạnh. Tiếp theo, đó là tính cần mẫn, ham học hỏi, không ngừng bổ sung kiến thức, nâng cao kỹ năng quản lý, nắm bắt kịp thời để ứng dụng có kết quả những thành tựu mới nhất về khoa học, công nghệ cũng như về quản trị doanh nghiệp của thế giới, kể cả có trình độ ngoại ngữ cần thiết cho giao dịch. Đó là những điều kiện quyết định để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, nhất là để tạo nên “sự khác biệt”, tạo nên giá trị tăng thêm ngày càng cao trong mỗi sản phẩm của doanh nghiệp. Trong tình hình hội nhập, doanh nhân càng cần đặc biệt quan tâm việc phát triển nhân lực, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động kỹ thuật và nhân lực cấp cao, coi nhân lực là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định để bảo đảm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Văn hóa kinh doanh đòi hỏi doanh nhân – chủ doanh nghiệp quan tâm giải quyết tốt các quan hệ trong doanh nghiệp, biểu hiện trong thái độ ứng xử giữa chú doanh nghiệp với người lao động, tạo môi trường thuận lợi cho mọi người phát huy tài năng, thỏa sức cống hiến, để họ thấy được hướng phát triển trong tương lai và từ đó yên tâm trong vị trí hiện tại. Tinh thần cộng đồng, truyền thống quan tâm đến xã hội, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện của doanh nhân nước ta cần được tiếp tục phát huy. Doanh nhân Việt Nam ngày nay tiếp thu từ truyền thống ý chí kiên cường trong đấu tranh giữ nước và xây dựng nước; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý trong ứng xử; giản dị, tinh tế và thanh cao trong lối sống. Hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu rộng, cạnh tranh càng gay gắt, những đức tính ấy càng cần được bồi dưỡng, nâng cao và tỏa sáng. Văn hóa trong cạnh tranh
- 3 Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là động lực của phát triển; không có cạnh tranh thì không có phát triển. WTO là một sân chơi lớn, tại đây, một cuộc cạnh tranh quy mô lớn, toàn cầu đang diễn ra hết sức gay gắt. Đó là cuộc cạnh tranh giữa từng sản phẩm hàng hóa, từng dịch vụ cũng như giữa các doanh nghiệp và rộng hơn, là cạnh tranh giữa các quốc gia; thể hiện trong tất cả các ngành, lĩnh vực; kể cả trong sản xuất cũng như trong phân phối ... Ở đây, không có chuyện người thắng, kẻ thua như trong chiến tranh, mà mọi người đều cùng thắng (win – win), cũng có nghĩa là mỗi doanh nghiệp tìm được kẽ hở để len vào, tìm chỗ trống để bổ sung, biết phân khúc thị trường, thua keo này, bày keo khác, v.v... Văn hóa kinh doanh là cùng hợp tác, cùng cạnh tranh, cạnh tranh trong hợp tác, không dùng những thủ đoạn trái pháp luật hoặc trái đạo đức để kiếm lời. Văn hóa kinh doanh cũng đòi hỏi doanh nhân nắm bắt được truyền thống văn hóa, quy tắc ứng xử của nước đối tác, từ cách ăn mặc, đi đứng, giao tiếp, ... để tạo tình cảm thân thiện khi quan hệ, tránh những ứng xử không phù hợp với văn hóa nước bạn. Từ nay, khi cuộc cạnh tranh với quy mô toàn cầu mở ra, những sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ mà doanh nhân nước ta mang ra trao đổi, từ gạo, tôm cá, hồ tiêu, cao su cho đến quần áo, giày dép, máy móc, thiết bị, các loại dịch vụ ... đều phải có sức cạnh tranh cao hơn trước, không những trên thị trường WTO mà ngay trên thị trường trong nước; đó là điều đã rõ. Song, điều cần nhấn mạnh là: đó không chỉ là những hoạt động đơn thuần kinh tế, mà ấn chứa bên trong các sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ ấy, luôn luôn có hàm lượng văn hóa, trước hết là văn hóa của doanh nghiệp – nơi sản xuất và rộng hơn, qua đó, thấy rõ bản sắc văn hóa của cả Việt Nam ta. Văn hóa Việt Nam không chỉ thể hiện rõ trong những sản phẩm cụ thể, nhận biết ngay được như sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của các làng nghề, mà còn thể hiện ngay trong chất lượng của tất cả các loại sản phẩm hàng hóa khác, trong phương thức kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cũng như trong thái độ ứng xử của mỗi doanh nhân. Ngày nay, người tiêu dùng không chỉ quan tâm giá cả của hàng hóa, mà ngày càng quan tâm hơn đến các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến sức khỏe của họ, cũng như quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe cho người lao động trong doanh nghiệp và bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh, thể hiện trong các bộ tiêu chuản quản lý chất lượng ISO đang được áp dụng phổ biến trên thế giới. Có thể ví dụ: nếu như trong con tôm, con cá có những hóa chất có hại cho sức khỏe người tiêu dùng; nếu như trong giày dép, chất lượng của nguyên liệu không tốt, dùng chóng hỏng, chất lượng không đồng đều; nếu như doanh nghiệp gây ra ô nhiễm môi trường, v.v... thì rõ ràng là nội dung văn hóa trong sản phẩm, hàng hóa đã không được bảo đảm, ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của nhà sản xuất, mất tín nhiệm đối với người tiêu dùng trong nước cũng như trên thế giới. Nói cách khác, kinh tế và văn hóa gắn bó
- 4 với nhau, quyện vào nhau trong mỗi sản phẩm hàng hóa, mỗi loại dịch vụ. Chúng ta mang hàng hóa ra thị trường WTO càng nhiều càng tốt, nhưng tất cả cần phải toát lên bản sắc văn hóa Việt Nam, làm cho sản phẩm, hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam vẫn có những nét riêng của văn hóa Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm văn hóa kinh doanh toàn cầu. Thị trường toàn cầu rộng mở, trên thị trường nước ta, sẽ có nhiều hàng hóa của các nước trong WTO. Người tiêu dùng nước ta sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn hàng hóa phù hợp với yêu cầu của mình, kể cả hàng do doanh nghiệp nước ta hoặc do doanh nghiệp nước ngoài sản xuất. Không nên hô hào “lòng yêu nước” kiểu như “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” để động viên tiêu dùng những hàng hóa kém chất lượng, chỉ vì đó là hàng hóa của ta sản xuất; vì về thực chất, cách suy nghĩ này sẽ hạn chế tinh thần vươn lên nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dung dưỡng thói quen ỷ lại, dựa dẫm của một số doanh nghiệp; và như vậy, cũng sẽ có hại cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế. Trong quan hệ với các đối tác, cần thực hiện đầy đủ các cam kết, tuân thủ pháp luật và hợp đồng với các đối tác, từ chất lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ đến thời gian giao nhận, phương thức giao nhận, không thể tùy tiện. Có thể nói đây là yếu tố văn hóa đầu tiên và quan trọng nhất để giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh: cạnh tranh bằng uy tín, bằng chất lượng. Chữ “tín” trong kinh doanh ngày nay lại càng quan trọng, vì không chỉ bó hẹp trong một số nước mà đã mở rộng ra quy mô toàn cầu, ảnh hưởng đến uy tín của cả Việt Nam. Chính chữ “tín” này được bảo đảm sẽ tránh được những thua thiệt do các vụ kiện tụng, tranh chấp thương mại có thể xảy ra nhiều hơn trước. Thời hội nhập cũng càng cần thiết mở rộng liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp cùng ngành, trong nước và nước ngoài, qua đó mà tiếp thu công nghệ, kỹ năng quản lý tiên tiến ... cũng như tăng cường hoạt động của các hội, hiệp hội doanh nghiệp, để tăng thêm năng lực cạnh tranh. Văn hóa doanh nhân ở đây thể hiện trong tinh thần thân thiện, thái độ hợp tác chân thành, tin cậy lẫn nhau trong từng ngành hàng, từng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, là sự hợp tác để nâng cao chất lượng hàng hóa, là để cùng thực hiện chuỗi phân phối, giành thêm thị phần cho cả ngành hàng, v.v... Chúng ta tin tưởng rằng, trong thời hội nhập, doanh nhân nước ta không những xứng đáng với danh xưng doanh nhân Việt Nam mà còn từng bước có vị trí xứng đáng trong đội ngũ doanh nhân thế giới, không chỉ là doanh nhân có tầm vóc lớn trong kinh doanh mà quan trọng hơn nữa, đó là những doanh nhân có văn hóa. --------------------------------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hiện Tượng Hội Nhập Văn Hóa Dưới Thời Lý Trần
17 p | 214 | 58
-
Tìm hiểu văn hóa đối ngoại Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế: Phần 1
79 p | 30 | 12
-
Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới: Phần 1
668 p | 31 | 7
-
Xây dựng tầm nhìn toàn cầu trong nghiên cứu và phát triển khoa học nghiệp vụ sư phạm, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của ngành - Hồ Bá Thâm
9 p | 102 | 6
-
Cần làm gì để các mô hình trung tâm tri thức và liên kết thư viện đi vào hoạt động hiệu quả - nhìn nhận từ chính sách đến thực tiễn
11 p | 35 | 3
-
Nghiên cứu Đạo pháp dân tộc chủ nghĩa xã hội và hòa bình: Phần 2
197 p | 10 | 3
-
Thời báo MêKông: Số 115 tháng 4/2016
24 p | 52 | 1
-
Khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam thời hội nhập (Tiếp theo và hết)
6 p | 29 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn