intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thời báo MêKông: Số 115 tháng 4/2016

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

53
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời báo MêKông gồm các chuyên mục như: Sự kiện - Tiêu điểm, Kinh tế - Phát triển & Hội nhập, Xây dựng - Bất động sản - Vật liệu xây dựng, Doanh nhân Việt - Tâm thế & Tầm nhìn, An toàn giao thông, Đời sống đô thị - Xây dựng nông thôn mới... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thời báo MêKông: Số 115 tháng 4/2016

Số 115 tháng 4/2016<br /> thbmekong@gmail.com<br /> tbmekong@yahoo.com<br /> www.vilacaed.org.vn<br /> <br /> Hotline: 091 4851538<br /> <br /> 090 9933888<br /> 098 7612850<br /> <br /> Khuất tất trong xử lý<br /> sai phạm ở cơ quan<br /> Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam?<br /> Kỳ 1: Sai phạm<br /> nghiêm trọng<br /> vẫn được<br /> bổ nhiệm<br /> T.22<br /> <br /> Kỳ 2:<br /> <br /> Vụ Tiêu cực đấu giá<br /> ở Bình Phước:<br /> <br /> CẢ LÀNG BỨC XÚC CHÍNH QUYỀN “KHÔNG BIẾT”?<br /> <br /> <br /> <br /> Vì đâu Nhà nước<br /> bị thất thoát<br /> hàng chục tỷ đồng?<br /> Kỳ 2:<br /> <br /> Tiếp theo bài: Hưng Yên - Có hay không<br /> sai phạm trong quy trình dồn thửa đổi ruộng<br /> ở xã Việt Hưng? T.15<br /> <br /> T.15<br /> <br /> T.21<br /> <br /> Thủ đoạn<br /> chiêu dụ khách hàng<br /> của Công ty<br /> Thiên Ngọc Minh Uy<br /> <br /> T.16<br /> <br /> NSƯT Bạch Tuyết<br /> & Chuyện đời có hậu<br /> nhờ niềm tin tuyệt đối<br /> vào Phật pháp<br /> <br /> Bạc Liêu:<br /> Mẹ con sản phụ<br /> chết bất thường<br /> trong phòng mổ<br /> <br /> T.12<br /> Phát hành thứ 5 hàng tuần<br /> <br /> 02<br /> <br /> THEO DÒNG THỜI SỰ<br /> <br /> Tổng Bí thư hội đàm với Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Lào<br /> <br /> Sáng 25/4, tại trụ sở Trung ương Đảng,<br /> Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội<br /> đàm với Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Lào<br /> Bounnhang Vorachit đang có chuyến thăm<br /> hữu nghị chính thức Việt Nam.<br /> Đây là chuyến thăm Việt Nam và nước<br /> ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước<br /> Bounnhang Vorachit trên cương vị lãnh đạo cao<br /> nhất của CHDCND Lào. Sau lễ đón chính thức<br /> theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc<br /> gia tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư Nguyễn Phú<br /> Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư - Chủ tịch nước<br /> Lào Bounnhang Vorachit.<br /> Tại hội đàm, thay mặt Đảng, Nhà nước và<br /> nhân dân Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú<br /> Trọng nhiệt liệt chào mừng Tổng Bí thư - Chủ<br /> tịch nước Bounnhang Vorachit cùng đoàn đại<br /> biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào sang thăm<br /> hữu nghị chính thức Việt Nam, mang đến những<br /> tình cảm hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, thủy<br /> chung trong sáng của Đảng, Nhà nước và nhân<br /> dân Lào anh em. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng<br /> nhấn mạnh chuyến thăm là một sự kiện quan<br /> trọng, diễn ra ngay sau thành công tốt đẹp của<br /> Đại hội mỗi Đảng và cuộc bầu cử Quốc hội khóa<br /> <br /> Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì lễ đón chính thức<br /> Tổng Bí thư - Chủ tịch nước CHDCND Lào Bounnhang<br /> Vorachit theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ<br /> quốc gia.<br /> <br /> VIII của Lào; tin tưởng chuyến thăm thành công<br /> tốt đẹp, góp phần thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai<br /> nước tiếp tục phát triển trong thời gian tới.<br /> Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Bounnhang Vorachit bày tỏ vui mừng phấn khởi khi dẫn đầu<br /> đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào sang<br /> thăm chính thức Việt Nam trong bầu không khí<br /> hai Đảng vừa tiến hành Đại hội rất thành công,<br /> Việt Nam chuẩn bị bầu cử Quốc hội khóa XIV,<br /> chào mừng 41 năm thống nhất đất nước, kỷ niệm<br /> <br /> Tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác<br /> giữa Quốc hội hai nước Việt Nam-Lào<br /> Chiều 25/4, tại Trụ sở Quốc<br /> hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn<br /> Thị Kim Ngân đã hội kiến với<br /> Tổng Bí thư - Chủ tịch nước<br /> CHDCND Lào Bounnhang Vorachith đang thăm hữu nghị<br /> chính thức Việt Nam.<br /> <br /> Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và<br /> Tổng Bí thư - Chủ tịch nước CHDCND Lào<br /> Bounnhang Vorachith. Ảnh: quochoi.vn<br /> <br /> Thay mặt Quốc hội và Ủy ban<br /> Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc<br /> hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhiệt liệt<br /> chào mừng Tổng Bí thư - Chủ tịch<br /> nước CHDCND Lào Bounnhang<br /> Vorachith và đoàn đại biểu cấp cao<br /> sang thăm hữu nghị chính thức Việt<br /> Nam. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị<br /> Kim Ngân chúc mừng thành công<br /> rực rỡ của Đại hội Đảng toàn quốc<br /> lần thứ X của Đảng Nhân dân Cách<br /> mạng Lào và cuộc bầu cử Quốc hội<br /> Lào khóa VIII; vui mừng thông báo<br /> với Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Lào<br /> Bounnhang Vorachith về kết quả kỳ<br /> họp thứ 11 - kỳ họp cuối cùng của<br /> Quốc hội khóa XIII của Việt Nam,<br /> trong đó có việc thông qua tổng kết<br /> công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của<br /> Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng<br /> Chính phủ, Nghị quyết về Kế hoạch<br /> <br /> Số 115 - Tháng 4/2016<br /> <br /> P/V<br /> <br /> 126 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tổng<br /> Bí thư - Chủ tịch nước Bounnhang Vorachit chúc<br /> mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục<br /> được tín nhiệm bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng<br /> sản Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021; cảm ơn sự<br /> đón tiếp chu đáo, nồng ấm, thắm tình hữu nghị<br /> mà các đồng chí lãnh đạo và nhân dân Việt Nam<br /> đã dành cho đoàn. Tổng Bí thư - Chủ tịch nước<br /> Bounnhang Vorachit cho biết, Việt Nam là nước<br /> đầu tiên đồng chí đến thăm ngay sau khi được<br /> bầu làm Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Lào, thể<br /> hiện sự coi trọng đặc biệt của Đảng, Nhà nước<br /> Lào và cá nhân đồng chí đối với việc giữ gìn và<br /> không ngừng vun đắp tình hữu nghị vĩ đại, quan<br /> hệ đoàn kết đặc biệt, thủy chung trong sáng, hợp<br /> tác toàn diện Việt Nam-Lào. Tổng Bí thư - Chủ<br /> tịch nước Bounnhang Vorachit nhấn mạnh, Việt<br /> Nam luôn là người bạn tin cậy, thân thiết của<br /> nhân dân Lào; tin tưởng dưới sự lãnh đạo của<br /> Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ<br /> tiếp tục giành được nhiều thành tựu mới, to lớn<br /> hơn nữa, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội<br /> lần thứ XII của Đảng, hoàn thành mục tiêu sớm<br /> đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp<br /> theo hướng hiện đại, nâng cao vị thế quốc tế của<br /> Việt Nam ở khu vực và trên thế giới.<br /> theo TTXVN<br /> <br /> Ưu tiên triển khai tốt Hiệp định Hợp tác Việt Nam-Lào<br /> P/V<br /> <br /> phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai<br /> đoạn 2016-2020...<br /> Trong thời gian tới, Quốc hội hai<br /> nước cần tăng cường hợp tác, trao đổi<br /> thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh<br /> vực lập pháp, giám sát và quyết định<br /> những vấn đề lớn của đất nước, trong<br /> đó đặc biệt quan tâm đến việc chỉ đạo,<br /> giám sát việc thực hiện thỏa thuận cấp<br /> cao, các hiệp định hợp tác giữa hai nước.<br /> Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Lào<br /> Bounnhang Vorachith bày tỏ vui<br /> mừng sang thăm hữu nghị chính<br /> thức Việt Nam; cảm ơn sự đón tiếp<br /> trọng thị, thắm tình đồng chí của các<br /> đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước,<br /> Quốc hội, Chính phủ Việt Nam; chúc<br /> mừng đồng chí Nguyễn Thị Kim<br /> Ngân được Quốc hội tín nhiệm bầu<br /> làm Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Đánh giá cao sự<br /> phối hợp ngày càng chặt chẽ, có hiệu<br /> quả giữa Quốc hội hai nước thời gian<br /> qua, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Lào<br /> Bounnhang Vorachith bày tỏ mong<br /> muốn trên cơ sở quan hệ chính trị<br /> đang phát triển rất tốt đẹp giữa hai<br /> Đảng, hai nước, Quốc hội hai nước sẽ<br /> tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường hợp<br /> tác, chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp<br /> chặt chẽ trên các vấn đề mà hai nước<br /> cùng quan tâm. Tổng Bí thư - Chủ<br /> tịch nước Lào Bounnhang Vorachith<br /> khẳng định, nhân dân Lào sẽ tiếp<br /> tục duy trì, vun đắp cho tình hữu<br /> nghị giữa hai Đảng, hai Nhà nước,<br /> góp phần đưa quan hệ Việt-Lào lên<br /> tầm cao mới.<br /> <br /> <br /> <br /> Chiều 25/4, tại Trụ sở Chính<br /> phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân<br /> Phúc đã hội kiến với Tổng Bí<br /> thư - Chủ tịch nước CHDCND<br /> Lào Bounnhang Vorachith<br /> đang thăm hữu nghị chính thức<br /> nước ta.<br /> Thay mặt Chính phủ, Thủ<br /> tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệt<br /> liệt chào mừng Tổng Bí thư - Chủ<br /> tịch Bounnhang Vorachith dẫn đầu<br /> Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng,<br /> Nhà nước CHDCND Lào thăm hữu<br /> nghị chính thức Việt Nam. Thủ<br /> tướng cũng bày tỏ vui mừng về sự<br /> phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu<br /> nghị truyền thống, đoàn kết đặc<br /> biệt và hợp tác toàn diện Việt NamLào trong thời gian gần đây.<br /> Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc<br /> khẳng định, Chính phủ Việt Nam<br /> sẽ tiếp tục làm hết sức mình, phối<br /> hợp chặt chẽ với Chính phủ Lào để<br /> vun đắp mối quan hệ hữu nghị, hợp<br /> tác truyền thống tốt đẹp giữa nhân<br /> dân hai nước. Đặc biệt là thực hiện<br /> có hiệu quả các cơ chế hợp tác mà<br /> lãnh đạo cấp cao hai nước đã thông<br /> qua cũng như các kết quả đạt được<br /> tại Kỳ họp lần thứ 38 Ủy ban Liên<br /> Chính phủ, trong đó ưu tiên triển<br /> khai tốt Hiệp định Hợp tác song<br /> phương Việt Nam-Lào năm 2016 và<br /> Hiệp định Hợp tác Việt Nam-Lào<br /> giai đoạn 2016-2020. Đồng thời đẩy<br /> nhanh tiến độ triển khai các dự án<br /> đầu tư của Việt Nam tại Lào, phối<br /> hợp đẩy nhanh hơn nữa việc triển<br /> <br /> Đức Tuân-Quang Hiếu<br /> <br /> khai Chiến lược hợp tác tại hai tỉnh<br /> Houaphan và Xiengkhuang, sớm<br /> hoàn thành việc xây dựng Đề án về<br /> kết nối hai nền kinh tế.<br /> Tổng Bí thư - Chủ tịch nước<br /> Bounnhang Vorachith khẳng định,<br /> Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào<br /> nguyện làm hết sức mình để cùng<br /> <br /> Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với<br /> Tổng Bí thư - Chủ tịch nước CHDCND Lào<br /> Bounnhang Vorachith. Ảnh: VGP/Quang Hiếu<br /> <br /> Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt<br /> Nam đưa quan hệ hữu nghị truyền<br /> thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác<br /> toàn diện Việt Nam-Lào phát triển<br /> lên tầm cao mới. Đồng thời đề nghị<br /> Chính phủ hai nước tăng cường phối<br /> hợp, chỉ đạo triển khai có hiệu quả các<br /> dự án hợp tác nhằm thúc đẩy mạnh<br /> mẽ hơn nữa quan hệ kinh tế, thương<br /> mại, đầu tư, tương xứng với mối quan<br /> hệ chính trị đặc biệt giữa hai Đảng,<br /> hai Nhà nước và nhân dân hai nước.<br /> Nhân dịp này, Tổng Bí thư - Chủ tịch<br /> nước Bounnhang Vorachith cũng bày<br /> tỏ cảm ơn Đảng, Nhà nước và nhân<br /> dân Việt Nam đã luôn dành cho Lào<br /> sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành, có<br /> hiệu quả trong những năm qua.<br /> theo TTXVN<br /> <br /> theo TTXVN<br /> <br /> Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình<br /> Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn<br /> Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468 - 0965.388.999<br /> <br /> Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội<br /> <br /> (Bộ Kế hoạch & Đầu tư)<br /> <br /> Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc<br /> Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575<br /> <br /> Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.<br /> Văn phòng đại diện tại đà nẵng: 148A Lê Đình Lý, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng.<br /> Văn phòng đại diện tại Tây nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak.<br /> Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội.<br /> Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011<br /> In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An<br /> Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001<br /> Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ<br /> <br /> Số 115 - Tháng 4/2016<br /> <br /> 03<br /> <br /> SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM<br /> <br /> PHÓ THỦ TƯỚNG TRỊNH ĐÌNH DŨNG:<br /> Cần Đưa Ra Sớm Nhất Kết Luận Nguyên Nhân Cá Chết Hàng Loạt<br /> <br /> P/V<br /> <br /> BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG TRẦN HỒNG HÀ:<br /> <br /> “Việt Nam một lần nữa khẳng định cam kết của mình<br /> để ứng phó với biến đổi khí hậu”<br /> <br /> Bảo Ngọc Lam<br /> <br /> Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân PhúcBộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã thay mặt Chính phủ Việt<br /> Nam tham dự Lễ ký kết Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu tại trụ<br /> sở của Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ) ngày 22/4 vừa qua.<br /> Tại Hội nghị quan trọng này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã có bài<br /> phát biểu quan trọng. Thời báo Mekong xin lược trích và trân trọng<br /> giới thiệu cùng độc giả trong và ngòai nước Bài phát biểu của Bộ<br /> trưởng Trần Hồng Hà tại Lễ ký kết.<br /> Thưa Ngài Chủ tọa,<br /> <br /> Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo cần đưa ra sớm nhất kết luận<br /> nguyên nhân cá chết hàng loạt.<br /> <br /> Ngày 24/4, Phó Thủ tướng<br /> Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã<br /> đi kiểm tra, chỉ đạo khắc phục<br /> hiện tượng cá chết hàng loạt tại<br /> khu vực biển miền Trung.<br /> Tại Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng<br /> Trịnh  Đình Dũng  đã trực tiếp đi<br /> kiểm tra thực địa, thăm hỏi các bà<br /> con ngư dân chịu thiệt hại ở khu<br /> vực Cảng Vũng Áng, thị xã Kỳ<br /> Anh. Chiều cùng ngày, tại trụ sở<br /> UBND thị xã Kỳ Anh,  Phó Thủ<br /> tướng Trịnh Đình Dũng đã có buổi<br /> làm việc với đại diện Bộ TN&MT,<br /> Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Hà<br /> Tĩnh. Theo đó, ý kiến của đại diện<br /> Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT<br /> đều đưa ra chung nhận định, các<br /> nguyên nhân ban đầu về tình trạng<br /> cá chết tuy đã được thanh lọc và<br /> khoanh vùng là do nước nhiễm độc<br /> tố, nhưng vẫn chưa đủ luận chứng,<br /> luận cứ nên chưa thể coi là kết luận<br /> cuối cùng. Việc kết luận chính thức<br /> phải dựa trên cơ sở kết quả phân<br /> tích khoa học do Bộ TN&MT chủ trì<br /> tiến hành và công bố.<br /> Tại buổi làm việc, Phó Thủ<br /> tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo,<br /> các cơ quan chức năng cần phối hợp<br /> đưa ra kết luận sớm nhất về tình<br /> trạng cá chết bất thường hàng loạt<br /> tại khu vực biển miền Trung nhằm<br /> trấn an dư luận, nhanh chóng đưa<br /> hoạt động nuôi trồng, khai thác,<br /> kinh doanh dịch vụ liên quan đến<br /> thủy hải sản hoạt động hồi phục<br /> trở lại, ổn định tình hình kinh tế,<br /> an sinh xã hội tại các địa phương.<br /> Đồng thời yêu cầu Bộ TN&MT tiếp<br /> <br /> tục chủ trì phối hợp với các cơ quan<br /> chức năng liên quan  kiểm tra, khẩn<br /> trương làm rõ nguyên nhân cá chết<br /> trên cơ sở khoa học, tránh cảm tính;<br /> thận trọng nhưng nhanh nhất, sớm<br /> nhất. Việc tăng cường kiểm soát môi<br /> trường, yêu cầu kiểm tra định kỳ tất<br /> cả doanh nghiệp quy mô lớn có hệ<br /> thống thải khí, xả thải ra tự nhiên<br /> ra sông biển, ao hồ cũng là vấn đề<br /> rất bức bách. Nếu nguyên nhân được<br /> xác định do tổ chức, doanh nghiệp,<br /> cá nhân gây ra cố tình gây thiệt hại<br /> cho người nuôi trồng thủy sản, ảnh<br /> hưởng đến môi trường sinh thái sẽ<br /> bị xử lý nghiêm theo pháp luật… Phó<br /> Thủ tướng Trịnh  Đình Dũng  giao<br /> cho Bộ NN&PTNT trên cơ sở tình<br /> hình thực tế và trách nhiệm chuyên<br /> môn chỉ dẫn các địa phương bị ảnh<br /> hưởng trong việc phục hồi sản xuất<br /> thủy hải sản, trong đó có cả dịch vụ,<br /> nhà hàng….Yêu cầu các địa phương<br /> thống kê đầy đủ các trường hợp thiệt<br /> hại sản xuất, thống kê đúng, đủ, kịp<br /> thời để động viên bà con nhân dân,<br /> đặc biệt có chính sách hỗ trợ các hộ<br /> nghèo bị thiệt hại để họ sớm ổn định<br /> cuộc sống, sản xuất.<br /> Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và<br /> Môi trường Võ Tuấn Nhân cũng<br /> chia sẻ: “Bộ TN&MT đang phối hợp<br /> các bộ, cơ quan chức năng liên quan<br /> khẩn trương làm rõ để đưa ra kết<br /> luận cuối cùng. Tuy nhiên, do tính<br /> chất phức tạp của hiện tượng, vị trí<br /> xảy ra trên biển nên việc truy tìm<br /> nguyên nhân hết sức khó khăn.<br /> Rất có thể phải cần hỗ trợ của các<br /> chuyên gia quốc tế”.<br /> Theobaotainguyenmoitruong<br /> <br /> Hôm nay, tôi rất vinh dự tham<br /> dự Lễ ký kết Thoả thuận Paris về<br /> biến đổi khí hậu.Thay mặt Chính<br /> phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt<br /> Nam, tôi trân trọng cảm ơn Ngài<br /> Ban - Ki - Moon, Tổng Thư ký Liên<br /> Hợp Quốc, đã chủ trì tổ chức sự kiện<br /> quan trọng này.<br /> …Thoả thuận Paris được thông<br /> qua tại Hội nghị COP21 năm 2015<br /> là căn cứ để chúng ta hành động<br /> nhằm ứng phó với biến đổi khí<br /> hậu. Việc ký kết Thoả thuận Paris<br /> là một bước tiến quan trọng trong<br /> việc chống lại biến đổi khí hậu như<br /> đã thống nhất tại Hội nghị COP21.<br /> Việt Nam tin rằng đây là khởi đầu<br /> của một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên<br /> cacbon thấp và có sức chống chịu với<br /> biến đổi khí hậu mà chúng ta mong<br /> muốn hướng tới. Để hướng tới kỷ<br /> nguyên mới đó, Việt Nam muốn đề<br /> xuất như sau:<br /> Thứ nhất, các cơ chế công nghệ<br /> và tăng cường năng lực và tài chính<br /> đã được thiết lập cần phải được vận<br /> hành đầy đủ nhằm cung cấp đầy đủ<br /> các công cụ để ứng phó với biến đổi<br /> khí hậu.<br /> Thứ hai, tất cả các nước cần<br /> phát huy những nỗ lực cao nhất<br /> và tham vọng để thực hiện dự định<br /> đóng góp do quốc gia xác định (INDCs) để đạt được các mục tiêu của<br /> Thoả thuận Paris. Trong khi đó, các<br /> cam kết trước năm 2020 phải được<br /> thực hiện để tránh khoảng cách đe<br /> dọa để tăng cường hơn nữa sự thay<br /> đổi khí hậu.<br /> Thứ ba, các nước phát triển<br /> phải thể hiện vai trò đi đầu bằng<br /> cách không chỉ thực hiện các cam<br /> kết trong INDCs của mình mà còn<br /> huy động và cung cấp nguồn tài<br /> chính cho phát triển và chuyển giao<br /> <br /> 175 nước ký thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu<br /> thuận về biến đổi khí hậu Paris.<br /> Lễ ký kết được đánh giá là một<br /> sự kiện đáng nhớ của ngành ngoại<br /> giao quốc tế, bởi chưa bao giờ quy tụ<br /> được cùng lúc nhiều quốc gia ký kết<br /> một hiệp định chỉ trong vòng một<br /> ngày như vậy.<br /> Quang cảnh buổi lễ ký kết Thỏa thuận<br /> Paris tại Liên Hợp  Quốc<br /> <br /> Hôm qua 22/4, tại trụ sở của<br /> Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ), đại<br /> diện 175 nước hôm qua đã kí Thỏa<br /> <br /> Các quốc gia chưa kí thỏa thuận<br /> sẽ có một năm để thực hiện điều này.<br /> Hiệp định Paris sẽ bắt đầu có hiệu<br /> lực 30 ngày sau khi được 55 quốc gia<br /> chiếm ít nhất 55% lượng phát thải<br /> <br /> khí nhà kính toàn cầu phê chuẩn.<br /> Nhiều người hi vọng thỏa thuận khí<br /> hậu có hiệu lực sớm hơn nhiều so với<br /> hạn chót gốc là 2020, với nhiều khả<br /> năng là trong năm nay.<br /> Hiệp định Paris được thông<br /> qua tại Hội nghị lần thứ 21 Công<br /> ước khung của Liên Hợp Quốc về<br /> biến đổi khí hậu (COP21) tại Paris<br /> (Pháp) tháng 12 năm ngoái. Các<br /> quốc gia tham gia nhất trí kiềm<br /> chế mức tăng nhiệt độ trên toàn<br /> <br /> Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà<br /> <br /> công nghệ, tăng cường năng lực cho<br /> các nước đang phát triển để thực<br /> hiện INDCs và các dự án không hối<br /> tiếc, về cả thích ứng và giảm nhẹ.<br /> Việt Nam là một trong những<br /> nước đang phát triển dễ bị tổn<br /> thương nhất bởi biến đổi khí hậu và<br /> tác động của nó. Ứng phó với biến<br /> đổi khí hậu hiện nay là một nhiệm<br /> vụ cấp bách của Chính phủ và nhân<br /> dân Việt Nam. Với việc ký kết Thoả<br /> thuận Paris ngày hôm nay, Việt<br /> Nam một lần nữa khẳng định cam<br /> kết của mình để ứng phó với biến<br /> đổi khí hậu. Trong năm nay, Chính<br /> phủ Việt Nam sẽ phê chuẩn Thoả<br /> thuận này. Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ<br /> lực hoàn thành các mục tiêu đặt ra<br /> trong INDC.<br /> Thưa Ngài Chủ toạ,<br /> Nếu không có những nỗ lực và<br /> hành động chung, không một quốc<br /> gia riêng rẽ nào có thể vượt qua các<br /> thách thức toàn cầu về biến đổi khí<br /> hậu. Giờ là lúc cần phải làm cho<br /> Thoả thuận quan trọng này có hiệu<br /> lực với việc sớm phê chuẩn của tất<br /> cả các bên tham gia ký kết.<br /> Thời gian không chờ đợi chúng<br /> ta. Chúng ta phải hành động vì<br /> hành tinh của các thế hệ chúng ta<br /> hôm nay và mai sau.<br /> Trân trọng cảm ơn!<br /> <br /> Việt Hùng - Hải Ngọc<br /> <br /> cầu không quá 20C so với nhiệt độ<br /> của thời kỳ tiền cách mạng công<br /> nghiệp (vào khoảng những năm<br /> 1850).<br /> Ngoài ra, hiệp định cũng đặt<br /> mục tiêu từ nay đến năm 2020,<br /> các nước phát triển sẽ huy động tối<br /> thiểu 100 tỷ USD mỗi năm để giúp<br /> các nước đang phát triển chuyển đổi<br /> sang sử dụng những nguồn năng<br /> lượng sạch và ứng phó với biến đổi<br /> khí hậu.<br /> <br /> 04<br /> <br /> SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM<br /> <br /> Đình chỉ vụ án khởi tố chủ quán cà phê “Xin Chào”<br /> <br /> Đức Thọ - Việt An<br /> <br /> Sau nhiều lùm xùm gây<br /> xôn xao dư luận, mới đây, Viện<br /> KSND huyện Bình Chánh đã<br /> trao quyết định đình chỉ vụ án,<br /> đình chỉ bị can với ông Nguyễn<br /> Văn Tấn, chủ quán cà phê Xin<br /> Chào, người bị truy tố về tội kinh<br /> doanh trái phép. Đây là một kết<br /> thúc “có hậu” cho ông Tấn sau<br /> những ngày lao đao suýt rơi vào<br /> vòng lao lý.<br /> *Không có căn cứ khởi tố<br /> Sáng 24/4, tại quán cà phê Xin<br /> Chào, Bình Chánh, TP.HCM, ông Võ<br /> Gia Bình, Phó Viện trưởng VKSND<br /> huyện Bình Chánh và Kiểm sát viên<br /> Nguyễn Lê Anh đã trao quyết định<br /> đình chỉ vụ án, đình chị bị can cho<br /> ông Nguyễn Văn Tấn, người bị truy<br /> tố về tội kinh doanh (KD) trái phép.<br /> Trong quyết định này cũng nêu rõ,<br /> ngành nghề mà ông Tấn đăng ký KD<br /> thì pháp luật quy định không cần có<br /> giấy phép riêng theo Điều 159, Bộ<br /> Luật hình sự; không bắt buộc phải có<br /> giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh<br /> an toàn thực phẩm (VSATTP). Quyết<br /> định trên cũng cho rằng, việc Công<br /> an huyện Bình Chánh 2 lần kiểm<br /> tra và xác định ông Tấn vi phạm KD<br /> chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện<br /> VSATTP và KD không có giấy phép<br /> riêng để khởi tố ông Tấn về tội KD<br /> trái phép là không có căn cứ.<br /> Nhận được các quyết định trên,<br /> ông Nguyễn Văn Tấn hết sức vui<br /> mừng. Trong tâm trạng phấn khởi,<br /> Ông Tấn cũng gửi lời cám ơn tới các<br /> báo, đài đã thông tin vụ án của mình<br /> và cám ơn các cấp lãnh đạo từ trung<br /> ương tới địa phương, người dân cả<br /> nước đã quan tâm, giúp đỡ, động viên<br /> tinh thần cho ông. Ông Tấn bày tỏ<br /> mong muốn không có ai phải vào tù<br /> vì việc truy tố ông và chỉ mong được<br /> yên ổn làm ăn buôn bán để có điều<br /> kiện chăm lo cho mẹ già. Về phần bồi<br /> thường thiệt hại, ông Tấn mong được<br /> bù đắp theo quy định pháp luật thôi.<br /> *Cố tình ghép tội hình sự?<br /> Liên quan đến việc không<br /> cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện<br /> VSATTP cho ông Nguyễn Văn Tấn,<br /> UBND huyện Bình Chánh (TP<br /> HCM) thừa nhận Phòng Y tế “thực<br /> hiện chưa đúng quy trình thẩm định<br /> điều kiện”. Theo đó, ngày 10/9/2015,<br /> Công an huyện Bình Chánh mời<br /> <br /> Phòng Y tế phối hợp kiểm tra quán<br /> cà phê của ông Tấn lần 2. Phòng Y<br /> tế cho rằng quán chưa đảm bảo các<br /> điều kiện về VSATTP, vận động ông<br /> Tấn rút hồ sơ xin cấp giấy chứng<br /> nhận này, khi khắc phục xong thì<br /> nộp lại. Sau khi bị lập biên bản xử<br /> lý vi phạm hành chính, ông Tấn liên<br /> hệ Phòng Y tế nhận lại hồ sơ. Khi<br /> bị Công an huyện Bình Chánh xử<br /> phạt, ngày 4/9/2015, ông Tấn làm<br /> hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận đủ<br /> điều kiện VSATTP và được huyện<br /> hẹn ngày 29/9/2015 trả kết quả. Khi<br /> ông đến lấy không có, bị trả hồ sơ mà<br /> không có văn bản trả lời lý do.<br /> Khi Công an huyện Bình Chánh<br /> ra quyết định khởi tố ông Tấn về<br /> hành vi KD trái phép, đơn vị này<br /> cũng có công văn đề nghị UBND<br /> huyện xác minh. Ngày 2/10/2015,<br /> Phòng Kinh tế huyện có công văn<br /> khẳng định, ông Tấn hoạt động KD<br /> không vi phạm, đúng ngành nghề.<br /> Tuy nhiên sau đó, ông Tấn vẫn bị<br /> Công an huyện Bình Chánh khởi tố<br /> về hành vi “Kinh doanh trái phép”.<br /> Đến ngày 19/4, khi vụ án sắp bị đưa<br /> ra xét xử, Bí thư Thành ủy Đinh La<br /> Thăng yêu cầu UBND TP.HCM chỉ<br /> đạo Công an và VKSND TP.HCM<br /> kiểm tra vụ việc. Một ngày sau, Thủ<br /> tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo<br /> UBND TP.HCM kiểm tra việc xử lý<br /> hình sự ông Tấn. Sáng ngày 21/4,<br /> Thiếu tướng Phan Anh Minh, Thủ<br /> trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra,<br /> Phó Giám đốc Công an TP.HCM, chủ<br /> trì buổi họp báo đã thông tin chính<br /> thức về việc khởi tố hình sự chủ quán<br /> “Xin chào” ở Bình Chánh. Ông Minh<br /> khẳng định trường hợp KD của<br /> ông Nguyễn Văn Tấn phải có “giấy<br /> chứng nhận VSATTP”. Ông cho<br /> rằng, ông Tấn nhận thức được điều<br /> này và đang tiến hành làm hồ sơ xin<br /> giấy chứng nhận VSATTP. Trong<br /> khi chưa được cấp giấy, ông Tấn vẫn<br /> hoạt động KD và cho là có hành vi<br /> cố ý vi phạm. Tuy nhiên, ông Minh<br /> cũng thừa nhận rằng, Công an Bình<br /> Chánh đã vội vàng trong vụ này, có<br /> khuyết điểm là cứng nhắc, máy móc .<br /> <br /> Tấm lòng nhân ái<br /> <br /> VietnamVisa Online. NET:<br /> <br /> Hỗ Trợ Vở Viết Cho Trường Học Vùng Biên Giới Hà Giang<br /> Với truyền thống “Lá lành đùm<br /> lá rách” vốn là nét đẹp nổi trội của<br /> đơn vị trong nhiều năm qua: Luôn<br /> đồng hành, hỗ trợ các gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn hoặc các<br /> em học sinh vùng sâu, xa, biên giới<br /> hải đảo… Nhân dịp năm học mới<br /> 2016-2017- VietnamVisa Online.<br /> NET - đã gửi tặng các em học sinh<br /> Trường Tiểu học Yên Định, Huyện<br /> Bắc Mê, tỉnh biên giới cực Bắc Hà<br /> Giang gần 1.400 cuốn vở viết, để góp<br /> <br /> MeKong<br /> <br /> phần hỗ trợ các em học sinh nhiều<br /> khó khăn, có tinh thần vượt khó<br /> vươn lên trong cuộc sống và học tập.<br /> Thay mặt toàn thể cán bộ nhân<br /> viên, các thầy cô giáo và các em học sinh<br /> Trường Tiểu học Yên Định - Bà Hoàng<br /> Thị Vân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học<br /> Yên Định, đã trân trọng và chân thành<br /> gửi lời tri ân VietnamVisa Online.<br /> NET, đặc biệt là Đ/chí Giám đốc VietnamVisa Online. NET<br /> <br /> Số 115 - Tháng 4/2016<br /> <br /> Bến Tre:<br /> <br /> Chủ động “sống chung” với hạn mặn<br /> <br /> Mặc dù còn gặp nhiều khó<br /> khăn trong ứng phó với khô hạn<br /> và xâm nhập mặn, nhưng bước<br /> đầu, chính quyền và người dân<br /> Bến Tre đã có gắng chủ động<br /> thích nghi, tìm mọi giải pháp<br /> “sống chung” với biến đổi khí hậu<br /> Ông Võ Thành Hạo - Bí thư<br /> Tỉnh uỷ Bến Tre nhấn mạnh:<br /> “Không lý luận nhiều nữa mà phải<br /> tập trung giải quyết ngay. Cụ thể,<br /> những người dân Bến Tre cần làm<br /> một cuộc “Đồng khởi” dự trữ nước<br /> mưa; đề nghị các địa phương có điều<br /> kiện làm hồ dự trữ nước mưa với thể<br /> tích lớn cần phải khẩn trương ngay.<br /> Tỉnh kêu gọi nhân dân sửa sang, vệ<br /> sinh lại mái nhà, chuẩn bị sẵn các<br /> thiết bị chứa nước như lu, hồ... Sở<br /> dĩ chúng ta phải làm như vậy để tự<br /> cứu lấy mình vì các giải pháp công<br /> trình ngăn mặn trữ ngọt còn lại trên<br /> địa bàn tỉnh phải chờ ít nhất 2 năm<br /> nữa mới bắt đầu có hiệu quả”.<br /> Hiện nay, nước cung cấp cho<br /> khoảng 8.000 hộ dân chỉ để tắm<br /> giặt chứ không ăn uống vì không<br /> xử lý mặn được. Hiện có 42 nhà<br /> máy nước Trung tâm đang quản lý<br /> với công suất khoảng 1.300m3/h,<br /> phục vụ cho trên 54.320 hộ dân, thế<br /> nhưng gần như 100% nhà máy đều<br /> bị nhiễm mặn do sử dụng nước từ<br /> kênh mương chứ không có nhà máy<br /> nào sử dụng nước ngầm.<br /> Trước tình huống cấp bách trên,<br /> lãnh đạo tỉnh đã yêu cầu, tranh thủ<br /> <br /> mọi biện pháp để hỗ trợ nhân dân<br /> nước ngọt trong sản xuất và sinh<br /> hoạt, nhất là tìm cách đưa nước ngọt<br /> về một số vùng xa xôi (có trợ giá) với<br /> tinh thần không để bất cứ hộ dân<br /> nào thiếu nước uống. Trao đổi với<br /> p/v Báo Thời báo Mê Kông, ông Bùi<br /> Văn Lâm - Giám đốc Sở NN&PTNT<br /> tỉnh Bến Tre, cho biết: “Đã chuyển<br /> hướng tuyên truyền cho người dân<br /> từ “phòng” sang “thích ứng”, nghĩa<br /> là tập sống chung với mặn”.<br /> Hiện trên toàn huyện Mỏ<br /> Cày Nam có tổng đàn heo khoảng<br /> 250.000 con, vì thế, nhu cầu nước<br /> ngọt phục vụ chăn nuôi khá lớn. Để<br /> đối phó với hạn mặn người dân đã<br /> chủ động trữ nước ngọt nhằm phục<br /> vụ chăn nuôi trong thời gian bị xâm<br /> nhập mặn. Hộ ông Phạm Văn Bé<br /> ở xã Định Thuỷ, Mỏ Cày Nam đã<br /> nhanh chóng đầu tư hệ thống máy<br /> lọc nước mặn thành ngọt để đảm<br /> bảo nguồn trong chăn nuôi. Thiết<br /> kế hệ thống này có thể lọc nước có<br /> độ mặn 9%, thường mỗi ngày chạy<br /> khoảng 4 tiếng. Mỗi tháng tốn thêm<br /> khoảng 300.000đ tiền điện và chỉ<br /> thay màn lọc 1 lần/tháng.<br /> Ông Trương Thanh Hải Trưởng Phòng NN&PTNT huyện<br /> Thạnh Phú, cho biết: Huyện có<br /> 142 ha lúa Đông Xuân mất trắng<br /> và 2.224 ha lúa vụ mùa thiệt hại<br /> từ 70% trở lên. Tuy là thiệt hại do<br /> thiên tai đột xuất, nhưng huyện<br /> cũng đang tính tới chuyện sản xuất<br /> thích nghi với điều kiện biến đổi<br /> khí hậu lâu dài. Để chủ động thích<br /> nghi hạn, mặn, huyện đã có các giải<br /> pháp xây dựng các tuyến đê bao<br /> ngăn mặn, nạo vét sông rạch trữ<br /> nước. Đồng thời, huyện cũng đang<br /> khuyến khích bà con sử dụng một<br /> số giống lúa OM4900, OM6162,<br /> OM9921, OM9915 là những giống<br /> lúa chịu được mặn 4%.<br /> <br /> Tuổi trẻ Đồng Nai tiếp nối<br /> và phát huy truyền thống cha ông<br /> Trong kỷ nguyên phát triển<br /> hiện nay, thế hệ trẻ của luôn<br /> luôn đóng vai trò quan trọng<br /> trong tiến trình phát triển của<br /> đất nước. Tuổi trẻ là đối tượng<br /> xung kích kế thừa những<br /> truyền thống tốt đẹp, mang giá<br /> trị trường tồn của dân tộc.<br /> Tiếp nối truyền thống của các<br /> thế hệ thanh niên đi trước, thanh<br /> niên Đồng Nai hôm nay luôn phát<br /> huy tinh thần tự học, xung kích tình<br /> nguyện trong lao động, sản xuất, xây<br /> dựng Đồng Nai phát triển theo hướng<br /> công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn<br /> đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,<br /> dân chủ, công bằng, văn minh, xứng<br /> đáng với “Hào khí Đồng Nai”, với<br /> “Miền Đông gian lao mà anh dũng”…<br /> Bên cạnh đó, công tác Đoàn và phong<br /> trào thanh thiếu niên của tỉnh đã có<br /> sự đổi mới tích cực và phát triển tương<br /> <br />  Chí Nhân<br /> <br /> Thanh Vũ<br /> <br /> đối toàn diện. Các hoạt động do Đoàn<br /> triển khai dần được đổi mới, thiết thực<br /> và hiệu quả; từng bước đáp ứng nhu<br /> cầu, nguyện vọng chính đáng của<br /> đoàn viên thanh niên, góp phần tạo<br /> môi trường cho đoàn viên thanh niên<br /> rèn luyện và cống hiến.<br /> <br /> Chia sẻ về việc này, Đ/c Nguyễn<br /> Thanh Hiền - Phó Bí thư Thường<br /> trực Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Liên<br /> hiệp Thanh niên tỉnh Đồng Nai, bày<br /> tỏ: Tiếp nối truyền thống hào hùng<br /> của các thế hệ cha ông đi trước, các<br /> thế hệ đoàn viên thanh niên đã<br /> tích cực tổ chức nhiều phong trào<br /> hành động Cách mạng như: “Ba sẵn<br /> sàng”, “5 xung phong”, “Tuổi trẻ giữ<br /> nước”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ<br /> quốc giữ gìn an ninh chính trị, trật<br /> tự an toàn xã hội”... góp phần xây<br /> dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc<br /> Việt Nam xã hội chủ nghĩa.<br /> <br /> KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP<br /> <br /> Số 115 - Tháng 4/2016<br /> <br /> Phải có điểm tựa cho người tiêu dùng!<br /> <br /> 05<br />  TS. Nguyễn Chí Tân<br /> <br /> Trên thị trường hiện nay, hàng thật,<br /> hàng giả, hàng kém chất lượng đang có<br /> nhiều lẫn lộn, gây không ít ngộ nhận, khó<br /> khăn cho người tiêu dùng. Thêm vào đó,<br /> chế tài xử lý chưa đủ mức răn đe khiến cuộc<br /> chiến chống hàng giả, xâm phạm quyền sở<br /> hữu trí tuệ vẫn còn gian nan. Khi mức độ tự<br /> do hóa thương mại càng gia tăng thì người<br /> tiêu dùng cũng phải đối mặt với nguy cơ bị<br /> xâm hại quyền lợi do hàng giả, hàng kém<br /> chất lượng phổ biến hơn.<br /> <br /> hàng giả, hàng kém chất lượng thì 26% số khách<br /> hàng lựa chọn gọi cho tổng đài 04.1081 - Tổng đài<br /> vì quyền lợi NTD, 9% liên hệ đến chi cục quản lý<br /> thị trường, 13% khiếu nại tới Hội tiêu chuẩn bảo<br /> vệ NTD, Hội chống hàng giả và bảo vệ thương<br /> hiệu. Số người quyết định sẽ nhờ sự trợ giúp của<br /> cả 3 cơ quan trên chỉ 44%, 8% NTD được khảo sát<br /> sẽ chọn phương án khác. Như vậy, có thể thấy, con<br /> số NTD “chậc lưỡi” cho qua khi mua phải hàng<br /> giả, hàng kèm chất lượng còn rất lớn - trên 50%.<br /> Không thể đổ lỗi được cho “nhận thức” của NTD<br /> (vì không ai dại gì bỏ qua quyền lợi của mình) mà<br /> chỉ có thể cho rằng các cơ quan chức năng chưa<br /> thực sự là “điểm tựa” để NTD tin tưởng.<br /> <br /> *Ngày càng khó kiểm soát<br /> Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo 389, trong<br /> năm 2015, mua bán vận chuyển hàng nhập lậu,<br /> gian lận thương mại sản xuất, kinh doanh hàng<br /> giả còn nhiều diễn biến phức tạp với thủ đoạn<br /> tinh vi. Qua đó, ngành chức năng đã phát hiện<br /> xử lý nhiều vi phạm của các doanh nghiệp bán<br /> hàng đa cấp, lợi dụng dịch vụ trò chơi bắn cá để<br /> đánh bạc. Điển hình, năm qua các cơ quan chức<br /> năng đã tổ chức kiểm tra gần 23.000 vụ, nhắc<br /> nhở và cảnh cáo 525 vụ, lập biên bản vi phạm<br /> trên 3.200 vụ, số tiền xử phạt trên 24,2 tỷ đồng.<br /> Trong đó, phạt hành chính trên 18 tỷ đồng, tịch<br /> thu hàng hóa trên 1,1 tỷ đồng, truy thu thuế<br /> trên 5,1 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 3/2016, thị<br /> trường diễn biến sôi động, giao thương hàng hóa<br /> nhộn nhịp, lưu lượng hàng hóa tăng mạnh. Theo<br /> đó, các đối tượng làm ăn phi pháp đã lợi dụng để<br /> mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, sản<br /> xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng,<br /> không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,...<br /> Có thể thấy, thực trạng hiện nay hàng giả,<br /> hàng kém chất lượng xuất hiện ngày càng nhiều<br /> gây ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng (NTD),<br /> gây khó khăn trong việc nhận biết đâu là thật,<br /> <br /> đâu là giả. Cụ thể mới đây, trên địa bàn TPHCM<br /> phát hiện 2 trường hợp sản xuất nón bảo hiểm<br /> giả với số lượng hàng ngàn nón, giá chỉ vài chục<br /> ngàn đồng nhưng lại được gắn mác nhiều thương<br /> hiệu nổi tiếng, đã gây không ít hoang mang, lo<br /> lắng cho NTD.<br /> Ông  Phan Hoàn Kiếm - Phó Giám đốc Sở<br /> Công thương Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết:<br /> Hàng nhập lậu, hàng giả và gian lận thương<br /> mại ngày càng gia tăng. Năm 2016, tình hình<br /> vi phạm sẽ còn diễn biến phức tạp, chi cục sẽ<br /> tập trung thanh kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm<br /> liên quan đến hàng cấm, các mặt hàng tiêu dùng<br /> là hàng nhái, hàng giả ảnh hưởng đến sức khỏe,<br /> đời sống người dân. Trong đó, chú trọng kiểm<br /> tra ngăn chặn các hành vi lợi dụng chủ trương<br /> “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” để trà<br /> trộn hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng để<br /> tiêu thụ, đồng thời lấy mẫu hàng hóa lưu thông<br /> trên thị trường khi có dấu hiệu vi phạm.<br /> *Điểm tựa của NTD<br /> Theo khảo sát cho thấy, khi NTD mua phải<br /> <br /> Ông Lê Hữu Thiện - Thường trực Hội Bảo<br /> vệ quyền lợi NTD tỉnh Đồng Nai, cho biết: Qua<br /> các vụ hòa giải thành và tư vấn cho NTD, các<br /> chủ doanh nghiệp cơ sở sản xuất, kinh doanh ý<br /> thức được trách nhiệm của mình đối với Luật Bảo<br /> vệ quyền lợi NTD, từ đó chấp nhận thay đổi linh<br /> kiện, đổi lại hàng hóa mới hoặc trả tiền mua và<br /> bồi thường thiệt hại cho NTD.<br /> Rõ ràng việc thúc đẩy và tăng cường thực<br /> hiện Luật Bảo vệ người tiêu dùng trong các tầng<br /> lớp nhân dân, các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ<br /> chức xã hội phải cụ thể hóa trách nhiệm công tác<br /> quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, đề<br /> cao và giám sát chặt chẽ trách nhiệm cá nhân<br /> chủ doanh nghiệp, người đứng đầu, phụ trách sản<br /> xuất kinh doanh lưu thông háng hóa, sản phẩm<br /> phục vụ NTD. Bên cạnh đó, NTD cần thể hiện sự<br /> nhạy bén, thông thái, tự bảo vệ, chung tay bảo<br /> vệ cộng đồng và chất lượng cuộc sống; cộng đồng<br /> xã hội tiếp tục đẩy mạnh thực hiện “Người Việt<br /> Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; kiên quyết<br /> ngăn chặn, xử lý nghiêm khắc các hành vi vi<br /> phạm Luật Bảo vệ quyền lợi NTD.<br /> <br /> Hội nhập dưới tác động biến đổi khí hậu<br /> Trong vòng vài chục năm<br /> trở lại đây, tình trạng biến đổi<br /> khí hậu trên toàn cầu ngày càng<br /> gia tăng rõ nét, và những tác<br /> động xấu nghiêm trọng do ảnh<br /> hưởng của biến đổi khí hậu đến<br /> trái đất là rất lớn, thể hiện cụ<br /> thể bằng các biểu hiện như: mực<br /> nước biển dâng, băng tan, tình<br /> trạng nắng nóng, bão lụt, hạn<br /> hán, dịch bệnh, thiệt hại kinh tế,<br /> giảm đa dạng sinh học, hủy diệt<br /> hệ sinh thái. Việt Nam là một<br /> trong những khu vực chịu tổn<br /> thương lớn trước hiện tượng này.<br /> Theo TS. Võ Hùng Dũng Giám đốc Phòng Thương mại và<br /> Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi<br /> nhánh tại Cần Thơ, cho rằng: Nếu<br /> mực nước biển dâng cao 1m sẽ làm<br /> ngập hơn 15.000km (38% diện tích<br /> vùng ĐBSCL), thiên tai xảy ra ngày<br /> càng nhiều và nặng nề hơn, đa dạng<br /> sinh học bị mất đi, sản lượng nông<br /> nghiệp bị suy giảm, 90% diện tích<br /> đồng bằng có thể bị nhiễm mặn.<br /> Tổng lượng mưa Hè Thu sẽ giảm,<br /> hạn đầu vụ sẽ gay gắt hơn, lượng<br /> mưa giảm dưới từ 5% đến trên 35%<br /> và phân bố bất lợi cho sản xuất.<br /> Vùng ven biển mưa giảm, khả năng<br /> mặn xâm nhập gia tăng. Vùng có<br /> <br /> nhiệt độ trên 37 độ C trở lên mở<br /> rộng. Số ngày nóng trên 40 độ C vào<br /> mùa hè nhiều hơn. Diện tích ngập<br /> lũ sẽ mở rộng vào năm 2030, nhưng<br /> số ngày ngập lũ ở vùng đầu nguồn<br /> sẽ giảm và tăng ở khu vực hạ lưu.<br /> Tác động này sẽ gây ảnh hưởng tới<br /> vùng nuôi tôm ở Bạc Liêu, Cà Mau.<br /> Nhiệt độ không khí ở vùng ĐBSCL<br /> tăng cao và xảy ra hạn hán thất<br /> thường.<br /> Theo TS. Nguyễn Hồng Tín Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL,<br /> những biểu hiện tiêu cực của BĐKH<br /> như nhiệt độ tăng cao, mưa trái<br /> mùa, lũ và đặc biệt hạn, mặn là yếu<br /> tố chính tác động xấu lên ngành<br /> nông nghiệp ĐBSCL thời gian qua.<br /> Theo đó, trong các năm 2004, 2010<br /> và 2016, xâm nhập mặn đã lấn<br /> sâu vào đất liền tại 8 tỉnh ven biển<br /> ĐBSCL (gồm Long An, Tiền Giang,<br /> Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc<br /> Liêu, Cà Mau, Kiên Giang). Tính<br /> riêng từ tháng 1 đến tháng 3 năm<br /> nay, xâm nhập mặn gây thiệt hại<br /> gần 166 ngàn hecta lúa tại ĐBSCL.<br /> Ngay cả địa phương không giáp<br /> biển như Vĩnh Long cũng đã xuất<br /> hiện tình trạng xâm nhập mặn nghiêm trọng. BĐKH đang làm suy<br /> thoái tài nguyên và sức sản xuất<br /> của vùng, tác động mạnh lên ngành<br /> <br /> nông nghiệp ĐBSCL - vốn được xem<br /> là vùng sản xuất nông nghiệp trọng<br /> điểm của cả nước, cung cấp 90% sản<br /> lượng gạo xuất khẩu quốc gia, 70%<br /> sản lượng trái cây, thủy sản.<br /> TS. Võ Hữu Thoại - Phó Viện<br /> trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam<br /> cho biết: Đất bị nhiễm mặn gây trở<br /> ngại cho sinh trưởng và phát triển<br /> cây trồng, phá hủy cấu trúc đất,<br /> ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời<br /> sống của người dân. Kết quả nghiên cứu của Viện Cây ăn quả miền<br /> Nam cho thấy, những năm gần đây,<br /> nước mặn theo sông xâm nhập sâu<br /> vào đất liền ngày một trầm trọng,<br /> nhất là những tháng mùa khô (kéo<br /> dài từ 1- 4 tháng mỗi năm). Ranh<br /> mặn và độ mặn xâm nhập vào các<br /> sông chính gây ảnh hưởng đến vùng<br /> sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa<br /> phương ĐBSCL hiện đang ở mức<br /> rất cao như Bến Tre độ mặn 0,24%<br /> vào sâu 60km, Tiền Giang độ mặn<br /> gần 0,3% vào sâu 55km. Để ứng<br /> phó lâu dài với hạn mặn và BĐKH,<br /> Viện Cây ăn quả Miền Nam đề xuất<br /> một số giải pháp như việc tiếp tục<br /> đầu tư đồng bộ hệ thống đê bao tưới<br /> tiêu, đầu tư cho công tác chọn lọc,<br /> lai tạo giống có khả năng chống chịu<br /> tốt. Song song đó, các cơ quan hữu<br /> quan cần tăng cường năng lực dự<br /> <br /> TS. Nguyễn Chí Tân<br /> <br /> báo những biến động thời tiết, khí<br /> hậu, thủy văn giúp ngành nông<br /> nghiệp chủ động trước những diễn<br /> biến bất lợi của BĐKH. Cũng theo<br /> bà Nguyễn Thị Thương Linh - Phó<br /> Giám đốc VCCI Cần Thơ, cho rằng:<br /> Các cơ quan hữu quan trong vùng<br /> cần cải thiện môi trường kinh doanh<br /> một cách quyết liệt. Theo đó, cần đặt<br /> mục tiêu khởi nghiệp chú trọng lĩnh<br /> vực mới, ứng dụng công nghệ hiện<br /> đại trong sản xuất, hạn chế phụ<br /> thuộc vào sản xuất nông nghiệp.<br /> Các lĩnh vực như nông nghiệp<br /> hướng tới năng suất, chất lượng cao,<br /> chế biến sản phẩm từ nông nghiệp,<br /> chế biến thực phẩm, những ngành<br /> phái sinh từ nông nghiệp và hỗ trợ<br /> nông nghiệp như công nghệ sinh<br /> học, ứng dụng công nghệ, cơ khí<br /> nông nghiệp, chuỗi cung ứng, dịch<br /> vụ nông nghiệp vẫn có nhiều triển<br /> vọng đầu tư vào ĐBSCL.<br /> Biến đổi khí hậu mà biểu hiện<br /> chính là sự nóng lên toàn cầu và<br /> mực nước biển dâng đã tạo nên các<br /> hiện tượng thời tiết cực đoan như<br /> hiện nay. Đây là một thách thức<br /> lớn nhất đối với nhân loại trong thế<br /> kỷ 21 vì biến đổi khí hậu đang ảnh<br /> hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài<br /> nguyên môi trường và cuộc sống của<br /> con người.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2