intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tâm thần phân liệt ( Phần 4)

Chia sẻ: Traitim Muathu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

928
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tâm thần phân liệt ( Phần 4) Phương pháp điều trị (tt) Liệu pháp gia đình Liệu pháp gia đình bao gồm bệnh nhân, cha mẹ hay vợ chồng, và bác sĩ. Các anh, chị em, con cái và các mối quan hệ khác cũng có thể được tham gia. Các mục đích thường thay đổi. Việc gặp gỡ toàn bộ gia đình cho phép các thành viên khác nhau trong gia đình và người bác sĩ hiểu quan điểm của mỗi người. Nó cũng giúp ích cho việc lên kế hoạch điều trị (như trong trường hợp xuất viện về...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tâm thần phân liệt ( Phần 4)

  1. Tâm thần phân liệt ( Phần 4) - Phương pháp điều trị (tt) Liệu pháp gia đình Liệu pháp gia đình bao gồm bệnh nhân, cha mẹ hay vợ chồng, và bác sĩ. Các anh, chị em, con cái và các mối quan hệ khác cũng có thể được tham gia. Các mục đích thường thay đổi. Việc gặp gỡ toàn bộ gia đình cho phép các thành viên khác nhau trong gia đình và người bác sĩ hiểu quan điểm của mỗi người. Nó cũng giúp ích cho việc lên kế hoạch điều trị (như trong trường hợp xuất viện về nhà) và lên danh sách sự giúp đỡ của các thành viên của gia đình trong chương trình điều trị. Liệu pháp gia đình
  2. cũng có thể là một cách để bác sĩ điều trị động viên, giải thích cho gia đình trong những lúc khủng hoảng. Thường thì bệnh nhân sau khi xuất viện sẽ được chăm sóc tại nhà do đó điều quan trọng là các thành viên trong gia đình phải hiểu rõ về tâm thần phân liệt và nhận thức được các khó khăn, rắc rối liên quan đến bệnh. Điều này cũng có ích cho mọi thành viên hiểu đựơc các cách hạn chế tối đa khả năng bùng phát về sau và biết các dạng dịch vụ khác nhau cho gia đình và người bệnh trong thời gian ngoại trú. Lập nhóm “tự giúp đỡ” Một dạng lập nhóm khác cũng đang trở nên phổ biến là nhóm “tự giúp đỡ”. Mặc dù không được dẫn dắt bởi bác sĩ chuyên khoa, những nhóm này vẫn có tác dụng điều trị vì các thành viên, thường là những bệnh nhân đã được xuất viện hay là các thành viên trong gia đình người bệnh, tiếp tục đem lại sự hỗ trợ qua lại cũng như cảm giác thoải mái khi nhận biết mình không đơn độc trong khó khăn. Những nhóm này cũng thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác. Việc các gia đình cùng làm việc bên nhau cũng có thể đóng vai trò hiệu quả như là những người ủng hộ cho chương trình nghiên cứu, điều trị tại bệnh viện và trong cộng đồng. Một nhóm các “cựu” bệnh nhân có thể hiệu quả hơn trong việc xua tan những mặc cảm và lôi kéo sự chú ý của dư luận về những bất công như phân biệt đối xử với người từng bị bệnh tâm thần. Việc nâng đỡ của gia đình, người cùng cảnh ngộ, các nhóm ủng hộ ngày nay rất chủ động và cung cấp nhiều thông tin và những hỗ trợ bổ ích cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân tâm thần phân liệt cũng như các bệnh lý tâm thần khác.
  3. Thực phẩm gây đau đầu Bạn thường xuyên phải chịu chứng đau đầu và nghĩ rằng đó là do thời tiết, mệt mỏi hay thiếu ngủ... Hãy thử nghĩ xem, có sự liên hệ nào giữa chứng đau đầu với chế độ dinh dưỡng hằng ngày khi cứ đến thời điểm đó trong năm là bạn lại bị đau đầu dữ dội? Các thầy thuốc chuyên khoa thần kinh cho rằng “tất cả những nhân tố bên ngoài đều có thể gây đau đầu, trong đó thực phẩm và đồ uống được xem là những nguyên nhân phổ biến nhất”.
  4. Nghiên cứu mới đây nhất chỉ ra rằng những thực phẩm thông dụng và được yêu thích có thể là nguyên nhân gây đau đầu! Lý do là trong chúng có chứa một số hợp chất nào đó, những hợp chất này ảnh hưởng tới sự co thắt của các mạch máu trong não. Nên nhớ, một lượng nhỏ chất này rất cần thiết đối với cơ thể và hoàn toàn không gây hại nhưng khi chúng thường xuyên hiện diện trong cơ thể thì có thể là nguyên nhân khiến bạn đau đầu. Vậy thì những loại thực phẩm nào “chứa chấp” những thành phần gây hại này? Thứ đầu tiên phải kể tới là đồ uống có cồn, đặc biệt là bia và rượu đỏ. Chúng chứa hợp chất histamine. Mặc dù nó có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng và là một chất rất cần thiết đối với cơ thể nhưng với một lượng lớn và liên tục thì nó chính là nguyên nhân gây ra chứng đau đầu. Xúc xích, lạp xưởng, thịt giăm bông và một số thực phẩm chế biến sẵn khác thường được cho thêm nitrit, một chất rất cần thiết để làm tăng sắc hồng, tạo vẻ ngon miệng cho món ăn. Những đồ ăn nhanh cũng chứa rất nhiều nitrit. Vì vậy, người “nghiện” những món này hãy nhớ rằng: “hotdog gây đau đầu”. Một số loại thực phẩm khác như cà chua, thịt lợn, một số loại phô mai, chocolate, bột mỳ và sữa cũng có thể là những nhân tố tiếp thêm sức mạnh cho chứng đau đầu hoành hành bởi chúng có chứa nhiều axit amin có tác động tới hệ thần kinh như tyramine.
  5. Một cốc cà phê buổi sáng không chỉ gây hứng phấn cho một ngày làm việc mà thực sự còn là một thói quen khó bỏ của nhiều người. Tuy nhiên, thói quen này được xem là một trong những nguyên nhân chủ chốt gây ra chứng đau đầu kinh niên. Kết quả nghiên cứu này có thể làm bạn chán ngán vì phải từ bỏ những món ăn khoái khẩu nếu không muốn bị chứng đau đầu hành hạ. Tuy nhiên, đừng vội buồn, chúng ta không cần phải từ chối tất cả những thực phẩm đó đâu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2