Tâm thức Thăng Long – Hà Nội trên tiến trình nghìn năm văn học dân tộc _1
lượt xem 3
download
Khi Thăng Long trở thành “cựu đế kinh” thì học phong Thăng Long cũng theo đó mất dần vai trò chủ đạo. Mức độ phát triển các ngành nghệ thuật như kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ chững hẳn lại so với thời Lê - Trịnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tâm thức Thăng Long – Hà Nội trên tiến trình nghìn năm văn học dân tộc _1
- Tâm thức Thăng Long – Hà Nội trên tiến trình nghìn năm văn học dân tộc
- Khi Thăng Long trở thành “cựu đế kinh” thì học phong Thăng Long cũng theo đó mất dần vai tr ò c hủ đạo. Mức độ phát triển các ng ành nghệ thuật như kiến trúc, đ iêu khắc, hội hoạ chững hẳn lại so với thời Lê - Tr ịnh. Sau gần một thế kỷ mất đi đ ịa vị trung tâm, Thăng Long lại là miền đất nằm ở chặng cuối bị giặc Pháp thôn t ính, so với việc quân Pháp chính thức khai hỏa đánh vào c ửa biển Đà Nẵng (1858) và việc đánh chiếm các tỉnh miền Đông v à Tây Nam Bộ đã thức tỉnh cả một nền văn học yêu nước thì dòng văn thơ trong cao trào chống Pháp ở Hà N ội lại phát triển trong một hoàn cảnh mới. Vào thời kỳ sau này, vấn đề “chủ hoà, chủ chiến” không còn đặt ra nữa, thậm chí các nghĩa sĩ ng ày càng cảm thấy việc chiến thắng giặc Tây là điều hầu như không thể. Đồng thời với các sự kiện Nguyễn Tri Ph ương hy sinh c ùng thành Hà Nội thất thủ lần thứ nhất (1873) v à Hoàng Diệu t ử tiết theo sự kiện t hành Hà N ội thất thủ lần thứ hai (1882), mặc d ù ý thức chống Pháp vẫn được duy trì nhưng tâm lý thất bại, tâm trạng bi phẫn “sinh bất ph ùng thời”, “anh hùng di hận”, “tự phận ca” đã ngày càng trở nên rõ nét(2). Mặt khác, không chỉ nằ m ở giai đoạn vĩ thanh của cuộc chiến chống Pháp xâm l ược, văn thơ thương nhớ Hà Nội nửa c uối thế kỷ XIX cũng lại thuộc về đoạn chót cuối của nền văn học truyền thống, nền văn học phát triển trong quĩ đạo phong kiến, trong khi đó tại miền Nam đ ã manh nha xuất hiện dòng văn học chữ Quốc ngữ mang đặc tr ưng thời thực dân nửa phong k iến. N hìn t ừ một phía khác, có thể thấy tiến tr ình văn học luôn luôn là quá trình t iếp nối, phát triển những đặc điểm v à giá tr ị quá khứ. Một trong những tác gia đ iển h ình cho b ước c huyển giao đó là Cao Bá Quát (1808 -1855), ngư ời làng Phú Th ị (nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại th ành Hà N ội). Ông có khá nhiều b ài thơ v iết về quê hương, về cảnh đẹp Hồ Tây, đề vịnh danh thắng H à N ội và nỗi nhớ gia đ ình, bè b ạn. Mới xét qua về hình thức th ì t hấy hầu hết các b ài thơ c ủa Cao Bá Q uát đ ều xuất hiện các câu nghi vấn v à phản vấn nh ư t hùy, k ỷ, h à, v ị khởi, nại hà, a n đ ắc … Có thể nói thơ Cao Bá Quát là c ả một trời những câu hỏi, những vấn nạn đ ặt cho cá nhân ông, cho thế hệ ông, cho thời đại ông v à c ho muôn vạn chúng sinh làm kiếp con người. Không bằng lòng, không chấp nhận và c ũng không chịu thỏa
- h iệp với thực tại, việc Cao Bá Quát can án chữa quyển thi, bị bắt giam, bị đ ưa cải t ạo “d ương tr ình hiệu lực”, bị đẩy làm Giáo thụ phủ Quốc Oai và rút cuộc đ i đ ến c uộc khởi nghĩa Mỹ Lương vào cuối năm Quý Sửu (1853) là có thể hiểu đ ược. Con đ ường dẫn đến cuộc khởi nghĩa n ày thể hiện r õ qua t ừng chặng đ ường thơ Cao Bá Q uát, có mầm triệu từ ngày bư ớc chân đi thi, từ khi nh ìn thấy sóng cao biển lớn, từ l úc gặp e m bé đói rách bên đư ờng, từ một sớm xuân nghiêng chén về phía chân t r ời, từ một chiều thu ngắm mây Côn S ơn vắng người tri kỷ, một đ êm đông nằm t rong nhà giam lắng tiếng mưa rơi… Gắn với chặng đ ường đời, gắn với mỗi chặng đ ường thơ, gắn với mỗi b ài thơ, sa o ông c ứ mãi tìm mãi hỏi? Trong quãng đ ời làm q uan và bôn ba nơi xứ người, khi nào c ũng thấy ông đau đáu nhớ về cây gạo đầu làng thắp lửa tháng ba, nhớ về những đứa con th ơ và căn nhà nhỏ có hàng giậu t hưa gần khu Đ ình Ngang phía nam kinh thành. Bên c ạnh g iọng thơ triết lý, suy t ưởng về hiện t ình đ ất nước đứng tr ước b ão giông l ịch sử, thi nhân họ Cao mãi còn b âng khuâng vọng t ưởng h ình bóng quê nhà: Cao cao mộc miên thụ, Cổ cán hà thanh sơ! Thiều thiều vọng thử bang, Quyết hữu cao nhân lư… (Tương đáo cố hương) Khương Hữu Dụng dịch thơ: Cao cao cây gạo đó, Gốc cỗi ngọn thanh thanh. Xa xa trông nẻo ấy, Nhà ở bậc cao minh… (Sắp đến quê nhà) Thế rồi cuộc khởi loạn mà Cao Bá Quát tham gia rút cuộc không thành - như điều tất nhiên sẽ và đã không thành. Trong một ý nghĩa nào đó, xét đến cùng, việc
- Cao Bá Quát tham gia cuộc khởi nghĩa tựa như một cách trả lời, một lần trả lời, một câu trả lời tận độ để ông vĩnh viễn không c òn phải băn khoăn, vương vấn nữa. Đặt trong tương quan chung, ông là hiện thân của bước chuyển giao thời đại, là cánh cửa khép lại những vấn đề đặt ra trong nửa đầu thế kỷ, trong đó thấp thoáng cả những dự cảm về thể chế phong kiến đã đến hồi chung cuộc và nhu cầu đất nước tất yếu cần được đổi mới, canh tân(3). Lại có tác giả nổi danh như Nguyễn Văn Siêu (1796-1872), người làng Kim Lũ, huyện Thanh Tr ì, sau chuyển về thôn Đồng Thọ, huyện Thọ X ương (nay ở vào khoảng phố Lương Văn Can, quận Hoàn Kiếm) có sống tới hơn hai mươi năm trời ở phần nửa sau thế kỷ XIX. Ông đ ược người đương thời tôn vinh là “thần Siêu”, có công đứng ra chủ tr ì việc tu sửa đền Ngọc Sơn, cho bắc cầu Thê Húc, dựng Đài Nghiên và Tháp Bút với ba chữ “Tả thanh thiên” nhằm biểu dương văn chương và tinh thần Nho học, tạo nên quần thể kiến trúc văn hoá hết sức sinh động b ên Hồ Gươm. Là tác gia gắn bó với phố phường Hà Nội, ông còn để lại nhiều trang thơ vịnh cảnh, đề vịnh thắng tích lịch sử như Du Tây Hồ (Chơi Hồ Tây), Vịnh Hà đối nguyệt (Ngồi ngắm cảnh trăng trên sông Nhị Hà), Chương Dương độ (Bến đò Chương Dương), Điếu thành tây Loa Sơn cổ chiến trường xứ (Viếng Loa Sơn, nơi chiến tr ường xưa ở phía tây thành Hà Nội)… Bên c ạnh d òng chủ lưu yêu nư ớc chống Pháp, thơ ca c ủa các tác gia Hà N ội và tác phẩm viết về đề tài Hà N ội c òn có những tiếng nói trữ t ình, bao quát những n gh ĩ suy về lịch sử, cái nh ìn về cuộc sống t hường ngày, về t ình bè bạn, về những d anh lam thắng tính nhập hồn c ùng tên tuổi kinh đô ngh ìn năm văn hiến. Đó là s áng tác c ủa các tác gia sinh tr ưởng tại chốn kinh kỳ như V ũ Tông Phan, Đoàn H uyên, Nguyễn Tư Giản, Phạm Hy L ượng, Nguyễn Trọng Hợp,… và c ả những tác g ia ở những v ùng miền khác có viết về H à N ội như Bùi Văn D ị, D ương Khuê, P han Văn Ái, Chu M ạnh Trinh… Đặc điểm chung trong nỗi niềm th ương nhớ Hà N ội của các tác gia này là không khí một thời ly loạn thấp thoáng biểu cảm qua n hững chiêm nghiệm, ng h ĩ suy về thân phận, về nỗi buồn tr ước thời gian, tr ước n hững đổi thay của quang cảnh v à lòng người, thế đạo nhân tâm. Theo chiều hướng này, Bùi Văn D ị b ày t ỏ tâm t ư trong đêm giao thừa Hà N ội qua b ài T ị
- T hanh h ồi H à trừ tịch hữu tác (Đi lánh ở Thanh Hoá về Hà N ội, đ êm 30 tết làm b ài thơ này): Khứ niên trừ tịch thanh sơn trung, Kim niên tr ừ tịch thương giang đông. Sơn hà phong cảnh tân thù dị, Ngã sinh như ký tùy phi bồng. Bế môn nhàn ngọa vô nhất sự, Hốt văn tuế mộ hà thông thông. Cựu tuế nhất khứ bất phục cố, Tân tuế thả lai tương vô đồng. Nhân sự du du tuế sự cấp, Hà thời khả tế ngô đạo cùng. Hu ta trừ tịch mỗi như hử, Tôn tiền túy đảo tr ường nhiêm ông. Nguyễn Văn Huyền dịch thơ: Trừ tịch năm ngoái giữa non c ùng, Trừ tịch năm nay bến đông sông. Non sông quang cảnh đều đổi khác, Đời ta như gửi theo cỏ bồng. Đóng cửa nằm khàn lơ mọi việc, Bỗng nghe năm hết chuyển r ùng rùng. Năm cũ qua đi không kể nữa, Năm mới đang về có khác không? Việc đời bời bời năm tháng gấp, Khi nao giúp đư ợc đạo ta cùng.
- Cứ thế, thương ôi, ba mươi tết, Chén say túy lúy một mình ông.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Slide bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh - Ngữ văn 8
24 p | 1574 | 67
-
Bài giảng Muốn làm thằng Cuội - Ngữ văn 8
26 p | 465 | 22
-
Giáo án bài Hai chữ nước nhà - Ngữ văn 8
12 p | 381 | 17
-
Tâm thức Thăng Long – Hà Nội trên tiến trình nghìn năm văn học dân tộc_2
7 p | 42 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội
5 p | 13 | 3
-
Tâm thức Thăng Long – Hà Nội trên tiến trình nghìn năm văn học dân tộc _3
6 p | 38 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn