YOMEDIA
ADSENSE
Tâm tư của Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải
83
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nhắc đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, ta không thể nào không nhắc đến Truyện Kiều – một tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu sắc, đề cao giá trị con người và lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến thối nát. Và trong đoạn trích “Chí khí anh hùng”, ông đã dành những lời thơ thật đẹp cho Từ Hải – người anh hùng lí tưởng cao đẹp, phi thường và đó cũng là cả những tâm tư, hoài bão ông gửi gắm cho độc giả.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tâm tư của Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải
- Tâm tư của Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải 1. Mở bài: Nhắc đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, ta không thể nào không nhắc đến Truyện Kiều – một tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu sắc, đề cao giá trị con người và lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến thối nát. Và trong đoạn trích “Chí khí anh hùng”, ông đã dành những lời thơ thật đẹp cho Từ Hải – người anh hùng lí tưởng cao đẹp, phi thường và đó cũng là cả những tâm tư, hoài bão ông gửi gắm cho độc giả. 2. Thân bài: a. Tác gia, tac phâm ̉ ́ ̉ Tác giả : Nguyên Du ̃ + Nhìn lại bầu trời văn chương thời trung đại , Nguyễn Du là người nổi tiếng hơn cả trong bốn trụ đỡ sừng sững : Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm , Nguyễn Du và Nguyễn Đình Chiểu + xuât thân t ́ ư mô ̀ ̣t gia đình quy tôc co truyên thô ́ ̣ ́ ̀ ́ng văn hoc̣ + sông trong th ́ ơi đai đây biên đông d ̀ ̣ ̀ ́ ̣ ữ dôi, ông bi nem t ̣ ̣ ́ ừ lầu son cac tia ra thăng bao tap cuôc đ ́ ́ ̉ ̃ ́ ̣ ời + đi nhiêu, tiêp xu ̀ ̉ ́ ̣n của nhưng con ng ́ ́c nhiêu nên ông thâu hiêu sô phâ ̀ ́ ̃ ươi thâp cô be hong trong xa hôi ̀ ́ ̉ ́ ̣ ̃ ̣ ̣ ̣ ̀ ươi phu n phong kiên, đăc biêt la ng ́ ̀ ̣ ữ Tac phâm : ́ ̉ Chi khi anh hung ́ ́ ̀ ̀ ̣ ̣ ́ ̣ ́ ̉ ̣ ̀ ̣ ̣ ́ ̣ ̉ + la môt đoan trich thuôc tac phâm Truyên Kiêu, môt tuyêt tac văn hoc cua Nguyên Du v ̃ ơi nhiêu nghê ́ ̀ ̣ ̣ ̣ ́ ̉ ̉ ̣ ̣ thuât đat đên đinh cao cua văn hoc trung đai ̉ ̀ ̣ ̣ ưa Kiêu va T + Kê vê cuôc đôi thoai gi ́ ̃ ̀ ̀ ừ trươc luc T ́ ́ ừ Hai đi xa, sau đoan miêu ta cuôc sông hanh phuc ̉ ̣ ̉ ̣ ́ ̣ ́ ̉ cua hai ng ươì ̉ ̣ ́ ứng ngang tang cua T + Thê hiên chi khi anh hung, dang đ ́ ́ ̀ ̀ ̉ ừ Hai qua nghê thuât miêu ta ̉ ̣ ̣ ̉ nhân vât va cam ̣ ̀ ̉ hưng sang tao cu ́ ́ ̣ ̉a Nguyên Du. T ̃ ừ đo thê hiên quan niêm vê ng ́ ̉ ̣ ̣ ̀ ười anh hung cua Nguyên Du. ̀ ̉ ̃ b. Tâm tư Nguyễn Du trong tác phẩm “Chí khí anh hùng” qua nhân vật Từ Hải: Thúy Kiều và Từ Hải đã có một mái ấm gia đình, đương lúc tình cảm giữa hai người nồng đượm nhất. Nhưng Từ Hải lại vốn đã là một anh hùng hảo hán “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”, đã từng
- “Nghênh ngang một cõi biên thùy”. Cái chí nguyện lập nên công danh, sự nghiệp ở chàng là rất lớn. Vì thế không có gì cản được bước chân chàng tiếp tục: “Nửa năm hương lửa đương nồng Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương” “Nửa năm” là khoảng thời gian chung sống của Từ Hải và Kiều,thời gian chưa đủ dài để dập tắt hương lửa nồng nàn của “trai anh hùng, gái thuyền quyên”. Trong xã hội phong kiến, đã làm thân nam nhi phải có chí vẫy vùng giữa trời đất cao rộng : + Tác giả dùng từ “trượng phu” đây là lần duy nhất tác giả dùng từ này và dùng cho nhân vật Từ Hải. “Trượng phu” nghĩa là người đàn ông có chí khí lớn. + Từ “thoắt” nghĩa là nhanh chóng trong khoảng khắc bất ngờ. Đó là cách xử sự bất thường, dứt khoát của Từ Hải. Nếu là người không có chí khí, không có bản lĩnh thì trong lúc hạnh phúc vợ chồng đang nồng nàn người ta dễ quên những việc khác. Nhưng Từ Hải thì khác, ngay khi đang hạnh phúc, chàng “thoắt” nhờ đến mục đích, chí hướng của đời mình. Tất nhiên chí khí đó phù hợp với bản chất của Từ Hải, hơn nữa, Từ Hải nghĩ thực hiện được chí lớn thì mới xứng đáng với niềm tin yêu và trân trọng mà Thúy Kiều dành cho mình. + Cụm từ “động lòng bốn phương” theo Tản Đà là “động bụng nghĩ đến bốn phương” do Từ Hải “không phải người một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương”. Và Từ Hải đã luôn ở trong vị thế sẵn sàng – chàng luôn cầm chắc thanh gươm, yên ngựa luôn được đặt sẵn – chàng biết chẳng chóng thì chầy chàng cũng sẽ ra đi. Chàng đã chuẩn bị sẵn tinh thần để không lưu luyến, bịn rịn, vì chàng là một nam tử hán, ‘nam nhân thà rơi máu chứ không rơi lệ’ : “Trông vời trời bể mênh mang Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” Câu thơ miêu tả hành động nhìn ra xa, đồng thời khắc hoạ dáng vẻ phóng khoáng của Từ Hải song song, sánh ngang với hình ảnh trời đất. Nhắc đến Từ Hải là thấy hình ảnh cao rộng của vũ trụ. Những từ láy, từ biểu cảm chỉ độ rộng, độ cao càng khắc hoạ rõ hơn tư thế của Từ Hải : + Cái nhìn của chàng không phải là trông hay nhìn bình thường mà là “trông vời” – cái nhìn ẩn chứa sự sáng suốt và suy nghĩ phi thường. + “Động lòng bốn phương” là thấy trong lòng náo nức cái chí tung hoành khắp bốn phương trời. Con người phi thường như chàng chẳng thể giam hãm mình trong một không gian chật hẹp. + Chàng nghĩ rất nhanh, quyết định lại càng nhanh. Một thanh gươm, một con tuấn mã, chàng hối hả lên đường. Ấy là bởi khát vọng tự do luôn sôi sục trong huyết quản của người anh hùng. => Qua câu thơ, hình ảnh của con người “thanh gươm yên ngựa” tưởng như che đầy cả trời đất”.Từ Hải một mình ra đi thực hiện ý nguyện của mình. Việc xây dựng Từ Hải độc lập một mình không làm
- chân dung chàng đơn độc mà càng cho thấy sự dũng mãnh của chàng. Hành động được miêu tả đầy sự dứt khoát, nhanh nhẹn. Đã nghĩ là làm, Từ Hải không bao giờ chần chừ, do dự, suy tính lâu thể hiện cốt cách của con người phi thường. Từ Hải quả là người có chí khí phi thường, khi chia tay thấy Kiểu nói: “Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”. Chàng đã đáp lại rằng: Từ rằng: “Tâm phúc tương tri, Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”” Từ Hải đã có ý trách Kiều, nhưng đó là lời trách đầy yêu thương: Đã là người hiểu biết nhau sâu sắc đến vậy sao cứ giữ mãi nếp suy nghĩ nông cạn của người phụ nữ bình thường! Nhưng tâm ý của Từ ở đây còn có ý muốn bảo vệ nàng Kiều, để nàng đỡ phải chịu khổ, đợi khi yên bề rồi thì sẽ cùng nàng hưởng những khoái lạc cuộc sống, bù đắp cho nàng những phú quý mà nàng xúng đáng được nhận. Ở đây, Nguyễn Du đã miêu tả hình ảnh Từ Hải một nhân vật là một đấng nam nhi, một người anh hùng chí lớn nghiệp lớn, một trượng phu tâm lý , chu toàn, một người đan ông có t ̀ ư tưởng như mong muốn của Nguyễn Du: một người đàn ông thành công trong sự nghiệp, trả nợ công danh rồi mới an phận cho người phụ nữ mà mình yêu thương . => Nguyễn Du phản ánh quan niệm làm trai của nam nhi thời bấy giờ, lý tưởng về người anh hùng để từ đó nói lên thân phận của những người đàn bà có chồng làm lớn, đồng cảm với những người phụ nữ. Trong lời đáp ấy, còn bao hàm lời dặn dò và niềm tin mà Từ Hải gửi gắm nơi Thúy Kiều. Chàng vừa mong Kiều hiểu mình, đã là tri kỉ thì chia sẻ mọi điều trong cuộc sống, lại vừa động viên, vừa tin tưởng Kiều sẽ vượt qua sự bịn rịn của một nữ nhi thường tình để làm vợ một người anh hùng. Và rồi, chàng đã để lại lời hứa: “Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất, bóng cây rợp đường. Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia” Ngày chàng hoàn thành xong nghiệp lớn cũng sẽ chính là ngày chàng trở về đón nàng trong tư cách là một người chủ tướng chỉ huy mười vạn tinh binh với chiêng chống dậy đất, cờ quạt dậy đường. Những lời thốt lên từ người anh hùng không hề mang tính chất khoa trương mà đầy quả quyết chắc chắn thể hiện sự tự tin tuyệt đối của nhân vật vào cơ đồ mà mình tạo dựng. Với một quyết tâm, chí
- khí lớn lao, Từ Hải nói như hứa hẹn sẽ gây dựng được một cơ đồ to lớn, nắm chắc trong tay “mười vạn tinh binh” và chàng sẽ trở về để đón Kiều trong “tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp trời”. Lúc thành công quay trở lại cũng là lúc Từ Hải sẽ “rước nàng nghi gia”, đem lại địa vị và danh phận cho người mà chàng xem là tri âm tri kỉ. Những lời của Từ Hải vào khoảnh khắc tiễn biệt này càng làm rõ “chí khí anh hùng” của nhân vật này, thay vì những lời nói thể hiện sự bịn rịn, quyến luyến khi chia tay thì là những ước mơ, sự khẳng định nhất định sẽ thành công của chàng. => Qua đó, ta còn thấy được lí tưởng lớn lao của Từ Hải. Nguyễn Du đã sử dụng đa dạng về phạm trù không gian, tạo nên vẻ sâu sắc hơn cho bài thơ, nổi bật vẻ tráng dũng của anh hùng và vẻ lớn lao trong vũ trụ. Sự nghiệp anh hùng đối với Từ Hải là ý nghĩa của sự sống. Thêm nữa, chàng nghĩ có làm được như vậy mới xứng đáng với sự gửi gắm niềm tin, với sự trông cậy của Thúy Kiều. Từ Hải còn thể hiện chí khí của mình ở việc cho rằng Thúy Kiều đi theo sẽ "càng thêm bận" nhưng sâu thẳm bên trong là sự lo lắng cho Kiều khi đi theo sẽ phải chịu cực khổ, nay đây mai đó "bốn bể không nhà": “Bằng ngay bốn bể không nhà Theo càng thêm bận, biết là đi đâu” Chàng còn dám khẳng định chắc chắn thời gian mà mình sẽ quay về đó là khoảng thời gian một năm. Từ Hải khuyên Kiều ở nhà đợi chàng trở về trong sự chiến thắng vẻ vang, hiển hách: “Đành lòng chờ đó ít lâu Chầy chăng là một năm sau vội gì.” Từ Hải rất yêu và đặt hết tâm tư cũng như tình cảm vào Thúy Kiều. Không phải sợ chàng vướng bận mà chàng sợ nàng bận lòng khi đi cùng chàng. Cùng một người mà hiện tại vẫn chưa có gì cho bản thân. Sự nghiệp còn mù mịt hơn cả sương đêm, tương lai thì vô định, nay đây mai đó. Chàng sợ nàng phải chịu khổ, chịu nhiều cay đắng khi đi cùng chàng . Cũng từ đó mà cuộc chia li tạm thời mới diễn ra. Không mờ nhạt như Thúc Sinh, con người hay hứa mãi rồi hứa mãi. Để cô Kiều phải chờ đợi trong đau đớn sau cuộc chia ly. Rồi ngày gặp lại con người đó thì phải gãy đàn cho vợ chồng họ, tiếng đàn nghe mà đớn đau lòng. Đối ngược với đó, Từ Hải anh dũng đã dùng hết lòng để hẹn ngày gặp lại. => Qua chi tiết đó, phần nào ta thấy rõ sự quan tâm sâu sắc mà chàng trai "Đầu đội trời, chân đạp đất" dành cho nàng Kiều. Nguyễn Du đã tạo cho Từ Hải dấu ấn anh hùng của riêng chàng trong cuộc chia tay với Thúy Kiều – không chút vấn vương, bi lụy, không dung dằng, quyến luyến. Lời chia tay mà cũng là lời hứa chắc như đinh đóng cột là niềm tin sắt đá vào chiến thắng trong một tương lai rất gần. Hai câu thơ cuối đoạn đã khẳng định thêm quyết tâm ấy:
- “Quyết lời dứt áo ra đi, Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi” Nguyễn Du mượn hình ảnh phim đại bàng trong văn chương cổ điển, thường tượng trưng cho khát vọng của những người anh hùng có bản lĩnh phi thường, khát khao muốn làm nên sự nghiệp lớn lao để chỉ Từ Hải đã đến lúc chim bằng tung cánh bay lên cùng gió mây chín ngàn dặm trên cao. Cuộc ra đi đột ngột, không báo trước, thái độ dứt khoát “quyết lời dứt áo”, tất cả đều bộc lộ chí khí anh hùng của Từ Hải một con người luôn khao khát không trung, tự do thỏa chí vẫy vùng, không bao giờ chịu sống trong cảnh tù túng, gò bó trong không gian nhỏ bé thường ngày của người bình thường. Từ Hải là hình ảnh thể hiện mạnh mẽ cái ước mơ công lí vẫn âm ỉ trong cảnh đời tù túng của xã hội cũ. Từ Hải ra đi để vẫy vùng cho phỉ sức, phỉ chí, nhưng nếu hiểu kỹ càng còn thêm một lí do nữa là vì bất bình trước những oan khổ của con người bị chà đạp như Thúy Kiều thì không hẳn là không có căn cứ. Điều chắc chắn là cái khao khát của Từ Hải muốn được tung hoành ! Rong bốn bể để thực hiện ước mơ công lí chứ không bao giờ nhằm mục đích thiết lập một ngai vàng quyền lực tầm thường. Nguyễn Du quả là người có tâm hồn tinh tế và và sâu sắc lắm đã rót vào nhân vật Từ Hải của mình thật nhiều chí khí. "Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi" là một hình ảnh so sánh thật đẹp đẽ và đầy ý nghĩa. Tác giả muốn ví Từ Hải như chim bằng cưỡi gió bay cao, bay xa ngoài biển lớn. Không chỉ thế, trong câu thơ còn diễn tả được tâm trạng của con người khi được thoả chí tung hoành "diễn tả một cách khoái trá giây lát con người phi thường rời khỏi nơi tiễn biệt". Nói thế không có nghĩa là Từ Hải không buồn khi xa Thuý Kiều mà chỉ khẳng định rõ hơn chí khí của nhân vật. Hình ảnh : "Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong" cho thấy chàng lên ngựa rồi mới nói lời tiễn biệt, điều đó diễn tả được cái cốt cách phi thường của chàng, của một đấng trượng phu trong xã hội phong kiến. c. Những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hoá. Mọi ngôn từ, hình ảnh và cách miêu tả, Nguyễn Du đều sử dụng rất phù hợp với khuynh hướng này. Về từ ngữ: + Tác giả dùng từ “trượng phu”, đây là lần duy nhất tác giả dùng từ này và chỉ dùng cho nhân vật Từ Hải. “Trượng phu” nghĩa là người đàn ông có chí khí lớn. + Thứ hai là từ "thoắt" trong cặp câu: “Nửa năm hương lửa đương nồng Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.”
- Nếu là người không có chí khí, không có bản lĩnh thì trong lúc hạnh phúc vợ chồng đang nồng ấm, người ta dễ quên những việc khác. Nhưng Từ Hải thì khác, ngay khi đang hạnh phúc, chàng "thoắt" nhớ đến mục đích, chí hướng của đời mình. Tất nhiên chí khí đó phù hợp bản chất của Từ, thêm nữa, Từ nghĩ thực hiện được chí lớn thì xứng đáng với niềm tin yêu và trân trọng mà Thuý Kiều dành cho mình. + Cụm từ "động lòng bốn phương" theo Tản Đà là "động bụng nghĩ đến bốn phương" cho thấy Từ Hải "không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương" (Hoài Thanh). + Hai chữ "dứt áo" trong cụm từ "quyết lời dứt áo ra đi" thể hiện được phong cách mạnh mẽ, phi thường của đấng trượng phu trong lúc chia biệt. Về hình ảnh : + Hình ảnh: “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi” là một hình ảnh so sánh thật đẹp đẽ và đầy ý nghĩa. Tác giả muốn ví Từ Hải như chim bằng cỡi gió bay cao, bay xa ngoài biển lớn. Không chỉ thế, trong câu thơ còn diễn tả được tâm trạng của con người khi được thoả chí tung hoành “diễn tả một cách khoái trá giây lát con người phi thường rời khỏi nơi tiễn biệt”. Nói thế, không có nghĩa là Từ Hải không buồn khi xa Thuý Kiều mà chỉ khẳng định rõ hơn chí khí của nhân vật. + Hình ảnh “Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong” cho thấy chàng lên ngựa rồi mới nói lời tiễn biệt, điều đó diễn tả được cái cốt cách phi thường của chàng, của một đấng trượng phu trong xã hội phong kiến. Về lời miêu tả và ngôn ngữ đối thoại: Kiều biết Từ Hải ra đi trong tình cảnh "bốn bể không nhà" nhưng vẫn nguyện đi theo. Chữ "tòng" không chỉ giản đơn như trong sách vở của Nho giáo rằng phận nữ nhi phải "xuất giá tòng phu" mà còn bao hàm ý thức sẻ chia nhiệm vụ, đồng lòng tiếp sức cho Từ khi Từ gặp khó khăn trong cuộc sống. Từ Hải nói rằng sao Kiều chưa thoát khỏi thói nữ nhi thường tình không có ý chê Kiều nặng nề mà chỉ là mong mỏi Kiều cứng rắn hơn để làm vợ một người anh hùng. Từ nói ngày về sẽ có mười vạn tinh binh, Kiều tin tưởng Từ Hải. Điều đó càng chứng tỏ hai người quả là tâm đầu ý hợp, tri kỉ, tri âm. Nghệ thuật miêu tả tâm lí là một trong những phương diện nghệ thuật đặc sắc bậc nhất của Truyện Kiều. Chính những thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí đã chứng tỏ sự sáng tạo độc đáo, tấm lòng thấu hiểu con người của Nguyễn Du. Có thể nhận định: Tâm lí nhân vật được thể hiện sinh động, trực tiếp trong tình huống cụ thể. Diễn biến tâm lí nhân vật được miêu tả chân thực, theo đúng quy luật và quá trình diễn biến trong thời gian của đời sống bên trong con người.
- Trạng thái tâm lí mang tính cá thể rất rõ; đó là tâm lí của những con người cụ thể, với đặc điểm riêng về tính cách, hoàn cảnh,… Các hình thức đối thoại, độc thoại và lời trần thuật nửa trực tiếp được sử dụng rất có hiệu quả để miêu tả tâm lí nhân vật. Tính chất ước lệ tượng trưng theo lối văn học cổ đại rõ nét. Lời đối thoại trực tiếp bộc lộ tính cách tự tìn đầy bản lĩnh. 3. Kết bài: Dưới hình thức một cuộc chia li,đoạn trích “Chí khí anh hùng” mang chở khát vọng tự do,công lí của Nguyễn Du.Từ Hải như một con đại bàng vỗ cánh làm xáo động cả đất trời.Chỉ có đôi cánh ấy mới che chở được những nạn nhân sống dưới gần trời tăm tối của thể giới “Truyện Kiều”.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn