Tăng cường gắn kết giữa trường đại học kinh tế Nghệ An với các doanh nghiệp
lượt xem 2
download
Bài viết Tăng cường gắn kết giữa trường đại học kinh tế Nghệ An với các doanh nghiệp trình bày các nội dung: Thực trạng gắn kết giữa Trường Đại học Kinh tế Nghệ An với các doanh nghiệp; Giải pháp gắn kết giữa Trường Đại học Kinh tế Nghệ An với các doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tăng cường gắn kết giữa trường đại học kinh tế Nghệ An với các doanh nghiệp
- 68 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA TĂNG CƯỜNG GẮN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TS. Đinh Văn Tới, ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng(1) TÓM TẮT: Sự gắn kết giữa trường đại học với doanh nghiệp trở nên cấp bách, không chỉ tăng khả năng chuyển giao công nghệ, tri thức mà còn giúp doanh nghiệp mới phát triển trên tinh thần khởi nghiệp. Đẩy mạnh hoạt động gắn kết còn giúp nhà trường tháo gỡ khó khăn về tài chính, về chất lượng sinh viên và giúp các doanh nghiệp đạt được hoặc duy trì lợi thế cạnh tranh, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao. Mặc dù, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An đã ban hành Đề án “Xây dựng và triển khai mô hình gắn kết đào tạo giữa Trường Đại học Kinh tế Nghệ An với các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục trong và ngoài nước” nhưng nhiều nội dung chưa được chỉ ra để triển khai thực hiện nhằm tăng cường hiệu quả gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp... Từ khóa: Tăng cường gắn kết, gắn kết nhà trường với doanh nghiệp. ABSTRACT: The connection between universities and businesses becomes urgent, not only increasing the ability to transfer technology and knowledge but also helping new businesses develop in the spirit of entrepreneurship. Promoting cohesive activities also helps the University remove financial difficulties, student quality and helps businesses gain or maintain competitive advantages, including high-quality human resources. Although, Nghe An University of Economics has issued the project “Building and implementing a model of training linkage between Nghe An University of Economics and domestic and foreign enterprises and educational institutions”, 1. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An.
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 69 but many contents have not been pointed out for implementation in order to enhance the effectiveness of the connection between the University and enterprises... Keywords: Strengthening cohesion, linking schools with businesses. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, vấn đề liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ngày càng được các trường đại học coi trọng, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Theo đó, các trường mời doanh nghiệp cùng tham gia vào việc xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo và đánh giá người học, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, đưa sinh viên đến các doanh nghiệp thực tập, tuyển dụng lao động. Hiện nay, nền kinh tế tri thức đang làm thay đổi một cách toàn diện nền giáo dục đại học từ quan niệm, nhận thức và tất cả các hoạt động đào tạo, trong đó đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp là rất cần thiết. Các giá trị của nhà trường bao gồm các yếu tố vô hình (vốn tri thức, thương hiệu, danh tiếng,...) và hữu hình (cơ sở vật chất, chương trình đào tạo,...) được coi trọng. Đến nay, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An đã ký kết hợp tác với 50 doanh nghiệp. Tiêu biểu như: Công ty TNHH MTV Đầu tư Thương mại và Xây dựng Hải Phong; Công ty cổ phần tập đoàn Univet; Công ty TNHH IDP Lào tại Việt Nam (Công ty Indochina Development Partners Lao Ltd); Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - chi nhánh thành phố Vinh; Tổng Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Nghệ An; Công ty TNHH Tin học và Thương mại Dũng Diệu,... Trong nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng 4.0, nòng cốt trong việc gắn kết là bồi dưỡng nhân tài, tiếp cận tri thức mới một cách sáng tạo và ứng dụng vào thực tiễn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững trong tiến trình hội nhập quốc tế. Do vậy, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An đã ban hành Đề án “Xây dựng và triển khai mô hình gắn kết đào tạo giữa Trường Đại học Kinh tế Nghệ An với các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục trong và ngoài nước”. Trong quá trình gắn kết, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An đóng vai trò là đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm chính trong đào tạo như: thực hiện nội dung, chương trình, chất lượng đào tạo; cấp chứng nhận, bằng cấp đào tạo cho người học. Doanh nghiệp đóng vai trò là đơn vị phối hợp, hỗ trợ, chịu trách nhiệm về tổ chức, quản lý, phục vụ cho quá trình đào tạo; sử dụng sản phẩm đào tạo,... Tuy nhiên, nhiều nội dung chưa được đề án chỉ ra và vận dụng nhằm tăng cường hiệu quả gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp. Nghiên cứu ngày phân tích 9 thực trạng, đồng thời đề xuất 9 giải pháp giúp nhà trường có thêm những cơ sở cho việc gắn kết giữa các bên liên quan.
- 70 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Khái niệm liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp Theo Wilhelmvon Humboldt(1), trường đại học ngoài chức năng đào tạo phải có chức năng nghiên cứu và hợp tác với các ngành công nghiệp. Năm 1810, ông sáng lập Trường Đại học Berlin với điểm khác biệt so với các trường đại học khi đó là chuyển trọng tâm sang nghiên cứu hỗ trợ hoạt động đào tạo, đặc biệt phát triển các lĩnh vực công nghệ phục vụ cho mục đích dân sự và mục đích quân sự liệu tham khảo. Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp là phản ánh các mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau giữa trường đại học và doanh nghiệp để hướng đến một mục đích chung nào đó. Tính hướng đích là tiêu điểm, là cơ sở và động lực của mối liên kết hai bên. Theo Đỗ Thị Thanh Toàn (2018), quan hệ liên kết, hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp là tất cả mọi hình thức tương tác trực tiếp hay gián tiếp, có tính chất cá nhân hay tổ chức giữa trường đại họcvà các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích của cả hai: hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu và phát triển, kích thích sự vận động năng động qua lại của cán bộ quản lí, giảng viên, người học và các nhà chuyên môn đang làm việc tại các doanh nghiệp; thương mại hóa các kết quả nghiên cứu; xây dựng chương trình đào tạo; tổ chức học tập suốt đời; hỗ trợ các nỗ lực sáng nghiệp và quản trị tổ chức. Như vậy, mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp được hiểu như là những giao dịch giữa các trường đại học và doanh nghiệp vì lợi ích của cả hai bên. Đẩy mạnh việc hợp tác này và khai thác giá trị của nó có thể giúp nhà trường tháo gỡ những khó khăn về tài chính và giúp các doanh nghiệp đạt được hoặc duy trì ưu thế cạnh tranh trong thị trường năng động ngày nay, đồng thời đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động. Sơ đồ 1. Sơ đồ gắn kết giữa trường đại học với doanh nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC DOANH NGHIỆP Tham Tham Hỗ trợ Nghiên Tham Tổ chức Nhận Tài trợ Tham gia tư gia xây về cơ sở cứu và gia liên kết sinh học gia ngày vấn dựng vật chất, chuyển giảng đào tạo viên bổng và hội tư hướng chương phương giao sản dạy tại thực hỗ trợ vấn việc nghiệp trình tiện, phẩm hoặc doanh hành, hoạt làm và và tuyển đào tạo, máy móc khoa chấm nghiệp thực tập động tuyển sinh chuẩn học chuyên và tham của sinh dụng đầu ra công đề, khóa quan viên nghiệp luận thực tế 1. Đinh Văn Toàn (2016), Ý tưởng liên kết, hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp được đề xướng bởi nhà triết học Đức Wilhelmvon Humboldt.
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 71 Vai trò của liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp: - Đối với trường đại học: Việc hợp tác với doanh nghiệp mang lại lợi ích quan trọng. Trường đại học được các doanh nghiệp góp ý, tư vấn về xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo,... góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Trường đại học được hỗ trợ về nhân lực, tài lực, vật lực,... trong công tác đào tạo, thực hành, thực tập; được tham gia, trao đổi các thông tin trong nghiên cứu khoa học, tư vấn ứng dụng và chuyển giao công nghệ phù hợp với thực tiễn sản xuất. Đồng thời, trường đại học được doanh nghiệp đón nhận các sản phẩm đầu ra: sinh viên, công trình nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ,... Từ đó, nâng cao vị thế, uy tín của nhà trường và góp phần tăng thế mạnh trong công tác tuyển sinh. Việc liên kết đào tạo với doanh nghiệp không chỉ giúp trường đại học có cơ hội phát huy tính tự chủ trong quản trị mà còn là một tiêu chí cần thiết trong kiểm định chất lượng đối với trường đại học hiện nay. - Đối với doanh nghiệp: Việc hợp tác giúp doanh nghiệp có thể tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều sinh viên, có điều kiện để theo dõi, đánh giá tác phong làm việc cũng như kiến thức và năng lực của sinh viên một cách chính xác nhất. Qua đó, doanh nghiệp có hướng tuyển dụng, lựa chọn nhân sự phù hợp và góp phần quảng bá hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp. Vì đầu ra của quá trình đào tạo cũng chính là đầu vào của quá trình tuyển dụng, sử dụng lao động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không mất thời gian, chi phí tuyển dụng và đào tạo lại lao động. Hơn nữa, việc liên kết này còn hỗ trợ tuyển dụng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Hằng năm, các doanh nghiệp đều có nhu cầu về tuyển dụng lao động, lao động thời vụ và việc liên kết với trường đại học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong vấn đề này. Ngoài ra, việc liên kết với nhà trường giúp doanh nghiệp tiếp cận sớm những thành tựu của đề tài nghiên cứu khoa học có chất lượng, từ đó áp dụng nâng cao công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm. - Đối với người học: Nhờ việc mở rộng mối quan hệ với các đối tác có uy tín, sinh viên của nhà trường được trải nghiệm học tập qua các đợt thực tập, tham quan tại doanh nghiệp. Nhờ vậy, người học có cơ hội được hưởng chế độ ưu đãi trong học tập, thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp, tiếp cận môi trường làm việc thực tế, rèn luyện được các kĩ năng, phát triển năng lực bản thân. Được đào tạo trong môi trường liên kết với doanh nghiệp giúp người học luôn tự tin, sẵn sàng tiếp nhận công việc, thử thách trong quá trình làm việc, khởi nghiệp. Thực tập và tham quan nghiên cứu thực tế tại các doanh nghiệp còn giúp sinh viên mở rộng được mối quan hệ của mình và có cơ hội tìm kiếm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
- 72 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2. Thực trạng gắn kết giữa Trường Đại học Kinh tế Nghệ An với các doanh nghiệp 2.1. Doanh nghiệp tham gia tư vấn hướng nghiệp và tuyển sinh Hoạt động Ngày hội tư vấn hướng nghiệp và tuyển sinh của Trường Đại học Kinh tế Nghệ An được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2022, tại Trường THPT Quỳ Hợp 2, thu hút sự tham gia của gần 500 học sinh trên địa bàn huyện Quỳ Hợp và 10 doanh nghiệp. Năm 2023, nhà trường tiếp tục tổ chức ngày hội tư vấn hướng nghiệp và tuyển sinh tại 12 điểm trường THPT với sự tham gia của 52 lượt doanh nghiệp và 9.517 học sinh trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tham gia ngày hội, mỗi doanh nghiệp được bố trí một gian hàng với đầy đủ biển hiệu, băng rôn, bàn ghế,... Các doanh nghiệp cử cán bộ, nhân viên trực, chia sẻ thông tin giới thiệu về doanh nghiệp cũng như ngành, nghề tuyển dụng, cơ hội việc làm cho sinh viên trong quá trình thực tập và sau khi tốt nghiệp đại học. Đại diện các doanh nghiệp đã cùng với nhà trường tham gia trả lời các câu hỏi mà thí sinh quan tâm trong việc chọn trường, chọn ngành và cơ hội việc làm. Trong các buổi live stream tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh, nhà trường mời đại diện các doanh nghiệp tham gia tư vấn giúp thí sinh “chọn đúng nghề - sáng tương lai”. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tham gia không đồng đều. Có doanh nghiệp ban đầu đăng ký tham gia nhưng đến ngày diễn ra ngày hội lại không tham gia được. Các gian hàng của một số doanh nghiệp chưa phát huy hết hiệu quả. Một số đại diện doanh nghiệp chưa nắm bắt được nội dung tư vấn tuyển sinh nên trả lời thí sinh dài dòng, không đúng trọng tâm câu hỏi. 2.2. Doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra Chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra là một nội dung quan trọng trong công nghệ đào tạo của trường đại học. Theo các tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục đại học trong nước thì hoạt động này rất quan trọng, được đánh gia cao. Tuy nhiên, việc gắn kết để xây dựng chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của Trường Đại học Kinh tế Nghệ An và doanh nghiệp chưa thực hiện. Qua khảo sát, tại địa bàn tỉnh Nghệ An có tới 60,47% ý kiến cho rằng có trường chưa bao giờ thực hiện liên kết trên; có 27,11% cho biết cũng thỉnh thoảng có sự tham gia của doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình đào tạo nhưng sự tham gia đó chưa sâu, chỉ ở mức độ ý kiến tư vấn còn việc ý kiến đó có được áp dụng vào chương trình không thì lại chưa đề cập đến. Ý kiến của các doanh nghiệp về vấn đề này cũng tương tự, có 64,43% số phiếu cho biết họ không có hoạt động liên kết xây dựng mục tiêu chương trình đào tạo với các trường đại học. Chính vì việc liên kết lỏng lẻo nên các chương trình đào tạo của nhà trường chưa sát với thực tế. Vì vậy, hầu hết các ý kiến đều cho rằng chương trình
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 73 đào tạo chưa đáp ứng được với yêu cầu của thực tiễn, còn thiên về lý thuyết nhiều hơn thực hành. 2.3. Doanh nghiệp hỗ trợ về cơ sở vật chất, phương tiện, máy móc phục vụ quá trình đào tạo Việc doanh nghiệp tài trợ máy móc thiết bị hoặc hỗ trợ kinh phí cho Trường Đại học Kinh tế Nghệ An chỉ thỉnh thoảng diễn ra và mức độ hỗ trợ cũng không nhiều. Hình thức liên kết chủ yếu là Nhà trường liên hệ với doanh nghiệp để gửi sinh viên đến thực hành nghề hoặc thực tập tốt nghiệp. Thực tập tốt nghiệp cho sinh viên được doanh nghiệp ưu tiên tạo điều kiện hơn cả, hình thức này chiếm tỷ lệ thường xuyên, tương đối cao 40,7% theo ý kiến của giáo viên và cao nhất 54,2% theo ý kiến của doanh nghiệp. Nhà trường cũng đã trang bị các hạng mục cơ sở vật chất cần thiết tối thiểu phục vụ cho việc thực hành. Tuy nhiên, để cho sinh viên có thể thực hành nâng cao thì hầu như rất ít đáp ứng được. Máy móc của nhà trường thường được trang bị một lần nên có thể sau một thời gian sử dụng sẽ trở nên cũ kỹ, lạc hậu. Tuy nhiên, do không phải chịu áp lực về năng suất như doanh nghiệp mà chỉ là phục vụ mục đích thực hành của sinh viên nên hầu như nhà trường ít khi mua sắm máy mới. Điều này dẫn đến tình trạng sinh viên ít được cập nhật với công nghệ mới, khi bước vào môi trường làm việc sẽ dễ rơi vào tình trạng lúng túng. 2.4. Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao sản phẩm khoa học công nghệ giữa hai bên Hợp tác trong nghiên cứu là hình thức hợp tác cao nhất giữa các trường đại học và doanh nghiệp. Mục đích của sự hợp tác này thường hướng đến sự hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu của nhà trường, thực hiện các dự án liên kết mà đội ngũ nhà khoa học tại trường đại học và doanh nghiệp cùng tiến hành. Nhà trường có thể tìm kiếm sự hợp tác này bằng cách chủ động giới thiệu với doanh nghiệp những năng lực hiện có và chương trình nghiên cứu đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An chưa làm được việc này. Bản thân nhiều doanh nghiệp chưa nắm được tiềm lực của nhà trường và các giảng viên cũng chưa tìm đến các doanh nghiệp nên chưa có sự hợp tác về nghiên cứu. Chuyển giao sản phẩm khoa học công nghệ là hoạt động phổ biến ở các nước phát triển. Nó là một bộ phận của hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Hoạt động này ở Trường Đại học Kinh tế Nghệ An cũng còn rất yếu. Hằng năm, toàn trường có hàng chục đề tài cấp trường, cấp tỉnh, cấp quốc gia được nghiệm thu nhưng chưa có nhiều có đề tài chuyển giao cho các cơ quan, doanh nghiệp ứng dụng vào thực tiễn đời sống xã hội. Hầu hết các đề tài khoa học từ cấp trường đến cấp nhà nước của giảng viên nhà trường đều chỉ để tính điểm nghiên cứu khoa học.
- 74 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2.5. Doanh nghiệp tham gia giảng dạy hoặc chấm chuyên đề, khóa luận Một chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra được xây dựng hoàn hảo đến chừng nào thì công tác triển khai chương trình được đánh giá cao hơn. Sở dĩ, có nhận định trên xuất phát từ đội ngũ giảng dạy thực tế hiện nay. Hiện tại, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An có 122 giảng viên nhưng chỉ có 19 tiến sĩ. Để đạt chuẩn về trình độ và chất lượng đội ngũ giảng viên, còn thiếu về số lượng tiến sĩ để mở và đứng các mã ngành đào tạo, nhất là chưa có giáo sư, phó giáo sư để mở các mã ngành sau đại học. Xét về kiến thức còn mang tính chất hàn lâm; xét về kỹ năng còn thiếu tính thực tiễn. Tuy nhiên, nhà trường chưa mời doanh nghiệp tham gia giảng dạy hoặc chấm chuyên đề, khóa luận, dẫn đến sinh viên chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn thực tế và những kỹ năng cần thiết. 2.6. Tổ chức liên kết đào tạo tại doanh nghiệp Trong xu thế cạnh tranh hiện nay, tất cả các doanh nghiệp luôn chú trọng đến việc trang bị các điều kiện vật chất tốt nhất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây chính là nơi tốt nhất cho sinh viên trải nghiệm thực tế theo chuyên môn mình được đào tạo và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Doanh nghiệp đảm nhận một phần toàn bộ nội dung thực hành và có thể cử những cán bộ, nhân viên có tay nghề cao, có năng lực truyền thụ kiến thức thực hiện. Tuy nhiên, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An chưa tận dụng những lợi thế này thông qua hoạt động gắn kết để thường xuyên đưa sinh viên đến doanh nghiệp học tập, nghiên cứu. 2.7. Nhận sinh viên thực hành, thực tập và tham quan thực tế tại doanh nghiệp Các doanh nghiệp có tuyển dụng được nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh hay không? Các trường đại học có cung ứng được sinh viên tốt nghiệp trình độ tay nghề cho các doanh nghiệp hay không? Phần lớn tùy thuộc vào sự gắn kết của trường đại học với doanh nghiệp trong việc thực hành và thực tập của sinh viên. Tuy nhiên, qua khảo sát 70 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, việc gắn kết giữa các trường đại học với các doanh nghiệp vẫn chưa được đầu tư đúng mức, mới chỉ dừng lại ở việc hình thức, nhiều về số lượng nhưng chưa sâu về chất lượng. Tổ chức các đoàn tham quan thực tế tại doanh nghiệp là hoạt động dễ dàng thực hiện và mang tính chất giao lưu giữa nhà trường với doanh nghiệp, ít chi phí về thời gian và tài chính. Tuy nhiên, nhà trường chưa tận dụng tối đa cơ hội cho sinh viên có cái nhìn tổng quan nhất, mô phỏng công việc chi tiết nhất để cho sinh viên định hướng được nghề nghiệp trong tương lai, khơi dậy niềm đam mê học tập, nghiên cứu và nâng cao ý thức phấn đấu của từng sinh viên. Trong thời gia qua, một số khoa của trường như: Nông - Lâm - Ngư, Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Kế toán - Kiểm toán,... có tổ chức một số đợt đưa sinh viên đến các doanh nghiệp tham quan thực tế. Tuy nhiên, hoạt động này chưa nhiều, chưa
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 75 thường xuyên và đang mang hình thức “cưỡi ngựa xem hoa”. Do vậy, chưa giúp sinh viên hình dung được việc tổ chức hoạt động và thực hiện công tác chuyên môn ở các bộ phận tại mỗi doanh nghiệp mà mình được đến. Hầu hết sinh viên năm cuối chỉ được một đơn tham quan tại doanh nghiệp có sự hướng dẫn của giảng viên, còn lại sinh viên tự đăng ký đi thực tập mà chưa có sự giám sát chặt chẽ của đại diện nhà trường. Đối với doanh nghiệp, họ cũng thừa nhận là chưa dành sự quan tâm thích đáng đến sinh viên thực tập mà chỉ dừng lại ở việc ký xác nhận cho các em đủ điều kiện tốt nghiệp. 2.8. Doanh nghiệp tài trợ học bổng và hỗ trợ hoạt động của sinh viên Hoạt động này có diễn ra ở các trường đại học. Nhân dịp khai giảng năm học mới, Tết và các ngày lễ lớn, các doanh nghiệp thông qua các nhà trường tặng một số học bổng, suất quà có giá trị cho sinh viên xuất sắc, nhất là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tập và rèn luyện tốt, nhằm động viên, giúp đỡ các em phấn đấu vươn lên trong học tập. Nhìn chung, các phần quà chủ yếu mang giá trị tinh thần, động viên là chủ yếu, chưa có nhiều doanh nghiệp cấp học bổng toàn phần hoặc bán phần cho sinh viên trong suốt quá trình học tập nên vẫn có nhiều sinh viên do hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học giữa chừng,... 2.9. Doanh nghiệp tham gia ngày hội tư vấn việc làm và tuyển dụng Trong những năm qua, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An đã phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức một số ngày hội việc làm và tuyển dụng tại trường và đã ký kết với một số doanh nghiệp hỗ trợ thực hành thực tập và tiếp nhận sinh viên sau khi tốt nghiệp. Hầu hết các khoa khác chưa triển khai được hoạt động tuyển dụng và ngày hội tư vấn việc làm cho sinh viên của khoa mình. Hằng năm, một số doanh nghiệp cung cấp thông tin cho nhà trường về nhu cầu lao động. Nhà trường cũng đã cung cấp các thông tin đó đến sinh viên thông qua vài hình thức như dán các thông báo tuyển dụng của doanh nghiệp ở bảng tin hoặc đăng tải trên trang Fanpage nhà trường để sinh viên theo dõi. Tuy nhiên, có 47,5% sinh viên cho biết họ không tìm được việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc rất khó khăn vì không vượt qua được các kỳ thi tuyển dụng. Nguyên nhân chính do mức độ đáp ứng công việc, chỉ có 8,8% cựu sinh viên nhận là mình đáp ứng rất tốt, 12,5% đánh giá tốt, 25% cho rằng mình đáp ứng bình thường và con số còn lại là 43,8% chưa đáp ứng hoặc đáp ứng rất kém (Hồ Thị Hiền, 2021). 3. Giải pháp gắn kết giữa Trường Đại học Kinh tế Nghệ An với các doanh nghiệp 3.1. Doanh nghiệp tham gia tư vấn hướng nghiệp và tuyển sinh Trong khi kết quả tuyển sinh hằng năm chưa đủ chỉ tiêu, thương hiệu Trường Đại học Kinh tế Nghệ An chưa lan tỏa đến các tầng lớp phụ huynh, học sinh và thậm chí
- 76 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA là cán bộ giáo viên các trường THPT thì việc tiếp tục tổ chức các ngày hội tư vấn hướng nghiệp và tuyển sinh tại các điểm trường THPT là cần thiết. Việc làm này cần có sự đồng hành của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ký kết hợp tác với nhà trường. Để đạt hiệu quả cao, nhà trường cần kêu gọi các doanh nghiệp tài trợ thêm kinh phí tổ chức ngày hội cũng như trao học bổng để thu hút học sinh tham gia và tạo ấn tượng tốt đẹp về Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Tại các buổi tư vấn hướng nghiệp và tuyển sinh, nhà trường và doanh nghiệp cần chuẩn bị chu đáo nội dung tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên trước và sau khi ra trường: Khắc phục “lỗ hổng” trong quản lý đầu ra mà nhiều năm nay các trường vẫn bỏ qua hoặc ít quan tâm và không có bộ phận chuyên trách thực hiện tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên. Làm cho chuẩn đầu ra và chuẩn nghề nghiệp tiệm cận gần nhau hơn để khẳng định giá trị đầu ra; qua đó quảng bá hình ảnh của trường, giúp sinh viên đáp ứng yêu cầu việc làm trong thời kỳ hội nhập quốc tế. 3.2. Doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra Gắn kết với doanh nghiệp góp phần giúp Trường Đại học Kinh tế Nghệ An xây dựng mục tiêu, nội dung đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cử các nhà quản lý, nhà tuyển dụng, chuyên gia tham gia vào việc xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo dựa trên cơ sở dạy cái gì mà xã hội cần, người học cần. Từ đó, xây dựng khung chương trình giảng dạy, biên soạn, cải tiến giáo trình giảng dạy, hình thức đào tạo, đánh giá sinh viên theo chuẩn đầu ra, nâng cao năng lực tự học của sinh viên sao cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và yêu cầu của doanh nghiệp trong từng giai đoạn. Nhà trường kịp thời nắm bắt các thông tin, cập nhật kiến thức, điều chỉnh nội dung, chương trình, dự báo các ngành, nghề mới theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất để tiến kịp với sự phát triển của đời sống xã hội. 3.3. Doanh nghiệp hỗ trợ về cơ sở vật chất, phương tiện, máy móc phục vụ quá trình đào tạo Trường Đại học Kinh tế Nghệ An cần huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào việc hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và học tập. Đặc biệt, là những doanh nghiệp có chủ là cựu sinh viên của trường hoặc những doanh nghiệp đã ký kết hợp tác. Nhà trường là đơn vị giáo dục công lập nên ngân sách hạn chế, thủ tục đầu tư phức tạp. Doanh nghiệp hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện, máy móc sẽ phục vụ quá trình đào tạo được tốt hơn, giúp sinh viên tiếp cận với khoa học công nghệ mới, hiện đại để sau khi ra trường có thể bắt kịp với thực tế sản xuất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể hợp tác với các khoa để mời các giảng viên vào làm việc thực tế trong môi trường doanh nghiệp để kiến thức bài giảng được thực tiễn hóa.
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 77 3.4. Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao sản phẩm khoa học công nghệ giữa hai bên Chính vì doanh nghiệp luôn có nhu cầu cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh và quản trị nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất nên Trường Đại học Kinh tế Nghệ An cần phải cung cấp cho họ những phát minh, sáng chế, những sản phẩm khoa học và công nghệ có tính khả thi để tăng sức cạnh tranh trên thị trường và phát triển bền vững. Với vai trò là trung tâm nghiên cứu, nhà trường phải là nơi tạo ra và sở hữu các kết quả nghiên cứu, tri thức và sản phẩm khoa học công nghệ mới để chuyển giao cho các doanh nghiệp cần. Do đó, gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tiếp cận được với những kết quả nghiên cứu mới nhất, cập nhật nhanh nhất và có thể ứng dụng trong hoạt động sản xuất - kinh doanh. Gắn kết sẽ giúp nâng cao khả năng nghiên cứu, sáng tạo của các nhà khoa học của nhà trường. Doanh nghiệp chính là những người đi tắt đón đầu trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, do đó, doanh nghiệp có thể đặt hàng các đề tài nghiên cứu khoa học có chất lượng và thiết thực từ Trường Đại học Kinh tế Nghệ An nhằm cải tiến, nâng cao sản phẩm của doanh nghiệp. Trước khi phê duyệt một đề tài nghiên cứu ứng dụng (những đề tài cơ sở trọng điểm, đề tài cấp cao có nguồn kinh phí lớn), Nhà trường nên yêu cầu tư liệu đánh giá nhu cầu thị trường về công nghệ, giải pháp,... do tác giả hoặc là đặt hàng cho một cơ quan nghiên cứu thị trường độc lập thực hiện. Đồng thời khi nghiệm thu, nhà trường có thể mời các nhà quản lý doanh nghiệp có uy tín tham gia hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học ở những lĩnh vực có liên quan để tăng cường sự tham gia của giới doanh nghiệp vào quá trình đánh giá kết quả nghiên cứu ứng dụng của nhà trường. 3.5. Doanh nghiệp tham gia giảng dạy hoặc chấm chuyên đề, khóa luận Để trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn thực tế và những kỹ năng cần thiết cho sinh viên, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An cần thường xuyên mời doanh nhân, chủ doanh nghiệp có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thành công thực tế,... tham gia giảng dạy hoặc chấm chuyên đề, khoá luận tốt nghiệp, tham gia giảng dạy một số học phần hoặc chuyên đề phù hợp với năng lực và thế mạnh của họ, cùng đóng góp xây dựng chương trình đào tạo tại các khoa, bộ môn. Thông qua đó, các nhà quản lý có thể chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của họ cho giảng viên, sinh viên nhằm tạo điều kiện cho việc tìm hiểu về thực tiễn hoạt động kinh doanh, từ đó làm cho các hoạt động nói chung của nhà trường gắn với nhu cầu thực tiễn. 3.6. Tổ chức liên kết đào tạo tại doanh nghiệp Cần tạo mối quan hệ thật chặt giữa Trường Đại học Kinh tế Nghệ An với doanh nghiệp để “song giảng”, tức trường dạy lý thuyết thì doanh nghiệp dạy thực tiễn. Nhà trường cần phải bảo đảm tính tiên tiến, hiện đại của chương trình đào tạo, phối hợp với doanh nghiệp để nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo phù hợp nhu cầu doanh nghiệp.
- 78 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Phát triển mô hình đào tạo luân phiên gồm 3 chủ thể là sinh viên - nhà trường - doanh nghiệp, luân phiên xen kẽ thời gian đào tạo lý thuyết tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An và đào tạo thực tiễn tại nơi doanh nghiệp. Luân phiên hàng tuần (2 - 3 ngày học tại trường và thời gian còn lại tại doanh nghiệp); hoặc luân phiên theo học kỳ (mỗi năm gồm các học kỳ tại trường xen kẽ với ít nhất một học kỳ tại doanh nghiệp). Nhà trường có thể phối hợp với doanh nghiệp xây dựng học kỳ doanh nghiệp cho sinh viên, trong đó doanh nghiệp sẽ dạy những kỹ năng phù hợp với chuyên ngành sinh viên được đào tạo, viết bài thu hoạch và được cấp giấy chứng nhận cho những sinh viên tham gia học kỳ doanh nghiệp đó. Việc này sẽ giúp cho sinh viên có môi trường thực tế để áp dụng các kiến thức kỹ năng của mình đã được học trên giảng đường vận dụng vào thực tế. 3.7. Nhận sinh viên thực hành, thực tập và tham quan thực tế tại doanh nghiệp Trường Đại học Kinh tế Nghệ An phải thường xuyên cử các giảng viên, cán bộ quản lý đến doanh nghiệp học tập, trao đổi kinh nghiệm, vướng mắc trong quá trình đào tạo. Phối hợp cùng doanh nghiệp tổ chức cho sinh viên tham quan, thực tập, tìm hiểu quy trình sản xuất, những công nghệ hiện có nhằm giúp sinh viên định hướng được ngành nghề mình đang học và xác định mục tiêu học tập của sinh viên. Việc gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp giúp sinh viên có cơ hội được lựa chọn địa điểm thực tập phù hợp, tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận với hệ thống kiến thức mới nhất, được củng cố về kỹ năng làm việc và hơn nữa là nâng cao khả năng được tuyển dụng sau khi ra trường. Thực tập tại doanh nghiệp giúp sinh viên được trau dồi kiến thức thực tế, học hỏi thêm các kỹ năng, mở rộng mối quan hệ, giúp sinh viên trưởng thành hơn rất nhiều. Việc hợp tác này cũng giúp sinh viên có cơ hội tìm kiếm học bổng và tiếp cận sớm với các tổ chức tuyển dụng, tạo cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp, đồng thời, sinh viên có thêm thu nhập khi tham gia vào hệ thống của doanh nghiệp. Đồng thời, tổ chức cho sinh viên những nghiên cứu, những buổi trò chuyện hay hội thảo để trao đổi chung về các thông tin, nhu cầu lực lượng lao động đối với từng ngành nghề đào tạo tại doanh nghiệp để sinh viên có thể nắm bắt một cách cụ thể. Doanh nghiệp cũng có thể tạo điều kiện cho sinh viên làm việc bán thời gian để tiếp cận môi trường thực tế và hiện thực hóa ý tưởng của các em. 3.8. Doanh nghiệp tài trợ học bổng và hỗ trợ hoạt động của sinh viên Một số hoạt động mang tính động viên hỗ trợ: doanh nghiệp ký hợp đồng tuyển dụng với một số sinh viên hiện đang học với những điều kiện cụ thể; doanh nghiệp có thể tài trợ học phí cho sinh viên học xuất sắc; doanh nghiệp phối hợp với nhà trường tổ chức các cuộc thi theo những chủ đề nhất định, nhằm phát hiện năng lực của sinh viên vì mục đích phát triển doanh nghiệp,... Do đó, nhà trường cần chủ động hơn trong việc tiếp cận các doanh nghiệp để xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa hai bên trong các hoạt động về tài trợ học bổng và hỗ trợ hoạt động của sinh viên.
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 79 3.9. Doanh nghiệp tham gia tư vấn việc làm và tuyển dụng Nhà trường cần tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp để có thể hợp tác doanh nghiệp ở các hình thức khác nhau không chỉ tuyển sinh, xây dựng chương trình đào tạo, tham gia giảng dạy, thực hành thực tập, trao học bổng,... mà còn cung ứng nguồn nhân lực chất lương cao cho các doanh nghiệp tuyển dụng lao động thông qua việc tham gia các ngày hội tư vấn việc làm và tuyển dụng. Khi hợp tác liên kết đào tạo với nhà trường, các doanh nghiệp sẽ yên tâm về nguồn nhân lực vững chắc và chất lượng thông qua các hợp đồng hợp tác đào tạo được ký kết. Doanh nghiệp không phải tiêu tốn những khoản chi phí để đào tạo lại. Doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ năng lực của sinh viên thông qua những khoảng thời gian sinh viên thực tập tại doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng chọn lựa ra những ứng viên tốt, có chất lượng đào tạo chuyên nghiệp, có trình độ cao, kỹ năng tốt,... và giải quyết được vấn đề lao động hay nguồn nhân lực trong xã hội. Nếu sinh viên còn có những thiếu sót hay những yếu tố bất cập, doanh nghiệp có thể bổ sung và trao đổi trực tiếp với nhà trường để có phương hướng khắc phục. III. KẾT LUẬN Hoạt động gắn kết giữa Trường Đại học Kinh tế Nghệ An với các doanh nghiệp là sự kết nối quan hệ cung - cầu lao động đang diễn ra trên thị trường lao động, để khắc phục một nghịch lý đang tồn tại giữa giáo dục đại học và nhu cầu thực tế tại doanh nghiệp, đó là sinh viên ra trường không tìm được việc làm, trong khi đó các doanh nghiệp lại không tuyển được lao động sau khi được đào tạo đại học, đáp ứng nhu cầu của sản xuất. Việc gắn kết giữa Trường Đại học Kinh tế Nghệ An với các doanh nghiệp trong đào tạo đại học là một trong những hoạt động thiết thực, tác động trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong công cuộc đổi mới đất nước và đặc biệt là Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ. Do vậy, Nhà trường cần phải tiếp tục đẩy mạnh hoạt động gắn kết với doanh nghiệp, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển Nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Thị Hiền và cộng sự (2021), “Thúc đẩy hoạt động liên kết đào tạo nguồn nhân lực giữa Trường Đại học Kinh tế Nghệ An với các doanh nghiệp”, Đề tài khoa học cấp trường. 2. Đinh Văn Toàn (2016), “Hợp tác đại học - doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học: Kinh tế và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 32, số 4, tr.69 - 80. 3. Đỗ Thị Thanh Toàn (2018), “Liên kết đại học và doanh nghiệp - Phương thức nâng cao chất lượng đào tạo”, Tạp chí Giáo dục, số 432 (kì 2 - 6/2018), tr.34 - 38.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giải pháp gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với nhu cầu doanh nghiệp
9 p | 25 | 6
-
Chính sách phát triển giáo dục đại học (Những thành công ở các nước phát triển và gợi ý bài học cho Việt Nam)
10 p | 87 | 5
-
Chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp và giải pháp tăng cường gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp
6 p | 25 | 5
-
Quan hệ đối tác Việt Nam - Nhật Bản từ quá khứ đến tương lai
24 p | 63 | 5
-
Vai trò của nghiên cứu khoa học với nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội trọng điểm
5 p | 65 | 5
-
Gắn chặt công tác chính trị tư tưởng với công tác chuyên môn, liên hệ giữa thủ trưởng với chi bộ
4 p | 55 | 4
-
Một số giải pháp chính sách thúc đẩy hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp trong kỷ nguyên số
8 p | 9 | 4
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học
8 p | 20 | 4
-
Một số giải pháp tăng cường hợp tác đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin
9 p | 14 | 4
-
Một số giải pháp tăng cường hợp tác giữa giảng viên và hướng dẫn viên tại doanh nghiệp nhằm phát triển khoa kinh tế theo hướng đại học ứng dụng
5 p | 9 | 3
-
Thực trạng và giải pháp tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp trong thời gian tới
17 p | 46 | 3
-
Tổ chức hoạt động thực hành bộ môn Tâm lí học - Giáo dục học tại cơ sở Giáo dục Mầm non thực hành Hoa Sen, giải pháp gắn lí luận với thực tiễn trong đào tạo sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
10 p | 43 | 2
-
Xây dựng mô hình đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo định hướng ứng dụng thực hành trên cơ sở gắn kết giữa trường đại học và doanh nghiệp phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam trong giai đoạn 2025-2030
8 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn