intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tăng cường phát triển kinh tế gắn với quốc phòng – an ninh bảo vệ vững chắc biển đảo theo tinh thần Nghị quyết Trung Ương 8 (khóa XII) của Đảng

Chia sẻ: ViVatican2711 ViVatican2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

59
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Biển không chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn, cửa ngõ mở rộng giao thương với quốc tế mà còn đóng vai trò rất quan trọng bảo đảm quốc phòng – an ninh (QP-AN) quốc gia, đồng thời là địa bàn chiến lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tăng cường phát triển kinh tế gắn với quốc phòng – an ninh bảo vệ vững chắc biển đảo theo tinh thần Nghị quyết Trung Ương 8 (khóa XII) của Đảng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL<br /> ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY<br /> Số 64 (4/2019) No. 64 (4/2019)<br /> Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn<br /> <br /> <br /> TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN VỚI QUỐC PHÒNG –<br /> AN NINH BẢO VỆ VỮNG CHẮC BIỂN ĐẢO THEO TINH THẦN<br /> NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 8 (KHÓA XII) CỦA ĐẢNG<br /> Strengthening the economic development in connection with national defence-<br /> security and protection of sea and islands under The Central Resolutions 8<br /> (the 12th Central Committee) of The Communist Party<br /> <br /> TS. Nguyễn Văn Lành(1), ThS. Vương Trọng Hào(2)<br /> (1),(2)Trường Sĩ quan Lục quân 2 – ĐH Nguyễn Huệ<br /> <br /> Tóm tắt<br /> Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Biển không chỉ chứa đựng tiềm<br /> năng kinh tế to lớn, cửa ngõ mở rộng giao thương với quốc tế mà còn đóng vai trò rất quan trọng bảo<br /> đảm quốc phòng – an ninh (QP-AN) quốc gia, đồng thời là địa bàn chiến lược trọng yếu trong công<br /> cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, phát triển kinh tế gắn với tăng cường quốc phòng – an ninh<br /> (QP-AN) bảo vệ vững chắc biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc được thể hiện nhất quán trong tư duy của<br /> Đảng ta trong các Nghị quyết Đại hội và trở thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên,<br /> lâu dài đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị.<br /> Từ khóa: biển đảo Việt Nam, kinh tế biển, quốc phòng – an ninh<br /> Abtract<br /> Vietnamese sea and islands are a sacred territory of the country. The sea not only contains great<br /> economic potential, the gateway to trade with the world but also plays a very important role in ensuring<br /> national defense and security, becoming a key strategic area for national construction and defense.<br /> Therefore, economic development associated with strengthening national defense and security in order<br /> to firmly defend the sacred sea of the Fatherland not only demonstrates our Party's thinking in the<br /> Congress resolutions but also becomes one of the important, regular, long-term tasks for the whole<br /> Party, the entire army, the entire people, and the whole political system.<br /> Keywords: Vietnamese sea and islands, economic sea, defense – security<br /> <br /> <br /> 1. Đặt vấn đề Biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và<br /> Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam<br /> Đông, một biển lớn và thuộc loại quan rộng khoảng một triệu km2, gấp 3 lần diện<br /> trọng nhất của khu vực Châu Á-Thái Bình tích đất liền. Đặc điểm của địa hình Việt<br /> Dương cũng như của thế giới. Các vùng Nam hẹp về chiều ngang, nhưng lại trải dài<br /> biển lớn và thềm lục địa rộng lớn của Việt dọc theo Biển Đông, được Biển Đông bao<br /> Nam chứa đựng nguồn tài nguyên thiên bọc toàn bộ sườn phía Đông và phía Nam,<br /> nhiên phong phú và đa dạng. Cùng với không chỉ cho chúng ta phát triển nhiều<br /> Email: vanlanhlq2@gmail.com<br /> 37<br /> NGUYỄN VĂN LÀNH - VƯƠNG TRỌNG HÀO TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN<br /> <br /> <br /> lĩnh vực kinh tế biển mà còn trở thành “lá Nhà nước, trong những năm qua, cùng với<br /> chắn sườn” trong hệ thống phòng thủ quan việc đẩy mạnh quá trình đổi mới và mở<br /> trọng, bảo vệ đất nước. cửa, các lĩnh vực kinh tế biển gắn với bảo<br /> Trước yêu cầu bức thiết của công cuộc vệ QP-AN thường xuyên được tăng cường<br /> xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Hội nghị lần và có nhiểu bước chuyển biến đáng kể.<br /> thứ 8 (khóa XII) của Đảng tháng 10/2018, Kinh tế biển đã có sự thay đổi về cơ cấu<br /> đã ban hành Nghị quyết về “Chiến lược ngành nghề theo hướng công nghiệp hóa<br /> phát trển bền vững kinh tế biển Việt Nam (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước. Xuất<br /> đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045”. Trước hiện nhiều ngành kinh tế biển gắn với công<br /> hết, Nghị quyết nhấn mạnh quan điểm Việt nghệ - kĩ thuật hiện đại như khai thác dầu<br /> Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, khí, công nghiệp đóng tàu, đánh bắt xa bờ,<br /> giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vận tải biển, du lịch biển – đảo và tìm kiếm<br /> vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền cứu hộ, cứu nạn.v.v. Việc khái thác nguồn<br /> vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm lợi từ biển đã góp phần quan trọng cho sự<br /> QP-AN, giữ vững độc lập, chủ quyền và phát triển của đất nước, nhất là cho xuất<br /> toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, khẩu (dầu khí, hải sản…). Theo ước tính<br /> hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì hiện nay, tỷ trọng các ngành kinh tế thuần<br /> môi trường hoà bình, ổn định cho phát biển đóng góp khoảng 10% GDP cả nước,<br /> triển. Nghị quyết đã đề cập một số chủ kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước<br /> trương lớn. Đến năm 2030, phát triển thành đạt 65 - 70% GDP cả nước, thu nhập bình<br /> công, đột phá về các ngành kinh tế biển quân đầu người của các tỉnh, thành phố ven<br /> theo thứ tự ưu tiên: (1) Du lịch và dịch vụ biển gấp từ 1,2 lần so với thu nhập bình<br /> biển; (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác quân của cả nước. Kinh tế biển đã được các<br /> dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển cấp, các ngành, nhất là những tỉnh ven biển<br /> khác; (4) Nuôi trồng và khai thác hải sản; chú ý hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực<br /> (5) Công nghiệp ven biển; (6) Năng lượng hiện mục tiêu chiến lược biển, chúng ta<br /> tái tạo và các ngành kinh tế biển mới. Nghị đang đứng trước nhiều thách thức gay gắt<br /> quyết đặc biệt nhấn mạnh đến chiến lược về phát triển kinh tế biển như khai thác tài<br /> Bảo đảm QP-AN, đối ngoại và hợp tác nguyên và môi trường biển; sự suy giảm<br /> quốc tế. Xây dựng lực lượng vũ trang cách các nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học và<br /> mạng chính quy, tinh nhuệ theo hướng hiện các hệ sinh thái biển; ô nhiễm môi<br /> đại, ưu tiên hiện đại hoá một số quân trường… và một số thách thức về QP-AN<br /> chủng, binh chủng, lực lượng thực thi pháp nếu chúng ta không có quyết tâm mới.<br /> luật trên biển. Kiên trì xây dựng và duy trì Về kinh tế biển, nhìn chung, quy mô<br /> môi trường hoà bình, ổn định và trật tự còn nhỏ bé và đang ở trình độ thấp, chưa<br /> pháp lý trên biển, tạo cơ sở cho việc khai tương xứng với tiềm năng kinh tế biển của<br /> thác và sử dụng biển an toàn, hiệu quả. nước ta. Nếu so với các nước trong khu<br /> Nghị quyết đề cập 7 giải pháp chủ yếu vực và trên thế giới kinh tế biển Việt Nam<br /> trong tổ chức thực hiện. còn yếu kém về nhiều mặt. Giá trị thu được<br /> 2. Nội dung từ hoạt động kinh tế biển so với một số<br /> 2.1. Thực trạng nước đều ở mức thấp hoặc rất thấp. Mặc dù<br /> Thực hiện chủ trương của Đảng và có rất nhiều cố gắng trong quá trình “đẩy<br /> <br /> <br /> 38<br /> NGUYỄN VĂN LÀNH - VƯƠNG TRỌNG HÀO TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN<br /> <br /> <br /> mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng biển, đảo theo tinh thần Nghị quyết Trung<br /> CNH, HĐH” nhưng nghề biển của nước ta ương 8 (khóa XII) của Đảng cần thực hiện<br /> vẫn chủ yếu là nghề truyền thống, chiếm tốt một số giải pháp cơ bản sau:<br /> trên 65 - 70% GDP do kinh tế biển tạo ra. Một là, tăng cường công tác tuyên<br /> Các nghề khác như khai thác dầu khí, công truyền về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ<br /> nghiệp đóng tàu, nuôi trồng hải sản đặc vững chắc chủ quyền biển, đảo, giữ vững<br /> sản, du lịch biển chỉ mới được phát triển môi trường hòa bình ổn định để xây dựng<br /> bước đầu. Các ngành công nghệ cao như đất nước. Đây là nhiệm vụ quan trọng,<br /> năng lượng sóng thủy triều, khái thác thường xuyên của cả hệ thống chính trị,<br /> khoáng sản dưới lòng nước sâu, hóa chất nhằm tạo ra sự thống nhất cao trong nhận<br /> và dược liệu biển, các công trình kĩ thuật thức và hành động cho mọi cán bộ, đảng<br /> và dịch vụ xây dựng hạ tầng biển rất nhiều viên và các tầng lớp nhân dân về mục tiêu<br /> bất cập, yếu kém. Tình trạng đó đang đặt ra chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển<br /> nhu cầu cấp bách phải có một chiến lược Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến<br /> phát triển kinh tế biển được bổ sung với năm 2045 trên tất cả các lĩnh vực KT-XH,<br /> những cơ sở khoa học và thực tiễn vững chiến lược QP-AN, đối ngoại, khoa học -<br /> chắc, mới có thể đáp ứng nhiệm vụ tăng công nghệ biển; xây dựng kết cấu hạ tầng<br /> tốc kinh tế biển để “đến năm 2030, nước ta biển. được nêu trong các Nghị quyết của<br /> trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu Đảng. Qua đó, xây dựng vững chắc thế trận<br /> từ biển”. QP-AN, thế trận lòng dân, kiên quyết bảo<br /> Điều đáng quan tâm nữa là quá trình vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển,<br /> phát triển kinh tế biển ở một số lĩnh vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200<br /> chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với QP-AN hải lý của Việt Nam, bảo vệ chế độ chính<br /> và ngược lại, có một số lĩnh vực của QP- trị - xã hội, lợi ích dân tộc. Đồng thời, giữ<br /> AN chưa được gắn kết với phát triển kinh vững được môi trường hòa bình, ổn định<br /> tế, làm hạn chế quá trình phát triển kinh tế lâu dài để phát triển đất nước và hội nhập<br /> biển gắn với QP-AN. Một số địa phương quốc tế.<br /> xây dựng quy hoạch, kết cấu hạ tầng, các Trong công tác tuyên truyền, cần phải<br /> khu công nghiệp, kinh tế tập trung, các dự có đủ luận chứng khoa học, thực tiễn, cung<br /> án ven biển, trên đảo, chưa chú trọng các cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin chủ<br /> phương án xây dựng thế trận QP-AN, thế trương của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực<br /> trận lòng dân, chủ yếu chạy theo lợi ích là liên quan đến biển, đảo. Trong đó, chú<br /> chính; một số quy hoạch, kế hoạch, nhất là trọng các tài liệu khoa học đã kết luận về<br /> việc xây dựng bến cảng; cơ sở công nghiệp tiềm năng biển, quy hoạch phát triển kinh<br /> biển; các khu dịch vụ trên đảo mở tràn lan, tế biển; các tài liệu lịch sử - pháp lý thuyết<br /> không tuân thủ các nguyên tắc chung, làm phục, khẳng định chủ quyền, quyền chủ<br /> ảnh hưởng tới khả năng bảo vệ QP-AN quyền, quyền tài phán đối với các vùng<br /> trên biển, đảo. biển, đảo nước ta trên cơ sở Luật Biển Việt<br /> 2.2. Giải pháp Nam và công ước của Liên hợp quốc về<br /> Để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ phát Luật Biển năm 1982; các tuyên bố về<br /> triển kinh tế biển gắn với tăng cường QP- nguyên tắc ứng xử của các bên ở Biển<br /> AN quản lí, bảo vệ vững chác chủ quyền Đông (DOC) và Bộ Quy tắc ứng xử mang<br /> <br /> <br /> 39<br /> NGUYỄN VĂN LÀNH - VƯƠNG TRỌNG HÀO TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN<br /> <br /> <br /> tính pháp lý của các bên ở Biển Đông sát biển, dân quân tự vệ biển đủ mạnh, có<br /> (COC). Đồng thời, cần chuyển tải kịp thời số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp cao,<br /> quan điểm, lập trường của Việt Nam trong lấy chất lượng chính trị làm cơ sở. Chú<br /> vấn đề Biển Đông tới cộng đồng quốc tế, trọng nâng cao trình độ kĩ thuật, chiến<br /> cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. thuật, trình độ hợp đồng tác chiến giữa các<br /> Hai là, xây dựng và hoàn thiện cơ sở lực lượng, đảm bảo khả năng xử lý linh<br /> pháp lý, các chính sách phù hợp với điều hoạt và hiệu quả các tình huống có thể xây<br /> kiện hiện nay nhằm khai thác tiềm năng và ra trên biển; quan tâm đúng mức đến công<br /> các lợi thế về biển. Đồng thời bảo vệ vững tác đảm bảo vũ khí, trang thiết bị kĩ thuật<br /> chắc chủ quyền biển, đảo, tạo sự gắn kết cho các lực lượng nòng cốt như Hải quân<br /> chặt chẽ hoạt động của các lĩnh vực kinh tế và Cảnh sát biển phù hợp với xu thế phát<br /> biển với QP-AN để trở thành một thể thống triển trong khu vực và yêu cầu nhiệm vụ<br /> nhất trên phạm vi cả nước và từng địa của từng đơn vị; hỗ trợ vốn đầu tư cho ngư<br /> phương, tạo điều kiện cho các địa phương dân đóng các thuyền có công suất lớn ra<br /> nhất là những địa phương ven biển phát khơi bám biển, đây chính là lực lượng tai<br /> triển kinh tế biển gắn với bảo vệ vùng trời, mắt trong công tác bảo vệ chủ quyền biển,<br /> vùng biển của Tổ quốc. Các chủ trương về đảo. Kết hợp chặt chẽ giữa sức mạnh của<br /> thực hiện Chiến lược biển phải sát với thực bộ đội chủ lực với khả năng xử lý tình<br /> tiễn, phù hợp với điều kiện của từng địa huống mau lẹ, trực tiếp của các lực lượng<br /> phương và đất nước; mở rộng chính sách, quân sự và dân sự ở các địa phương ven<br /> liên kết làm ăn kinh tế ở vùng biển thuộc biển, luyện tập các phương án hợp đồng tác<br /> quyền chủ quyền của ta với những nước chiến trên biển, phát huy sức mạnh của<br /> phát triển trong khu vực và trên thế giới, khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây<br /> nhằm tạo ra những đối tác đang xen lợi ích dựng lực lượng quản lý, khai thác và bảo vệ<br /> trong phát triển kinh tế biển. Thông qua đó chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Đặc biệt là<br /> khẳng định chủ quyền của ta, hạn chế âm vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội ở<br /> mưu lấn chiếm biển, đảo của các thế lực địa phương có biển.<br /> thù địch đối với nước ta, tạo ra thế và lực Bốn là, tiếp tục xây dựng lực lượng, tổ<br /> mới để giải quyết hòa bình các vấn đề chức điều chỉnh, bố trí và triển khai thế<br /> tranh chấp trên biển, đảo với các nước có trận QP-AN, kết hợp phát triển KT-XH trên<br /> liên quan. vùng biển, đảo một cách hợp lý. Kết hợp<br /> Ba là, xây dựng lực lượng bảo vệ chủ chặt chẽ giữa thúc đẩy nhanh quá trình dân<br /> quyền biển, đảo vững mạnh đáp ứng yêu sự hóa trên biển với xây dựng thế trận QP-<br /> cầu quản lý, khai thác và bảo vệ chủ quyền AN, thế trận lòng dân trên biển vững mạnh,<br /> biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới. Để đủ khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên<br /> thực hiện tốt nhiệm vụ giải pháp quan trọng biển. Dân sự hóa các vùng biển, đảo vừa là<br /> này, cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp cơ sở để khai thác có hiệu quả các nguồn tài<br /> của toàn dân, trong đó, lực lượng trực tiếp nguyên trên biển, vừa là tiền đề để xây<br /> và tại chỗ là nòng cốt. Vì vậy, chúng ta cần dựng, củng cố và phát huy lực lượng tại chỗ<br /> tập trung xây dựng các lực lượng trực tiếp phục vụ chiến lược QP-AN trên biển, như:<br /> làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020<br /> như lực lượng Hải quân, Biên phòng, Cảnh đã ghi: “Thực hiện quá trình dân sự hóa<br /> <br /> <br /> 40<br /> NGUYỄN VĂN LÀNH - VƯƠNG TRỌNG HÀO TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN<br /> <br /> <br /> trên biển, đảo gắn với tổ chức dân cư, tổ ngành, từng địa phương, phải biết phát huy<br /> chức sản xuất và khai thác biển. Có chính tiềm năng, thế mạnh của mình để phát<br /> sách đặc biệt để khuyến khích mạnh mẽ triển KT-XH của địa phương, ngành mình;<br /> nhân dân ra định cư ổn định và làm ăn lâu đồng thời, tích cực tham gia phát triển<br /> dài ngày trên biển; thí điểm xây dựng các kinh tế biển cho phù hợp, phấn đấu đưa<br /> khu quốc phòng – kinh tế tại các đảo, quần nước ta trở thành một quốc gia mạnh về<br /> đảo Trường Sa, vùng biển, đảo của Tổ biển, giàu từ biển.<br /> quốc”. Đây là chủ trương chiến lược có ý 3. Kết luận<br /> nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp bảo Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận<br /> vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước. lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí<br /> Năm là, đẩy mạnh công tác nghiên đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây<br /> cứu khoa học – công nghệ về quản lý và dựng, phát triển và bảo vệ đất nước hiện<br /> phát triển kinh tế biển nhằm khai thác, sử nay và mai sau. Phát huy lợi thế, khai thác<br /> dụng bền vững các nguồn tài nguyên và tiềm năng thế mạnh kết hợp với bảo vệ chủ<br /> bảo vệ môi trường biển; ứng phó có hiệu quyền biển, đảo là nhiệm vụ trọng yếu và<br /> quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, là trách nhệm của toàn Đảng, toàn dân và<br /> giảm thiểu tối đa sự suy thoái tài nguyên toàn quân ta. Để hoàn thành nhiệm vụ<br /> biển và hải đảo, đa dạng sinh học biển và thiêng liêng và cao cả đó, hơn lúc nào hết<br /> các hệ sinh thái biển. Biển, đảo của nước phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả<br /> ta không những là khu vực phát triển kinh nước, của cả hệ thống chính trị, dưới sự<br /> tế đầy tiềm năng, là nơi án ngữ các trục lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành<br /> giao thông huyết mạch trên biển, cùng với thống nhất của Nhà nước, giữ vững độc<br /> nguồn lợi về tài nguyên, kinh tế biển, còn lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài<br /> là môi trường tác chiến quan trọng trong phán, toàn vẹn vùng biển và toàn vẹn lãnh<br /> chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, từng thổ của Tổ quốc.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> Đảng Cộng sản Việt Nam (2006). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Hà Nội:<br /> Nxb Chính trị Quốc gia.<br /> Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội:<br /> Nxb Chính trị Quốc gia.<br /> Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Hà Nội:<br /> Nxb Chính trị Quốc gia.<br /> Đảng Cộng sản Việt Nam (2018). Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung<br /> ương khoá XII. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.<br /> <br /> Ngày nhận bài: 03/3/2019 Biên tập xong: 15/4/2019 Duyệt đăng: 20/4/2019<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 41<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2