TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH VÀ CÂU HỎI<br />
THỰC TẾ ĐỂ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CHO HỌC SINH<br />
TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ<br />
NGUYỄN THANH HẢI<br />
Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Quảng Ngãi<br />
Tóm tắt: Bài báo tập trung phân tích một số nét mới về quan điểm xây dựng<br />
nội dung chương trình vật lí trung học phổ thông và tác động của nó đến quá<br />
trình dạy học. Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động nhận thức<br />
với sự tăng cường sử dụng các bài tập định tính và câu hỏi thực tế trong giờ<br />
học vật lí ở trường trung học phổ thông.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Bắt đầu từ năm học 2006-2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lần lượt triển khai sử dụng sách<br />
giáo khoa vật lí lớp 10, 11 và 12 theo chương trình mới. Căn cứ vào nội dung các sách giáo<br />
khoa và các tài liệu bồi dưỡng giáo viên (GV), có thể thấy quan điểm xây dựng chương<br />
trình, nội dung, phương pháp (PP) dạy học và những yêu cầu về kiểm tra đánh giá học sinh<br />
(HS) có những nét mới, tác động mạnh đến việc tổ chức hoạt động nhận thức cho HS.<br />
Một trong những nét mới có ý nghĩa quan trọng là yêu cầu đối với các bài tập, các đề<br />
kiểm tra phải đánh giá cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, kĩ năng xử lí và<br />
giải quyết sáng tạo những tình huống mới của HS. Điều đó thực sự làm thay đổi nếp nghĩ<br />
“thi gì học nấy” trong đại bộ phận HS hiện nay, đồng thời ở một khía cạnh khác, nét mới<br />
nói trên đã đưa bài tập định tính (BTĐT) và câu hỏi thực tế (CHTT) trở lại đúng với vị trí<br />
xứng đáng vốn có của nó trong quá trình dạy học vật lí. Theo đó, việc thiết kế bài giảng<br />
của GV cũng cần có sự đầu tư nhiều hơn, khoa học hơn và có ý nghĩa thực tiễn nhiều hơn.<br />
2. ĐỔI MỚI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CHO HỌC SINH TRONG<br />
QUÁ TRÌNH DẠY HỌC<br />
Mục tiêu của giáo dục hiện nay đặc biệt coi trọng đến việc bồi dưỡng cho HS năng lực<br />
tư duy, khả năng sáng tạo, để từ đó bản thân họ có thể tự sáng tạo ra những tri thức mới,<br />
PP mới, cách giải quyết vấn đề mới thích nghi với sự phát triển về mọi mặt của xã hội.<br />
Vấn đề đặt ra ở đây là trong quá trình dạy học, mỗi tiết học trên lớp cần tổ chức như thế<br />
nào để HS phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo nhất. Có thể hình dung<br />
diễn biến chính về hoạt động của GV và HS trong một tiết học, theo hướng tổ chức hoạt<br />
động nhận thức của HS như sau:<br />
- Ban đầu, GV tổ chức tình huống học tập bằng cách đặt vấn đề và giao nhiệm vụ<br />
cho HS. HS hăng hái đảm nhận nhiệm vụ, trong quá trình giải quyết nhiệm vụ, HS<br />
sẽ gặp khó khăn và nảy sinh vấn đề cần tìm tòi giải quyết. Những khó khăn ban<br />
đầu của HS được GV gợi ý để các vấn đề được diễn đạt một cách chính xác, phù<br />
hợp với mục tiêu và các nội dung cụ thể đã xác định.<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(12)/2009: tr. 113-120<br />
<br />
114<br />
<br />
NGUYỄN THANH HẢI<br />
<br />
- Trong quá trình hoạt động nhận thức, GV theo dõi, định hướng, chỉ đạo sự trao<br />
đổi, tranh luận của HS và có những gợi ý cần thiết; HS chủ động tìm tòi giải quyết<br />
vấn đề đặt ra theo một tiến trình hợp lí.<br />
- Sau cùng, GV chỉ đạo sự trao đổi, tranh luận về kết quả của HS đối với những<br />
nhiệm vụ đã được đặt ra, bổ sung, tổng kết, khái quát hoá, chuẩn hóa kiến thức,<br />
kiểm tra kết quả, nhận xét, đánh giá và thực hiện các công việc cần thiết khác.<br />
Việc xây dựng kiến thức vật lí cụ thể được thực hiện theo tiến trình như sau: [1]<br />
- Nêu các sự kiện mở đầu (đề xuất vấn đề)<br />
Sự kiện mở đầu được đặt ra với yêu cầu phải xuất phát từ cái đã biết và nhiệm vụ cần<br />
giải quyết, từ đó làm nảy sinh nhu cầu về một cái còn chưa biết, về một cách giải quyết<br />
không có sẵn, nhưng hy vọng có thể tìm tòi, xây dựng được.<br />
Ngay sau khi nêu các sự kiện mở đầu, GV cần làm bộc lộ những quan niệm sẵn có của<br />
HS. Mục đích của việc làm bộc lộ quan niệm sẵn có của HS là để GV biết được mức độ<br />
hiểu biết của HS (đúng hay sai; nông hay sâu; chính xác hay chưa chính xác...) về hiện<br />
tượng định nghiên cứu. Có thể thực hiện tốt bước này bằng cách GV đặt ra những câu hỏi<br />
thuộc loại: Vì sao? Thế nào? những câu hỏi này đòi hỏi phải được trả lời bằng những<br />
quan niệm trước đó của HS về vấn đề đang nghiên cứu hoặc GV có thể đưa ra một số<br />
quan niệm, trong đó có cả những quan niệm sai lẫn quan niệm đúng để HS lựa chọn.<br />
- Xây dựng mô hình - giả thuyết<br />
Đây là giai đoạn quan trọng và khó khăn, vì trong giai đoạn này tri thức về hiện tượng<br />
cần nghiên cứu được xây dựng, tư duy trực giác của HS giữ vai trò chủ đạo. Để giải<br />
quyết vấn đề đặt ra, phải suy đoán được điểm xuất phát để từ đó có thể tìm được lời<br />
giải; chọn hoặc đề xuất mô hình có thể vận hành được để đi tới cái cần tìm; hoặc phỏng<br />
đoán các biến cố thực nghiệm có thể xảy ra mà nhờ đó có thể khảo sát thực nghiệm để<br />
xây dựng cái cần tìm. Trong trường hợp nội dung kiến thức vật lí là mối liên hệ phức<br />
tạp giữa các đại lượng mà HS khó nhận thấy, thì GV có thể định hướng, gợi ý cho HS<br />
về mối quan hệ giữa các đại lượng, còn mối quan hệ đó tuân theo quy luật nào thì nên<br />
để HS tự đưa ra.<br />
- Suy luận hệ quả lôgic<br />
Ở giai đoạn này, tư duy lôgic theo kiểu lập luận, suy diễn và biến đổi toán học dựa vào<br />
những kiến thức đã biết hoàn toàn chiếm ưu thế. GV chỉ cần định hướng để HS tự rút ra<br />
các hệ quả lôgíc về cái cần tìm bằng cách sử dụng những lập luận, suy diễn từ những dự<br />
đoán đã nêu. Trong nhiều trường hợp, HS cần phải phối hợp tốt giữa PP suy luận và<br />
những biến đổi toán học cần thiết. Trước khi kiểm tra những hệ quả lôgic, GV nên định<br />
hướng cho HS trao đổi, thảo luận và đề xuất các phương án TN kiểm tra hệ quả lôgic.<br />
GV cần dự phòng một số phương án TN để phòng khi HS không nêu ra được phương án<br />
hoặc khi phương án của HS nêu ra chưa thật tối ưu.<br />
<br />
NÊU CÁC SỰ KIỆN<br />
KHỞI ĐẦU<br />
<br />
XÂY DỰNG MÔ HÌNH - GIẢ THUYẾT<br />
<br />
TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG CÁC<br />
ĐỊNHcóTÍNH<br />
VÀ tra<br />
CÂU<br />
HỎI THỰC TẾ...<br />
Suy BÀI<br />
ra hệTẬP<br />
quả lôgic<br />
thể kiểm<br />
được<br />
bằng thực nghiệm<br />
<br />
115<br />
<br />
- Tiến hành TN kiểm tra Hình dung các phương án TN kiểm tra<br />
Đây là giai đoạn xác định sự đúng đắn hay không của hệ quả lôgic, giai đoạn này đòi<br />
Làm bộc lộ quan niệm sẵn<br />
trong<br />
thựcTN<br />
hành<br />
TN.TRA<br />
GV cần lựa chọn và chuẩn bị những<br />
TIẾN<br />
HÀNH<br />
KIỂM<br />
có của HShỏi HS phải có kĩ năng, kĩ xảo<br />
TN kiểm tra phù hợp với các phương án đã nêu đồng thời phải đảm bảo kết quả TN là<br />
chính xác và thành công ngay. Tùy vào mức độ dễ hay khó của TN và khả năng thực<br />
Nêu giả thuyết<br />
hành của HS mà GV có thể yêu<br />
cầu HS tự tiến hành TN dưới sự hướng dẫn của thầy<br />
hoặc mô hình chấp nhận được<br />
hoặc GV và HS cùng tiến hành TN.<br />
Sau khi tiến hành TN kiểm tra,PHÁT<br />
sẽ xuất<br />
hiện hai khả năng:<br />
BIỂU KHÁI NIỆM,<br />
LUẬT<br />
+ Khả năng thứ nhất: Kết quả THUYẾT,<br />
TN khôngĐỊNH<br />
phù hợp<br />
với hệ quả lôgic, khi đó cần kiểm tra<br />
xem phương án TN có phù hợp với mô hình đề ra chưa? mô hình được xây dựng đã hợp<br />
lí chưa? việc tiến hànhDÙNG<br />
TN MÔ<br />
kiểm<br />
HÌNH<br />
tra đã<br />
ĐỂ tiến<br />
GIẢI hành<br />
THÍCH,<br />
đúng<br />
LUYỆN<br />
theoTẬP<br />
phương án đề ra chưa? Nếu<br />
ba nội dung ấy chưa hợp lí thì cần điều chỉnh, bổ sung thậm chí thay đổi hoàn toàn.<br />
<br />
+ Khả năng thứ hai: Kết quả TN hoàn toàn phù hợp với hệ quả lôgic, GV có thể cho<br />
HS nêu một cách chính xác, đầy đủ mô hình - giả thuyết chấp nhận được, từ đó GV<br />
hướng dẫn HS khái quát hóa, nêu thành khái niệm, định luật vật lí...<br />
Sau khi xác lập những khái niệm, định luật... GV định hướng cho HS vận dụng để giải<br />
thích các hiện tượng thực tế và luyện tập, như thế không những HS thấy được những<br />
ứng dụng của kiến thức vật lí trong đời sống mà từ đó còn có thể làm nảy sinh sự mở<br />
rộng giới hạn của mô hình - giả thuyết do sự xuất hiện của sự kiện mới.<br />
Tiến trình nêu trên thực chất là việc vận dụng PP thực nghiệm vào quá trình dạy học vật<br />
lí và được biểu diễn bằng sơ đồ dưới đây [3].<br />
<br />
ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ<br />
Cho HS xem một số hình ảnh thực tế liên quan đến bài học.<br />
Sử dụng các BTĐT và CHTT tạo tình huống có vấn đề.<br />
116<br />
<br />
NGUYỄN THANH HẢI<br />
<br />
Hình ảnh và câu hỏi về lực và<br />
biểu diễn lực<br />
<br />
Hình ảnh và câu hỏi về tổng<br />
hợp lực<br />
<br />
Hình ảnh và câu hỏi về phân<br />
tích lực<br />
<br />
3. THÍ DỤ VỀ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HOÁ HOẠT<br />
ĐỘNG NHẬN THỨC VỚI SỰ TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP ĐỊNH<br />
Câu<br />
hỏi khó!<br />
sinhHỎI<br />
đưa ra<br />
nhiều cách<br />
TÍNH<br />
VÀHọc<br />
CÂU<br />
THỰC<br />
TẾ lí giải khác nhau. Hầu hết các câu giải<br />
thích đều chưa hợp lí hoặc sai với bản chất của hiện tượng.<br />
<br />
Bài giảng theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức với sự tăng cường sử dụng<br />
BTĐT và CHTT được xây dựng theo trình tự: Xác định mục tiêu bài học, yêu cầu chuẩn<br />
bị cho giáo viên và học sinh,<br />
đồ tiến<br />
trình<br />
GIẢI sơ<br />
QUYẾT<br />
VẤN<br />
ĐỀxây dựng bài và dự kiến tổ chức các hoạt<br />
xem một số mô hình nguyên tắc về tổng hợp và phân tích lực. Tổ<br />
động Cho<br />
nhậnHSthức.<br />
chức thí nghiệm, thảo luận thông qua phiếu học tập<br />
<br />
Dưới đây là tiến trình dạy học bài: Lực. Tổng hợp và phân tích lực.<br />
Sơ đồ tiến trình xây dựng bài:<br />
TN về tổng hợp lực<br />
Nhớ lại, phát biểu<br />
khái niệm lực, cách<br />
biểu diễn véctơ lực<br />
bằng mũi tên<br />
<br />
Nhận xét về tổng hợp lực và nêu<br />
quy tắc tìm hợp lực<br />
<br />
Mô hình nguyên tắc về cách<br />
phân tích lực<br />
<br />
Nhận xét về phân tích lực và nêu<br />
các đặc điểm<br />
<br />
Trình bày chặt chẽ các kiến thức, khẳng định tính đúng đắn của kiến thức về mặt khoa học.<br />
<br />
VẬN DỤNG<br />
Cho HS xem lại các hình ảnh và trả lời các câu hỏi đã nêu đầu bài học. Nêu thêm một số ứng<br />
dụng khác của phép tổng hợp và phân tích lực thường gặp trong thực tế.<br />
<br />
Hình 1<br />
TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH VÀ CÂU HỎI THỰC TẾ...<br />
<br />
117<br />
<br />
Các hoạt động cụ thể:<br />
! Hoạt động 1: Giới thiệu nội<br />
thức chương 2, các yêu cầu cần<br />
kiến thức, kĩ năng và thái độ<br />
<br />
dung<br />
kiến<br />
đạt được về<br />
Hình 4<br />
<br />
GV thông báo ngắn gọn các nội dung chính, những yêu cầu chính cho HS.<br />
! Hoạt động 2: Tổ chức tình huống học tập, đề xuất vấn đề<br />
GV: Cho HS xem một số hình ảnh thực tế, nêu các câu hỏi thực tế. (minh hoạ hình 1)<br />
HS: Quan sát, trả lời.<br />
Câu trả lời của HS sẽ chưa thể chính xác ⇒ Xuất hiện tình huống có vấn đề.<br />
GV: Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải thích được những vấn đề trên và trên cơ sở<br />
đó có thể giải thích được nhiều hiện tượng khác trong đời sống...<br />
! Hoạt động 3: Gợi ý để HS nhớ lại khái niệm về lực<br />
GV: Cho HS xem một số hình ảnh thực tế, liên quan đến tác dụng của lực (làm cho vật<br />
bị thay đổi vận tốc và bị biến dạng. (minh họa hình 2)<br />
HS: Quan sát, nhớ lại kiến thức và phát biểu khái niệm về lực và cách biểu diễn lực.<br />
! Hoạt động 4: Xây dựng kiến thức về tổng hợp lực<br />
GV: Cho HS xem hình ảnh hai chiếc ca nô cùng kéo chiếc xà lan. Vấn đề đặt ra: có thể<br />
thay thế hai lực cùng tác dụng lên một vật bằng một lực duy nhất không? (minh hoạ<br />
hình 3)<br />
HS: Quan sát, đưa ra ý kiến của mình.<br />
GV: Nêu sơ đồ nguyên tắc về cách thay thế hai lực bằng một lực.<br />
HS: Quan sát, trình bày các ý kiến về khái niệm tổng hợp lực.<br />
GV: Đề xuất phương án thí nghiệm.<br />
HS: Các nhóm thực hiện thí nghiệm như nội dung sách giáo khoa, thảo luận và báo cáo<br />
kết quả thí nghiệm.<br />
GV: Tổng kết ý kiến của các nhóm. Thống nhất cách phát biểu về phép tổng hợp lực và<br />
quy tắc tổng hợp lực.<br />
! Hoạt động 5: Xây dựng kiến thức về phân tích<br />
lực<br />
GV: Cho HS quan sát mô hình nguyên tắc cách thay<br />
thế một lực bằng hai lực (minh họa hình 4).<br />
<br />