intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tăng đề kháng để "đánh bật" cảm cúm

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

59
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tăng đề kháng để "đánh bật" cảm cúm Thời tiết thay đổi, cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh, cảm lạnh, lại thêm mùa dịch cúm đang diễn biến phức tạp và lây lan nhanh trong cộng đồng, mỗi người chúng ta càng phải chú ý hơn trong việc tăng cường sức đề kháng để phòng ngừa những chứng bệnh trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tăng đề kháng để "đánh bật" cảm cúm

  1. Tăng đề kháng để "đánh bật" cảm cúm Thời tiết thay đổi, cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh, cảm lạnh, lại thêm mùa dịch cúm đang diễn biến phức tạp và lây lan nhanh trong cộng đồng, mỗi người chúng ta càng phải chú ý hơn trong việc tăng cường sức đề kháng để phòng ngừa những chứng bệnh trên. Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết 
  2. Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ bị sốt nhiễm khuẩn  Biểu hiện của cảm lạnh thường là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, khác với những triệu chứng của cúm, khởi phát đột ngột là sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi. Theo nhiều nghiên cứu, một số biện pháp sau đây có thể giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể đồng thời điều trị hiệu quả bệnh cảm lạnh và cúm. Bổ sung vitamin C Vitamin C từ lâu đã được xem là có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa chứng cảm lạnh. Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc ĐH Quốc gia Úc trước đây đã từng cho thấy, vitamin C có thể giúp giảm thời gian điều trị và các triệu chứng nặng của cảm ở những người bị nhiễm lạnh hay gặp căng thẳng quá mức.
  3. Ngoài tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, vitamin C còn có vai trò trong chữa lành vết thương, giúp nhanh liền sẹo, bảo vệ các sụn, xương, răng. Nên bổ sung vitamin C hàng ngày (khoảng 60 mg) từ thuốc bổ sung vitamin hay các nguồn thực phẩm rau củ, trái cây giàu vitamin C như: cam quýt, ớt ngọt (xanh, đỏ), dâu, khoai tây... Cũng cần lưu ý rằng không nên bổ sung quá liều vitamin C sẽ dễ dẫn đến tiêu chảy, da nổi mẩn đỏ... Thuốc quý từ cúc dại (Echinacea)
  4. Nghiên cứu gần đây nhất đăng trên tạp chí The Lancet Infectious Diseases xuất bản tháng 6/2007 đã công bố tác dụng từ loài dược thảo cúc dại có thể giảm được hơn 50% triệu chứng cảm cúm và thời gian bệnh cảm cũng giảm đi trung bình 1,4 ngày. Nhân sâm: đa tác dụng Nhân sâm cũng được sử dụng phổ biến từ nhiều thế kỷ qua như là phương thuốc hiệu quả giúp chữa trị các bệnh ốm đau thông thường. Bên cạnh đó, nhân sâm còn có lợi ích trong giảm stress, tăng cường năng lượng cho cơ thể, tăng lưu
  5. lượng máu, và điều trị tiểu đường type 2. Ở Canada, nhân sâm còn được chú ý bởi tác dụng thúc đẩy chức năng miễn dịch, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm. Hai loại nhân sâm được dùng phổ biến trên thị trường là nhân sâm có nguồn gốc từ Châu Á và nhân sâm Bắc Mỹ. Theo các nhà nghiên cứu, nhân sâm Bắc Mỹ có khả năng tăng sức đề kháng và ngăn ngừa các triệu chứng cảm đến mức thấp nhất. Hiện nay, loại này đang được phát triển và cho kết quả đầy hứa hẹn. Lưu ý là: nhân sâm mỗi loại khác nhau thì cũng cho kết quả khác nhau, vì vậy cần đọc kỹ nhãn hiệu trước
  6. khi sử dụng. Nhân sâm tương đối an toàn với hầu hết mọi người, tuy nhiên với những người có máu loãng, máu khó đông nên tránh dùng. Súp gà: bổ dưỡng, chống viêm Một chén súp gà nóng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe khi bị đau ốm, nhất là đối với người lớn tuổi. Hiệu quả của món ăn này có tác dụng như một liều thuốc chống viêm, chống vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh, giúp cơ thể mau lại sức. Vì vậy, khi ốm, bạn nên dùng một chén súp gà (còn ấm) sẽ rất tốt. Chất lỏng nóng trong súp gà giúp giảm
  7. triệu chứng nghẹt mũi, cơ thể nhanh hồi phục. Đây cũng là cách để bạn bồi dưỡng cho cơ thể khi có cảm giác ăn uống không ngon miệng. Kẽm: "người vệ sĩ" Kẽm được xem là chất đem lại sự miễn dịch rất tốt cho cơ thể, giúp phòng ngừa cảm lạnh và cúm. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Annals of Internal Medicine cho biết việc sử dụng những loại thuốc chứa kẽm khi bị cảm có tác dụng giảm đáng kể các triệu chứng ho, đau đầu, viêm họng, nghẹt mũi.
  8. Bạn cũng có thể bổ sung chất kẽm cho cơ thể từ các nguồn thực phẩm như: đậu, ngũ cốc, sò huyết, thịt đỏ, thịt gia cầm... Nói tóm lại, xét về mặt dinh dưỡng, cách tốt nhất để giúp bạn phòng ngừa bệnh cúm và cảm lạnh chính là chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối, đa dạng thực phẩm bao gồm protein, ngũ cốc, trái cây và rau xanh. Việc đảm bảo đầy đủ vitamin và các khoáng chất cần thiết sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe và tăng cường chức năng miễn dịch. Cần nhớ rằng, khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc bổ sung vitamin hay thảo dược nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia và bác sĩ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2