TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CÓ TUỔI
lượt xem 9
download
Đặt vấn đề- mục tiêu: Sự tiến bộ của y học và chương trình sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ vừa qua đã giúp cho tuổi thọ con người được nâng lên, Theo đó, các bệnh mạn tính cũng gia tăng như: Đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính, viêm khớp, tăng huyết áp (THA), giảm thính lực …Trong số đó, tăng huyết áp là bệnh thường gặp nhất ở người có tuổi, Từ 1/2 đến 2/3 dân số có tuổi mắc tăng huyết áp(9), Tăng huyết áp có thể phát hiện dễ dàng, điều trị được nhưng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CÓ TUỔI
- TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CÓ TUỔI TÓM TẮT Đặt vấn đề- mục tiêu: Sự tiến bộ của y học và chương trình sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ vừa qua đã giúp cho tuổi thọ con người được nâng lên, Theo đó, các bệnh mạn tính cũng gia tăng như: Đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính, viêm khớp, tăng huyết áp (THA), giảm thính lực …Trong số đó, tăng huyết áp là bệnh thường gặp nhất ở người có tuổi, Từ 1/2 đến 2/3 dân số có tuổi mắc tăng huyết áp(9), Tăng huyết áp có thể phát hiện dễ dàng, điều trị được nhưng chỉ khoảng 25% bệnh nhân THA kiểm soát được huyết áp dưới 140/ 90mmHg(Error! Reference source not found.) , Các nghiên cứu về THA ở người có tuổi còn tương đối ít, Vì thế chúng tôi tiến hành: “ Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2006” nhằm hoàn thiện hơn về đặc tính tăng huyết áp trong dân số có tuổi. Phương pháp- đối tượng: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang. Kết quả: Trong sáu tháng (3/2006 - 8/2006) có 461bn (38,1%) trong số 1213 bệnh nhân nhập vào khoa nội tim mạch bệnh viện Nhân Dân Gia Định tham gia vào nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận một số điểm như sau:tỷ lệ bệnh nam: nữ là 160:301, lý do nhập viện chính gồm: THA chiếm 13%, do biến chứng của THA là 60,7%, do tác dụng phụ của thuốc là 0,7% và do nguyên nhân khác là 25,6%, Bệnh nhân có tiền căn
- THA chiếm 97,8%, hầu hết bệnh nhân sử dụng 1 loại thuốc hạ áp chiếm:69,7%; và ức chế men chuyển là thuốc được ùng thường nhất với tỷ lệ 31,6%; trị số huyết áp lúc nhập viện cao chiếm 75,9%; Các bệnh lý đi kèm gồm đái tháo đường 2 chiếm 25,8%; bệnh lý mạch vành chiếm 64,4%; rối loạn lipid máu chiếm 61,3%, Số bệnh nhân được chẩn đoán và điều đúng theo khuyến cáo JNC 7 là 59,2%. Kết luận: Tăng huyết áp vẫn là bệnh lý thường gặp nhất ở người có tuổi và chưa được kiểm soát tốt, đồng thời có nhiều bệnh lý đi kèm ở người có tuổi, Do đó, cần có nhiều chương trình hơn nửa giúp cho bn THA kiểm soát được huyết áp tốt hơn. Từ khóa: Người lớn tuổi, tác dụng phụ, đồng bệnh tật, bệnh động mạch vành, rối loạn lipid. ABSTRACT Background- Objectives:The impressive successes of medicine and public health over the past century have made it possible for elderly persons to live longer before, Yet, chronic diseases are also inhensive such as: Diabetes, chronic obstructive pulmonary diseases, arthitis, hypertension, hearing impairment Of these, system hypertension remains the most common in the elderly persons, There are 1/2-2/3 older people suffered from hypertension, Hypertension is easy to detect through casual medical exam or screening, and it is curable, but blood pressure control is poor, only 25% cases are under control using a threshold critirion of 140/90 mmHg, Studying hypertension in the elderly persons is limitted, So, we executed:” Studying characteritics of hypertension in the elderly persons in the People’ s Hospital Gia
- Định between March 2006 and August 2006”, With the aims to more completely characteritic hypertension in the elderly persons Method: Descriptive cross study Results: For six months (3/2006 - 8/2006), 461 hypertensive patients (38.1%) out of 1213 patients who had been admitted and treatment in the Cardilology Department of People’s Hospital Gia Định, joint in the studying and had abtained these findings: Characteristics of hypertension in the elderly persons: Ratio of male: female is 160:301; The main reasons made patients going to hospital include: Hypertension, complication of hypertension, side effect of drug and the other reason with ratios: 13%; 60.7%; 0.7% and 25.6%, Previous hypertension is 97.8%; The most of them use one kind of antihypertension drug: 69.7%; and ACE is the most popular with 31.6% using patients, The patients have increased blood pressure when come to the hospital is 75.9%; Comorbidities are: Diabetes: 25.8%; coronary arterial disease 64.4%; lipid disorders 61.3%; The patients are diagnosed and cured following the 7th JNC guide is 59.2%. Conclusion: System hypertention remains the most common in the elderly persons and has not been well control yet, At that time, multiple comorbidities occur in the elderly, So, We have to more programmes help the older hypertension to control the better blood pressure.
- Từ khóa: Elderly person, side effect, comorbidities, coronary arterial disease, lipid disorders, the seventh report of joint national committee on prevention, detection, evaluation, and treatment of high blood pressure JNC 7. ĐẶT VẤN ĐỀ Song song với sự phát triển kinh tế xã hội, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trên thế giới nói chung và y học nói riêng đã làm cho chất lượng cuộc sống của con người ngày càng nâng cao, theo đó tuổi thọ con người cũng ngày càng tăng, ước tính vào năm 2030 dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 12,4% dân số thế giới và đến năm 2050 con số này sẽ là 20%(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Trong xu thế đó, việc chăm sóc sức khỏe cho người có tuổi đang là thách thức đồi với ngành y tế và xã hội, các bệnh mạn tính ở người có tuổi ngày càng phổ biến (viêm khớp, đái tháo đường, tăng huyết áp, giảm thính lực …,)(Error! Reference source not found.), Trong đó, THA là bệnh lý khá phổ biến ở người có tuổi, chiếm từ 1/2 đến 2/3 dân số, là bệnh có thể chẩn đoán dễ dàng, điều trị được, nhưng việc tuân thủ điều trị tốt huyết áp vẫn là vấn đề thách thức(Error! Reference source not found.), Thật vậy, tỷ lệ kiểm soát huyết áp vào khoảng 30% ở một số nước tiên tiến, THA không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ sẽ biến chứng gây tàn phế và tử vong là gánh nặng vế tinh thần và kinh tế cho toàn xã hội, Các công trình nghiên cứu vế tăng huyết áp ở người có tuối còn tương đối ít, chủ yếu tập trung vào điều trị hoặc lồng ghép vào nghiên cứu THA ở dân số chung, Do đó, với đề tài: “Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại bệnh viện nhân Dân
- Gia Định” chúng tôi hy vọng sẽ góp phần vào đặc điểm THA ở người có tuổi một cách toàn diện hơn. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang. Đối tượng Tiêu chuẩn chọn mẫu: những người từ 60 tuổi trở lên đã được chẩn đoán THA hoặc mới chẩn đoán THA ở lần khám này, đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Tăng huyết áp thứ phát.
- Chọn mẫu Chọn mẫu theo phương pháp kế tiếp, Cỡ mẫu n=385. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm spss 10,0 for window. KẾT QUẢ Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3 năm 2006 đến tháng 8 năm 2006, trong tổng số 1213 bn nhập khoa nội tim mạch có 461bn (chiếm 38,1%) đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu, các kết quả thu nhận được như sau: Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu Bảng 1 Nhóm tuổi Số bệnh nhân (tỷ Giá trị p lệ%) Nam Nữ 60-69 56 (37,3) 94 (62,7) 0,005 70-79 61 (37,4) 102 (62,6) 0,005 ≥ 80 43 (29,1) 105 (70,9) 0,005 Cộng 160 (34,7) 301 (65,3) 0,005
- Trong 461 bệnh nhân có 160 nam và 301 nữ được phân bố theo các nhóm tuổi như sau: Phân bố theo bảo hiểm y tế: Có 189 bn có bảo hiểm y tế (chiếm 41%) và 272 bn không có bảo hiểm y tế chiếm 59%. Phân bố theo nghề nghiệp trước khi về hưu: Các nghề trước khi bn về hưu gốm viên chức, kinh doanh, làm ruộng, nội trợ được phân bố theo tỷ lệ lần lượt là: 32,3%; 29,3%; 10,2% và 28,2%. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của dân số nghiên cứu: Lý do nhập viện Lý do nhập viện số bệnh nhân tỷ lệ % Tăng huyết áp 60 13 Biến chứng của 280 60,7 THA Tác dụng phụ của 3 0,7 thuốc Nguyên nhân khác 118 25,6 Cộng 461 100
- Tiền căn Số bệnh nhân (tỷ lệ %) Tăng huyết áp 451 (97,8) Đái tháo đường 2 97 (21) Rối loạn lipid máu 36 (7,8) Bệnh phổi mạn tính 37 (8,1) Bệnh khớp 56 (12,1) Bệnh lý dạ dày 32 (6,9) Hút thuốc lá 43 (9,4) Hoạt động thể lực 213 (56,2) Gia đình THA 112 (24,3) Gia đình bệnh tim5 (1,1) mạch sớm Tiền căn Số loại thuốc hạ áp đang dùng
- Số loại thuốc hạ áp số bệnh nhân (tỷ lệ %) 1 260 (69,7) 2 79 (21,2) 3 31 (8,3) 4 3 (0,8) Các nhóm thuốc hạ áp đang dùng Nhóm thuốc Số bệnh nhân (tỷ lệ %) Ức chế men chuyển 119 (31,6) Ức chế Canxi 106 (28,3) Lợi tiểu 30 (8) Ức chế bêta 12 (3,2) Không biết 148 (39,5) Các xét nghiệm cậnNghiên Lê Hoài
- lâm sàng cứu này Nam Đường huyết 27,8 52,8 Bilan mỡ/ máu 13 59,6 Định lượng4,6 0 microalbumin niệu Creatinin máu 10,2 36,5 Điện tâm đồ 49,2 60,8 Siêu âm tim 5,6 43,2 Siêu âm động mạch cảnh 6,1 0 X quang tim phổi 14,1 28,3 Soi đáy mắt 0 4,8 Các cận lâm sàng được thực hiện trước đợt nghiên cứu Trị số huyết áp Tâm thu Tổng cộng Bình Tăng thường Tâm Bình 109(24,2) 109
- trương thường (24,2) Tăng 3(0,7) 230 (51) Tổng cộng 112(24,9) 339 (75,2) Đánh giá mức độ huyết áp lúc nhập viện Chỉ số khối cơ thể Chỉ số khối cơ thể số bệnh nhân (tỷ lệ %) Thiếu cân 72 (15,6) Bình thường 293 (63,6) Thừa cân 82 (17,8) Bép phì 14 (3) Tổng cộng 461 (100) Tổn thương cơ quan đích hoặc bệnh lý đi kèm Bệnh lý đi kèm Số bệnh nhân (tỷ lệ %)
- Bệnh lý đi kèm Số bệnh nhân (tỷ lệ %) Đái tháo đường 2 119 (25,8) Đục thủy tinh thể 285(61,9) Bệnh phổi mạn tính 38(8,3) Bệnh van tim 100 (21,6) Tổn thương mạch máu 93 (20,2) não Bệnh lý mạch vành 297(64,4) Suy tim 85 (18,5) Bệnh lý võng mạc do 132(56,5) THA Tổn thương thận 145 (49,2) Rối loạn lipid máu Chiếm 61,2%, trong đó Thành phần số bệnh Tỷ lệ phần nhân trăm
- Tăng Cholesterol 75 16,2 tp Giảm HDL-C 201 43,6 Tăng LDL-C 90 19,6 Tăng triglyceride 157 34,0 Chẩn đoán và điều trị phù hợp theo khuyến cáo JNC 7 có 273 (59,2%) bệnh nhân và 188 (40,8%) bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị không phù hợp theo khuyến cáo. BÀN LUẬN Về đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Phân bố theo giới: tỷ lệ nam/ nữ là 160/301, Tỷ lệ nữ gần gấp đôi nam giới, tuổi càng cao thì sự khác biệt này càng rõ, Sự khác biệt vế giới trong nghiên cứu có ý nghĩa thống kê với p< 0,05, Các tài liệu đều ghi nhận trước 50 tuổi, nữ có tần suất THA thấp hơn nam, sau 60 tuổi tần suất THA ở nữ cao hơn nam giới (Rosenthal và Oparil 2000), Điều này được lý giải là trước tuổi 50, nữ có nồng độ estrogen cao, nồng độ Oxide cao hơn nam giới (Fort và cộng sự 1998) để giải thích cho tỷ lệ THA thấp hơn ở nũ vào tuổi này, Sau 50 tuổi, nữ có xui hướng béo phì hơn dẫn đến tăng tần suất THA và dày đồng tâm thât trái (Kuch và cộng sự 1998); lý do thứ 2 được cho là tỷ lệ tử vong nguyên phát ở nam giới do biến chứng của tăng huyết áp khi còn trẻ và tâm lý nữ thường qquan tâm đến sức khỏe hơn nam giới, tất cả những lý do này đã góp phần vào tần suất THA ở nữ lớn tuổi cao hơn nam.
- Tỷ lệ THA phân bố theo giới của chúng tôi cũng phù hợp với hầu hết các nghiên cứu về THA của các tác giả trên thế giới cũng như trong nước(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . Tỷ lệ bệnh nhân có bảo hiểm y tế chiếm 41% so với bệnh nhân không có bảo hiểm y tế là 59%, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p=0,05. Phân bố theo nghề nghiệp trước khi về hưu: Nghiên cứu các rối loạn ở phụ nữ sau mạn kinh có THA của Phan Hoàng Thủy Tiên và Nguyễn Văn Hoàng ghi nhận về nghề nghiệp của bệnh nhân so với kết quả của chúng tôi có khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê do đối tượng nghiên cứu của 2 tác giả trên là phụ nữ. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của mẫu nghiên cứu Lý do nhập viện Lý do nhập viện trong nghiên cứu của chúng tôi gồm: THA, biến chứng của THA, tác dụng phụ của thuốc và nguyên nhân khác với tỷ lệ lần lượt là 13%; 60,7%; 0,7% và 25,6% so với nghiên cứu của Châu Ngọc Hoa thì tỷ lệ nhập viện vì THA chiếm đến 51,2% sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,01 là do dân số của chúng tôi là người có tuổi so với dân số chung nên có sự khác biệt này. Tiền căn bệnh lý Tiền căn THA của chúng tôi chiếm tỷ lệ khá cao: 97,8%,, Kết quả này tương tự nghiên cứu của Lê Hồng Sâm 94,12% (1999), Phan Ngọc Khánh 81,8% (2004).
- Các tiền căn Đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính, viêm khớp, bệnh lý dạ dày, rối loạn lipid máu trong nghiên cứu của chúng tôi khá thấp, Mặc dù tích tuổi học ghi nhận, ở người có tuổi thì thường gặp các bệnh lý nêu trên, tuy nhiên mẫu nghiên cứu của chúng tôi các bệnh lý này xuất hiện ít là do nghiên cứu thực hiện tại khoa tim mạch nên không thể dại diện được cho dân số có tuổi, Đồng thời việc khai thác tiền căn bệnh lý với bệnh nhân có tuổi khó khăn do giảm thính lực, giảm trí nhớ. Tỷ lệ bệnh nhân không vận động thể lực trong nghi ên cứu của chúng tôi là 53,8% tương tự nghiên cứu của Cao Mỹ Phượng là 54,7% với p=0,05, Tuy nhiên so với Phan Ngọc Khánh l à 31% thì tỷ lệ của chúng tôi cao hơn nhiều, sự khác biệt này không có ý nghĩa thông kê do có rất nhiều yếu tố tác động vào yếu tố này như: bệnh lý đi kèm, khả năng nhận thức của người bệnh… Thói quen hút thuốc lá: trong nghiên cứu của chúng tôi tương đối thấp chiếm 9,3%, So với các nghiên cứu của các tác giả: nghiên cứu Ascot, Lê Hồng Sâm, Đỗ thị Kim Yến, Lê Tuấn An, Hồ Văn Lích, Cao Mỹ Ph ượng thì có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
- thống kê với p< 0,05, so với Cao Mỹ Phượng 27,1% thì kết quả này tương tự, Theo nghiên cứu Ascot và một số tác giả Phan Ngọc Khánh và Phạm Văn Sơn, tỷ lệ tiền căn gia đình mắc bệnh tim mạch sớm chiếm 27%, 34,1% và 16,1% hơn hẳn nghiên cứu của chúng tôi với p< 0,005, Có thể giải thích điều này như sau: Mẫu nghiên cứu của chúng tôi là những người có tuổi nên khi hỏi về tiền căn gia đình thì thường được trả lời là không bviết rõ lý do tử vong của người thân hay tình hình bệnh tật, vì chiến tranh và do điều kiện đi lại khó khaăn cũng như chưa có sự quan tâm của cở sở khám chữ bệnh ban đầu. Số loại thuốc hạ áp đang dùng: Số bn dùng 1; 2; 3; 4 loại thuốc hạ áp lần lượt là 69,7%; 21,2%; 8,3% và 0,8%, Hiện nay các khuyến cáo đếu có xu hướng phối hợp điều trị ngay từ đầu với liều thấp nhằm giảm tác dụng phụ không monmg muốn của thuốc và tăng tác dụng hiệp đồng, Tuy nhiên đa số các nghiên cứu đều cho thấy đa số bn sử dụng một loại thuốc hạ áp như nc Ascot tỷ lệ dùng 1 thuốc chiếm 36,5%; tỷ lệ sử dụng 1 loại, 2 loại và từ 3 loại trở lên trong các nghiên cứu Riat là 57,1%; 30,9%; 12,1%, của Bernard Chamontin: 58%; 32% vá 10%, So với nghiên cứu của các tác giả thì có sự khác biệt, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,05). Có 31,6% bn sử dụng ức chế men chuyển; 28,3% dùng ức chế Canxi; 28,8% dùng nhóm nitrate và chỉ 8% bệnh nhân dùng lợi tiểu và 3,2% dùng ức chế β. Như vậy, tỷ lệ sử dụng ức chế β và lợi tiểu trước khi vào nghiên cứu của chúng tôi còn thấp; bệnh nhân chủ yếu được điều trị bằng ức chế men chuyển và ức chế Canxi. Cho
- đến nay, chưa có một phác đồ chuẩn nào thống nhất cho điều trị THA ở người có tuổi. Tuy nhiên, các khuyến cáo đều ủng hộ việc chọn ức chế canxi hoặc lợi tiểu trong bước đầu hạ áp, nếu thất bại thì có thể phối hợp thêm nhóm ức chế men chuyển hoặc ức chế β. Đa số các nghiên cứu cũng chọn ức chế men chuyển trong điều trị THA tương tự kết quả của chúng tôi như nghiên cứu của Karen Tu va cs 81%(Error! Reference source not found.) , Nguyễn Mạnh Phan 56,7%(Error! Reference source not found.) . Việc sử dụng nhóm lợi tiểu hay ức chế β trong các nghiên cứu trong nước rất thay đổi, là do sự quan tâm của thầy thuốc trong việc chọn lựa thuốc chưa đúng mức. Các xét nghiêm cận lâm sàng trước khi vào viện: so với tác giả Lê Hoài Nam thì tỷ lệ xét nghiệm cận lâm sàng trước khi vào nghiên cứu của chúng tôi thấp đáng kể với p
- của chúng tôi đã được chẩn đoán và đang điều trị nên mức huyết áp không phản ánh được tỷ lệ THA tâm thu đơn thuần trong dân số. Hơn nữa, theo diễn tiến thì các dạng THA tâm thu đơn thuần sẽ chuyển qua THA cả 2 chỉ số theo thời gian. Chỉ số khối cơ thể Nghiên cứu Thiếu Bình Thừa Béo cân thường cân phì Đỗ Thị Kim 11,2 63,4 25,4 Yến Lê Tuấn An 74 26 Phạm Văn Sơn 8,2 58,3 33,5 Võ thị Kim 7,9 70 21,4 0,7 Ngân Nguyễn Văn 7,3 57,8 34,9 Hoàng Ngọc 14,6 Phan 46,7 21,2 17,6 Khánh Chúng tôi 15,6 63,6 17,8 3
- Tỷ lệ béo phì trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các nghiên cứu khác, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,05). Là do ở dân số có tuổi có hiện tượng dị hóa protein nên tỷ lệ khối cơ giảm so với người trẻ. Các bệnh lý đi kèm Tỷ lệ đái tháo đường trong nghiên cứu là 25,8%. Ở bệnh nhân THA nguyên phát, tần suất đái tháo đường hay bất dung nạp đường chiếm tỷ lệ cao hơn dân số bình thường. Các nghiên cứu trường hợp có đối chứng cho thấy những bệnh nhân THA không điều trị có tần suất bị rối loạn dung nạp glucose và đái tháo đường chiếm từ 20-30%(Error! Reference source not found.) . Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả của nghiên cứu Ascot 24%, Lê Hồng Sâm 20,6%, Đỗ thị Kim Yến 28,2% với p=0,05; so với nghiên cứu của Karen15,5% thấp hơn kết quả của chúng tôi (p
- Trong nghiên cứu tỷ lệ bệnh lý mạch vành chiếm 64,4% trường hợp cao hơn hẳn kết quả của các tác giả Nguyễn Thị Minh Tâm: 21,4%; Nguyễn Mạnh Phan 48,8%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dự phòng bệnh tăng huyết áp ở người lớn tuổi
5 p | 198 | 45
-
Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người cao tuổi tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, năm 2011
4 p | 105 | 6
-
Thực trạng về tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại huyện Ba Vì thành phố Hà Nội năm 2023 và một số yếu tố liên quan
5 p | 8 | 4
-
Đặc điểm bệnh tăng huyết áp người cao tuổi xã Ninh Sơn huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang
6 p | 31 | 4
-
Bài giảng Điều trị tăng huyết áp ở người lớn tuổi: Những điều cần lưu ý - BS. Nguyễn Thanh Hiền
32 p | 55 | 4
-
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của xuất huyết não do tăng huyết áp ở người có tuổi
7 p | 86 | 4
-
Thực trạng tiền tăng huyết áp ở người trưởng thành (25-40 tuổi) tại hai xã, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam năm 2022
5 p | 10 | 4
-
Một số đặc điểm nhân khẩu học và thực trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi tại một vùng nông thôn Việt Nam
8 p | 80 | 3
-
Thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người dân tộc Nùng tại tỉnh Thái Nguyên
6 p | 26 | 3
-
Tăng huyết áp ở người cao tuổi: Nghiên cứu định tính về kiến thức và hành vi của người dân tại xã Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội
6 p | 9 | 3
-
Khảo sát tình hình tăng huyết áp năm 2011 của cán bộ thuộc phòng Bảo vệ Sức khỏe Trung ương 2B quản lý
5 p | 67 | 3
-
Một số yếu tố liên quan đến thể bệnh y học cổ truyền của tăng huyết áp ở người cao tuổi tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
5 p | 8 | 3
-
Một số yếu tố liên quan đến tiền tăng huyết áp ở người dân nhóm tuổi 40-49 tại 2 xã thuộc thành phố Thái Bình năm 2018
6 p | 6 | 2
-
Khảo sát thể bệnh y học cổ truyền của tăng huyết áp ở người cao tuổi tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
6 p | 8 | 2
-
Tình hình bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi đồng bào dân tộc Khmer, tỉnh Trà Vinh
5 p | 59 | 2
-
Thực trạng mắc bệnh tăng huyết áp ở người trưởng thành ≥ 25 tuổi tại tỉnh Thái Bình, năm 2017
6 p | 21 | 1
-
Nghiên cứu tỷ lệ tiền tăng huyết áp và biến chứng tăng huyết áp ở người trưởng thành tại quận Sơn Trà, Đà Nẵng
5 p | 7 | 1
-
Bài giảng Tăng huyết áp ở phụ nữ mạn kinh có gì khác biệt - PGS.TS Định Thị Thu Hương
21 p | 50 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn