TĂNG HUYẾT ÁP VÀ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO<br />
Hoàng Khánh, Trường Đại học Y Dược Huế<br />
Tôn Thất Trí Dũng, Bệnh viện Trung Ương Huế<br />
<br />
1.Tăng huyết áp - yếu tố nguy cơ hàng đầu<br />
Tăng huyết áp (THA) là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch ở các nước công<br />
nghiệp và ngay tại nước ta, nó đã và đang trở thành một vấn đề sức khỏe toàn cầu do sự gia<br />
tăng tuổi thọ và tần suất các yếu tố nguy cơ. THA ước tính là nguyên nhân gây tử vong 7,1<br />
triệu người trẻ tuổi và chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu (64 triệu người sống trong<br />
tàn phế). Trên thế giới tỷ lệ THA 8-18% dân số (theo Tổ chức Y tế Thế giới) thay đổi từ các<br />
nước Châu Á như Indonesia 6-15%, Malaysia 10-11%, Đài Loan 28%, tới các nước Âu-Mỹ<br />
như Hà Lan 37%, Pháp 10-24%, Hoa Kỳ 24%. Ở Việt Nam tần suất THA ngày càng gia tăng<br />
khi nền Kinh tế phát triển; các số liệu thống kê điều tra THA ở Việt Nam cho thấy: năm 1960<br />
THA chiếm 1,0% dân số, 1992 tăng lên 11,79% dân số và năm 2002 ở miền Bắc là 16,3% [2].<br />
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: đối với người lớn, HATT có xu hướng tăng và HATTr<br />
có xu hướng giảm. Khi trị số của HATT > 140 mmHg và HATTr < 90mmHg, bệnh nhân<br />
được gọi là THA tâm thu đơn độc. Độ chênh HA (tâm thu - tâm trương) và HATT dự báo<br />
nguy cơ và quyết định điều trị [1], [4], [5], [6], [7].<br />
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ở người trẻ tuổi: trẻ em và người trẻ, thường là nam<br />
giới, sự phối hợp của sự gia tăng nhanh chóng về chiều cao và sự rất đàn hồi của mạch máu<br />
làm tăng sự khuếch đại bình thường của sóng áp lực giữa ĐM chủ và ĐM cánh tay tạo nên<br />
HATT rất cao nhưng HATTr và HA trung bình bình thường. Huyết áp ĐM chủ tuy vậy cũng<br />
bình thường. Điều này có thể dựa vào sự phân tích sóng mạch.<br />
Tăng huyết áp tâm trương đơn độc: thường xảy ra ở người trung niên, THA tâm trương<br />
thường được định nghĩa khi HATT < 140 và HATTr > 90mmHg. Mặc dù HATTr thường<br />
được cho là yếu tố tiên lượng tốt nhất về nguy cơ ở bệnh nhân tuổi < 50, một số nghiên cứu<br />
tiền cứu về THA tâm trương đơn độc cho thấy tiên lượng có thể lành tính, tuy vậy vấn đề<br />
đang còn tranh luận [1], [4], [7].<br />
Tăng huyết áp " o choàng trắng"và hiệu ứng " o choàng trắng" một số bệnh nhân HA<br />
á<br />
á<br />
:<br />
thường xuyên tăng tại bệnh viện hoặc phòng khám bác sĩ trong khi HA hằng ngày hoặc đo 24<br />
giờ lại bình thường. Tình trạng này gọi là "THA áo choàng trắng", cho dù một thuật ngữ khác<br />
ít mang tính cơ chế hơn là "THA phòng khám hoặc bệnh viện đơn độc". Tỷ lệ hiện mắc "THA<br />
áo choàng trắng" là 10-30%, chiếm một tỷ lệ không phải không đáng kể trên những đối tượng<br />
THA. THA áo choàng trắng tăng theo tuổi và tỷ lệ này <br />
30% theo Framingham, hoặc nguy cơ bị bệnh lý tim mạch gây tử vong lần lượt tương ứng là<br />
< 4%, 4-5%, 5-8% và > 8% theo tiêu chuẩn SCORE. Các phân loại này có thể được sử dụng<br />
như là các dấu chỉ điểm của nguy cơ tương đối, vì vậy các bác sĩ có thể tự áp dụng một hay<br />
vài biện pháp thăm dò không bắt buộc phải dựa vào các ngưỡng điều trị HA đã quy định.<br />
Phân loại theo mức độ THA<br />
Bảng 1. Phân loại THA ( theo khuyến cáo WHO/ ISH 1999) [18]<br />
Phân loại HA và mức độ THA<br />
<br />
Huyết áp (mmHg)<br />
Tâm thu<br />
<br />
Tâm trương<br />
<br />
Tối ưu (*)<br />
<br />
< 120<br />
<br />
< 80<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
< 130<br />
<br />
< 85<br />
<br />
Bình thường cao<br />
<br />
130 - 139<br />
<br />
85 - 89<br />
<br />
THA độ 1 (nhẹ) (**)<br />
<br />
140 - 159<br />
<br />
90 - 99<br />
<br />
THA độ 2 (trung bình)<br />
<br />
160 - 179<br />
<br />
100 - 109<br />
<br />
THA độ 3 (nặng) (***)<br />
<br />
≥ 180<br />
<br />
≥ 110<br />
<br />
THA tâm thu đơn độc<br />
<br />
≥ 140<br />
<br />
< 90<br />
<br />
Ghi chú:<br />
(*) Huyết áp tối ưu ít có nguy cơ tim mạch. Tuy nhiên huyết áp đo thấp thường xuyên<br />
cần được xem xét về ý nghĩa lâm sàng của nó.<br />
(**) Dựa trên trung bình của 2 hoặc nhiều hơn 2 lần đo tại một thời điểm và của 2 hoặc<br />
nhiều lần thăm bệnh sau lần sàng lọc đầu tiên.<br />
(***) Khi HATT và HATTr không cùng nhóm phân loại, thì chọn mức phân loại cao<br />
hơn.<br />
Bảng 2. Phân loại THA theo WHO/ISH(2004) [19]<br />
Giai đoạn<br />
<br />
HA tâm thu (mmHg)<br />
<br />
HA tâm trương(mmHg)<br />
<br />
I<br />
<br />
140 - 159<br />
<br />
90 - 99<br />
<br />
II<br />
<br />
160 - 179<br />
<br />
100 - 109<br />
<br />
III<br />
<br />
≥180<br />
<br />
≥110<br />
<br />
Phân loại THA theo yếu tố tác động đến tiên lượng bệnh<br />
Các yếu tố tác động đến tiên lượng bệnh gồm có: yếu tố nguy cơ, tổn thương cơ quan<br />
đích. Cả WHO (1996), JNC-VI và WHO/ ISH (1999) đều nhấn mạnh vai trò bất lợi đối với tiên<br />
lượng bệnh của các yếu tố nguy cơ (YTNC), các tổn thương cơ quan đích (TOD: Target Organ<br />
Damage) và các biến chứng có biểu hiện lâm sàng của tổn thương các cơ quan đích (mà JNCVI gọi là CCD: Clinical Cardiovascular Disease và WHO/ ISH 1999 gọi là ACC: Associated<br />
Clinical Conditions), để đề ra chiến lược điều trị bệnh THA có giá trị thực tiễn cao.<br />
Tăng HA có mối tương quan liên tục và có mức độ với tăng nguy cơ bệnh mạch vành và<br />
đột quị [9]. Tuy nhiên, các nguy cơ khác như tuổi, hút thuốc lá và tăng cholesterol máu cũng<br />
2<br />
<br />
dẫn đến tăng mạnh nguy cơ bệnh tim mạch với bất cứ mức THA nào. Do đó, nguy cơ tuyệt<br />
đối BTM ở bệnh nhân THA dao động mạnh, khoảng trên 20 lần, tùy thuộc vào tuổi, giới, mức<br />
HA và sự hiện diện các yếu tố nguy cơ khác [9].<br />
<br />
3<br />
<br />
Bảng 3: Những yếu tố ảnh hưởng tới tiên lượng bệnh nhân tăng huyết áp [18]<br />
Những yếu tố ảnh hưởng tới tiên lượng<br />
<br />
Tổn thương<br />
<br />
Biểu hiện lâm sàng<br />
<br />
bệnh nhân THA theo WHO/ ISH<br />
<br />
cơ quan đích<br />
<br />
đi kèm<br />
<br />
(1999),<br />
ESH/ESC(2003),ESH/ESC(2007)YTNC<br />
về bệnh tim mạch<br />
* Sử dụng yếu tố nguy cơ để phân loại<br />
mức độ nguy cơ:<br />
Mức độ tăng HATT<br />
và HATTr (độ 1-3).<br />
Nam > 55 tuổi, Nữ > 65 tuổi.<br />
?? Hút thuốc lá.<br />
Rối loạn Lipid máu.<br />
Cholesterol TP > 6,5mmol/l,<br />
hoặc LDL-C > 4mmol/l,<br />
hoặc HDL-C 125,nữ≥110g/m2)<br />
<br />
* Bệnh tim:<br />
<br />
hoặc X quang.<br />
<br />
NMCT.<br />
<br />
Protein niệu và/ hoặc tăng nhẹ<br />
nồng độ creatinin huyết tương<br />
<br />
Đau thắt ngực.<br />
<br />
(nữ: 107 - 124µmol/l, nam: 115 133µmol/l).<br />
Hình ảnh mảng xơ vữa (ở<br />
<br />
Tái tưới máu mạch vành.<br />
Suy tim ứ huyết.<br />
* Bệnh thận:<br />
<br />
động mạch cảnh, chậu, đùi, động<br />
<br />
Bệnh thận do đái tháo đường.<br />
<br />
mạch chủ) trên siêu âm hoặc X<br />
quang.<br />
<br />
Suy thận: creatinine huyết<br />
tương (nam > 133µmol/l, nữ ><br />
<br />
Hẹp động mạch võng mạc lan<br />
toả hoặc khu trú.<br />
<br />
124 µmol/l).<br />
<br />
* Yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng:<br />
<br />
Protein niệu: >300mg/24h.<br />
*Bệnh động mạch:<br />
<br />
Giảm HDL- cholesterol.<br />
<br />
Phình bóc tách thành động<br />
mạch (dissecting aneurysm).<br />
<br />
Tăng LDL- cholesterol.<br />
Microalbumine niệu trên bệnh nhân<br />
đái tháo đường.<br />
<br />
Bệnh động mạch vành có<br />
triệu chứng lâm sàng.<br />
* Bệnh võng mạc do THA:<br />
<br />
Rối loạn dung nạp glucose.<br />
Béo phì.<br />
<br />
Xuất huyết hoặc xuất tiết<br />
võng mạc.<br />
<br />
Lối sống tĩnh tại.<br />
<br />
Phù gai thị.<br />
<br />
Tăng Fibrinogen huyết.<br />
Nhóm người có nguy cơ cao về kinh tế<br />
xã hội.<br />
Nhóm sắc tộc có nguy cơ cao và vùng<br />
địa lý có nguy cơ cao.<br />
<br />
Do tổn thương cơ quan đích đóng vai trò quan trọng trong dự báo nguy cơ tim mạch<br />
toàn thể của bệnh nhân THA việc thăm khám phải được tiến hành cẩn thận. Các nghiên cứu<br />
gần đây cho thấy nếu không sử dụng siêu âm tim mạch để đánh giá phì đại thất trái và dày<br />
thành ĐM cảnh hoặc mảng xơ vữa sẽ gây nên 50% bệnh nhân THA bị phân loại sai lầm khi<br />
xếp họ vào nhóm yếu tố nguy cơ thấp hoặc trung bình, trong khi nếu có thương tổn tim mạch<br />
4<br />
<br />
phát hiện được qua siêu âm thì họ sẽ được xếp vào nhóm nguy cơ cao hơn. Do đó, siêu âm<br />
tim và Doppler mạch được khuyến khích sử dụng đặc biệt trên những bệnh nhân mà tổn<br />
thương cơ quan đích không được phát hiện bằng xét nghiệm thường quy bao gồm điện tim.<br />
Mặt khác, tìm albumin niệu vi thể cũng được khuyến khích vì có bằng chứng cho thấy đó là<br />
một dấu chứng nhạy cảm cho tổn thương cơ quan đích, không chỉ ở bệnh nhân ĐTĐ mà còn<br />
trên bệnh nhân THA.<br />
Là tổn thương cơ quan đích thường gặp nhất trong bệnh tăng huyết áp, với tần suất 23 48% bệnh nhân tăng huyết áp. Dày thất trái phát hiện nhờ:<br />
+ XQ: kéo dài cung dưới trái, tỷ lệ tim/lồng ngực ≥ 0,5.<br />
+ ECG: Nên xem điện tim như là một chỉ định thường quy trên bệnh nhân THA để phát<br />
hiện thiếu máu cơ tim, rối loạn dẫn truyền, rối loạn nhịp. Độ nhạy của điện tim khi phát hiện<br />
dày thất trái là thấp nhưng chỉ số Sokolow-Lyons (SV1 + RV5 > 38mm) được xem như là các<br />
yếu tố dự báo độc lập cho các bệnh tim mạch.<br />
* Phì đại nhĩ trái: ở D2 sóng P hình dạng chẻ đôi, P ≥ 0,12 giây, ở V1 sóng P hai pha<br />
với pha âm ≥ 0,08 giây.<br />
* Phì đại thất trái tâm thu: trục trái, chỉ số Sokolov-Lyon (SV1+RV5 hoặc V6 > 38mm<br />
hoặc RV5 hay RV6 > 26mm)<br />
+ Siêu âm tim: siêu âm tim nhạy hơn điện tim trong phát hiện dày thất trái và dự báo<br />
nguy cơ tim mạch. Siêu âm tim được chỉ định rộng rãi và ngày càng phổ biến và khi chưa<br />
chắc chắn để đưa ra một quyết định điều trị thì kiểm tra bằng siêu âm tim giúp phân loại chính<br />
xác hơn nguy cơ toàn thể của THA để có hướng điều trị.<br />
* Dày vách liên thất và thành sau thất trái ≥ 11mm.<br />
* Nhĩ trái > 4cm hoặc > 2cm/m2.<br />
* LVM (khối lượng thất trái) tính theo công thức Devereux. LVM bình thường: 139,6 ±<br />
34,2g cho cả hai giới, dày thất trái khi LVMI (chỉ số khối lượng cơ thất trái) ở nam ><br />
125g/m2, nữ > 110g/m2.<br />
Tuy do bệnh tăng huyết áp gây ra, nhưng một khi đã hình thành, dày thất trái trở thành<br />
một yếu tố nguy cơ độc lập với nhiều bệnh tim mạch như đột tử, thiếu máu cơ tim, nhồi máu<br />
cơ tim và suy tim không phụ thuộc vào mức độ huyết áp cao hay bình thường sau điều trị.<br />
Theo nghiên cứu dịch tễ học cho thấy PĐTT làm nguy cơ xuất hiện suy mạch vành tăng<br />
gấp 3, suy tim gấp 5, TBMN gấp 6 lần; PĐTT có kèm loạn nhịp tim, nhất là nhịp thất (rung<br />
thất, ngoại tâm thu thất) nguy cơ đột tử tăng 5-6 lần. Theo Cooper và cs, khi khối lượng thất<br />
trái tăng 100g thì nguy cơ tử vong tăng 2,1 lần và khi chiều dày thành sau thất trái tăng 0,1cm<br />
nguy cơ tử vong tăng 7 lần, nguy cơ này độc lập với chức năng thất trái và số động mạch vành<br />
bị hẹp nặng.<br />
PĐTT với THA có trũng và không có trũng. Những nghiên cứu siêu âm tim mới đây<br />
cũng cho thấy chỉ số khối cơ thất trái có khuynh hướng tăng lên ở những người tăng huyết<br />
áp không có trũng so với người có trũng.<br />
Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính của việc xuất hiện tai biến mạch máu não. Các<br />
động mạch não rất dễ bị tổn thương do bệnh tăng huyết áp, các động mạch dày ra, mất độ đàn<br />
hồi, biến dạng và dễ làm thành các túi phồng nhỏ, cả động mạch lẫn túi phồng nhỏ đều có<br />
nguy cơ bị vỡ khi xảy ra cơn tăng huyết áp kịch phát hoặc khi huyết áp tăng rất cao và kéo<br />
dài.<br />
5<br />
<br />