intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tăng trưởng tín dụng và mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hậu Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này tập trung phân tích hoạt động tín dụng và mối quan hệ đó tại 5 huyện thuộc tỉnh Hậu Giang (Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thuỷ, Châu Thành và Châu Thành A). Dựa trên kết quả phân tích, một số khuyến nghị được đề xuất để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng theo mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn tại Hậu Giang phát triển bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tăng trưởng tín dụng và mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hậu Giang

  1. TĂNG TRƢỞNG TÍN DỤNG VÀ MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TẠI HẬU GIANG Phạm Minh Trí(1) , Nguyễn Quốc Bình(2), Cao Thị Nhân Anh(3) TÓM TẮT: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là nhiệm vụ cấp bách hiện nay, tiếp cận theo nhiều cách khác nhau nhưng chủ yếu là làm thay Ďổi hành vi của người sản xuất, liên kết giữa các mắt xích theo xu hướng tuần hoàn với nhiều chính sách Ďược áp dụng, bao gồm chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng Ďã và Ďang hỗ trợ tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, nhưng mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn mới mẻ, có khoảng cách xa và chưa song hành hỗ trợ phát triển nông nghiệp Ďịa phương pháp triển bền vững. Nghiên cứu này tập trung phân tích hoạt Ďộng tín dụng và mối quan hệ Ďó tại 5 huyện thuộc tỉnh Hậu Giang (Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thuỷ, Châu Thành và Châu Thành A). Dựa trên kết quả phân tích, một số khuyến nghị Ďược Ďề xuất Ďể thúc Ďẩy tăng trưởng tín dụng theo mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn tại Hậu Giang phát triển bền vững. Từ khoá: Kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững, tín dụng nông nghiệp. ABSTRACT: Developing agriculture in a sustainable direction is an urgent task today, approached in many different ways, but mainly changing the behavior of producers, linking the chains in a cyclical trend with many applicable policies, including credit policies. The credit policy actively supports economic and social development and environmental protection, but the relationship between credit growth and the circular economy model in the agricultural sector is still new. , are far away and do not support sustainable local agricultural development. This study focuses on analyzing credit activities and their relationship in five districts of Hau Giang province (Phung Hiep, Long My, Vi Thuy, Chau Thanh, and Chau Thanh A). Based on the analysis results, policy implications are proposed to 1. Khoa Kinh tế, Trường Kinh tế, Luật - Đại học Trà Vinh. Email: minhtri0101@gmail.com 2. Khoa Tài chính Ngân hàng - Phân hiệu Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tại tỉnh Vĩnh Long. Email: binhngq@ueh.edu.vn 3. Khoa Kinh tế - Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Email: anhctn@hcmute.edu.vn 761
  2. promote credit growth according to the circular agricultural economic model in Hau Giang for sustainable development. Keywords: Circular economy, sustainable development, agricultural credit. 1. Giới thiệu Bối cảnh hiện nay, nền kinh tế trong nước luôn Ďối mặt với nhiều thách thức có thể dẫn Ďến sự bất ổn về kinh tế - xã hội, chịu sự chi phối bởi rủi ro về nguồn cung nguyên liệu, cơ chế khuyến khích còn nhiều hạn chế, tình trạng thất nghiệp cao, Ďiều kiện làm việc kém,… Nguyên nhân có thể xuất phát từ sự bùng nổ về dân số, tạo ra nhiều chất thải làm ô nhiễm môi trường, khai thác và sử dụng quá mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thô,… Những vấn Ďề Ďó Ďòi hỏi phải chuyển sang một mô hình phát triển bền vững, Ďảm bảo sự dung hoà giữa sự phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường. Đặc biệt là giúp ứng phó tốt hơn với sự biến Ďổi khí hậu. Mô hình kinh tế tuần hoàn có khả năng Ďáp ứng Ďược các tiêu chí cho sự phát triển bền vững và là xu thế phát triển tất yếu Ďược nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn và mang lại hiệu quả. Trong quá trình sản xuất, một quy trình khép kín Ďược tuân thủ, chất thải và phế thải của quá trình sản xuất này là Ďầu vào của quá trình sản xuất tiếp theo, tiết kiệm Ďược chi phí sản xuất, giảm thiểu sự thất thoát sau thu hoạch, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng. Như vậy, phát triển kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp góp phần giúp giải quyết Ďược sự khan hiếm tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến Ďổi khí hậu và mang lại hiệu quả kinh tế cao (Nguyễn Tấn Vinh, 2019; Phạm Thị Thanh Tâm, 2021; Hồ Thị Hiền, 2023). Phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn tại Việt Nam Ďã và Ďang Ďược các cấp chính quyền Ďặc biệt quan tâm triển khai, áp dụng thực hiện theo hướng bền vững, thích ứng với biến Ďổi khí hậu, tập trung lớn nhất vẫn là trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ trước Ďến nay, hoạt Ďộng sản xuất nông nghiệp vẫn dựa vào cách tiếp cận truyền thống (kinh tế tuyến tính). Đây cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn Ďến tình trạng thiếu hụt các nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mối quan tâm Ďó Ďã Ďược cụ thể hoá tại Quyết Ďịnh số 687/QĐ- TTg, ngày 7/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ, nêu rõ mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm tạo Ďộng lực cho Ďổi mới sáng tạo và cải thiện năng suất lao Ďộng, góp phần thúc Ďẩy tăng trưởng xanh gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, Ďổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường hiệu quả, tính gắn kết tuần hoàn giữa các chủ thể trong hệ sinh thái. Đặc biệt, góp phần cụ thể hoá mục tiêu giảm cường Ďộ phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15 vào năm 2030 so với năm 2014, hướng tới mục tiêu phát thải ròng về ―0‖ vào năm 2050 (Chính phủ, 2022). Cùng với xu thế Ďó, tỉnh Hậu Giang hướng tới cơ cấu lại hoạt Ďộng sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, ưu tiên nguồn lực hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, Ďẩy mạnh phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ, triển khai nhiều mô hình kinh tế tuần hoàn, ứng dụng công nghệ trong sản xuất. Đặc biệt, thu hút các dự án triển khai kinh tế tuần hoàn với nguồn vốn Ďầu tư gần 762
  3. 40.000 tỷ Ďồng tại khu sản xuất, chế biến nông sản tập trung phát triển kinh tế tuần hoàn (huyện Châu Thành A, Phụng Hiệp) (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang, 2023). Với vai trò là một trong những nguồn cung cấp tín dụng cho việc phát triển nông nghiệp tuần hoàn trong tỉnh, hệ thống ngân hàng Ďã và Ďang góp phần thúc Ďẩy tính bền vững của môi trường thông qua hoạt Ďộng tín dụng, hỗ trợ nguồn vốn cho các hoạt Ďộng sản xuất, kinh doanh, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ và tái chế chất thải, phụ phẩm Ďể tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, tránh lãng phí nguồn lực và hạn chế gây ô nhiễm môi trường, góp phần vào việc phát triển một nền kinh tế xanh và bền vững. Nhằm Ďánh giá nguồn vốn hỗ trợ cho các mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh Hậu Giang từ các tổ chức tín dụng trên Ďịa bàn, nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng hoạt Ďộng tín dụng, mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với các mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, từ Ďó Ďề xuất một số khuyến nghị Ďể thúc Ďẩy Ďầu tư tín dụng, hỗ trợ phát triển nông nghiệp Hậu Giang theo hướng bền vững. 2. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí thuyết 2.1.1. Tổng quan về tăng trưởng tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp Tăng trưởng tín dụng nông nghiệp là một chỉ số quan trọng Ďo lường sự phát triển và hỗ trợ cho ngành nông nghiệp trong việc tiếp cận vốn Ďể phục vụ sản xuất, kinh doanh và phát triển nông nghiệp. Tăng trưởng tín dụng nông nghiệp Ďóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người nông dân, hộ gia Ďình nông thôn, các doanh nghiệp và tổ chức nông nghiệp trong việc tiếp cận vốn Ďể mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện công nghệ và tăng cường hiệu quả sản xuất. Nguồn vốn Ďầu tư có thể Ďược hỗ trợ từ hệ thống ngân hàng, Quỹ hỗ trợ phát triển nông thôn, Chính phủ và các tổ chức tài chính khác. Đầu tư nguồn vốn trong lĩnh vực nông nghiệp Ďược Ďa dạng hoá và tạo Ďiều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận. Song song với những cơ hội mang lại cho lĩnh vực nông nghiệp phát triển bền vững, từng bước cải thiện Ďời sống kinh tế - xã hội của người dân, tăng trưởng tín dụng nông nghiệp cũng Ďối diện với nhiều thách thức, có nhiều rủi ro tiềm ẩn trong hoạt Ďộng tín dụng, do trong hoạt Ďộng sản xuất nông nghiệp luôn chịu sự tác Ďộng bởi biến Ďổi khí hậu, giá cả và thị trường (Nguyễn Vân Hà & Đỗ Ngọc Hà, 2019; Đặng Thị Minh Nguyệt & cộng sự, 2021). Tín dụng nông nghiệp có nhiều Ďiểm khác biệt về Ďối tượng khách hàng (Ďa dạng, nhiều thành phần) và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi Ďó, kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp là một phương pháp sản xuất và quản lí tài nguyên luôn tập trung vào việc tối ưu hoá sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên, giảm thiểu lãng phí và tác Ďộng tiêu cực Ďến môi trường, ngay cả việc tái chế, tái sử dụng và tối ưu hoá sử dụng các nguồn tài nguyên như nước, Ďất, phân bón, hoá chất và năng lượng trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Chính vì thế, Ďể Ďảm bảo tín dụng nông nghiệp mang lại hiệu quả cao nhất thì cần có chính sách quản 763
  4. lí tín dụng hiệu quả, Ďảm bảo tính bền vững và tránh rủi ro phát sinh nợ xấu (Lại Văn Mạnh & cộng sự, 2022). 2.1.2 Mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp Kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) là một hệ thống có tính khôi phục và tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ Ďộng, Ďược Ďề cập Ďến việc duy trì giá trị của sản phẩm, vật liệu lâu nhất có thể trong nền kinh tế và hạn chế chất thải. Tuy nhiên, kinh tế tuần hoàn không giống với cách nhìn của nền kinh tế tuyến tính truyền thống (với Ďặc tính khai thác - sản xuất - tiêu dùng - thải bỏ), thay thế khái niệm ―kết thúc vòng Ďời‖ bằng việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi các nguyên liệu trong các quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng, tạo thành các vòng tuần hoàn trong nền kinh tế (xem Hình 1). Với mục tiêu Ďạt Ďược phát triển bền vững, bảo Ďảm chất lượng môi trường tốt, sự thịnh vượng về kinh tế và công bằng xã hội, Ďáp ứng lợi ích hiện tại và tương lai, tạo cơ hội việc làm và mang lại sự bền vững cho môi trường (Lê Thanh Hải & cộng sự, 2021; Nguyễn Đình Chúc, 2022; Đỗ Thị Thanh Huyền, 2023; Nguyễn Thị Hồng Sâm, 2023). Hình 1. Chu trình vận động của mô hình kinh tế tuyến tính và mô hình kinh tế tuần hoàn (Nguồn: Trích dẫn từ bài viết của Đoàn Văn Dũng, 2022) Trong lĩnh vực nông nghiệp, có nhiều khái niệm kinh tế nông nghiệp tuần hoàn với hàm ý chính là quá trình sản xuất nông nghiệp theo chu trình khép kín, chất thải và phế, phụ phẩm của quá trình này là Ďầu vào của quá trình sản xuất mới thông qua áp dụng tiến bộ kĩ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ hoá lý Ďể xử lý phụ phẩm, chất thải trong quá trình sản xuất thành giá trị hữu ích, góp phần bảo vệ và tái sinh môi trường (Đoàn Văn Dũng, 2022; Nguyễn Anh Trụ, 2022; Nguyễn Thị Hồng Sâm, 2023). Nguyên tắc kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp bao gồm: (1) Bảo tồn và gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn lực tự nhiên và hệ thống sinh thái, cùng với giảm thiểu sử dụng các nguyên liệu Ďầu vào không tái tạo hoặc Ďộc hại; (2) Sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thông qua việc sử dụng và tái sử dụng các nguồn lực, cải thiện các chu trình; (3) Sử dụng 764
  5. Ďa mục Ďích và giá trị tái tạo, tận dụng các dòng chất thải và biến chúng thành Ďầu vào có giá trị cho chuỗi sản xuất lương thực, thực phẩm (Bianchi & cộng sự, 2020). Hoạt Ďộng kinh tế tuần hoàn thường dựa trên các nguyên tắc phổ biến như: 3R (cắt giảm, tái sử dụng, tái chế); 6R (tái sử dụng, tái chế, thiết kế lại, tái sản xuất, cắt giảm, phục hồi); 9R (từ chối1, cắt giảm2, tái sử dụng3, sửa chữa, tân trang, tái sản xuất4, tái sử dụng cho mục Ďích khác, tái chế5, thu hồi). Nguyên tắc 3R Ďược xem là một cách tiếp cận có tính quyết Ďịnh Ďể bảo vệ môi trường, Ďóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững (Nguyễn Tấn Vinh, 2019; Triệu Thanh Quang, 2021). 2.1.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp Kinh tế tuần hoàn Ďược xem là mô hình kinh tế giải quyết Ďược những thách thức giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, chống biến Ďổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Việc xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn Ďược xác Ďịnh là khâu Ďột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, kinh tế tuần hoàn phải gắn với Ďổi mới khoa học, tiếp cận công nghệ tiên tiến, trong khi các doanh nghiệp phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, nên rất khó khăn trong việc Ďầu tư, Ďổi mới công nghệ. Việc áp dụng các gói tín dụng xanh của ngành ngân hàng sẽ góp phần thúc Ďẩy các doanh nghiệp, các chủ thể trong hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn phát triển bền vững (Phạm Vĩnh Thắng, 2022). Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng lẫn nhau. Một số lợi ích từ mối quan hệ này mang lại như: (1) Tăng trưởng tín dụng hỗ trợ cho việc áp dụng mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn Ďược thuận lợi hơn, Ďa dạng nguồn vốn Ďể thúc Ďẩy các hoạt Ďộng tái chế, tái sử dụng và tối ưu hoá sử dụng tài nguyên trong sản xuất nông nghiệp; (2) Tiếp cận nguồn vốn tín dụng Ďầu tư vào công nghệ và hệ thống quản lí thông minh, giúp nâng cao hiệu suất sản xuất và giảm thiểu lãng phí tài nguyên; (3) Mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp Ďược áp dụng hiệu quả, tạo cơ hội cho ngân hàng phát triển các sản phẩm tài chính mới; (4) Sự kết hợp giữa nguồn vốn tín dụng với mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn giúp tạo ra một hệ sinh thái kinh tế bền vững, giảm thiểu tác Ďộng tiêu cực Ďến môi trường và tăng cường sự phát triển của ngành nông nghiệp (Phạm Vĩnh Thắng, 2022). 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp dựa trên số liệu báo cáo thường niên ngành ngân hàng trên Ďịa bàn giai Ďoạn 2019 - 2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, chính sách, pháp luật trên Cổng thông tin 1. Ngăn chặn sử dụng nguyên liệu thô. 2. Giảm sử dụng nguyên liệu. 3. Tái sử dụng sản phẩm Ďã qua sử dụng hay chia sẻ sản phẩm. 4. Tạo ra các sản phẩm mới từ các sản phẩm cũ. 5. Xử lý và tái sử dụng vật liệu. 765
  6. Chính phủ và các tạp chí chuyên ngành Ďể phân tích về hoạt Ďộng tín dụng nông nghiệp Ďối với mô hình kinh tế tuần hoàn tại các Ďịa bàn trong tỉnh (Phụng Hiệp, Vị Thuỷ, Long Mỹ, Châu Thành và Châu Thành A Ďược minh hoạ trong Hình 2). Trên cơ sở Ďó, hoạt Ďộng tín dụng nông nghiệp và các mô hình kinh tế tuần hoàn Ďược Ďánh giá bằng phương pháp phân tích chi tiết, so sánh và diễn dịch Ďể làm căn cứ Ďề xuất một số khuyến nghị, nhằm thúc Ďẩy tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn trong tỉnh phát triển theo hướng bền vững. Hình 2. Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang (Nguồn: https://haugiang.gov.vn/) 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả 3.1.1. Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp Quan Ďiểm kinh tế tuần hoàn Ďược nhấn mạnh tại Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, cụ thể Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030) Ďã khẳng Ďịnh, khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn Ďể sử dụng tổng hợp và hiệu quả Ďầu ra của quá trình sản xuất. Nghị quyết Đại hội XIII quán triệt tầm nhìn và Ďịnh hướng phát triển giai Ďoạn 2021 - 2030, trong Ďó tập trung vào việc thích ứng với biến Ďổi khí hậu; quản lí, khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; bảo vệ môi trường, loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo Ďảm chất lượng môi trường sống; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường,... Ngày 7/6/2022, Thủ tướng Chính phủ Ďã ban hành Quyết Ďịnh số 687/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Đề án Ďã khẳng Ďịnh, phát triển kinh tế tuần hoàn là tất yếu, phù hợp với xu hướng, yêu cầu tạo Ďột phá trong phục hồi kinh tế và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, góp phần thúc Ďẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với Ďổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng hiện Ďại, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chủ Ďộng thích ứng, chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, hiện thực hoá Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh giai Ďoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, bảo Ďảm quốc phòng - an ninh. 766
  7. Cụ thể hoá chủ trương, quan Ďiểm của Đảng, trong các năm qua, Nhà nước ta Ďã có nhiều chính sách, pháp luật liên quan Ďến kinh tế tuần hoàn, bao gồm: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước, Luật Đất Ďai và nhiều nghị Ďịnh, văn bản dưới luật. Đặc biệt, ngày 7/8/2018, Thống Ďốc Ngân hàng Nhà nước Ďã ký Quyết Ďịnh số 1604/QĐ-NHNN về việc phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam, nhằm tăng cường nhận thức và trách nhiệm xã hội của hệ thống ngân hàng Ďối với việc bảo vệ môi trường, chống biến Ďổi khí hậu, từng bước xanh hoá hoạt Ďộng ngân hàng, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ dự án thân thiện với môi trường, thúc Ďẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; góp phần tích cực thúc Ďẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Ngân hàng Nhà nước luôn khuyến khích các tổ chức tín dụng hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ dự án thân thiện với môi trường bao gồm năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; góp phần tích cực thúc Ďẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Các tổ chức tín dụng Ďã xây dựng quy trình thẩm Ďịnh rủi ro môi trường và xã hội theo các quy Ďịnh nội bộ, Ďồng thời lồng ghép hoạt Ďộng tín dụng xanh trong chiến lược phát triển của Ďơn vị. Một số chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp như: Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Nghị Ďịnh số 55/2015/NĐ-CP, Nghị Ďịnh số 116/2018/NĐ-CP sửa Ďổi, bổ sung Nghị Ďịnh số 55/2015/NĐ-CP). Trong Ďó, nhiều chính sách ưu Ďãi Ďược áp dụng Ďối các doanh nghiệp Ďầu mối tổ chức mô hình liên kết với nông dân từ khâu sản xuất Ďến tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao gia tăng giá trị sản phẩm, Ďặc biệt là mở rộng Ďối tượng Ďược vay không có tài sản thế chấp với mức vay tăng lên gấp 2 lần; quy Ďịnh trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng Ďồng Việt Nam thấp hơn từ 1 - 1,5% so với lãi suất cho vay các lĩnh vực thông thường khác, hiện tại mức lãi suất áp dụng Ďối với các lĩnh vực ưu tiên là 4,5 /năm; chính sách hỗ trợ về nguồn vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn như tái cấp vốn và giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc; cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch (Nghị quyết số 30/NQ-CP); cho vay hỗ trợ lãi suất nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp (Quyết Ďịnh số 68/2013/QĐ-TTg); cho vay thu mua nông sản xuất khẩu; cho vay Ďối với người nuôi tôm và nuôi cá tra (Quyết Ďịnh số 540/QĐ-TTg). 3.1.2. Mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hậu Giang Trong lĩnh vực nông nghiệp, thế mạnh của tỉnh Hậu Giang vẫn là trồng lúa, cây ăn trái, thuỷ sản và chăn nuôi. Các hoạt Ďộng sản xuất trong lĩnh vực này vừa có lượng chất thải tác Ďộng lớn Ďến môi trường, vừa có nhiều tiềm năng triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn Ďể mang lại hiệu quả về kinh tế và môi trường thông qua việc tái sử dụng, tuần hoàn các dòng chất thải (phế phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi,…). Theo bối cảnh hiện nay, việc chuyển Ďổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn là cấp thiết với các quốc gia và ngay cả tỉnh Hậu Giang. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội tầm nhìn tới năm 2030, kinh tế tuần hoàn Ďược Ďề cập và xem như là 767
  8. một trong những giải pháp then chốt của Việt Nam. Vấn Ďề cốt lõi của nền kinh tế tuần hoàn là dòng nguyên liệu tuần hoàn và quá trình sử dụng nguyên liệu thô và năng lượng qua nhiều giai Ďoạn. Mặc dù, mô hình này Ďã Ďược áp dụng từ nhiều năm trước mang lại hiệu quả nhất Ďịnh nhưng Ďến nay không Ďược nhân rộng. Cùng với sự phát triển chung của Ďất nước, hoạt Ďộng nông nghiệp trên Ďịa bàn có nhiều sự thay Ďổi, quy mô chăn nuôi, trồng trọt lớn hơn, thiết bị kĩ thuật hiện Ďại hơn, phương pháp canh tác, chăn nuôi cũng ngày càng Ďa dạng, phong phú, từng bước thành lập các vùng chuyên canh, thay Ďổi phương thức sản xuất, hạn chế tối Ďa ảnh hưởng Ďến môi trường. Hoạt Ďộng trồng trọt khá Ďa dạng với các loại cây có năng suất cao như trồng cỏ voi, ngô, mít. Chăn nuôi chủ yếu tập trung vào phát triển Ďàn bò, dê, heo và gia cầm. Phân thải từ gia súc Ďược sử dụng làm khí sinh học, bón trực tiếp cho cây trồng hay làm thức ăn cho trùn quế, cá. Thức ăn thô như cỏ voi, ngô, mít Ďược sử dụng làm nguồn cung chính cho gia súc. Bảng 1. Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016 - 2021 Địa điểm STT Hợp phần Nhiệm vụ của hợp phần triển khai 1 Hợp phần 1 Chuyển Ďổi vườn tạp sang cây Châu Thành (100 ha), trồng khác có giá trị kinh tế. Châu Thành A (40 ha), Vị Thuỷ (250 ha), Phụng Hiệp (120 ha), Long Mỹ (200 ha) 2 Hợp phần 2 Chuyển Ďổi diện tích mía kém Phụng Hiệp (900 ha) hiệu quả, năng suất thấp, không có Ďê bao ngăn lũ, diện tích manh mún, nhỏ lẻ sang các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn; kết hợp trồng màu - thuỷ sản - chăn nuôi 3 Hợp phần 3 Chuyển Ďổi diện tích lúa 3 vụ Châu Thành (50 ha), sang 2 vụ lúa - 1 màu và 2 lúa - 1 Châu Thành A (153 thuỷ sản ha), Vị Thuỷ (168 ha), Phụng Hiệp (233 ha), Long Mỹ (251 ha) 4 Hợp phần 4 Chuyển Ďổi các hộ chăn nuôi heo, Các huyện, thị xã, gà nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung thành phố trong tỉnh trên nền Ďệm lót sinh học, nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường, tận thu khí sinh học… (Nguồn: Trích từ Đề án 1036/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hậu Giang) 768
  9. Việc áp dụng kinh tế tuần hoàn nông nghiệp trên Ďịa bàn phân thành hai giai Ďoạn chính, giai Ďoạn 2019 - 2021 tập trung vào việc cơ cấu lại vùng nguyên liệu theo thế mạnh của từng Ďịa bàn, tạo sự gắn kết giữa các thành phần trong mô hình kinh tế tuần hoàn, cụ thể như kết hợp giữa lúa - cá, trồng cỏ - nuôi bò/dê, gia cầm - thuỷ sản,… (xem Bảng 1). Mặc dù, chủ trương của Ďề án này ban Ďầu dự kiến thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2016 Ďến 2019, tuy nhiên trong giá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn nên trên thực tế các hợp phần chuyển Ďổi Ďược thực hiện trong giai Ďoạn 2019 - 2021. Xét từ năm 2022 Ďến nay, Ďịnh hướng thiết lập các mô hình kinh tế tuần hoàn nông nghiệp dần Ďược hình thành. Riêng năm 2022, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp của tỉnh Ďã triển khai thực hiện một số mô hình chuỗi liên kết tuần hoàn như: (1) Trồng cỏ/bắp - nuôi bò - phân hữu cơ - trồng mai/hoa màu; (2) Trồng cỏ - nuôi dê - phân hữu cơ/thuỷ sản/hoa màu; (3) Nuôi heo - Ủ phân hữu cơ/Biogas - Ủ phân hữu cơ/nuôi cá - Trồng mai/cây ăn trái. Bảng 2. Mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn năm 2022, 2023 Địa điểm STT Mô hình triển khai Hình thức tuần hoàn triển khai 1 Nuôi bò - Trồng Lấy phân bò làm trùng quế, lấy Long Mỹ, cỏ/cây ăn trái/rau trùn quế làm thức ăn cho lươn, Phụng Hiệp, màu - Nuôi trùng quế vịt, cá. Phân trùn quế làm phân Châu Thành A - Nuôi cá/lươn/vịt bón cho cỏ và trồng rau, màu, cây ăn trái 2 Nuôi dê - Ủ phân Sử dụng phần mít loại thải (xơ Vị Thuỷ, Châu hữu cơ/Biogas - Ďen) của các hộ trồng mít làm Thành, Phụng Trồng mít/Mãng cầu thứ ăn cho dê, phân dê ủ với Hiệp xiêm - Nuôi cá rơm, cỏ khô làm phân bón cho mít; chuồng dê nuôi trên sàn, dưới mương nuôi cá tai tượng và cá tra; thức ăn và nước tiểu của dê thải xuống mương, hạn chế ô nhiễm môi trường 3 Nuôi heo - Biogas - Nuôi heo, phân heo thải qua hầm Long Mỹ Ủ phân hữu cơ/nuôi Biogas; nước thải của Biogas cá - Trồng mai/cây Ďược Ďưa ra mương nuôi cá trê, ăn trái sặc rằn, phần chất gắn biogas Ďược tận dụng ủ phân hữu cơ làm phân bón cho cây mai và cây ăn trái (Nguồn: Tổng hợp từ mô hình chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn tại Hậu Giang, năm 2022, 2023) 769
  10. Hiện nay, người dân tại Ďịa bàn khảo sát Ďã và Ďang thực hiện rất tốt nông nghiệp tuần hoàn trong sản xuất của hộ gia Ďình. Nhiều Ďịa phương hỗ trợ áp dụng nhiều giải pháp kĩ thuật trong hoạt Ďộng sản xuất của người dân. Đặc biệt, là Ďược cán bộ khuyến nông Ďịa phương tư vấn Ďể lựa chọn giải pháp kĩ thuật phù hợp với Ďiều kiện của nông hộ, hỗ trợ người dân vận dụng các mô hình nông nghiệp tuần hoàn trong sản xuất, góp phần tăng lợi nhuận cho nông hộ. Ngoài ra, khuyến nông cộng Ďồng tại các Ďịa phương tư vấn cho người dân nông thôn những mô hình kinh doanh mới phù hợp, góp phần Ďẩy mạnh quá trình ứng dụng công nghệ kĩ thuật trong ngành nông nghiệp tại Ďịa phương. Trong các năm qua, ngành nông nghiệp trong tỉnh Ďã có sự phát triển vượt bậc trên nhiều mặt, Ďóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Ďịa phương. Một trong những Ďộng lực Ďó là thúc Ďẩy sản xuất nông nghiệp dựa trên ứng dụng công nghệ, liên kết sản xuất, thay Ďổi mô hình sản xuất,… tạo nhiều Ďột phá trong khâu sản xuất hàng hoá, cải tiến về năng suất, chất lượng nông sản cũng như giá trị sản xuất. Điểm sáng nhất là thu nhập và Ďời sống của người dân nông thôn ngày càng Ďược cải thiện, Ďóng góp tích cực cho xây dựng nông thôn mới. 3.1.3. Thực trạng hoạt động tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hậu Giang Định hướng từ năm 2014, trên Ďịa bàn tỉnh Hậu Giang Ďã áp dụng các hình thức cải tiến, ứng dụng linh hoạt trong quá trình tổ chức sản xuất và kinh doanh tại nhiều hộ gia Ďình theo các mô hình ―lúa, cá‖ theo hình thức nuôi cá trong ruộng lúa, phân cá và thức ăn còn dư (của cá) sẽ làm phân bón bổ sung dinh dưỡng cho cây lúa và ngược lại cá ăn sâu, rầy gây hại cho lúa, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tác hại Ďến môi trường. Mô hình này Ďược triển khai trong thực tiễn Ďã giúp giảm dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường, tạo sản phẩm an toàn, nâng cao thu nhập cho người dân. Mô hình trồng lúa - trồng nấm - sản xuất phân hữu cơ - trồng cây ăn quả/hoa màu. Trong mô hình này, người nông dân Ďã tận dụng nguyên liệu từ phụ phẩm rơm rạ trong trồng lúa Ďể trồng nấm, bã rơm rạ sau khi thu hoạch nấm Ďược tận dụng Ďể bón cho cây trồng (cây ăn quả, rau màu) rất tốt. Mô hình sản xuất phân hữu cơ từ chất thải nông nghiệp (rơm rạ, cây ngô, cây Ďậu,...), rác thải sinh hoạt, phế phẩm từ chăn nuôi (phân lợn, phân gà, phân bò) qua quá trình ủ (bổ sung thêm phân chuồng, lân), phân huỷ làm phân bón hữu cơ Ďể chăm sóc, cải tạo Ďất bạc màu, Ďất thiếu dinh dưỡng, trả lại Ďộ phì cho Ďất, canh tác rau hữu cơ và rau an toàn. Nhờ Ďó, lượng chất thải nông nghiệp Ďược tái sử dụng làm phân bón ổn Ďịnh, vừa tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có Ďể Ďáp ứng yêu cầu sản xuất ngày càng sạch hơn và giảm thiểu phát thải, giảm khí nhà kính. Mô hình sản xuất tổng hợp bò - trùn quế - cỏ/ngô - gia súc, gia cầm - cá: Mô hình tận dụng phụ phẩm chăn nuôi (phân) Ďể nuôi trùn quế; lấy phân trùn quế bón cỏ/ngô; trùn quế làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, cá, Ďem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường. 770
  11. Hình 3. Dư nợ tín dụng nông nghiệp tuần hoàn giai đoạn 2019 - 2023 (Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2019 - 2023) Với vai trò hỗ trợ nguồn vốn vào các hoạt Ďộng sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng tín dụng xanh, năng lượng sạch, ứng dụng công nghệ cao. Các tổ chức tín dụng triển khai chương trình tín dụng ưu Ďãi cho khách hàng vay vốn thông qua giảm lãi suất cho vay từ 0,5 /năm Ďến 1,5 /năm Ďối với khách hàng tham gia vào chuỗi sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp tuần hoàn, chủ Ďộng tiết giảm chi phí Ďể Ďầu tư mở rộng tín dụng, Ďơn giản các quy trình thủ tục, tạo Ďiều kiện cho khách hàng tiếp cận tín dụng Ďược thuận lợi. Giai Ďoạn 2019 - 2023, dư nợ tín dụng Ďối với các mô hình sản xuất theo chuỗi nông nghiệp tuần hoàn tại các Ďịa bàn khảo sát Ďạt bình quân 1.473 tỷ Ďồng/năm, chiếm bình quân 11,75 /tổng dư nợ của các Ďịa bàn khảo sát. Riêng năm 2019 có dư nợ tín dụng nông nghiệp tuần hoàn cao nhất, tương ứng với 2.027 tỷ Ďồng (xem Hình 3). Hình 4. Tăng trưởng dư nợ tín dụng nông nghiệp tuần hoàn giai đoạn 2019 - 2023 (Nguồn: Báo cáo của các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2018 - 2022) 771
  12. Chính nhờ triển khai Ďồng bộ các giải pháp, chính sách hỗ trợ các hộ dân trong lĩnh vực nông nghiệp, tín dụng Ďầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo chuỗi liên kết tuần hoàn thời gian qua Ďạt nhiều kết quả quan trọng. Xét riêng năm 2023, dư nợ tín dụng trung bình tại 5 huyện trong tỉnh Ďược khảo sát Ďạt 573 tỷ Ďồng, chiếm tỷ trọng bình quân là 17,54%/tổng dư nợ bình quân. Trong Ďó, huyện Long Mỹ là huyện có dư nợ cho vay mô hình chăn nuôi heo kết hợp theo chuỗi tuần hoàn Ďạt 648 tỷ Ďồng, cao hơn các huyện khác (xem Hình 4). 3.2. Đánh giá Qua phân tích nguồn vốn tín dụng Ďầu tư vào chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, Ďặc biệt là mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn Ďược triển khai tại Ďịa bàn khảo sát năm 2022, 2023 có một số vấn Ďề cần quan tâm Ďối với các cơ quan quản lí trên Ďịa bàn, ngay cả Ďối với hệ thống ngân hàng. Trước hết, các quy Ďịnh liên quan Ďến kinh tế tuần hoàn nói chung, nông nghiệp tuần hoàn nói riêng nằm rải rác ở các luật, nghị Ďịnh khác nhau, một số vấn Ďề về tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn liên quan Ďến thu gom, vận chuyển và tái sử dụng, Ďiều kiện cấp vốn còn bỏ ngỏ nên rất khó khăn trong triển khai, ảnh hưởng Ďến phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn. Bộ tiêu chí Ďể nhận diện, Ďánh giá, tổng kết và Ďưa ra phân loại chính xác mức Ďộ phát triển kinh tế tuần hoàn chưa Ďược xây dựng. Chính vì vai trò, lợi ích, bản chất, nội dung, tiêu chí của nông nghiệp tuần hoàn chưa rõ, thậm chí chưa có, dẫn Ďến nhận thức của các cơ quan quản lí nhà nước, doanh nghiệp và nhất là nông dân về kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp còn mơ hồ, chưa Ďầy Ďủ. Đây là một trong những rào cản cho phát triển nông nghiệp tuần hoàn trong tỉnh, cũng như toàn quốc. Mặc dù quá trình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết tuần hoàn Ďã Ďược triển khai tích cực trong thời gian qua tại nhiều Ďịa phương trong tỉnh, nhưng các mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn giá trị cao và bền vững với môi trường, thích ứng với biến Ďổi khí hậu vẫn chưa thực sự phổ biến. Nguyên nhân có thể là do quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ, lẻ nên việc thu gom, phân loại phụ, phế phẩm nông nghiệp, cũng như Ďầu tư cho công nghệ tái chế chưa Ďược quan tâm. Các doanh nghiệp nông nghiệp phần lớn hạn chế về công nghệ tái chế, tái sử dụng, cũng như vốn và nhân lực nên chủ yếu mới quan tâm tới tận thu, tái sử dụng lại phụ phẩm chính trong quá trình sản xuất. Một số Ďịa phương chưa quan tâm Ďến quản lí chất thải hay Ďào tạo, hướng dẫn kĩ thuật Ďối với các cơ sở sản xuất. Bên cạnh Ďó, việc thúc Ďẩy liên kết giữa Nhà nước, nhà Ďầu tư, nhà nông, nhà khoa học và ngân hàng hợp tác hiệu quả hỗ trợ thực hiện các mô hình kinh tế nông nghiệp theo chuỗi liên kết, tuần hoàn thiếu sự phù hợp. Thực tế mới chỉ có sự tham gia chủ yếu của nhà nông và nhà nước, trong khi vai trò của các nhà khoa học chưa rõ nét, tuỳ thuộc vào từng loại mô hình kinh tế tuần hoàn triển khai trong thực tiễn, Ďòi hỏi phải có sự tham gia của các nhà khoa học làm cầu 772
  13. nối chuyển giao công nghệ tiên tiến Ďể thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn. Đối với ngân hàng còn gặp nhiều rào cản trong hỗ trợ người nông dân về cơ chế, chính sách, nắm bắt thông tin, trong khi các doanh nghiệp tham gia còn tương Ďối ít. Những hạn chế này phần lớn là do thiếu gắn kết giữa các chủ thể liên quan trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết tuần hoàn. Mặt khác, nhiều hộ gia Ďình cũng chưa có Ďiều kiện Ďể chuyển Ďổi mô hình sản xuất, thiếu nguồn vốn Ďể áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. Trong bối cảnh hiện nay, vai trò doanh nghiệp Ďược xác Ďịnh là hạt nhân, Ďầu tàu giúp thúc Ďẩy nông nghiệp sản xuất theo hướng hàng hoá, quy mô lớn, ứng dụng khoa học - kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, Ďẩy mạnh xuất khẩu nông sản,… Tuy nhiên, số doanh nghiệp lớn hoạt Ďộng trong lĩnh vực nông nghiệp Ďể dẫn dắt thị trường vẫn còn khá ít. Việc tổ chức lại sản xuất theo chuỗi liên kết, tuần hoàn, lấy doanh nghiệp làm hạt nhân liên kết, tổ chức sản xuất với hộ nông dân, trang trại, Hợp tác xã Ďể ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và quản trị chu trình sản xuất hàng hoá, truy xuất nguồn gốc vẫn còn yếu. Sự phát triển thiếu bền vững này một phần nào Ďã gây khó khăn cho ngân hàng Ďầu tư nguồn vốn tín dụng. Theo phân tích, Ďánh giá cho thấy, nguồn vốn tín dụng dành cho vay hỗ trợ phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn tại các Ďịa phương Ďược khảo sát trong tỉnh còn khá thấp. Mặc dù, nhiều ngân hàng Ďã chủ Ďộng áp dụng các chương trình tín dụng ưu Ďãi dành cho khách hàng doanh nghiệp, cá nhân với lãi suất ưu Ďãi. Với vai trò của ngân hàng là cung ứng vốn cho các chủ thể trong mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, thông qua Ďó sẽ tạo ra những tác Ďộng gián tiếp Ďến bảo vệ môi trường, thích ứng với biến Ďổi khí hậu, cải thiện Ďời sống của người dân trong tỉnh. Tuy vậy, Ďể Ďầu tư hiệu quả nguồn vốn tín dụng vào mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp trên Ďịa bàn rất cần Ďến sự Ďồng bộ giữa tín dụng ngân hàng với từng giai Ďoạn phát triển của các mô hình Ďã Ďược triển khai trên Ďịa bàn. Phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn luôn gắn với việc Ďổi mới công nghệ và thiết kế mô hình phù hợp với bối cảnh thực tại của từng Ďịa phương, khi Ďó rất cần Ďến nguồn vốn tín dụng Ďầu tư vào các mô hình này. Ngoài ra, vấn Ďề quan trọng khác là nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong tỉnh về vai trò, lợi ích, bản chất của phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp chưa Ďầy Ďủ. Một số hộ tham gia vẫn dựa vào kinh nghiệm Ďã có, thói quen trong sản xuất nên khi tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật còn hạn chế. Việc nhận thức Ďúng bản chất của kinh tế tuần hoàn từ khâu thiết kế Ďến việc triển khai tại các sở, ngành, Ďối với từng doanh nghiệp, người dân, ngay cả Ďối với các cấp quản lí, lãnh Ďạo Ďể tạo ra một Ďồng thuận chung vẫn còn là một thách thức lớn. 4. Kết luận và khuyến nghị 4.1. Kết luận Chuyển dịch từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn Ďang là một xu hướng tất yếu, khách quan, là một Ďòi hỏi bức thiết Ďể giải quyết mối quan hệ 773
  14. giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, thực hiện Ďược Ďồng thời nhiều mục tiêu của phát triển bền vững. Kết quả nghiên cứu Ďã chỉ ra hoạt Ďộng sản xuất nông nghiệp trong tỉnh có sự chuyển biến tích cực, có sự liên kết giữa các khâu sản xuất nhằm tránh tác hại Ďến môi trường và thích nghi với biến Ďổi khí hậu. Một số mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết tuần hoàn Ďã Ďược áp dụng như mô hình chăn nuôi bò, dê, heo theo quy trình khép kín, tuần hoàn. Đặc biệt là nguồn vốn tín dụng ngân hàng cũng có sự Ďiều chỉnh phù hợp, tập trung nguồn vốn vào các hoạt Ďộng sản xuất nông nghiệp xanh, tuần hoàn. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ Ďối với sản xuất nông nghiệp tuần hoàn vẫn ở mức khiêm tốn, trung bình chỉ chiếm 11,75%/tổng dư nợ của các Ďịa bàn khảo sát (giai Ďoạn 2019 - 2023). Để tiếp tục thúc Ďẩy liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi tuần hoàn, Ďòi hỏi trước tiên là phải có sự nỗ lực của mọi thành phần trong xã hội, cần triển khai Ďồng bộ các chính sách, trong Ďó chính sách tín dụng Ďóng vai trò quan trọng trong việc Ďầu tư nguồn vốn tín dụng Ďể Ďầu tư công nghệ tiên tiến, áp dụng quy trình sản xuất hiện Ďại, hướng Ďến phát triển nông nghiệp bền vững. Song song Ďó, chính quyền Ďịa phương cần phải thể hiện Ďược vai trò kiến tạo, xây dựng mối liên kết giữa các nhà, thúc Ďẩy cải tiến mô hình sản xuất và dẫn dắt cộng Ďồng tham gia thực hiện Ďể thay Ďổi cả về nhận thức và hành vi. 4.2. Khuyến nghị Để thúc Ďẩy mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phát triển bền vững, quan trọng vẫn là xây dựng hệ sinh thái, chu trình hoạt Ďộng khép kín trong tổ chức sản xuất. Trong lĩnh vực nông nghiệp, một số hoạt Ďộng hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn Ďã Ďược thực hiện như: Xây dựng mô hình sản xuất kết hợp xử lý chất thải; sử dụng phụ thẩm và phế phẩm từ nông nghiệp, thuỷ sản,… trong chuỗi sản xuất. Từ những cơ sở phân tích ở trên, việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp tại Hậu Giang Ďể phát triển theo hướng bền vững rất cần Ďến những cơ chế, chính sách, quy Ďịnh cụ thể hỗ trợ mô hình này Ďược nhân rộng trên Ďịa bàn: Thứ nhất, về hành lang pháp lí, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn: Trên cơ sở quan Ďiểm của Đảng về xây dựng kinh tế tuần hoàn, cần Ďẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế, chính sách bao quát các chu trình của kinh tế tuần hoàn mà không chỉ là quy Ďịnh về trách nhiệm của doanh nghiệp về môi trường, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà cần có những quy Ďịnh về mô hình kinh tế tuần hoàn gắn với sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, cung ứng dịch vụ xanh Ďể tạo hành lang pháp lí cho sự hình thành và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn. Nhà nước sớm xây dựng và ban hành cơ chế, có chính sách Ďặc thù (ưu Ďãi về cơ chế, thủ tục hành chính, tài chính, tiếp cận các nguồn lực) Ďế khuyến khích phát triển kinh tế tuần hoàn cho cả hộ nông dân và doanh nghiệp tham gia tái chế chất thải, phụ phẩm nông nghiệp. Bên cạnh Ďó, Nhà nước cần tiếp tục cụ thể hoá và hoàn thiện những quy Ďịnh, quy trình triển khai thực hiện mô hình, khuyến khích phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn gắn với những Ďiều kiện và hoàn cảnh cụ thể Ďể từng bước chuyển Ďổi sang kinh 774
  15. tế tuần hoàn, bắt Ďầu từ việc giảm thiểu xả thải, tối ưu nguyên liệu, kéo dài dòng Ďời sản phẩm, phát triển hàng hoá và dịch vụ có khả năng chia sẻ, tới việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, áp dụng thành tựu công nghệ mới trong các mô hình kinh tế tuần hoàn. Thứ hai, về ch nh sách thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến: Ứng dụng khoa học công nghệ là khâu then chốt trong việc thúc Ďẩy phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp, cần tập trung vào việc thiết kế giảm sử dụng tài nguyên Ďầu vào, kéo dài vòng Ďời sản phẩm, tái sử dụng và tái chế chất thải. Ngành nông nghiệp tiếp tục Ďẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học - kĩ thuật thông qua tập huấn, hội thảo, xây dựng, triển khai các dự án, mô hình theo hướng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi theo hướng hữu cơ, tái sử dụng chất thải chăn nuôi góp phần giảm ô nhiễm môi trường, phát triển chăn nuôi bền vững. Đồng thời, Ďẩy mạnh nghiên cứu, học tập các mô hình kinh tế tuần hoàn của các nước phát triển, các nước có Ďiều kiện tương Ďồng, từ Ďó xây dựng và Ďiều chỉnh các chính sách hỗ trợ phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn một cách hiệu quả. Thứ ba, chính sách về nguồn lực: Nguồn lực cho việc thực hiện chuyển Ďổi sang phát triển kinh tế tuần hoàn cũng là một thách thức không nhỏ. Kinh tế tuần hoàn luôn gắn liền với Ďổi mới, sáng tạo, nâng cao năng lực công nghệ, giải quyết có hiệu quả các vấn Ďề liên quan Ďến sử dụng nguồn lực Ďầu vào. Để chuyển Ďổi sang kinh tế tuần hoàn cần có sự thay Ďổi về công nghệ, nguyên vật liệu, người lao Ďộng, các sản phẩm mới, chi phí tiếp thị,... Dòng tiền Ďầu tư và tài trợ từ khu vực tư nhân Ďược xác Ďịnh có vai trò Ďặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững. Thứ tư, về chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển nông nghiệp tuần hoàn: Hệ thống ngân hàng cần rà soát, Ďiều chỉnh và hoàn thiện các chính sách tín dụng phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh, tuần hoàn. Các tổ chức tín dụng tập trung phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện Ďại hỗ trợ tín dụng tuần hoàn, Ďồng thời tuyên truyền, phổ biến về hoạt Ďộng ngân hàng, tín dụng tuần hoàn. Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với các bộ, ngành có liên quan như: Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng cơ chế Ďộng lực thúc Ďẩy tài chính tuần hoàn có những ưu Ďãi về thuế, lãi suất, Ďất Ďai. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các hướng dẫn và bộ công cụ Ďánh giá rủi ro môi trường, xã hội Ďể các ngân hàng áp dụng thẩm Ďịnh cấp tín dụng. Các tổ chức tín dụng cần có các chính sách ưu Ďãi, hỗ trợ nhất Ďịnh về lãi suất, thủ tục vay vốn, kỳ hạn vay, tài sản Ďảm bảo khoản vay Ďể khuyến khích các doanh nghiệp Ďầu tư vào các mô hình kinh tế tuần hoàn, chuyển Ďổi công nghệ. Để dòng vốn tín dụng Ďầu tư nhiều hơn nữa cho lĩnh vực nông nghiệp trong vùng, ngành ngân hàng cần tiếp tục Ďồng hành và triển khai quyết liệt các giải pháp Ďẩy mạnh Ďầu tư tín dụng vào các dự án liên kết sản xuất, ứng dụng công nghệ cao thông qua chuỗi giá trị và chuỗi Ďầu mối. Quan trọng nhất là xây dựng chính sách tín 775
  16. dụng Ďặc thù dành riêng cho vùng, Ďầu tư nguồn vốn trung, dài hạn vào các mô hình sản xuất với quy mô lớn, các doanh nghiệp Ďầu mối dẫn dắt thị trường, các mặt hàng nông, thuỷ sản chủ lực trong vùng. Chính sách tín dụng cần Ďồng bộ, kết hợp chặt chẽ với các chính sách khác về nông nghiệp, nông thôn (như chính sách khuyến nông, khuyến công), góp phần bảo Ďảm sự phát triển ổn Ďịnh, bền vững cho nông nghiệp. Thứ năm, về công tác thông tin và tuyên truyền: Nhận thức là yếu tố quan trọng nhất Ďể thực hiện triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp nên Ďẩy mạnh phổ biến các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn của Đảng, những quy Ďịnh của pháp luật, cũng như chính sách liên quan Ďến phát triển kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp. Giáo dục, truyền thông về kinh tế tuần hoàn phải Ďược thực hiện Ďối với nhiều Ďối tượng như: Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp, cộng Ďồng doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt, là xây dựng chiến lược truyền thông cụ thể về mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, tập trung tuyên truyền về vai trò, lợi ích, bản chất, nội dung, tiêu chí Ďến cách thức thực hiện, các mô hình tiêu biểu,... Từ Ďó, Ďẩy mạnh tuyên truyền qua các phương tiện thông tin Ďại chúng, các chương trình Ďào tạo từ các cấp phổ thông Ďến bậc Ďại học, các lớp tập huấn nông nghiệp, chương trình khuyến nông, nhận thức, Ďể mọi người dân sẵn sàng tham gia, thay Ďổi tư duy sản xuất và cùng mang lại hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Vân Hà và Đỗ Ngọc Hà (2019). Ngân hàng xanh với du lịch xanh: Thực trạng và một số khuyến nghị. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 211, trang 74-84. 2. Nguyễn Tấn Vinh (2019). Kinh tế tuần hoàn: Nền tảng phát triển bền vững ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Chính trị, số 6/2019, trang 49-54. 3. Lê Thanh Hải, Lê Quốc Vĩ, Trần Thị Hiệu, Nguyễn Việt Thắng (2021). Định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn cho ngành nông nghiệp Ďồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Môi trường, số 7/2021, trang 25-28. 4. Đặng Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thanh Phương và Phạm Thành Trung (2021). Tác Ďộng của triển khai tín dụng xanh Ďến hiệu quả hoạt Ďộng của ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, số 7, trang 40-46. 5. Triệu Thanh Quang (2021). Kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững: Từ lí thuyết Ďến thực tiễn. Tạp chí Phát triển bền vững vùng, số 1, trang 3-15. 6. Phạm Thị Thanh Tâm (2021). Chính sách tài chính cho kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế Tài chính Việt Nam, số 6/2021, trang 29-37. 7. Nguyễn Đình Chúc (2022). Kinh nghiệm quốc tế trong thúc Ďẩy phát triển kinh tế tuần hoàn và một số bài học Ďối với Việt Nam. Tạp chí Phát triển bền vững vùng, số 1, trang 3-14. 776
  17. 8. Đoàn Văn Dũng (2022). Nhận diện mô hình kinh tế tuần hoàn và Ďịnh hướng chính sách. Tạp chí Quản lí nhà nước, số 316, trang 80-84. 9. Lại Văn Mạnh, Mai Thế Toản, Tạ Đức Bình, Nguyễn Thanh Hải & Nguyễn Thiên Hương (2022). Khung pháp lí thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh trong pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Tạp chí Môi trường, 1/2022, 45-49. 10. Phạm Vĩnh Thắng (2022). Thúc Ďẩy kinh tế tuần hoàn: Từ góc nhìn phát triển ngân hàng xanh. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 5, trang 16-19. 11. Nguyễn Anh Trụ (2022). Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở Việt Nam. Tạp chí Môi trường, số 07/2022, trang 50-52. 12. Hồ Thị Hiền (2023). Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở Việt Nam. Tạp chí Công Thương, số 9, trang 81-85. 13. Đỗ Thị Thanh Huyền (2023). Một số thách thức khi chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn ở châu Âu. Tạp chí Công Thương, số 10, trang 132-138. 14. Nguyễn Thị Hồng Sâm (2023). Kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 4/2023, trang 19-21. 15. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết Ďịnh số 68/2013/ QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. 16. Thủ tướng Chính phủ (2014). Quyết Ďịnh số 540/2014/QĐ-TTg về chính sách tín dụng Ďối với người nuôi tôm và cá tra. 17. Chính phủ (2015). Nghị Ďịnh số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. 18. Chính phủ (2017). Nghị quyết số 30/NQ-CP về Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch. 19. Chính phủ (2018), Nghị Ďịnh số 116/2018/NĐ-CP sửa Ďổi, bổ sung một số Ďiều của Nghị Ďịnh số 55/2015/NĐ-CP, ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. 20. Chính phủ (2022). Quyết Ďịnh số 687/QĐ-TTg, ngày 7/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. 21. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang (2014). Quyết Ďịnh số 1036/QĐ-UBND, ngày 22/7/2014 về chuyển Ďổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên Ďịa bàn tỉnh Hậu Giang giai Ďoạn 2014 - 2016 và Ďịnh hướng Ďến năm 2020. 22. Ngân hàng Nhà nước (2018). Quyết Ďịnh số 1604/QĐ-NHNN, ngày 7/8/2018 về việc phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam. 23. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang (2023). Báo cáo kết quả triển khai thực hiện mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết tuần hoàn năm 2023. Tài liệu tiếng Anh 24. Bianchi, F., Beek, C. V., Winter, D. D. & Lammers, E. (2020). Oppertunities and barriers of circular agriculture insights from a synthesis study of the Food & Business Research Programme, Food & Business Fnowledge Platfrom. 777
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2