Tăng trưởng xanh ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
lượt xem 2
download
Bài viết "Tăng trưởng xanh ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp" sẽ đi sâu vào các khái niệm cơ bản của tăng trưởng xanh, đánh giá tình hình hiện tại ở Việt Nam và phân tích tiềm năng cũng như những thách thức đang đối diện. Dựa trên những phân tích này, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản để thúc đẩy tăng trưởng xanh trong tương lai của Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tăng trưởng xanh ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG T NG TRƢỞNG XANH Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ths. Kim Thị Hạnh Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh Email: kimthihanh1975@gmail.com Tóm tắt Trong thập kỷ gần đây, tăng trƣởng xanh đã trở thành một trong những ƣu tiên chiến lƣợc toàn cầu, thu hút sự quan tâm và nghiên cứu sâu rộng. Việt Nam đã có nhiều chính sách và chiến lƣợc từ phía Đảng và Nhà nƣớc nhằm ủng hộ phát triển bền vững, nhấn mạnh vai trò quan trọng của tăng trƣởng xanh đối với quốc gia và cả thế giới, nhƣng thực trạng tăng trƣởng xanh tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức. Bài viết này sẽ đi sâu vào các khái niệm cơ bản của tăng trƣởng xanh, đánh giá tình hình hiện tại ở Việt Nam và phân tích tiềm năng cũng nhƣ những thách thức đang đối diện. Dựa trên những phân tích này, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản để thúc đẩy tăng trƣởng xanh trong tƣơng lai của Việt Nam. Từ khóa: Kinh tế xanh; tăng trưởng xanh; môi trường; năng lượng tái tạo; phát triển bền vững. Abstract In recent decades, green growth has become one of the global strategic priorities, attracting extensive attention and research. Vietnam has many policies and strategies from the Party and State to support sustainable development, emphasizing the important role of green growth for the country and the world, but the current situation of green growth in Vietnam still has many challenges. This article will delve into the basic concepts of green growth, evaluate the current situation in Vietnam and analyze the potential as well as the challenges being faced. Based on these analyses, the author proposes some basic solutions to promote green growth in Vietnam's future. Keywords: Green economy; green growth; environment; recycled energy; Sustainable Development. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh toàn cầu hoá, tăng trƣởng xanh đã và đang trở thành xu thế tất yếu và là mục tiêu hƣớng tới của nhiều quốc gia, từ các nƣớc phát triển đến đang phát triển nhờ mô hình tiếp cận thực tế và linh hoạt để phát triển thịnh vƣợng về kinh tế, bền vững về môi trƣờng và công bằng về xã hội. Tăng trƣởng xanh không thay thế mà góp phần vào quá trình phát triển bền vững, chú trọng đến giải quyết cùng lúc hai thách thức toàn cầu, đó là mở rộng phát triển kinh tế để đáp ứng quy mô dân số tăng nhanh và ứng phó với các áp lực môi trƣờng, đặc biệt là biến đổi khí hậu. Mặt khác, tăng trƣởng xanh là quá trình cơ cấu lại các hoạt động kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế một cách hài hòa với môi trƣờng và công bằng xã hội. Đây đƣợc coi là một xu hƣớng không thể thiếu trong chính sách phát triển của các quốc gia trên toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam. Ở Việt Nam, trong văn bản pháp luật và chiến lƣợc phát triển, đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy mô hình kinh tế xanh nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững theo tinh thần của Đại hội XIII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 – 2025) và Chiến lƣợc phát 288
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG triển kinh tế - xã hội 10 năm (từ 2021 – 2030). Chính phủ cũng đã đƣa ra các chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh cho các giai đoạn 2011 – 2020 [8] và 2021 – 2030 [9], với tầm nhìn đến năm 2050. Một điển hình là việc thông qua Chiến lƣợc và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trƣởng xanh giai đoạn 2021-2030, cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 (PTR0) tại Hội nghị COP26 và trong NDC của Việt Nam. Bài viết tập trung nghiên cứu các khái niệm cơ bản của tăng trƣởng xanh, đánh giá tình hình hiện tại ở Việt Nam và phân tích tiềm năng cũng nhƣ những thách thức đang đối diện. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản để thúc đẩy tăng trƣởng xanh trong tƣơng lai của Việt Nam. 2. KHÁI NIỆM T NG TRƢỞNG XANH Trong nhiều thập kỷ qua, khái niệm về tăng trƣởng xanh đã thu hút sự quan tâm và thảo luận sâu rộng trên cấp độ quốc tế. Đối mặt với nguy cơ của tình trạng tăng trƣởng kinh tế chậm lại và các thảm họa môi trƣờng nhƣ biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, mục tiêu phát triển bền vững trở nên ngày càng khó khăn để đạt đƣợc. Các tổ chức quốc tế đã tiến hành nghiên cứu và thảo luận và đƣa ra khái niệm tăng trƣởng xanh nhƣ sau: Theo OECD (2011), ―Tăng trƣởng xanh là là thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế một cách bền vững bằng cách đảm bảo rằng các tài nguyên tự nhiên vẫn tiếp tục cung cấp các nguồn tài nguyên và dịch vụ môi trƣờng mà nền kinh tế dựa vào. Để thực hiện điều này, tăng trƣởng xanh cần thúc đẩy đầu tƣ và sáng tạo để xây dựng nền tảng cho tăng trƣởng bền vững và tạo ra các cơ hội kinh tế mới‖[7] Theo Ngân hàng Thế giới (2012), ―Tăng trƣởng xanh là tăng trƣởng có hiệu quả đi kèm với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên giảm thiểu ô nhiễm và các tác động đến môi trƣờng, đồng thời có khả năng chống chịu với các hiểm họa thiên nhiên và vai trò của quản lý môi trƣờng và vốn tự nhiên trong việc ngăn ngừa các thảm họa tự nhiên.‖ [12] UN ESCAP (2011) cho rằng: ―Tăng trƣởng xanh là một chiến lƣợc duy trì tăng trƣởng kinh tế và tạo việc làm cần thiết để giảm nghèo trƣớc tình trạng hạn chế tài nguyên ngày càng trầm trọng và khủng hoảng khí hậu‖. [11] Ba tổ chức quốc tế trên đã đề xuất khái niệm về tăng trƣởng xanh thông qua nhiều vòng thảo luận và nghiên cứu. Trong kỳ họp Rio + 20, các tổ chức này đã tham gia với Viện Tăng trƣởng Xanh Toàn cầu để xây dựng Nền tảng Kiến thức Tăng trƣởng xanh, nhằm thúc đẩy chiến lƣợc tăng trƣởng xanh trên toàn thế giới [10] Mỗi tổ chức đã đƣa ra một định nghĩa khác nhau về tăng trƣởng xanh. Mặc dù có sự khác biệt, nhƣng các định nghĩa này vừa bổ sung lẫn nhau, đồng thời vẫn giữ những điểm tƣơng đồng đáng chú ý về tăng trƣởng xanh, đó là sự nhấn mạnh vào việc cải thiện hiệu suất sinh thái của nền kinh tế và khuyến khích các chính phủ thúc đẩy quá trình này thông qua các biện pháp và kích thích phù hợp. Ở Việt Nam, chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ kh ng định: Tăng trƣởng xanh là sự tăng trƣởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trƣởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc 289
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế một cách bền vững [8]. Nhƣ vậy, Tăng trƣởng xanh nhấn mạnh tới thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhƣng vẫn giữ cân bằng hài hòa với môi trƣờng sinh thái, tránh gây các áp lực làm phá vỡ sự cân bằng của môi trƣờng nhằm mục tiêu cao nhất là duy trì bền vững sự tăng trƣởng kinh tế. 3. THỰC TRẠNG T NG TRƢỞNG XANH Ở VIỆT NAM Với chiến lƣợc tăng trƣởng xanh giai đoạn 2011-2020, Việt Nam đã ghi nhận sự tăng cƣờng ý thức của cộng đồng về tăng trƣởng xanh và đạt đƣợc nhiều hành động thiết thực góp phần vào việc thúc đẩy tăng trƣởng xanh. Đặc biệt, việc xây dựng và nâng cao hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đã đặt nền tảng cho các thiết chế nhằm bảo vệ môi trƣờng và phát triển kinh tế, bao gồm Luật Phòng, chống thiên tai; Luật Bảo vệ môi trƣờng sửa đổi; Luật Khí tƣợng thủy văn. Kết quả của các mục tiêu tăng trƣởng xanh cũng đem lại những thành tựu đáng kể, nhƣ việc giảm lƣợng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lƣợng một cách đáng kể, với mức giảm 12,9% so với phƣơng án phát triển bình thƣờng. Tiêu hao năng lƣợng tính trên GDP cũng giảm bình quân 1,8%/năm. Số lƣợng doanh nghiệp công nghiệp nhận thức về sản xuất sạch cũng tăng từ 28% năm 2010 lên 46,9% năm 2020. Ngoài ra, tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 đạt 42% và dƣ nợ tín dụng xanh đạt gần 238 nghìn tỷ đồng năm 2018, tăng 235% so với năm 2015 [4] . Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020, ƣớc tính có khoảng 9 tỷ USD đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tập trung vào các ngành năng lƣợng tái tạo và sản xuất trang thiết bị, máy móc cho các dự án thuộc lĩnh vực tăng trƣởng xanh. Đây cùng với nỗ lực của các doanh nghiệp trong nƣớc đã tạo ra nền kinh tế xanh với mức đầu tƣ vào năm 2020 lên tới 6,7 tỷ USD, chiếm khoảng 2% GDP của Việt Nam, và đạt mức tăng trƣởng mạnh mẽ 10-13% mỗi năm trong vòng 2 năm qua [3]. Trong việc huy động nguồn tài chính cho tăng trƣởng xanh, thị trƣờng tại Việt Nam đã có những bƣớc tiến đầu tiên, với sự cam kết của nhiều tổ chức, đơn vị trong và ngoài nƣớc đối với việc phát triển bền vững và thúc đẩy các dự án xanh, thân thiện với môi trƣờng. Một ví dụ điển hình là Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết hơn 11,6 tỷ USD cho các dự án, chƣơng trình xanh và bền vững tại Việt Nam từ khi thành lập đến nay. Nguồn lực từ các doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp tƣ nhân cũng ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong đầu tƣ xanh, đặc biệt trong lĩnh vực năng lƣợng và môi trƣờng. Tổng vốn đầu tƣ từ khu vực doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nƣớc và ngoài nhà nƣớc, trong năm 2019 đã đạt 3,4 tỷ USD cho năng lƣợng tái tạo, tăng 72% so với năm 2017, và 1,3 tỷ USD cho lĩnh vực môi trƣờng, tăng 35% so với năm 2017. Tuy nhiên, tài chính xanh tại Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển, chƣa triển khai và áp dụng hiệu quả những công cụ tài chính mới so với thị trƣờng quốc tế. Ch ng hạn, tín dụng xanh vẫn là công cụ chính để huy động vốn cho các dự 290
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG án, với tốc độ tăng trƣởng trung bình đạt 25%/năm. Tổng dƣ nợ tín dụng xanh đã đạt hơn 18,7 tỷ USD vào năm 2021, chiếm 4,2% tổng dƣ nợ tín dụng của nền kinh tế và 5,27% GDP. Trong khi đó, các công cụ tài chính mới nhƣ thị trƣờng trái phiếu xanh vẫn còn tƣơng đối mới mẻ tại Việt Nam. Tính đến hết năm 2020, Việt Nam mới có 4 đợt phát hành trái phiếu xanh với tổng trị giá gần 284 triệu USD. Tuy nhiên, đã có những bƣớc tiến khi công ty cổ phần Bất động sản BIM công bố phát hành thành công 200 triệu USD trái phiếu quốc tế niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Singapore vào năm 2021, và EVNFinance là tổ chức đầu tiên phát hành trái phiếu xanh tại thị trƣờng Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế trị giá hơn 75 triệu USD vào năm 2022. So với thị trƣờng toàn cầu, thị trƣờng trái phiếu xanh tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu. Trong khi thị trƣờng các-bon trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ với hơn 70 chƣơng trình về định giá các-bon đƣợc thực hiện ở các quốc gia, Việt Nam dự kiến sẽ chính thức triển khai vào năm 2028. Theo đánh giá của Viện Tăng trƣởng Xanh Toàn cầu (GGGI), điểm số về Tăng trƣởng Xanh của Việt Nam (GGI) vào năm 2018 là 39,05 điểm, đứng ở vị trí thứ 19, và vào năm 2019 là 41,82 điểm, đứng ở vị trí thứ 16 trong số các quốc gia Châu Á (bảng 1), do đó, Tăng trƣởng Xanh tại Việt Nam chỉ ở mức trung bình thấp. Trong bốn chỉ số thành phần của Tăng trƣởng Xanh, chỉ số "hòa nhập xã hội" đạt điểm số cao nhất, với 70,81 điểm vào năm 2018 và 73,78 điểm vào năm 2019. Chỉ số này đánh giá mức độ mà tất cả mọi ngƣời đƣợc tham gia đầy đủ vào cuộc sống xã hội và đƣợc hƣởng mọi lợi ích và cơ hội trong xã hội. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với định hƣớng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, luôn nhấn mạnh công bằng, dân chủ và bình đ ng. Ngƣợc lại, điểm số thể hiện cơ hội chuyển đổi sang nền kinh tế xanh lại khá thấp, chỉ 14,2 điểm vào năm 2018 và giảm xuống còn 11,98 điểm vào năm 2019. Tuy nhiên, xét về sự tiến bộ, điểm số "sử dụng nguồn lực hiệu quả và bền vững" vào năm 2019 tăng hơn 63,3% so với năm 2018, duy trì mức tăng cao nhất trong số 4 khía cạnh chính của Tăng trƣởng Xanh. Bảng 1: Tăng trƣởng xanh tại Việt Nam theo đánh giá của GGGI Các yếu tố của tăng trƣởng xanh Điểm sốa Năm 2018 Năm 2019 1.Sử dụng nguồn lực hiệu quả và bền vững 33,86 55,29 1.1.Sử dụng năng lƣợng bền vững và hiệu quả 66,95 64,39 1.2. Sử dụng nƣớc bền vững và hiệu quả 50,74 50,77 1.3. Sử dụng đất bền vững và hiệu quả 50,82 50,34 1.4. Sử dụng nguyên vật liệu hiệu quả 56,79 56,79 2. Bảo vệ vốn tự nhiên 68,29 62,61 2.1. Chất lƣợng môi trƣờng 92,53 89,30 2.2. Giảm chất thải nhà kính 80,54 85,56 2.3. Đa dạng sinh học và bảo vệ sinh thái 73,28 50,78 2.4. Giá trị văn hóa xã hội 39,82 39,60 3. Cơ hội chuyển đổi lên nền kinh tế xanh 14,20 11,98 3.1. Đầu tƣ xanh 74,73 71,52 291
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Các yếu tố của tăng trƣởng xanh Điểm sốa Năm 2018 Năm 2019 3.2. Thƣơng mại xanh 18,06 9,02 3.3. Việc làm xanh 30,12 31,92 3.4. Đổi mới xanh 1,00 63,89 4. Hòa nhập xã hội 70,81 73,78 4.1. Tiếp cận dịch vụ và tài nguyên cơ bản 74,04 74,95 4.2. Cân bằng giới tính 66,96 67,99 4.3. Công bằng xã hội 86,27 91,02 4..4. Bảo trợ xã hội 58,80 63,89 Chỉ số tăng trƣởng xanh (GGI) 39,05 41,82 Xếp hạng trong khu vực Châu Á 19 16 a Ghi chú: Điểm số đƣợc tính theo thang điểm 100 (điểm số càng cao thì mức độ thực hiện tăng trƣởng xanh càng cao) Nguồn: [1, 2] Theo MIT Technology Review (2022), chỉ số Tƣơng lai Xanh của Việt Nam chỉ đạt 4,17 điểm, đứng ở vị trí thứ 56 trong tổng số 76 quốc gia, giảm 7 bậc so với năm 2021 (vị trí thứ 49, với 4,4 điểm). Do đó, Việt Nam nằm trong nhóm 20 quốc gia tiến triển chậm và thiếu tính nhất quán trong quá trình xây dựng Tƣơng lai Xanh. Điều đáng chú ý nhất là, hiện nay Việt Nam thuộc nhóm 10 quốc gia có lƣợng khí thải carbon cao nhất trong 76 quốc gia đƣợc khảo sát. Trong năm 2022, lƣợng khí thải carbon của Việt Nam xếp ở vị trí thứ 73, giảm 3 bậc so với năm 2021 (vị trí thứ 70). Theo cách MIT Technology Review đánh giá, số thứ hạng càng cao chứng tỏ quốc gia có lƣợng khí thải carbon ra môi trƣờng càng cao. Do đó, việc giảm thứ hạng từ vị trí thứ 70 xuống 73 trong năm 2022 cho thấy lƣợng khí thải carbon ở Việt Nam đang tăng mạnh, là tín hiệu đáng lo ngại về vấn đề ô nhiễm không khí. BẢNG 2: CHỈ SỐ TƢƠNG LAI XANH CỦA VIỆT NAM Chỉ số Năm 2021 Năm 2022 b Chỉ số tƣơng lai xanh (điểm) 4,4 4,17 Xếp hạng (trên 76 quốc gia) 49 56 b Ghi chú: Điểm số đƣợc tính theo thang điểm 10 Nguồn: [5, 6]. Tiềm năng cho tăng trƣởng xanh ở Việt Nam vẫn rất lớn. Về mặt tự nhiên, Việt Nam đƣợc hƣởng lợi từ tài nguyên thiên nhiên phong phú nhƣ rừng tự nhiên, với tỷ lệ che phủ rừng quốc gia trên 40%, tạo điều kiện cho việc tích trữ carbon lớn. Vị trí địa lý và địa hình cũng mang lại tiềm năng phát triển năng lƣợng tái tạo mạnh mẽ, với khả năng sản xuất năng lƣợng mặt trời khoảng 840 GW và năng lƣợng gió khoảng 350 GW, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất về nền kinh tế số trong khu vực, với quy mô thị trƣờng kinh tế số ƣớc tính đạt 23 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến có thể đạt đến 50 tỷ USD vào năm 2025. Về mặt xã hội, sự gia tăng nhanh chóng của số lƣợng ngƣời tiêu dùng, kèm theo nhận thức ngày càng cao về kinh tế xanh, trong đó 292
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG hơn 80% sẵn lòng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm xanh, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho tiềm năng tăng trƣởng xanh của quốc gia. Mặc dù đà tăng trƣởng mạnh mẽ, nền kinh tế xanh của Việt Nam vẫn còn đang trong thời kì sơ khai, vẫn còn nhiều thách thức mà chính phủ và nhà nƣớc Việt Nam cần quan tâm, xem xét, và tìm phƣơng hƣớng giải quyết. Trong số đó, 03 nhóm thách thức có ảnh hƣởng lớn nhất đến khả năng phát triển nền kinh tế xanh bền vững của Việt Nam bao gồm: Thứ nhất, Chưa tích hợp và cụ thể hóa nhiều mục tiêu, hướng đi và biện pháp trong các kế hoạch và chương trình hành động về tăng trưởng xanh, đặc biệt là trong các lĩnh vực chuyên ngành nhƣ: Quy hoạch năng lƣợng quốc gia, quy hoạch và chiến lƣợc phát triển giao thông, cũng nhƣ các lĩnh vực liên ngành nhƣ công nghệ cao, công nghệ đa ngành. Thứ hai, Việt Nam vẫn còn thiếu một hệ thống cơ sở pháp lý toàn diện cho tăng trưởng xanh, bao gồm một hệ thống phân loại xanh ("Green taxonomy") đồng nhất và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, cùng với các cơ chế chính sách hỗ trợ nhƣ ƣu đãi đầu tƣ xanh và các chƣơng trình thí điểm xanh. Hệ thống phân loại xanh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các tiêu chí rõ ràng và nhất quán để xác định các hoạt động kinh tế bền vững về môi trƣờng, tăng cƣờng minh bạch và trách nhiệm, từ đó thu hút đầu tƣ và nguồn lực tài chính, đặc biệt là từ các tổ chức quốc tế quan tâm đến các dự án xanh tại Việt Nam. Thứ ba, Hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam vẫn còn non trẻ, dẫn đến nhiều khó khăn cho các dự án xanh trong việc huy động nguồn tài chính, bao gồm cả việc huy động vốn và tiếp cận nguồn tín dụng ƣu đãi. Nguyên nhân chính đến từ việc hệ thống cơ sở pháp lý về tài chính xanh chƣa hoàn thiện, nhƣ trong trƣờng hợp của thị trƣờng trái phiếu xanh, và các công cụ huy động tài chính xanh mới vẫn chƣa đƣợc triển khai (ch ng hạn nhƣ thị trƣờng các-bon). 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY T NG TRƢỞNG XANH Ở VIỆT NAM Có thể nhận thấy rằng ngoài các thành tựu đã đạt đƣợc, Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn và trở ngại trên con đƣờng chuyển đổi từ mô hình tăng trƣởng kinh tế truyền thống sang mô hình tăng trƣởng xanh, nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững. Để thúc đẩy việc thực hiện Chiến lƣợc tăng trƣởng xanh, trong thời gian sắp tới, Việt Nam cần tập trung vào các giải pháp cơ bản sau đây: Thứ nhất, cần thực hiện việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu rộng. Hiện tại, Việt Nam vẫn đang tiêu thụ nhiều nguồn năng lƣợng và tài nguyên hơn để thúc đẩy phát triển kinh tế. Điều này có thể dẫn đến sản xuất kém hiệu quả và giảm tốc độ tăng trƣởng trong tƣơng lai gần. Với chủ trƣơng dịch chuyển từ quá trình chuyển đổi tăng trƣởng chủ yếu dựa trên nguồn lực sang giai đoạn tăng trƣởng chủ yếu dựa trên hiệu quả cần đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ. Việc tập trung vào mô hình tăng trƣởng theo chiều sâu là vô cùng quan trọng và cần phải đƣợc thúc đẩy nhanh chóng. Việc tăng cƣờng đầu tƣ vào các ngành sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, ít gây ô nhiễm môi trƣờng, và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên nhƣ: Quy hoạch năng lƣợng quốc gia theo hƣớng thu hẹp năng lƣợng hóa thạch, phát triển các ngành sản xuất năng lƣợng tái tạo, năng lƣợng - nhiên liệu sạch; Quy hoạch và chiến lƣợc 293
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG phát triển giao thông: Thu hẹp tỷ trọng vận tải bằng xe tải, ngành sản xuất phƣơng tiện vận tải chạy bằng động cơ đốt trong hoặc sử dụng các nhiên liệu từ năng lƣợng hóa thạch hay phát thải nhiều khí nhà kính, tăng tỷ trọng vận tải đƣờng sắt và đƣờng thủy, tỷ trọng vận chuyển công cộng, phát triển sản xuất phƣơng tiện vận tải chạy bằng điện và các nhiên liệu sạch.... Ngoài ra, Phát triển ngành dịch vụ, du lịch sinh thái, và công nghệ thông tin theo hƣớng xanh hoá cũng rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Thứ hai, cần điều chỉnh và hoàn thiện cơ cấu chính sách tài chính để thúc đẩy tăng trưởng xanh. Thiết lập một khung chính sách để phân bổ và quản lý ngân sách quốc gia nhằm hỗ trợ thực thi Chiến lƣợc tăng trƣởng xanh. Đồng thời, cần cải thiện khung chính sách tài chính để tạo ra cơ chế hỗ trợ chính thức cho các chƣơng trình, chiến lƣợc và các bên liên quan đến mục tiêu tăng trƣởng xanh, cần quy định rõ các tiêu chuẩn trong việc xác định trái phiếu xanh, dự án xanh, cũng nhƣ các nguyên tắc phát hành, quản lý, sử dụng nguồn vốn hình thành từ trái phiếu xanh để làm cơ sở cho quản lý nhà nƣớc, cũng nhƣ giám sát. Bên cạnh đó, cần sớm ban hành bộ chỉ số đánh giá các doanh nghiệp phát triển bền vững, làm rõ tiêu chí, ngƣỡng sàng lọc nhằm nhận diện dự án đáp ứng tiêu chí cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh, cũng nhƣ thu hút đầu tƣ cho trái phiếu xanh. Đặc biệt, việc hoàn thiện và sớm áp dụng các tiêu chí đo lƣờng tăng trƣởng xanh ở cấp quốc gia và cấp tỉnh là rất cần thiết hiện nay. Do đó, Chính phủ nghiên cứu khuyến khích thành lập ngân hàng đầu tƣ xanh để phục vụ mục đích đầu tƣ xanh, đồng thời tạo cú huých cho phát triển lĩnh vực tài chính xanh. Thứ ba, cần thực hiện nghiên cứu và ban hành các định mức, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật để thúc đẩy tăng trưởng xanh. Hoạt động này cần đƣợc triển khai ở nhiều cấp độ, bao gồm cấp ngành và cấp doanh nghiệp, kết hợp chặt chẽ với các chỉ số kỹ thuật trong quá trình sản xuất, nhằm khuyến khích sản xuất xanh. Đồng thời, cần xây dựng và ban hành các cơ chế khuyến khích và thúc đẩy nghiên cứu, sử dụng các công nghệ mới, giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm phát thải khí nhà kính và thân thiện với môi trƣờng. Môi trƣờng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của con ngƣời. Tình hình môi trƣờng hiện nay đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp xứng đáng. Đảng ta đã chỉ ra nhiều bất cập về ý thức chấp hành pháp luật về quản lý và bảo vệ môi trƣờng. Trách nhiệm của các cấp, ngành, cộng đồng và doanh nghiệp vẫn chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ, dẫn đến việc xảy ra các sự cố môi trƣờng nghiêm trọng. 5. KẾT LUẬN Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh đã thể hiện quan điểm của Đảng ta và kh ng định vai trò của tăng trƣởng xanh trong việc tạo ra sự phát triển bền vững cho đất nƣớc. Đồng thời, nó nhấn mạnh vai trò của mỗi cá nhân trong việc thúc đẩy lối sống có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội. Tăng trƣởng xanh đƣợc coi là một sự nghiệp của toàn bộ hệ thống chính trị, toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức liên quan, đƣợc thúc đẩy bằng tinh thần sáng tạo và khát vọng phát triển đất nƣớc. 294
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Các thành tựu đạt đƣợc trong Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh đã giúp Việt Nam thu hoạch và duy trì một số kết quả quan trọng trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, cùng với điều đó, dấu hiệu của sự khai thác và sử dụng năng lƣợng để thúc đẩy tăng trƣởng vẫn đang đóng một vai trò quan trọng, cùng với việc phát thải CO2 đang tăng mạnh, có thể gây ra những ảnh hƣởng tiêu cực kéo dài và làm hạn chế khả năng đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng xanh theo tầm nhìn đến năm 2050. Do đó, các giải pháp chính sách từ mức độ quốc gia đến cấp bậc cộng đồng cần phải đƣợc thực hiện và triển khai một cách cấp thiết, nhằm đảm bảo rằng mọi hoạt động kinh tế - xã hội, với mọi nhóm dân cƣ và đối tƣợng, đều hƣớng tới và duy trì những mục tiêu của tăng trƣởng xanh, từ đó thúc đẩy phát triển bền vững cho Việt Nam trong thời gian tới. 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Acosta, L. A., K. Hartman, R. J. Mamiit, N.M. Puyo, and O. Anastasia (2019). Summary Report: Green Growth Index Concept, Methods and Applications. Green Growth Performance Measurement (GGPM) Program, retrieved from https://greengrowthindex.gggi.org/wp-content/uploads/2019/10/Green-Growth-Index- Summary-Report.pdf [2] Acosta, L.A., (2020), Green Growth Index 2020 - Measuring performance in achieving SDG targets, GGGI Technical Report, DOI:10.13140/RG.2.2.26731.16163 [3] Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2023), Tăng trưởng xanh: cơ hội đột phá và hướng đi cho Việt Nam. [4] Bộ Tài Chính (2022), Nhìn lại 5 năm thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam: Thành tựu và những cơ hội xanh hóa nền kinh tế, truy cập từ https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai [5] MIT Technology Review (2021), The Green Future Index 2021, retrieved from https://mittrinsights.s3.amazonaws.com/GFI/Report2021.pdf [6] MIT Technology Review (2022), The Green Future Index 2022, retrieved from https://mittrinsights.s3.amazonaws.com/GFI22report.pdf [7] OECD (2011), Towards Green Growth, A Summary for Policy Makers; OECD Publishing: Paris, France [8] Thủ tƣớng Chính phủ (2012), phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 - 2020, định hướng 2050, Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 [9] Thủ tƣớng Chính phủ (2021), phê duyệt chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, định hướng 2050. Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 [10] UNEP (2011), Annual Report 2011: United Nations Environmental Programme, RIO+ 2012; UNEP Division of Communications and Public Information: Nairobi, Kenya [11] UNEP (2011), Towards A Green Economy: Pathways to Sustainable Development and Poverty Eradication - A Synthesis for Policy Makers; UNEP Division of Communications and Public Information: Nairobi, Kenya [12] World Bank (2012), Inclusive Green Growth: The Pathway to Sustainable Development; World Bank: Washington, DC, USA 295
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chính sách tài chính hỗ trợ tăng trưởng xanh ở Việt Nam và định hướng giải pháp
13 p | 124 | 12
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam: Từ chiến lược đến hành động
3 p | 73 | 8
-
Tái cấu trúc mô hình tăng trưởng gắn với phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam
6 p | 107 | 8
-
Mô hình tăng trưởng xanh - Khung phân tích và lựa chọn chính sách cho Việt Nam
10 p | 109 | 7
-
Chuyển đổi mô hình tăng trưởng và định hướng tăng trưởng xanh ở Việt Nam
5 p | 88 | 7
-
Tăng trưởng xanh tại Việt Nam - Góc nhìn từ tác động năng lượng và tăng trưởng kinh tế đến khí thải các bon bằng chứng toàn diện từ phương pháp ARDL
8 p | 77 | 7
-
Tăng trưởng xanh: Cơ hội, thách thức và định hướng thực hiện cho Việt Nam
15 p | 102 | 7
-
Chính sách quốc gia về tăng trưởng xanh ở Việt Nam
9 p | 104 | 6
-
Đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư
8 p | 17 | 5
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 p | 18 | 5
-
Những khó khăn trong việc thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam và giải pháp khắc phục
13 p | 66 | 5
-
Kinh nghiệm Quốc tế trong chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh và thực tiễn Việt Nam: Phần 1
174 p | 18 | 5
-
Tăng trưởng xanh trong mối quan hệ với phát triển bền vững ở Việt Nam
10 p | 25 | 4
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam: Những vấn đề đặt ra
2 p | 96 | 4
-
Cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
3 p | 90 | 4
-
Tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam
14 p | 30 | 3
-
Nguồn lực tài chính thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam
5 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn