Tạo ra lợi thế khác thường cho công việc kinh doanh của bạn.
lượt xem 11
download
Cách đây vài năm Blue Oceans và Red Oceans rộng lớn thực sự đã tạo ra một cơn địa chấn trong nhận thức và ngôn từ của chúng ta, khi hai chuyên gia tại INSEAD, W. Chan Kim và Renee Mauborgne, khẳng định rằng cạnh tranh có thể không tồn tại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tạo ra lợi thế khác thường cho công việc kinh doanh của bạn.
- Tạo ra lợi thế khác thường cho công việc kinh doanh của bạn. Cách đây vài năm Blue Oceans và Red Oceans rộng lớn thực sự đã tạo ra một cơn địa chấn trong nhận thức và ngôn từ của chúng ta, khi hai chuyên gia tại INSEAD, W. Chan Kim và Renee Mauborgne, khẳng định rằng cạnh tranh có thể không tồn tại. Cuốn sách của họ, Blue Ocean Strategy (Chiến lược Blue Ocean) đã mang thông tin này đến với tất cả các CEO và Giám đốc marketing trên toàn thế giới: Sau nhiều năm sống sót trong Red Oceans, vật lộn với nhiều đối thủ cạnh tranh nguy hiểm, cuối cùng một biện pháp mới đã ra đời. Trong Red Oceans, các nhà quản lý thực hiện các chiến lược cạnh tranh một cách rập khuôn: Họ trực tiếp tranh giành khách hàng với đối thủ. Cùng thực hiện những hành động giống nhau, đó là cung cấp những gì rẻ và tốt hơn cho khách hàng nhằm mang đến cho họ một sự cân bằng về giá cả, chất lượng và nhằm thuyết phục họ mở túi tiền để mua sản phẩm. Với cách này, những nhà quản lí này đã vắt kiệt công ty của họ và lợi nhuận cứ giảm dần. Bây giờ, sau nhiều nay nghiên cứu giải pháp Blue Ocean khẳng định rằng sự bình yên cho môi trường canh tranh và lợi nhuận có thể cùng được tìm thấy với Value Innovation (đổi mới giá trị), sự đổi mới tạo ra các mô hình kinh doanh và các sản phẩm mới, “một lãnh vực chưa được khai phá, xoay quanh việc giải quyết vấn đề thương hiệu và định giá sản phẩm”. Hãy lấy thí dụ về một công ty đã áp dụng chiến lược Blue Ocean: Công ty Casella Wines, một nhà máy sản xuất rượu của Úc, đã quyết định “đơn giản hóa” rượu vì lợi ích cho những khách hàng không rành về rượu. Công ty đã quyết định tạo nên những qui định uống rượu mới và sản xuất một loại rượu ngọt, có mùi trái cây để thích hợp với bất kì vị giác nào. Tên thương hiệu được chọn là Yellow Tail với nhãn chai dễ nhận biết, mục tiêu được chọn là hai loại rượu (Chardonnay và Red Shiraz), và giá cả thì phải chăng: $6.99/chai. Kết quả là nhãn hiệu này trở thành loại rượu nhập khẩu hàng đầu tại Mỹ mà không phải thực hiện chiến dịch quảng bá nào. Trong vòng hai năm, loại rượu này nổi lên như là một thương hiệu nổi tiếng trong lịch sử ngành công nghiệp rượu của Mỹ và Úc. Casella Wines thậm chí còn phát triển rất mạnh trên thị trường. Thật là ấn tượng. Cam kết “Blue Ocean” thống trị thế giới thương trường, nhưng cũng gây ra một làn sóng chỉ trích, lí do lời cam kết mạnh mẽ rằng chủ đề này không mang đến một sự mới lạ nào ngoài chỉ dẫn cũ kĩ của Ted Levitt, đã thay đổi nhận thức về sự đổi mới.
- Tôi lại nghĩ khác. Trước tiên, Kim và Mauborgne nói về sự khác biệt và đổi mới ở cấp độ chiến lược và mô hình kinh doanh, trong khi đó các hoạt động truyền thống cùng với sự khác biệt và đổi mới lại tập trung vào cấp độ sản phẩm và thương hiệu. Nhưng quan trọng hơn, những người nghĩ về Blue Ocean đã đi sâu vào một vấn đề chính, đó là bản chất của cạnh tranh trong kinh doanh. Đối với cạnh tranh trong thể thao, các đối thủ bắt buộc phải tuân thủ các luật lệ, trong khi vẫn phải cố gắng để dành được kết quả như mong muốn. Trong kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh cũng cố gắng để đạt được kết quả tốt hơn dưới cùng một dạng: Lấy tiền từ túi của người tiêu dùng. Nhưng chiến trường này không hạn chế người tham gia và các hành vi không công bằng. Sự khác biệt này là chính xác và đó cũng là khía cạnh mà Kim và Mauborgne gặp phải sai lầm gây tranh cãi, khi tuyên bố rằng cạnh tranh có thể không liên quan quan đến nền kinh tế. Thậm chí trong trường hợp của Yellow Tail, hiển nhiên là nó đã biến các khách hàng không thích uống rượu trở thành những người tiêu thụ nhiệt tình. Rõ ràng là khi khách hàng mua Yellow Tail, họ sẽ không mua các loại rượu khác khi Yellow Tail chưa xuất hiện. Viễn cảnh về việc tăng nhu cầu là không thể nào tồn tại. Đây chính là giới hạn của chiến lược Blue Ocean, bởi vì khi bạn luôn có doanh số cao hơn đối thủ (cho dù đó là đối thủ trực tiếp hay gian tiếp) và luôn có một mục tiêu là tăng doanh số, chiến lược Blue Ocean của bạn đã từng thành công nhưng không sớm thì muộn ai đó sẽ sao chép, thậm chí là cải tiến mô hình kinh doanh mà bạn đã từng thành công. Phải công nhận rằng các tác giả này đã quan tâm đến thực trạng này. Trong một buổi phỏng vấn trên trang web: www. businessinnovationinsider. com vào tháng 10/2005, gíao sư W. Chan Kim đã trả lời rất cởi mở: “Sau khi những người sao chép mô hình kinh doanh của bạn xuất hiện sẽ cạnh tranh cùng một lĩnh vực với bạn. Theo tôi, điều đó là hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên, sau nhiều năm, nó bắt buộc nhà kinh doanh phải tìm ra một chiến lược mới”. Nói theo cách khác, chiến lược Blue Ocean (BOS) sẽ bảo đảm cho bạn một giai đọan yên bình, nhưng có giới hạn. Liệu cam kết ngọt ngào này của BOS có giúp cho bạn đạt được thành quả tốt nhất hay không?. Bạn sẽ đoán được câu trả lời của tôi là không. Tôi sẽ giới thiệu với bạn Unfair Advantage (UA) Một UA là một tình huống mà trong đó bạn trở thành nhà độc quyền và được yêu thích bởi khách hàng của bạn, trong khi các đối thủ khách không thể bắt chước bạn. Ngoài thử thách trong việc tạo nên một sự đổi mới mang tính khác biệt, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Bạn có thể làm gì để tránh khỏi bị sao chép? Hình như qui tắc này rất đơn giản mà bạn không nghĩ tới: Khi sự cải tiến và khác biệt của bạn đang cải thiện lợi ích cho khách hàng, những giá trị được mong chờ từ sản phẩm của bạn cũng như lợi ích của chính bạn. Sau đó, không sớm thì muộn những sao chép, bắt chước sẽ xuất hiện và tăng lên, mặc cho bạn đã đổi mới như thế nào. Tại sao? Chính xác là bởi vì lợi là thứ mà khách hàng quan tâm. Ở một khía cạnh khác, khi sự đổi mới và khác biệt của bạn mang đến các lợi ích không liên quan đến sản phẩm của bạn (Off- Core Differentiation) thì cơ hội tránh được những việc sao chép nhiều hơn, thậm chí là sau nhiều năm thành công.
- Loại khác biệt này, khi nó tạo nên sự phấn khích cho khách hàng của bạn thì nó sẽ tạo ra lợi thế (UA). Tại sao bạn sẽ không bị sao chép? Bởi vì những gì bạn cung cấp bị các đối thủ của bạn xem là kì lạ, dư thừa hay quá đặc biệt, vì vậy khó mà có thể bắt chước. Đây là một bí quyết quan trọng. Đây là cái bẫy dành cho đối thủ của bạn. Có hai loại chính của Off- Core Differentiation: Tạo nên những lợi ích quan trọng và những đặc tính kỳ lạ. Trong nhiều trường hợp, cả hai dạng này có thể kết hợp Loại đầu tiên xảy ra khi bạn tạo nên một lợi ích quan trọng đối với khách hàng trong các loại sản phẩm khác, nhưng không liên quan đến sản phẩm của bạn. Ngân hàng Umpqua đã biến đổi các chi nhánh thành sự kết hợp đặc biệt, đó là kết hợp các cửa hàng bán hàng hóa được đóng gói và các câu lạc bộ nhằm cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm thích vị cũng như một khu giải trí xã hội để họ tham gia vào các hoạt động và gặp gỡ nhau. Ngày nay, Ngân hàng Umpqua là ngân hàng tư nhân lớn nhất tại Tây Bắc Thái Bình Dương và trong vòng 15 năm, nó đã phát triển từ 4 thành 120 chi nhánh, một tốc độ phát triển có một trong hai trong ngành ngân hàng. Và quan trọng là: Không ai có thể bắt chước họ. Lọai còn lại là một dạng đặc biệt, không có trong hạng mục này. Hãy lấy thương hiệu sôcôla Thụy Sỹ, Toblerone làm minh chứng. Thương hiệu này đã sản xuất những thanh sôcôla hình tam giác có đỉnh giống núi Alp từ năm 1908. Không ai bắt chước Toblerone. Chuỗi Body Shop đã phát triển thành 2000 cửa hàng tại 50 bang, trở thành chuỗi mỹ phẩm lớn thứ hai trên thế giới. Thương hiêu này tiên phong trong việc bảo vệ môi trường, giúp đỡ người khó khăn, nhân quyền và bảo vệ động vật trên toàn thế giới. Công ty này đã thay đổi chính sách mua bán, yêu cầu từ nhân viên và ngân quỹ cho hoạt động tiếp thị để phục vụ cho các mục đích này. Và một lần nữa, không ai bắt chước họ. Vì thế, bây giờ tôi sẽ thử thách bạn: Đừng ỷ lại vào chiến lược Blue Ocean, hãy thực hiện và tạo cho mình một lợi thế.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
7 cách kiếm tiền từ trang web
1 p | 322 | 119
-
Chương 1_ Tại sao thương hiệu là quan trọng
16 p | 182 | 68
-
PHẦN 1: CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH
16 p | 227 | 63
-
NỘI DUNG BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH TMĐT
17 p | 256 | 57
-
18 khái niệm web-marketing để tạo ra sự khác biệt (Phần 1)
7 p | 216 | 36
-
Lắng nghe khách hàng bằng mạng xã hội
5 p | 169 | 29
-
18 khái niệm web-marketing tạo ra sự khác biệt (Phần 1)
5 p | 130 | 23
-
18 khái niệm web-marketing tạo ra sự khác biệt (Phần cuối)
5 p | 182 | 19
-
Thiết kế Logo thương hiệu theo thuyết phong thủy
6 p | 103 | 18
-
11 lời khuyên để tạo ra sự hài hòa giữa email sử dụng cho thiết bị mobile và email sử dụng cho PCs.
6 p | 114 | 14
-
Tạo thương hiệu của bạn đúng nghĩa màu xanh
3 p | 76 | 12
-
Quản trị thương hiệu: Thu hẹp để mở rộng
5 p | 89 | 11
-
Triển lãm thương mại không có gian hàng
5 p | 123 | 11
-
Chiến lược mở rộng thương hiệu.Mở rộng thương hiệu là một chiến lược
4 p | 104 | 9
-
Không gian sống, linh hồn của thương hiệu
4 p | 110 | 9
-
Tạo cho thương hiệu của bạn sắc thái đúng nghĩa về màu xanh
8 p | 111 | 9
-
USP – Unique Selling Point: Lợi điểm bán hàng độc nhất
4 p | 139 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn